Xem mẫu

  1. 1 ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCM Khoa Xã hội học CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM VÀ GIA ĐÌNH ThS Nguyễn Ngọc Lâm biên tập Năm 2005
  2. 2 MỤC LỤC Dẫn nhập – Mục tiêu môn học Phần 1 : Khái niệm và sự hình thành công tác xã hội với trẻ em và gia đình 1. Khái niệm Công tác xã hội với trẻ em và gia đình 2. Sự hình thành công tác xã hội với trẻ em và gia đình Phần 2 : Bối cảnh công tác xã hội với trẻ em 1. Chính sách chăm sóc trẻ em, quyền trẻ em và đạo luật trẻ em 2. Chế độ gia trưởng và bảo vệ trẻ em của các nước phương Tây Phần 3 : Tiến trình phát triển tuổi thơ 1. Sự phát triển ở trẻ em là gì ? 2. Trẻ em ở giai đoạn tiền học đường 3. Trẻ ở tuổi đi học 4. Tuổi thanh thiếu niên Phần 4 : Trẻ em, gia đình và các nhu cầu đặc biệt 1. Nhận biết nhu cầu của trẻ 2. Các phương diện đa dạng của sự phát triển ở trẻ em Phần 5 : Công tác xã hội với gia đình 1. Làm việc với gia đình như là một nhóm nhỏ 2. Sự rối loạn trong vai trò làm cha mẹ 3. Vấn đề của gia đình 4. Chu kỳ sống của gia đình 5. Một số vấn đề của trẻ trong gia đình Phần 6 : Tiến trình công tác xã hội với trẻ em và gia đình 1. Tìm hiểu trẻ và gia đình của trẻ 2. Các bước tìm hiểu trẻ và gia đình của trẻ 3. Các nguyên tắc hành động trong công tác xã hội với trẻ em và gia đình Kết luận – Phụ lục
  3. 3 DẪN NHẬP MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC Công tác xã hội với trẻ em và gia đình là một bộ phận trong ngành công tác xã hội chuyên nghiệp. Nó được hình thành trong bối cảnh mạng lưới phát triển của hệ thống an sinh xã hội nói chung và an sinh nhi đồng và gia đình nói riêng. Môn học này sẽ cung ứng một số hướng dẫn về lý thuyết và thực hành để nhân viên xã hội có được ý nghĩa rõ ràng về : • Nhân viên xã hội cần biết gì trước khi làm việc với trẻ em. • Nhân viên xã hội cần biết gì trước khi làm việc với đứa trẻ đặc biệt trong những hoàn cảnh đặc biệt này. • Nhân viên xã hội và trẻ có thể cùng làm gì với nhau. • Làm thế nào để trở thành người làm việc tốt hơn với trẻ. • Quan điểm lịch sử về mối quan hệ giữa trẻ em, gia đình và quốc gia. Sự phân tích về bản chất của dịch vụ an sinh của đứa trẻ mô tả phong trào từ sự cứu vớt đứa trẻ cho đến quyền trẻ em và những bình luận về lịch sử thực hành công tác xã hội chăm sóc trẻ em trong công tác với trẻ em. • Những nguyên tắc, kỹ năng cơ bản và kỹ thuật làm việc với trẻ em có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều tình huống công tác xã hội. • Vai trò của công tác xã hội với trẻ em có nhu cầu và trẻ em cần được bảo vệ. Công tác với trẻ em là một phần của mạng lưới phức tạp về hoạt động công tác xã hội liên quan tới mạng lưới của nhân viên chuyên nghiệp và các gia đình có con. • Đối với những trẻ em không còn sống với gia đình và được chính quyền địa phương chăm sóc tại trung tâm nuôi dưỡng hay nhà nuôi hộ, nhu cầu đối với
  4. 4 đứa trẻ hiểu về sự mất mát của trẻ và tham gia vào các kế hoạch tương lai sẽ có tác động quan trọng đối với trọng tâm công tác. • Phương pháp và kỹ năng liên quan để làm việc với trẻ em được chăm sóc.
