Xem mẫu

  1. CRIMEA – VÙNG ĐẤT GIỮA NHỮNG CUỘC CHIẾN SVTH: Phạm Thu Trang – 2N18 GVHD: ThS Đỗ Thị Hồng Nhung Crimea là một bán đảo có lịch sử và vị trí địa lý hết sức quan trọng đối với Liên bang Nga. Ngày 18/03/2019 nước Nga kỷ niệm một dấu mốc quan trọng – 5 năm thống nhất Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga. Ngày nay, Cộng hòa Crimea và thành phố Sevastopol là phần không thể tách rời trong không gian kinh tế - xã hội của Liên bang Nga. Đặc biệt, từ khi sự sáp nhập trở nên chính thức, không chỉ nước Nga đạt được nhiều lợi thế nhất định mà bản thân Crimea cũng phát triển theo hướng năng động, tích cực và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân sinh sống trên bán đảo. Trong bài báo khoa học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Crimea là vùng đất như thế nào và vị thế của nó đối với Liên bang Nga, đồng thời khai thác nguyên nhân vì sao bán đảo này đã trở thành điểm nóng trong nhiều năm gần đây đối với cả Nga và các nước phương Tây. I. Crimea và bề dày lịch sử gian nan 1. Giới thiệu chung Cho đến năm 2014, Crimea vẫn còn là một cái tên ít người biết đến. Cộng hòa Crimea luôn là một điểm giao thoa văn hóa và cũng là nơi ẩn chứa nhiều mâu thuẫn. Bán đảo có phong cảnh đẹp như tranh này là một vùng đất nhô ra từ phía nam phần lục địa. Crimea nằm tại bờ bắc biển Đen và bờ tây biển Azov, ngăn cách với Nga ở phía đông bằng eo biển hẹp Kerch [9]. Crimea nối liền với đất liền bởi eo đất Perekop. Phía bắc bán đảo giáp với Ukraine, còn mũi đông là bán đảo Kerch nằm đối diện với bán đảo Taman của Nga. Phần lớn bán đảo có khí hậu ôn đới lục địa và ít mưa, nhờ vậy mà dải bờ biển phía nam Crimea là nơi thu hút nhiều du khách đến tắm biển và sưởi nắng [1]. 2. Crimea – vùng đất không bình yên Từ thuở khai sinh lập địa, Crimea từng có hàng thế kỷ sống dưới chế độ thuộc địa và bị các đế chế cũng như bộ tộc du mục xâm chiếm. Và có thời kỳ, Crimea không phải là của ai, hầu như không có người ở. Bán đảo Crimea đã tồn tại từ những hơn một nghìn năm trước công nguyên và liên tục bị chiếm đóng trong lịch sử. Các sắc dân như Kimmeri, Hy Lạp, Scythia, Goth, Hung, Bulgar, Khazar, quốc gia Rus Kiev, Đế quốc Đông La Mã của người Hy Lạp, Kim Trướng hãn quốc của người Tatar và người Mông Cổ đều từng có thời gian kiểm soát Crimea. Vào thế kỷ XIII, Cộng hòa Venezia và Cộng hòa Genova kiểm soát một phần Crimea. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII, bán đảo này được kiểm soát hoàn toàn bởi Đế quốc Ottoman hùng mạnh. Cuối thế kỉ XVIII, Đế quốc Nga đã đánh bại Đế quốc Ottoman và năm 1783, Crimea lần đầu tiên được sáp nhập vào Nga và trở thành thực 116
  2. thể của Nga từ đó cho đến năm 1954. Đây có thể coi là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự kết hợp của Crimea và Nga mà sau này trở thành một mốc son quan trọng trong chính trị. Ngày 19/02/1954, Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ban hành sắc lệnh cắt tỉnh Crimea chuyển cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine. Việc chuyển giao này được miêu tả là một "món quà", nhằm "củng cố và tăng cường mối quan hệ vĩ đại" giữa hai dân tộc Nga và Ukraine nhân dịp kỉ niệm cột mốc 300 năm Ukraine trở thành một phần của Đế quốc Nga [2]. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, chính quyền Ukraine do muốn sớm hòa nhập vào không gian Châu Âu - Đại Tây Dương đã gạt bỏ "mối quan hệ vĩ đại" giữa hai dân tộc Nga - Ukraine khiến cho Crimea như rơi vào cửa từ, bởi hơn 75% dân số tại bán đảo này là người nói tiếng Nga [8]. 