Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 CÔNG TÁC HUY ĐỘNG GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG THAM GIA HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC TẬP TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẾN QUAN, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ TRẦN THỊ THANH LAM Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: thanhlam150698@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng công tác huy động gia đình (GĐ), cộng đồng (CĐ) tham gia hỗ trợ học sinh (HS) học tập tích cực (HTTC) tại trường trung học sơ sở (THCS) Bến Quan. Nghiên cứu được thực hiện trên 140 phụ huynh học sinh lớp 7,8,9; 17 đại diện tổ chức trong CĐ và 20 giáo viên (GV) năm học 2018- 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC tại trường THCS Bến Quan đã được quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu để đề xuất những biện pháp giúp nhà trường (NT) khắc phục những khó khăn, nâng cao công tác hỗ trợ học sinh HTTC rất cần thiết. Từ khóa: Nhà trường, gia đình, cộng đồng, hỗ trợ học sinh học tập tích cực, học sinh trung học cơ sở. 1. MỞ ĐẦU GD cần có sự kết hợp đồng nhất giữa GD trong và ngoài NT. Muốn thực hiện được mục tiêu GD toàn diện cho HS cần phải coi trọng cả GD NT, GD GĐ và GD xã hội. Điều này đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa XI [1] khẳng định trong Nghị quyết số 29-NQ/TW nêu rõ mục tiêu tổng quát của GD-ĐT là GD con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, “GD NT phải kết hợp với GD GĐ và xã hội”. Sự phối hợp giữa GĐ – NT – CĐ đã và đang được thực hiện là từng bước hoàn thành tốt phong trào “Dạy tốt học tốt” cụ thể là cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Bộ GD&ĐT phát động. Bộ trưởng Bộ GD & ĐT [2] đã ký Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD-ĐT ngày 22/7/2008, về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông. Phong trào này đã nhấn mạnh việc phối hợp thực hiện của các lực lượng trong và ngoài NT tham gia hỗ trợ HS HTTC cụ thể là lực lượng GĐ và CĐ cùng tham gia hỗ trợ. Huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC là hình thức mà NT tạo mọi điều kiện, cơ hội cho GĐ và các tổ chức trong CĐ cùng NT tham gia vào quá trình hỗ trợ HS HTTC. Việc huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC là một yếu tố không nhỏ góp phần lớn thắng lợi của NT trong công việc GD HS. Nhằm giúp cho HS có điều kiện tốt nhất để phát huy tính tự giác, tích cực học tập của bản thân. NT huy động sự tham gia của GĐ, CĐ cùng NT hỗ trợ HS HTTC sẽ tạo ra sự thống nhất khi thực hiện mục tiêu GD và đặc biệt là mục tiêu hỗ trợ HS HTTC. Bản chất của việc HTTC là mối quan hệ tương trợ của cả thầy giáo và HS trong một “môi trường học tập an toàn” nhằm đáp ứng các hoạt động của HS quá trình hỗ trợ học tập chủ động, sáng tạo, tích cực. Vì vậy, để hỗ trợ HS HTTC có hiệu quả thì cả ba lực lượng GĐ - NT - CĐ đều phải phối hợp thực hiện đồng bộ vai trò của mình trên cơ sở xã hội hoá cao công tác GD tại địa phương. Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài NT đã được Bác Hồ chỉ ra [3; tr 168-172]: "GD trong NT chỉ là một phần, còn cần có sự GD ngoài XH và trong GĐ để giúp cho việc GD trong NT được tốt hơn. GD trong NT dù tốt đến mấy, nhưng thiếu GD trong GĐ và ngoài XH thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Vì vậy việc phối 101