  5. 5 PHẦN MỘT♣ Khái niệm và sự hình thành Công tác xã hội với trẻ em và gia đình 1. Khái niệm “Công tác xã hội với trẻ em và gia đình” Công tác xã hội với trẻ em và gia đình là một phần trong các lãnh vực chuyên biệt của ngành công tác xã hội với mục tiêu đem lại sự hỗ trợ cho trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn, giúp bảo vệ trẻ em và gia đình và góp phần vào nền an sinh cho trẻ em và gia đình. Công việc của Công tác xã hội là huy động các nguồn lực giúp đỡ gia đình thực hiện vai trò trong khả năng giới hạn của họ. Theo Beatrice Pompy, nhân viên xã hội có trách nhiệm xác định những rối loạn của trẻ, của cha mẹ, đánh giá cho được khả năng và hạn chế của họ và qua đó, nhân viên xã hội phải làm việc bằng các giác quan, trực giác, bằng quan sát cá nhân, với sự hiểu biết và kinh nghiệm trong quá trình nghề nghiệp, về nhận thức vấn đề. Nhân viên xã hội khi can thiệp giúp đỡ trẻ em và gia đình trẻ có vấn đề thường mang theo những quá khứ thời thơ ấu xa xưa của mình , tình cảm, cảm xúc riêng tư của mình bên cạnh những kỹ năng chuyên nghiệp. Vì thế mà công tác xã hội với nói chung và công tác xã hội với trẻ em và gia đình nói riêng là một công tác vô cùng khó khăn, một công tác đòi hỏi phải luôn được đào tạo mỗi khi tiếp xúc với đối tượng. 1. Công tác xã hội với trẻ em Công tác xã hội với trẻ em bao gồm những nội dung như sau : ♣ D ựa theo”Social Work with children c ủa Marian Brandon, Gillian Schofield v à Liz Trinder, Mac. Press LTD, 1998
  6. 6 - Các chức năng của công tác xã hội và các nhu cầu đặc biệt của trẻ em : trị liệu, hỗ trợ, phục hồi, bảo vệ liên quan đến trẻ em có nhu cầu đặc biệt. - Các lãnh vực thực thi công tác xã hội với trẻ : cộng đồng, trường học, bệnh viện, các cơ sở xã hội. - Các vai trò của nhân viên xã hội trong công tác xã hội với trẻ em 2. Công tác xã hội với gia đình Công tác xã hội với trẻ em được thực thi trong bối cảnh gia đình, môi trường sống toàn diện của trẻ, do đó công tác xã hội với gia đình gắn bó chặt chẻ với các vấn đề của trẻ em: - Thực hành công tác xã hội lấy gia đình làm trọng tâm : con người trong bối cảnh toàn diện ( môi trường sống ). - Công tác xã hội trước các vấn đề của gia đình : Gia đình đơn thân, gia đình bạo lực, gia đình tội phạm, gia đình lạm dụng trẻ em.. - Các vai trò của nhân viên xã hội trong các dịch vụ gia đình. - An sinh nhi đồng và gia đình. 2. SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM VÀ GIA ĐÌNH Làm việc với trẻ em có thể là một thách thức lớn nhất nhưng cũng là phần thưởng xứng đáng nhất của vai trò nhân viên xã hội trong lĩnh vực an sinh nhi đồng. Làm việc với trẻ em bao gồm mối quan hệ trực diện khi nhân viên xã hội ở bên cạnh trẻ, lắng nghe trẻ bày tỏ ý kiến và cảm xúc, tìm cách trao đổi phù hợp và tôn trọng trẻ, và lôi kéo trẻ tham gia đầy đủ vào những quyết định cần thiết có ảnh hưởng đến trẻ. Làm việc với trẻ em cần đến khả năng lắng nghe mà không bị tràn ngập bởi cảm xúc và tạo mối quan hệ với trẻ em dễ bị tổn thương lẫn thù hằn hoặc là đa nghi. Nó có thể liên quan tới việc quan sát một trẻ bé có những quan tâm về ai, dùng những vật liệu vui chơi với một trẻ khuyết tật ở tuổi tiền học đường, làm tác phẩm truyện kể về cuộc đời cùng với trẻ được chăm sóc ở gia đình nuôi tạm hay tham vấn cho một trẻ gái trẻ có thai. Những công việc như thế chắc chắn rất là đòi hỏi tài nguyên chuyên nghiệp lẫn cá nhân của người nhân viên xã hội. Nó cũng đòi hỏi kiến thức,
  7. 7 kỹ năng, và một bối cảnh cơ quan ủng hộ nó. Mặc dầu có nhiều cách mà trong đó nhân viên xã hội làm việc vì trẻ em hay nhân danh trẻ em một cách phù hợp nhưng những cách này sẽ không là trọng tâm chính của quyển sách này. Thay vào đó nhân viên xã hội cần tập trung vào tiềm năng rộng lớn hơn để làm việc với trẻ. Điểm khởi đầu phải là cái nguyên tắc như nữ thẩm phán Elizabeth Butler-Sloss đã nói là trẻ em phải được đối xử như là “con người” chứ không phải như là “đối tượng của sự quan tâm”. (HMSO, 1988) 1 Sự cam kết chuyên nghiệp đối với công tác trực tiếp với trẻ em được củng cố bằng cả Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em và Đạo luật về Trẻ em năm 1989. Trẻ em không những có quyền được bảo vệ về an sinh mà còn có quyền có ý kiến và kể cả có ước mơ và cảm xúc. Quyền an sinh và quyền có tiếng nói cũng không thể đạt được do trẻ em nếu không có sự dấn thân và cam kết của người lớn. Đối với trẻ em cần sự bảo vệ được chuyển tới sở dịch vụ xã hội thì chính người nhân viên xã hội phải có trách nhiệm để đảm bảo rằng cả sự an sinh của trẻ phải được bảo vệ và tiếng nói của trẻ phải được lắng nghe. Nhân viên xã hội sẽ biện