3. Crimea trên con đường trở về đất mẹ Nga Tình trạng pháp lý của Crimea thuộc Ukraine được Nga công nhận vào năm 1994, theo đó Nga cam kết sẽ duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên, những tiến triển sau đó ở Crimea đã khiến cho vấn đề về chủ quyền đất đai và mối quan hệ Nga - Ukraine càng trở nên căng thẳng, do 65,3% trong 2 triệu dân số của Crimea là người Nga. Cuộc đảo chính tại Ukraine diễn ra vào tháng 2/2014 dẫn đến đỉnh điểm là cuộc lật đổ Tổng thống Ukraine Viktor Fedorovych Yanukovych và sự sụp đổ của chính phủ Yanukovych. Và như vậy, đây cũng chính là nguyên do của cuộc khủng hoảng Crimea 2014. Vào đêm 22, rạng sáng ngày 23/02/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp với những người đứng đầu các cơ quan an ninh Nga đã ra lệnh: "Chúng ta phải bắt đầu việc thu hồi Crimea về cho nước Nga". Bốn ngày sau, những nhóm người có vũ trang đã chiếm các tòa nhà chính quyền và quốc hội của Crimea và cắm quốc kỳ Nga trên các tòa nhà này, thêm vào đó là hai sân bay của Crimea. Ngày 26/02, đã xuất hiện một cuộc biểu tình đông hàng ngàn người dân, khởi đầu "Mùa xuân Crimea" lịch sử. Ngày 02/03, một số căn cứ quân sự Ukraine đã bị vây hãm hoặc bị tấn công do kiến nghị của Tổng thống Nga Putin về việc đưa quân vào Ukraine hỗ trợ chính quyền mới được cho phép. Sau đó Ukraine tuyên bố cảnh báo chiến đấu và ra lệnh tổng động viên trên cả nước. Hành động của Nga đã vấp phải sự phản đối của các nước G7 (Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Canada, Pháp, Ý và Vương quốc Anh). Họ lên án hành động của Nga tại bán đảo Crimea, cho rằng Nga đã vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Ukraine [5]. Ngày 16/03, một cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra trên bán đảo Crimea với 96,77% dân số Crimea và hơn 83% cư dân Sevastopol bầu đồng ý thống nhất Crimea vào nước Nga. Điều này cho thấy người dân trên đảo vốn đã coi việc sáp nhập với Nga là một 117
  3. điều đúng đắn và đáng ủng hộ mạnh mẽ. Cuối cùng, vào ngày 18/03/2014, Tổng thống Nga Putin và Thủ lĩnh Cộng hòa Crimea Aksjonow ký hiệp ước nhận bán đảo Crimea là một phần của nước Nga. Trong thông điệp đặc biệt nhân sự kiện này, nhà lãnh đạo Nga khẳng định cuộc trưng cầu dân ý về việc hợp nhất với Nga là “hợp pháp, có tầm quan trọng lịch sử” [3]. Tuy thế giới vào thời điểm đó chưa công nhận đây là cuộc sáp nhập hợp pháp, nhưng thời gian đã khẳng định sự sáp nhập này là một điều tất yếu và hợp lý đối với bán đảo Crimea và nước Nga. Nói cách khác, Crimea đã trở về với đất mẹ Nga sau hàng thập kỉ xa cách. II. Crimea – mảnh đất trù phú và giàu lợi nhuận Kể từ khi ông Vladimir Putin lên làm Tổng thống vào năm 2000, nước Nga đã có những bước chuyển biến đáng kể trên mọi lĩnh vực. Vị thế của Nga ngày càng được củng cố lớn mạnh, trở thành đối trọng chính của Mỹ và phương Tây trong nhiều vấn đề hệ trọng. Vào năm 2014 khi Tổng thống Putin chính thức ký hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea, nước Nga lại càng đứng lên mạnh mẽ và tự tin với những lợi thế nhất định từ hòn đảo này. Việc Crimea liên tiếp bị chiếm đóng nhiều lần trong lịch sử là một bằng chứng rõ rệt cho thấy đây là vùng đất có một tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với riêng nước Nga. Kể từ khi Nga lấy lại được Crimea, bán đảo này đã cho thấy vai trò không hề nhỏ của mình đối với nước Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Khả năng tiếp cận biển của Nga vốn gặp khó khăn do bị hạn chế bởi vị trí địa lý. Chính vì vậy, việc sáp nhập với Crimea đóng vai trò to lớn đối với quân sự của đất nước này. Thành phố Sevastopol nằm trên bán đảo Crimea là một căn cứ có tầm quan trọng chiến lược đối với hạm