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng GD nhằm đảm bảo sự thống nhất về nhận thức, hành động cũng như cách thức để đạt mục tiêu chung là hỗ trợ HS HTTC. Trong những năm qua, công tác phối hợp GĐ, CĐ tham gia vào GD nói chung và tham gia hỗ trợ HS HTTC nói riêng đã được nhiều kết quả khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn gặp khó khăn và hạn chế trong công tác huy động sự phối hợp GĐ, CĐ cũng tham gia vào quá trình hỗ trợ HS HTTC. Đặc biệt các nghiên cứu chủ yếu nói về sự tham gia của GĐ và CĐ vào GD, còn về huy động sự tham gia của GĐ, CĐ hỗ trợ HS HTTC ở trường trung học cơ sở thì chưa có nghiên cứu nào. 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Công cụ nghiên cứu Chúng tôi xây dựng hai phiếu trưng cấu ý kiến; một phiếu dành cho phụ huynh và các tổ chức trong CĐ; một phiếu dành cho GV. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn một số phụ huynh và GV. 2.2. Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 140 phụ huynh, 17 đại diện các tổ chức trong CĐ và 20 GV trong trường năm học 2018-2019. Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho phụ huynh học sinh phát ra 140 phiếu, thu về 125 phiếu trong đó có 111 phiếu hợp lệ. Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho các tổ chức trong cộng đồng phát ra 17 phiếu, thu về17 phiếu. Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giảng viên phát ra 20 phiếu, thu về 17 phiếu. Kết quả nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 2.3. Các phép phân tích Nghiên cứu này sử dụng phép phân tích mô tả với các thông số điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất để phác thảo bức tranh chung về công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC ở trường THCS Bến Quan. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận thức của giáo viên, gia đình và cộng đồng về vai trò và sự cần thiết của công tác huy động gia đình, cộng đồng tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực Nhận thức là cơ sở, định hướng cho hành động, nhận thức đúng tạo điều kiện thuận lợi cho hành động đúng. Hành động dựa trên nhận thức đúng sẽ mang tính bền vững, lâu dài. Do đó nhận thức của phụ huynh, CĐ và GV về vai trò và sự cần thiết của công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và kết quả của công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC trong NT. Kết quả nghiên cứu về nhận thức của phụ huynh, CĐ và GV về công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Nhận thức về vai trò của công tác huy động gia đình, cộng đồng tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực Phụ huynh Cộng đồng Giáo viên Tổng Vai trò TL TL TL TL SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) Rất quan trọng 57 51.4 8 47.1 11 64.7 76 52.4 Quan trọng 54 48.6 9 52.9 6 35.3 69 47.6 Không quan trọng 0 0 0 0 0 0 0 0 102
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Kết quả ở Bảng 1 cho thấy phụ huynh, đại diện các tổ chức trong CĐ và GV đều đánh giá cao vai trò của công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC. Cụ thể có đến 52,4% số phụ huynh, đại diện các tổ chức trong CĐ và GV lựa chọn vai trò “Rất quan trọng”, 47,6% lựa chọn vai trò “Quan trọng” không có ai lựa là “Bình thường” hay “Không quan trọng”. So sánh giữa phụ huynh, đại diện tổ chức trong CĐ và GV cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa GV với phụ huynh và đại diện tổ chức trong CĐ. Có đến 64.7% số GV được hỏi đánh giá ở mức “Rất quan trọng”, trong khi tỷ lệ này ở phụ huynh là 51.4%, ở đại diện tổ chức CĐ là 47.1%. Điều này có thể được lí giải do GV là những người thường xuyên, trực tiếp tổ chức hoạt động học tập cho HS, là lực lượng chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC. Do đó số GV đánh giá vai trò ở mức “Rất quan trọng” chiếm tỷ lệ cao nhất là điều dễ hiểu. Nhìn chung, phụ huynh, CĐ và GV đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho NT trong công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC. 3.2. Thực trạng công tác huy động gia đình, cộng đồng tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực 3.2.1. Mức độ nhà trường tổ chức các hoạt động huy động gia đình, cộng đồng tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực Nếu thường xuyên tổ chức công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hõ trợ HS HTTC sẽ làm cho quá trình huy động được diễn ra một cách liên tục, không