luận rằng hai điều này không thể tách rời nhau. Tuy nhiên, nhiều nhiệm vụ quan trọng đang cạnh tranh để dành tài nguyên giới hạn đó - thời gian của nhân viên xã hội - và công tác xã hội với trẻ em rất dễ bị bỏ quên hoặc là có thứ tự ưu tiên thấp. Như vậy điều cần thiết là có sự quan tâm tỉ mỉ đến những cách định nghĩa và bảo vệ các nguyên tắc và thực hành công tác với trẻ em. Nếu nhân viên xã hội bắt đầu từ khởi điểm thì một số tranh luận chủ yếu để ủng hộ công tác với trẻ em đáng được trình bày : • Cũng giống như người lớn, trẻ em có quyền và nhu cầu có quan điểm và cảm xúc được người lớn lắng nghe và đối xử với sự tôn trọng. Trẻ cần được trò chuyện với người lớn mà các trẻ tin tưởng. 1 HMSO (1988) Báo cáo về cuộc điều tra về nạn ngược đãi trẻ em ở Cleveland, Com 412, (Luân Đôn : HMSO)
  8. 8 • Chính trẻ em nói rằng chúng muốn có cơ hội để có tiếng nói. • Nếu trẻ em có thể trao đổi với nhân viên xã hội thì nhân viên xã hội sẽ trở nên hiểu biết hơn về kinh nghiệm và cái nhìn của trẻ về thế giới của trẻ. Đây là một khởi điểm cho bất kỳ sự đánh giá hay can thiệp nào trong đời sống của một đứa trẻ. • Trẻ em đã trải qua sự chia lìa và mất mát, ngược đãi hay thiếu chăm sóc, hay không được lớn lên trong gia đình riêng của mình có thể cần sự giúp đỡ thêm của nhân viên xã hội để hiểu được cái gì đã xảy ra với chúng. Hầu hết trẻ em này cũng sẽ cần được hỗ trợ tình cảm để quen với những kinh nghiệm như thế. • Trẻ em có khó khăn trầm trọng trong cuộc sống, thí dụ như dính líu tới phạm pháp hay dùng thuốc sai lầm cần biết rằng có người sẵn sàng để gặp trẻ trò chuyện và lắng nghe. • Trẻ em cần phát triển lòng tự trọng và sự hiểu biết về phẩm chất. Trẻ em cần phải biết rằng quan điểm của chúng phải được biết đến khi lấy quyết định. • Trong một thế giới phức tạp, một số trẻ em cần đến những người lớn nhiệt tình và có kỹ năng để biện hộ cho các trẻ. Không phải tất cả công việc này có thể hoặc phải được nhân viên xã hội thực hiện trong mọi trường hợp. Một số trẻ sẽ đến với nhân viên chăm sóc nuôi hộ; số khác có thể cần đến sự giúp đỡ chuyên môn của những nhân viên chuyên nghiệp khác như nhà trị liệu tâm lý hay nhà tâm lý học. Tuy nhiên, tất cả trẻ em đều sẽ cần tới nhân viên xã hội, người có thể trao đổi một cách có hiệu quả với các trẻ và xây dựng được mối quan hệ tốt với các trẻ. Không có kỹ năng cơ bản này, nhân viên công tác xã hội sẽ không thể đáp ứng được trách nhiệm của mình đối với trẻ.
  9. 9 Làm việc với trẻ em có vẻ như là một ưu tiên đương nhiên đối với nhân viên xã hội chăm sóc trẻ, tuy vậy nó lại là lĩnh vực gây tranh luận và hơi khó định nghĩa. Đặc biệt, có những lo lắng khi trò chuyện với trẻ em để hiểu cảm xúc của trẻ hay khi dùng những kỹ thuật vui chơi với trẻ em và trị liệu đối với nhân viên xã hội đứng trước những khó khăn liên quan đến thế giới thường ngày của đứa trẻ, trường học, vấn đề nhà ở, sắp xếp các buổi tiếp xúc. Để đáp ứng với sự lưỡng nan như thế, Clare Winnicott đã đưa ra định nghĩa về vai trò đặc biệt và rõ ràng về công tác xã hội với trẻ em như sau : Nhân viên xã hội khởi sự như một người thực sự có quan tâm tới những con người và biến cố bên ngoài trong đời sống của trẻ. Trong tiến trình làm việc với trẻ, nhân viên xã hội cố gắng lấp khoảng trống giữa thế giới bên ngoài và cảm xúc của đứa trẻ về thế giới xung quanh và để làm như thế nhân viên xã hội cũng đi vào thế giới bên trong của đứa trẻ. Là một người có thể di chuyển từ thế giới này đến thế giới khác, nhân viên xã hội có thể có một giá trị đặc biệt hoàn toàn của riêng mình đối với đứa trẻ và một mối quan hệ đặc biệt. (Winnicott 1964 : 45). Nhân viên xã hội có thể điều hành có hiệu quả cái thế giới bên ngoài của đứa trẻ, có thể nói chuyện với cha mẹ và thầy cô giáo, có thể lo lắng về nhà ở tồi tàn, có thể đến thăm bệnh viện hay nhà của trẻ em, có mặt ở trạm cảnh sát nếu cần. Nhân viên xã hội cần phải có hiểu biết thật tốt về những hệ thống như thế. Tuy nhiên, cùng lúc nhân viên xã hội cần phải suy nghĩ về và suy nghĩ với đứa trẻ, cố gắng để nhìn thế giới này qua cặp mắt của đứa trẻ và khám phá không thế giới bên ngoài ảnh hưởng đến đứa trẻ theo khách quan mà cả thế giới đó được trải qua theo chủ quan. Chính tiến trình này cần đến toàn bộ kỹ năng phụ thêm. Nó đòi hỏi nhân viên xã hội ăn khớp với đứa trẻ, bằng những cách phù hợp với tuổi tác, sự hiểu biết và hoàn cảnh của đứa trẻ. Nó cần người nhân viên xã hội có sự hiểu biết đúng đắn về trẻ em phát triển ra sao và trẻ em nhìn thế giới như thế nào, những gì mà trẻ em cần từ môi trường của chúng và cách thức chúng phản ứng nếu những nhu cầu đó không được đáp ứng.