đội hải quân Nga. Ngày nay, hạm đội Biển Đen và căn cứ Sevastopol là một sự bảo đảm cho an ninh biên giới phía nam của Nga, và là nơi để hoạch định cho những kế hoạch trên Biển Đen và xa hơn là ra Địa Trung Hải. Trên thực tế, Sevastopol chính là cảng tự nhiên tốt nhất tại Biển Đen, với một vịnh được che chắn, cảng nước sâu, và mặt nước không bao giờ đóng băng [11]. Ra đời vào năm 1783 và trong suốt lịch sử của mình, hạm đội Biển Đen của Nga luôn đóng quân tại thành phố này. Nhờ đó, Sa hoàng Nicholas I đã đánh bại đế chế Ottoman và sau này, hạm đội đã phong tỏa Biển Đen trong cuộc chiến với Gruzia, giúp Nga thực thi giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria. Nhờ nắm giữ vị trí chiến lược như vậy, Nga có thể kiểm soát bán đảo Balkan, Bắc Trung Đông và Caucasus, khống chế Địa Trung Hải. Bá tước Grigori Potemkin, "cha đẻ" của Hạm đội Biển Đen đã mệnh danh Sevastopol là thủ đô thứ ba của nước Nga. Mảnh đất này đã chứng kiến những thăng trầm lịch sử của nước Nga. Những địa danh Sevastopol, Balaklava, Yalta không chỉ gợi nhớ đến những trận chiến chấn động lịch sử châu Âu, mà còn ghi lại những quyết định làm thay đổi trật tự thế giới. Không chỉ được kế thừa về vị trí địa chiến lược của Crimea, mà Nga còn có khả 118
  4. năng được kế thừa một số lượng rất lớn các trang bị quân sự ở đó. Tại đây tập trung hầu như toàn bộ sức mạnh quân sự đặc biệt là hải quân của Ukraine. Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine chính thức tiếp quản Nitka năm 1991. Tuy nhiên, sau khi Crimea được sáp nhập, hiển nhiên là Nga sẽ tiếp tục sử dụng căn cứ này và tất cả trang thiết bị quân sự ở bán đảo Crimea đều thuộc về Nga. Từ đó, Nga cũng sáp nhập nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến từ Ukraine. Crimea là nơi đặt trụ sở của 13 cơ sở trực thuộc công ty công nghiệp quốc phòng Ukraine, nằm trong cơ cấu của Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nhà nước Ukraine. Các sản phẩm ngành đóng tàu của Crimea rất nổi tiếng và phong phú bao gồm: tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, tàu chở dầu, tàu vận tải… Bên cạnh đó, nơi đây cũng nắm giữ những bí quyết công nghệ mang tính chiến lược như động cơ tàu thủy, tàu đổ bộ đệm khí Zubr, tiêm kích hạm Su-33, cáp hãm đà,… Trong bối cảnh trang thiết bị của Hạm đội biển Đen đều đã cũ kỹ, tình hình khu vực Trung Đông và Đông Âu sau “Cách mạng màu” và “M a xuân Ả rập”, cùng với đó là việc triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ và sự mở rộng của EU, NATO gây ra nhiều bất lợi đối với Nga thì việc hiện đại hóa, tăng cường lực lượng Hạm đội Biển Đen là tối cần thiết. Giờ đây sự sáp nhập Crimea vào Nga sẽ giúp cho quá trình hiện đại hóa rất nhanh chóng được tiến hành [4]. III. Crimea trong bối cảnh sáp nhập với nước Nga Bất chấp lệnh cấm vận mà phương Tây áp đặt nhằm trừng phạt Nga, chính phủ Nga và chính quyền bán đảo vẫn tiếp tục tiến hành công việc có hệ thống theo kế hoạch để cải thiện chất lượng đời sống của cư dân, xây dựng cơ sở hạ tầng sống hiện đại. Từ khi đại diện Cộng hòa Crimea độc lập ký Hiệp ước gia nhập Liên bang Nga ngày 18/03/2014, hàng loạt cột mốc quan trọng đã được xác lập, đánh dấu sự hoà nhập nhanh chóng của bán đảo chiến lược này vào không gian nước Nga. Mỗi cột mốc được xác lập mang một ý nghĩa đặc biệt trong quá trình tái hợp giữa hai thực thể bị "lạc trôi" hơn 60 năm cùng với những thăng trầm của lịch sử nước Nga cũng như lịch sử thế giới thời hiện đại. Quá trình hội nhập bắt đầu vào ngày 24/03/2014, khi đồng rúp được lưu thông chính thức trên bán đảo. Ngày 29/03/2014, đồng hồ ở Crimea đã được điều chỉnh theo giờ Moskva. Ngày 31/03/2014, Thủ tướng Medvedev đã thông báo một loạt chương trình nhằm nhanh chóng tạo ra bộ mặt mới cho kinh tế và cơ sở hạ tầng của Crimea. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố, quy định công dân nước ngoài muốn nhập cảnh Crimea phải xin visa của Nga. Ngày 12/10/2017 hình ảnh Crimea và những di sản văn hoá cổ xưa tại bán đảo chiến lược này đã được chọn làm biểu tượng trên đồng tiền mệnh giá 200 rúp mới, được Ngân hàng Trung ương Nga phát hành và lưu thông trên thị trường tiền tệ. Ngày 18/03/2018, hơn 1,200 điểm bỏ phiếu tại Crimea đã mở cửa từ lúc 8 giờ sáng theo giờ Moskva để chào đón 1,5 triệu cử tri tại Crimea lần đầu tiên đi bầu Tổng thống Nga với tư cách là công dân của một nước Nga thống nhất 119
  5. [6]. Ngoài ra, vào tháng 4/2018, nhà ga mới của cảng hàng không chính của Crimea - sân bay "Simferopol" đã được khai trương. Đồng thời, trong những năm tới, việc xây dựng đường cao tốc liên bang Tavrida với chiều dài khoảng 250 km cũng sẽ được hoàn thành. Ngày 15/05/2018, nước Nga khánh thành cây cầu nối thành phố Kerch (thuộc Crimea) với vùng Krasnodar ở khu vực Bắc Caucasus, đánh dấu sự hoà nhập từ kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội đến địa chính trị, địa chiến lược của Crimea với Nga. Đây là một sự kiện trọng đại của nước Nga cùng sự góp mặt của Tổng thống Vladimir Putin. Với vốn đầu tư khoảng 228 tỷ rúp (3,69 tỷ USD), công trình này được xem là một dự án có tính biểu tượng lớn đối với nước Nga, bên cạnh đó nó còn giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào đường hàng hải khi di chuyển giữa miền nam nước Nga với Crimea. Đặc biệt, không chỉ được đánh giá là công trình độc đáo dưới góc độ cấu trúc kỹ thuật, cầu Crimea (19km) đã phá vỡ kỷ lục về chiều dài của cây cầu Vasco da Gama ở Bồ Đào Nha để trở thành cây cầu dài nhất châu Âu cho đến thời điểm này [7]. Kết luận Trong phát biểu của mình ở buổi ký kết sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga, Tổng thống Putin đã khẳng định Crimea “đã luôn là một phần không thể tách rời của Nga” [10]. Kể từ ngày hiệp ước sáp nhập chính thức được phê chuẩn, các nước phương Tây đã đồng loạt phản đối và áp dụng lệnh trừng phạt dành cho đất nước này. Và mặc dù chịu sự trừng phạt của phương Tây, nước Nga vẫn kiên cường với quyết định của mình và tận dụng tối đa lợi ích từ Crimea, khoét sâu nỗi đau phương Tây, đồng thời phát triển và hòa nhập vùng đất này một cách tích cực và hiệu quả. Những hình ảnh người dân Crimea cầm cờ Nga và hàng trăm nghìn người dân Nga hân hoan đổ ra đường chào đón Crimea quay trở lại đã đủ để thấy sự sáp nhập này tuy tạo ra nhiều thách thức và khó khăn mới, nhưng luôn có được sự ủng hộ của người Nga ở khắp nơi trên toàn đất nước. Và kể từ giờ phút đó, Crimea và nước Nga luôn cùng chung một niềm tin rằng: Crimea đã, đang và sẽ mãi mãi là của Nga. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bán đảo Krym. 2. Cộng hòa tự trị Krym. 3. Đức Vũ. Crimea và một năm hành trình về “đất mẹ. 120
  6. 4. Hà Dũng. 4 “lợi ích quân sự sát sườn” Nga có được khi sáp nhập Crimea. 5. Khủng hoảng Krym 2014. 6. Ngọc Việt. Crimea hòa nhập bầu tổng thống Nga, phương Tây càng uất nghẹn. 7. Ngọc Việt. Khánh thành cầu Kerch, Nga đặt dấu chấm hết vấn đề Crimea! 8. Ngọc Việt. Lịch sử Crimea về Nga năm 1783: Moscow nhắc nhở ai? 9. Ninh Công Khoát (tổng hợp). Bán đảo Crưm: Những thăng trầm lịch sử. 10. Thanh Tùng (tổng hợp). Phương Tây tức tối trước hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga. 11. Thanh Tùng (tổng hợp). Vì sao Crimea lại quan trọng với Nga? 121
nguon tai.lieu . vn