  10. 10 Những gì nhân viên xã hội biết được từ hai thế giới khác nhau này, thế giới bên trong và bên ngoài, giúp nhân viên xã hội nối kết lại và tạo điều kiện cho họ làm việc với đứa trẻ để làm rõ những trải nghiệm của trẻ và bắt đầu trả lời một số những câu hỏi phức tạp nhất. Đứa trẻ nhận ra điều gì đảo lộn nhất về sự ly dị của cha / mẹ. Cái gì có thể là lý do đối với việc hành vi ăn cắp của đứa trẻ hay cha mẹ từ bỏ đứa trẻ. Một khi đã làm được sự nối kết này thì lúc đó nhân viên xã hội và đứa trẻ có thể hướng đến việc làm rõ điều gì là có ích nhất trong cả hai thế giới. Những gì đứa trẻ cần làm về mặt tình cảm để quen dần với sự ly hôn và nỗi buồn vì mất mát, sự chuẩn bị thực tế gì để tiếp xúc tạo thuận lợi cho tiến trình này. Phần lớn, công tác xã hội với trẻ em diễn ra trong bối cảnh toàn bộ môi trường đứa trẻ - gia đình, nhóm bạn chơi, trường học, góc phố. Nó cũng diễn ra trong giới hạn thủ tục của cơ quan công tác xã hội và ranh giới chuyên môn của vai trò công tác xã hội. Từ quan điểm của trẻ em, sự kiện mà nhân viên xã hội biết và hiểu về thế giới của chúng và làm việc trong thế giới đó. Nhân viên xã hội không những có thể giúp trẻ nối kết quá khứ và hiện tại và hiểu được nguyên do mà chính mình là sự nối kết giữa các thế giới khác nhau. Qua tiến trình này, đứa trẻ là một người tham gia tích cực. Chính trách nhiệm của nhân viên xã hội là làm tăng tối đa khả năng của đứa trẻ để nói lên mong ước và cảm xúc của chính trẻ không chỉ về những quyết định chính yếu như đã được giải thích trong đạo luật trẻ em 1989 mà còn trong các lĩnh vực công tác ảnh hưởng đến đứa trẻ. Nói chuyện với đứa trẻ, lắng nghe trẻ và để ý đến cảm xúc của trẻ cùng với ý kiến và các nguồn thông tin khác trong một trường hợp là một tiến trình phức tạp cần có sự cam kết dấn thân xử lý một cách tinh tế và có hiệu quả từ phía nhân viên xã hội.
  11. 11 PHẦN II♣ BỐI CẢNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM 1. CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM, QUYỀN TRẺ EM VÀ ĐẠO LUẬT TRẺ EM Khởi đầu từ thế kỷ 19 và được tăng cường vào thế kỷ 20, quyền trẻ em được bảo vệ ngày càng được làm sáng tỏ, mang tính cưỡng chế. Trong những năm qua, quan điểm bảo vệ này đã được bổ sung bằng sự thúc đẩy quyền trẻ em để trẻ tham gia vào những quyết định ảnh hưởng đến đời sống của trẻ. Trong câu nói nổi tiếng đương thời của nữ thẩm phán Butler Sloss, có một sự chuyển hướng trong việc đối xử với trẻ như “một con người chứ không phải là đối tượng của sự quan tâm”. Mục đích của chương này là đặt thực hành công tác xã hội hiện tại trong bối cảnh luật pháp và lịch sử. Chương này có 2 phần: 1. Tìm hiểu sự phát triển của chính sách đối với trẻ em và quyền trẻ em trên 2 thế kỷ qua, xem xét công tác xã hội với trẻ em trong bối cảnh của khuynh hướng chính sách rộng lớn hơn. 2. Những hiểu biết đương đại về quyền trẻ em làm nền tảng cho công tác xã hội với trẻ em. 1.1. Trẻ em và quyền trẻ em : ♣ D ựa theo”Social Work with children” c ủa Marian Brandon, Gillian Schofield v à Liz Trinder, Mac. Press LTD, 1998
  12. 12 Trẻ em có nghĩa là gì, tuổi thơ là gì, đều được hình thành do xã hội, và mỗi xã hội hình thành những ý nghĩa này một cách khác nhau. Mặc dù các sự kiện sinh học cơ bản của đời người có thay đổi chút ít theo thời gian nhưng không có gì cố định trong cách mà xã hội ứng phó với những khác biệt về sinh học này. Theo James và Prout (1990) : Sự non nớt của trẻ em là một sự kiện sinh học của đời người nhưng những cách hiểu biết sự non nớt này và làm cho nó quan trọng lại là một sự kiện văn hóa. Sự giải thích của Disneyland Western của người da trắng về tuổi thơ an toàn khác với thực trạng của từng quốc gia . Mọi xã hội đều có những tư tưởng và luật lệ khác nhau về thời gian của tuổi thơ. Các xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tham gia vào việc lấy các quyết định về chúng đều khác nhau. Có một số xã hội không bao giờ bằng lòng cho trẻ tham gia. Vì thế sự hiểu biết về sự hình thành tuổi thơ cũng khác nhau, tạo ra những mong đợi và diễn dịch khác nhau về hành vi của trẻ em. Trong quá khứ, các nhà sử học về tuổi thơ đã tranh luận mạnh mẽ về ý nghĩa của tuổi thơ. Nhà sử học pháp Philippe Aries khởi xướng cuộc tranh luận trong những năm 1960 bằng cách tuyên bố rằng tình trạng tách biệt của tuổi thơ không thực sự tồn tại trước thế kỷ 17, mà trẻ em được đối xử như người lớn thu nhỏ. Trên thực tế, có thể có nhiều dạng tuổi thơ, với những khác biệt ở ý nghĩa thế nào là trẻ em giữa các tầng lớp và khu vực. Các thái độ mâu thuẫn đối với trẻ em vẫn còn phổ biến, trẻ em lần lượt được xem như những thiên thần nhỏ ngây thơ và những quỷ nhỏ từ bản chất có thể làm những điều tệ hại nhất cho đến khi được người lớn xã hội hóa đầy đủ. Việc thay đổi ý nghĩa của tuổi thơ, đôi khi mâu thuẫn, rõ ràng trong tài liệu xã hội học và lịch sử được phản ảnh trong sự phát triển chính sách chăm sóc trẻ em, vừa phản ảnh vừa đưa ra những giải thích khác nhau về tuổi thơ. Sự hiểu biết về quyền trẻ em có liên quan chặt chẽ tới các khuynh hướng tri thức và chính trị rộng lớn hơn. Thí dụ như một trong những chủ đề quan trọng nhất của thời đại là tăng quyền lực,
  13. 13 và điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự diễn dịch đương đại về quyền trẻ em như quyền tham gia. Trong phần sau đây nhân viên xã hội sẽ xem xét hai yếu tố này - bối cảnh chính trị xã hội và những tư tưởng khác nhau về trẻ em và tuổi thơ - đã tạo ra những hiểu biết khác nhau về quyền trẻ em trong luật pháp và thực tế. 1.2. Quan điểm ban đầu: Trẻ lao động tự do và cứu trợ trẻ em Ở thế kỷ 19, một khái niệm phổ biến và giống nhau hơn về tuổi thơ đã hình thành. Lúc đó, số trẻ em đã đóng góp vào lợi tức gia đình thông qua việc trả lương và không trả lương. Trái lại, tuổi thơ “lý tưởng” đã hình thành từ từ trên nền tảng trên “lý tưởng trong khuôn khổ” của gia đình trung lưu đầu thế kỷ thứ 19 (Hendrick 1990). Lý tưởng này là thời tuổi thơ mà trẻ em được xem như khác với người lớn về tính chất và bản chất vì nếu không trẻ em có thể dễ dàng trở nên hung bạo, và nguy hiểm nếu như chúng được phép trở thành như người lớn và bước vào thế giới của người lớn. Khi thế kỷ thứ 19 đã phát triển, một loạt các biện pháp bảo vệ trẻ em được đưa ra để trả lại cho trẻ em sự phụ thuộc và đưa chúng ra khỏi thế giới công việc của người lớn sang thế giới trường học và gia đình của đứa trẻ. Luật pháp kiểm soát lao động trẻ em và việc giới thiệu giáo dục phổ cập ở thế kỷ thứ 19 đã nhận ra nhu cầu cần được bảo vệ của trẻ và hiểu rằng trẻ em có quyền đó. Học tập làm cho mối liên kết giữa tuổi thơ và lao động yếu đi. Vì trường học dần dần chiếm chỗ của lao động và học tập chính quy trở thành bắt buộc (khoảng 1900 khắp Châu Âu), thái độ về vị trí và vai trò của trẻ em cũng thay đổi. Tuổi thơ có thể kéo dài lâu hơn và trẻ em có thể trở nên phụ thuộc hơn. Lần đầu tiên đối với các bậc cha mẹ là có thể không xem trẻ là người đóng góp cho gia đình và tài sản kinh tế. Lúc bấy giờ hàng hóa được mong đợi là sẽ từ cha mẹ đến con cái thay vì từ con cái đến cha mẹ.
  14. 14 Khi các tổ chức công tác xã hội / an sinh nhi đồng đang phát triển thì mối quan tâm nổi bật là “cứu vớt” trẻ em để trẻ em có thể hưởng được tuổi thơ. Tất cả các hội thiện nguyện, như TS. Barnardos đã dành hết thời gian cho việc cứu trẻ em ra khỏi môi trường xấu, ảnh hưởng xấu của người lớn và cha mẹ không tốt và cung ứng cho chúng một sự khởi đầu thuận lợi nơi mà chúng đáng được gọi là trẻ em (Cleaver và Fretrean 1995 ; Colton và các đồng tác giả 1995). Mục đích của việc cứu giúp trẻ em là tái xã hội hóa trẻ em trong tầng lớp lao động ra khỏi tình trạng suy đồi về mặt đạo đức. Mặc dù thế kỷ 19 đã chứng kiến một sự chuyển biến quan trọng trong tư tưởng về trẻ em và tuổi thơ nhưng mức độ thúc đẩy chuyển biến còn hạn chế. Về chính sách chăm sóc trẻ, thế kỷ thứ 19 được mô tả là tốt nhất bằng cái mà Lorraine Fox Harding (1991) gọi là “quan điểm gia trưởng và tự do”, dựa vào sự bảo đảm tính riêng tư của gia đình và sự can thiệp tối thiểu của nhà nước vào gia đình. Từ quan điểm này đã có một chỗ nhỏ cho chính sách an sinh : tất cả trách nhiệm trao cho gia đình. Cleaver và Fretrean (1995) tranh luận rằng sự can thiệp phần lớn thu hẹp trong những tình huống bên ngoài gia đình. Vai trò của nhà nước trong chăm sóc trẻ bị chi phối bởi Luật người nghèo đã minh họa cho giá trị tự do của sự can thiệp tối thiểu, điều này nhằm giảm chi phí và cũng nhằm gìn giữ sự thiêng liêng của đời sống gia đình. Khi sự can thiệp xảy ra là nó nhằm cứu giúp trẻ em khỏi sự khốn đốn và nghèo khó tuyệt đối (Cleaver và Fretrean 1995). Mãi cho đến năm 1889, Hội quốc gia phòng ngừa bạo lực đối với trẻ em được thành lập thì gia đình và những điều vụn vặt riêng tư thuộc về mối quan hệ gia đình có thể là mục tiêu của sự xem xét phần nào. Trong gia đình, các quyết định của nội bộ gia đình về nuôi nấng trẻ v.v... là trách nhiệm của những thành viên có quyền lực nhất trong gia đình, đó là cha mẹ, nhất là người cha. Thật ra, mãi cho tới 1886 lần đầu tiên luật pháp Anh đặt sự an sinh của đứa trẻ lên hàng đầu, trước sự thực hiện và mong ước của cha mẹ (Hoggest 1993). Cho đến cuối thế kỷ 19, đời sống đối với đa số trẻ em rất khác với trẻ em trước đó. Sự phát triển chính trị và khoa học, y khoa đã đảm bảo cuộc sống đối với phần lớn trẻ em chứ không chỉ đấu tranh cho sự sống còn. Năm 1901 số trẻ em chết
  15. 15 là 161 trên 1000 đứa trẻ sinh ra và giữa 1928 và 1931 thì hạ xuống còn 66 trên 1000 trẻ sinh ra (Hardymart 1983). 2. CHẾ ĐỘ GIA TRƯỞNG CỦA NHÀ NƯỚC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CỦA PHƯƠNG TÂY Khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở phương Tây đã có một thay đổi lớn, dù không hoàn toàn, từ các cách tiếp cận tự do đến an sinh nhi đồng với một khái niệm mới về tuổi thơ kèm theo. Về chính sách chăm sóc trẻ, Fox Harding (1991) gọi là “chế độ gia trưởng của quốc gia và bảo vệ trẻ em” đã đặt cơ sở trên sự can thiệp rộng lớn của nhà nước vào gia đình nhằm bảo vệ trẻ em khỏi sự thiếu chăm sóc của cha mẹ (như các nhà chuyên nghiệp đã giải thích). Xây dựng trên sự phát triển của thế kỷ 19, tuổi thơ được xem như một giai đoạn riêng biệt và dễ bị tổn thương trong đời sống, cần đến sự bảo vệ và quyết định của người lớn. Một quan điểm chung về trẻ em là trẻ có khả năng hạn chế về tự quyết và lấy quyết định. Sự khác biệt chủ yếu trong thế kỷ 20 là sự tham gia của các nhân viên xã hội và những nhà chuyên môn khác, ngày càng ở bên cạnh các bậc cha mẹ như những người quyết định và bảo vệ của trẻ em, vì nhà nước và các chuyên gia chăm sóc trẻ em ngày càng đòi quyền chỉnh đốn gia đình. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học xã hội và y khoa đã cung ứng kiến thức an sinh nhi đồng để làm nền tảng cho công tác này. Các nhà xã hội học, nhất là những người từ ngành tâm lý trẻ em đang nổi lên, càng ngày càng tỏ ra quan trọng trong việc giải thích những hạn chế của đời sống gia đình “bình thường” và tuổi thơ “bình thường”. Bất chấp nhiều sự bất đồng ý kiến, tác phẩm của Burt, Isaacs, Klein, Winnicott và Bowlby rất có ý nghĩa vì lần đầu tiên làm nổi bật sự quan trọng của đời sống tâm lý của đứa trẻ và vai trò của gia đình và cha mẹ (Hendrick 1990). Đạo luật trẻ em 1948 đã quy định bổn phận của chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy những lợi ích tốt nhất cho trẻ em và cung ứng những “cơ hội để phát triển nhân cách và khả năng của trẻ”. Công tác của Sở trẻ em đã được thành lập, chuyển đổi từ dịch vụ cứu vớt, chửa trị của thế kỷ 19 sang sự cổ vũ gần như vô hạn
  16. 16 về việc thúc đẩy sự an sinh của trẻ em bằng cách làm việc với gia đình như một tổng thể (Colton và các đồng tác giả 1995 : 7). Khái niệm “phòng ngừa“ đã được hình thành trong thập niên 1950 đã được đẩy mạnh qua công tác xã hội cá nhân, đã chứng tỏ rằng hầu hết các Sở Trẻ em đang cố gắng ngăn cản việc nhận trẻ em vào nhà chăm sóc đặc biệt (Packman 1993). Đạo luật Thiếu niên và trẻ em 1963 giao cho chính quyền địa phương bổn phận giúp đỡ gia đình của những trẻ em không ở trong nhà chăm sóc đặc biệt của chính quyền địa phương. 2.1. Sự tham gia và phương thức tham gia Thập niên 1970 có lẽ là thời kỳ cao độ chế độ gia trưởng của nhà nước trong an sinh nhi đồng. Từ lúc đó, công tác xã hội an sinh nói chung đã phải tự định nghĩa lại nhằm đáp ứng những thách thức và phê phán từ bên trong lẫn bên ngoài. Sự phát triển lũy tiến trong chi phí cộng đồng bị cắt giảm bất ngờ do khủng hoảng kinh tế giữa thập niên 1970. Từ đó trở đi an sinh nhi đồng được cơ cấu trong bối cảnh thiếu thốn về mặt kinh tế.. Quyền lực của chế độ an sinh và chủ nghĩa tập thể đã được thiết lập sau thế chiến thứ 2 đã bị đẩy lùi bởi đợt thủy triều của chủ nghĩa tự do và cá nhân mới tràn tới. Càng ngày sự can thiệp giúp đỡ càng quan liêu và áp đặt. Quyền được tranh luận ngày càng nhiều để ủng hộ cho tự do cá nhân và gia đình. Công tác xã hội với trẻ em trên 20 năm qua được nổi bật nhờ tăng cường tập trung vào chi tiết thủ tục chặt chẽ, tìm hiểu chấn thương hay ngược đãi là chủ đề chính. Từ những cái chết của trẻ do bạo hành trong gia đình đã đưa đến những cuộc tranh luận khởi đầu cho sự phê phán về công tác xã hội “hỗ trợ”. Ngược đãi trẻ em được “nhận diện, tiên đoán và ngăn ngừa” (Parton 1991 : 58) theo phương cách khoa học hơn. Đồng thời, phương hướng của phần lớn công tác với trẻ em được chuyển từ công tác phòng ngừa trẻ em tại gia đình sang việc đảm bảo an toàn cho “cha mẹ về mặt tâm lý”. Cuộc điều tra Cleveland khi đánh giá sự can thiệp của nhà chuyên môn trong trường hợp nghi ngờ có sự lạm dụng tình dục trẻ em không giống như cuộc điều tra
  17. 17 về cái chết của trẻ, qua đó người ta cho rằng hoạt động của nhà chuyên môn quá nhiệt tình và kết quả là sự than phiền của cha mẹ. Trẻ em cần được bảo vệ khi có sự can thiệp sai lầm. Sự bảo vệ trẻ em phải được tiến hành theo cách thức không vi phạm quyền của cha mẹ và nếu không thì những đau buồn không cần thiết sẽ đến với chính đứa trẻ mà nhân viên xã hội muốn giúp đỡ. (Minister of State Tong Newton, Parton 1991 : 114). Báo cáo Cleverland về sau đưa đến sự thay đổi quan trọng trong công tác đối tác với cha mẹ. Cư xử với trẻ em “như một con người” thay vì như là một “đối tượng của sự quan tâm”, sự hiểu biết chủ quan của đứa trẻ về thế giới của riêng trẻ trước tiên phải được thăm dò và được hiểu rõ. An sinh của trẻ em không thể chỉ được thúc đẩy bằng sự ứng dụng tiến trình khoa học và sự đánh giá. Trái ngược với bối cảnh mà nhân viên xã hội hiểu biết về sự xuất hiện của hai quan điểm chăm sóc trẻ em khác được nhận ra bởi Fox Harding, cả hai đều nhấn mạnh sự tham gia. Giống như quan điểm tự do bỏ mặc, “quan điểm quyền cha mẹ” coi trọng sự toàn vẹn của ranh giới gia đình và chống lại sự can thiệp bên ngoài vào các vấn đề của gia đình. Không giống quan điểm tự do, quan điểm này nhấn mạnh ở vai trò giúp đỡ tiềm ẩn của nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cho cha mẹ thực hiện vai trò của họ. Trọng tâm đặt vào đơn vị gia đình như một tổng thể hơn là phần chia nó ra nhiều thành viên hình thành gia đình. Sự đòi lại quyền quyết định cho cha mẹ từ các nhân viên chuyên nghiệp được coi trọng hơn sự tôn trọng tính độc lập của đứa trẻ. Quan điểm thứ 4 là một quan điểm hiểu biết nhiều về cuộc tranh cãi đương thời về quyền trẻ em được Fox Harding gọi là “quyền của trẻ em và sự giải phóng của trẻ em”. Trọng tâm chuyển đổi từ nhu cầu của trẻ em cần được sự bảo vệ của cha mẹ sang quyền trẻ em tham gia và độc lập. Quan điểm này nói lên một khái niệm tuổi thơ trái ngược. Trẻ em được xem như là nhóm bị áp bức, bị phân biệt đối xử (một cách sai lầm) trên cơ sở tuổi tác. Thay vào đó, các tác giả trong quan điểm này nhấn mạnh đến sự hợp lý, khả năng và sức mạnh của trẻ em và giảm thiểu sự khác
  18. 18 biệt giữa trẻ em và người lớn hoặc sự lệ thuộc và sự dễ bị tổn thương của trẻ em. Ở đây trẻ em trở thành tác nhân độc lập, với những lợi ích riêng biệt trong gia đình. Trẻ em không thể và không cần dựa vào cha mẹ hay nhân viên chuyên nghiệp để hành động vì lợi ích tốt nhất của chúng mà phải nói và hành động vì chính trẻ. Ở cấp độ chính sách và thực hiện, quan điểm quyền trẻ em càng ngày rõ ràng trong thập niên 1980. Một loạt các phát triển dẫn đến trẻ em được có quyền như là con người đúng nghĩa. Hệ thống “người giám hộ” đã cung ứng một nhân viên làm việc độc lập nhân danh trẻ em làm việc ở tòa án. Do vậy trẻ em được công nhận như những con người độc lập với những quyền lợi của mình cần đến sự đại diện và tư vấn. Những kỹ thuật trị liệu bằng vui chơi và xây dựng mối quan hệ được phổ biến qua các tài liệu như bộ tài liệu giảng dạy BAAF “Tiếp xúc với trẻ em” (1984) và qua các tác giả như Fahlberg (1988) và Oaklander (1978). Mục đích của những tài liệu này là khuyến khích nhân viên đóng vai trò tích cực nhiều hơn nữa trong việc giúp đỡ trẻ em bày tỏ những cảm xúc bên trong của chúng (Aldgate và Simmonds 1988 : 14). Trong khi Những quyết định của Công tác xã hội trong chăm sóc trẻ em không có chỗ đặc biệt cho quan điểm của trẻ em vào năm 1985 thì 3 năm sau đó một hướng dẫn Đánh giá bảo vệ trẻ em tiếp theo của sở y tế Bảo vệ trẻ em : sách hướng dẫn cho nhân viên xã hội thực hiện sự đánh giá toàn diện (1988) có nhiều tuyên bố rõ ràng hơn về nhu cầu tư vấn trẻ em và về quyền của chúng : Trẻ em và thanh thiếu niên đến với nghề nghiệp giúp đỡ vì họ và gia đình họ trải qua những khó khăn, họ có quyền nhận sự can thiệp và giúp đỡ nhạy bén. Họ có quyền được tư vấn và quan điểm của họ phải được quan tâm, cũng như tuổi tác, sự hiểu biết của họ về những vấn đề và những quyết định có ảnh hưởng đến đời sống của họ. (Sở y tế : 1988 : 9). Tuy nhiên trong thực hiện, đa số nhân viên xã hội đã dành ít thời gian với trẻ em. Trong khi một số nhân viên xã hội thời trước Đạo luật trẻ em 1989 đã thực hành những kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em thì hầu hết các nhân viên xã hội hiếm khi nhìn trẻ em như chúng nó là. Quyết định của công tác xã hội trong chăm
  19. 19 sóc trẻ (HMSO 1985) đã bình luận rằng nhân viên xã hội dường như thiếu thời gian và kỹ năng để làm việc trực tiếp với trẻ em và công việc này được dành cho những người khác : Hầu như không có chứng cớ rõ ràng để thấy rằng nhân viên xã hội tham gia nhiều trong tiếp xúc trực tiếp với trẻ em ... Những người chăm sóc ban đầu của trẻ em, cha mẹ nuôi hộ và nhân viên ở các trung tâm nuôi dưỡng được xem là có nhiều cơ hội hơn. Trường hợp nào cần đến những kỹ năng này thì nhân viên xã hội thường chuyển đến cho một nhà chuyên môn có hiểu biết về phát triển trẻ em, sức khỏe hay giáo dục (văn phòng Trẻ em quốc gia, trong HMSO 1985 : 14). Do vậy, cho tới thập niên 1980 một loạt vấn đề và mối quan tâm đã ảnh hưởng đến chính sách chăm sóc trẻ em và công tác xã hội với trẻ em. Một loạt những tư tưởng đã hình thành về cách thức làm thế nào để có cách bảo vệ trẻ em tốt nhất cùng lúc với những nguồn lực chịu sức ép nghiêm trọng và nhân viên xã hội chịu sự giám sát kỹ càng của quần chúng. Tiến đến cuối thế kỷ, sáng kiến về quyền của cha mẹ và quyền của trẻ em xuất hiện không mấy dễ dàng cùng với sự nhấn mạnh về thủ tục hóa trong công tác xã hội. 2.2. Về quyền trẻ em Trong khoảng thời gian của thập niên 1970 và 1980, đã có một sự phát triển đầy ý nghĩa về quyền trẻ em. Ở cấp độ lý thuyết, các tác giả bắt đầu xem xét khái niệm quyền của trẻ em : ở cấp độ chính quyền hai sự triển khai quyền trẻ em có nhiều ý nghĩa vào cuối thập niên 1980 là Công Ước Quốc Tế và Quyền Trẻ em và Đạo Luật Trẻ em 1989. Thảo luận về quyền trẻ em có vẻ bị mắc trong vòng lẩn quẩn : giữa trẻ em có khả năng, không có khả năng, giữa sự giải phóng và chế độ gia trưởng, giữa sự độc lập và an sinh, giữa người giải phóng và người chăm sóc. Đối với “những người giải
  20. 20 phóng”, sự khác biệt giữa người lớn và trẻ em ít được nói ra, kết quả dẫn đến là trẻ em cần phải được đối xử tương tự như người lớn. Tự quyết định là tất cả. Đối với “người chăm sóc” trẻ em được xem là khác với người lớn về tính chất. Trẻ có ít khả năng và dễ bị tổn thương hơn người lớn và do vậy đòi hỏi sự bảo vệ đặc biệt và các quyết định được những người lớn chăm sóc trẻ đưa ra. (Archad 1933 : 55). Trẻ em nhiều khi được định nghĩa và đối xử như thể chúng là người lớn thu nhỏ chứ không có những đặc điểm trẻ em. Sự phức tạp và nhạy cảm về phát triển tình cảm, thể chất và trí tuệ trở nên đơn giản hóa trong nhận thức và việc hướng dẫn lấy quyết định theo kiểu thông thường (King và Piper 1995 : 144). Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tuổi thơ ngày càng nhận thức sự phức tạp về đời sống của trẻ em và mức độ trẻ em nhìn cũng như được nhìn về thế giới xã hội của chúng (xem thí dụ James và Prout 1996). Trẻ em khác nhau về tuổi tác, giới, chủng tộc và khuyết tật. Khả năng của trẻ em để định hình thế giới của chúng cũng khác nhau tùy thuộc vào tình huống mà đứa trẻ sống. Cơ sở của trẻ em khác nhau về thế giới vui chơi theo kiểu trẻ bị áp đặt và có cái nhìn theo đời sống trong lớp học hay trong gia đình (James và Prout 1996). Tuy nhiên, ngay cả trong gia đình cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy những mong đợi khác nhau của cha mẹ về trẻ em cùng lứa tuổi tạo ra nhiều mức độ độc lập rất khác nhau ở trẻ em (Solberg 1990). 2.3. Các thuyết về quyền hội nhập Hai thuyết nổi tiếng về quyền trẻ em thuộc về Michael Fretrean (1983) và John Eekelaar (1986). Dù có những điểm trùng lắp đáng kể giữa hai thuyết nhưng có thể nêu ra những nét đại cương của cả hai lý thuyết này vì chúng đặc biệt có ích cho việc hình thành những khái niệm cơ bản về quyền. a. Lý thuyết về chủ nghĩa kiểm soát người dân theo kiểu gia trưởng tự do của Michael Fretrean
nguon tai.lieu . vn