bị ngắt quãng, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác huy động. Kết quả về mức độ huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC tại trường THCS Bến Quan được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2. Mức độ tổ chức các hoạt độnghuy động gia đình, cộng đồng tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực Phụ huynh Cộng đồng Giáo viên Tổng Mức độ TL TL TL TL SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) Rất thường xuyên 10 9.0 4 23.5 1 5.9 15 10.3 Thường xuyên 74 66.7 13 76.5 14 82.4 101 69.7 Thỉnh thoảng 27 24.3 0 0 2 11.7 29 20.0 Chưa bao giờ 0 0 0 0 0 0 0 0 Kết quả ở Bảng 2 cho thấy có 69.7% số GV, phụ huynh và đại diện CĐ được hỏi đánh giá mức độ tổ chức các hoạt động huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC là “Thường xuyên”, 10,3% đánh giá ở mức độ “Rất thường xuyên”. Điều này cho thấy mức độ tổ chức các hoạt động huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC của NT khá cao. Trong quá trình huy động GĐ, CĐ tham gia GD, mức độ tổ chức các hoạt động huy động của NT là yếu tố quyết định đầu tiên đến kết quả của công tác huy động. Do đó, đây là kết quả đáng mừng cho cả phụ huynh và NT trong công tác huy động GĐ, CĐ tham gia GD nói chung và tham gia hỗ trợ HSHTTC nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn 24.3% số phụ huynh và 11.7% số GV được hỏi chỉ đánh giá ở mức độ “Thỉnh thoảng”. Công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HSHTTC có rất nhiều nội dung nhằm hỗ trợ toàn diện cho HS trong quá trình học tập diên ra hàng ngày, không chỉ cho HS có kết quả học tập chưa tốt mà còn cho cả HS có kết quả học tập xuất sắc. Do đó, công tác này nên được mỗi GV trong nhà trường tổ chức một cách thường xuyên trong suốt năm học. 103
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 So sánh giữa GV với phụ huynh và đại diện tổ chức trong CĐ cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong đánh giá. Cụ thể có 82.4% số GV được hỏi đánh giá ở mức “Thường xuyên”, trong khi đó cũng ở mức này chỉ có 66.7% số phụ huynh và 76.5% số đại diện CĐ lựa chọn. Điều này có thể hiểu, GV chính là lực lượng trực tiếp tham gia các hoạt động hỗ trợ HS HTTC do NT tổ chức và đây cũng chính là lực lượng đứng ra tổ chức các hoạt động nhằm huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC tại NT. Do đó, GV đánh giá mức độ tổ chức các hoạt động huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC do NT tổ chức ở mức độ “Thường xuyên” là điều hiển nhiên. 3.2.2. Hình thức nhà trường huy động gia đình và cộng đồng tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực Công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau thuộc hai nhóm hình thức là trực tiếp và gián tiếp. Kết quả được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3. Hình thức huy động gia đình và cộng đồng tham gia vào quá trình hỗ trợ học sinh học tập tích cực Hình thức ĐTB ĐLC Hình thức Buổi họp phụ huynh 3.24 0.604 trực tiếp Gặp mặt tại trường, gia đình, cộng đồng 2.61 0.720 Buổi hội nghị về công tác hỗ trợ học sinh học tập tích cực 2.10 0.714 Hội thảo về công tác hỗ trợ học sinh học tập tích cực 1.80 0.723 Các buổi họp, hội nghị của các tổ chức trong cộng đồng 2.10 0.884 Hình thức Qua điện thoại 3.57 0.550 gián tiếp Qua các ứng dụng diện thoại: zalo, facebook,… 2.78 0.731 Qua sổ liên lạc 1.15 0.360 Qua thư liên lạc 1.59 0.560 Kết quả trong Bảng 2 cho thấy “Buổi họp phụ huynh” là hình thức trực tiếp có mức độ sử dụng cao nhất trong công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC của NT với ĐTB = 3,24. Bởi vì, tại các buổi họp phụ huynh do NT tổ chức thì hầu hết các quý phụ huynh, GV và đại diện các tổ chức trong CĐ cùng tham gia nên việc đánh giá hình thức này được sử dụng nhiều nhất cũng là điều hiển nhiên. Ngược lại, hình thức “Hội thảo về công tác hỗ trợ học sinh học tập tích cực” là hình thức trực tiếp có mức độ đánh giá của phụ huynh, đại diện các tổ chức trong CĐ và GV đánh giá ở mức sử dụng thấp nhất, với ĐTB = 1,80. Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề này thì GV T.V.D cho rằng: “Những năm trở lại đây nhà trường không còn tổ chức hội thảo nào về công tác hỗ trợ HS HTTC”. Từ đó cho thấy việc đánh giá của phụ huynh, đại diện các tổ chức trong CĐ và GV chưa phản ánh đúng thực trạng hiện tại. Trong các hình thức gián tiếp mà NT sử dụng để huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC tại trường THCS Bến Quan thì hình thức “Qua điện thoại” được đánh giá là có mức độ sử dụng cao nhất trong tất cả các hình thức gián tiếp với ĐTB = 3,57. Hiện đây là hình thức tốn kém hơn rất nhiều so với việc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như zalo, facbook,… Tuy nhiên lại là hình thức thuận lợi cho việc trao đổi, kết nối giữa phụ huynh với GV và ngược lại. Hơn nữa đây là hình thức trao đổi nhanh rất phù hợp với nhiều phụ huynh bận rộn, không có thời gian đến trao đổi trực tiếp tại trường. Vì vậy mà hình thức này được phụ huynh, các tổ chức CĐ và GV đánh là mức độ sử dụng cao nhất trong hình thức gián tiếp cũng là điều hiển nhiên. Ngoài ra, có hình thức “Qua sổ liên lạc” được đánh giá là hình thức sử dụng ở mức độ thấp nhất trong nhóm hình thức gián tiếp, với ĐTB = 1,15. Sở dĩ hình thức này được đánh giá 104
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 ở mức độ thấp như vậy là vì NT chỉ sử dụng sổ liên lạc điện tử để kết nối với những phụ huynh sử dụng thuê bao Viettel và có đóng phí tại trường. Do đó, hình thức này không được sử dụng phổ biến và rộng rãi cho tất cả phụ huynh của toàn trường. Vì vậy mà hình thức này được phụ huynh, GV và đại diện các tổ chức trong CĐ đánh giá sử dụng ở mức độ sử dụng thấp nhất. Vậy qua kết quả khảo sát cho thấy, NT chỉ mới tập trung vào một vài hình thức nhất định, vẫn chưa có sự đa dạng về các hình thức huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC tại NT. 3.2.3. Cách thức nhà trường huy động gia đình và cộng đồng tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực Công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC tại trường Trung học Cơ sở Bến Quan có thể thực hiện thông qua nhiều hình thứ khác nhau. Tuy nhiên trên cơ sở thực tế, chúng tôi tập trung vào khảo sát 8 cách thức phổ biến và phù hợp với NT hiện nay và kết quả được thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4. Cách thức huy động gia đình và cộng đồng tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực Cách thức ĐTB ĐLC Gặp gỡ để thuyết phục, động viên, hướng dẫn tham gia hỗ trợ học sinh học 3.39 0.581 tập tích cực. Tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ học sinh học tập tích cực giữa các 2.52 0.698 bậc phụ huynh Tổ chức các buổi hội nghị trao đổi về cách thức hỗ trợ học sinh học tập cho phụ huynh 2.10 0.770 Mời chuyên gia trong lĩnh vực học tập về nói chuyện với phụ huynh 1.48 0.657 Tư vấn cho hội phụ huynh học sinh tổ chức các buổi sinh hoạt, hội nghị về hỗ trợ con em học tập tích cực. 2.07 0.704 Mời cộng đồng tham gia các hoạt động lớn của nhà trường 3.16 0.573 Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp để thuyết phục, đề xuất cách thức hỗ trợ học sinh 2.67 0.635 Tham gia tích cực các hoạt động của cộng đồng để gắn kết nhà trường và cộng đồng. 2.90 0.733 Kết quả ở Bảng 4 cho thấy phụ huynh, đại diện các tổ chức trong CĐ và GV đều đánh giá cao cách thức “Gặp gỡ để thuyết phục, động viên, hướng dẫn tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực” với ĐTB = 3,39. Ngược lại, hình thức “Mời chuyên gia trong lĩnh vực học tập về nói chuyện với phụ huynh” lại được phụ huynh, đại diện các tổ chức trong CĐ và GV đánh giá thấp nhất với ĐTB = 1,48. Bởi vì hầu hết phía NT thường cử đại diện giải đáp những thắc mắc của phụ huynh trong quá trình học tập của HS, chứ NT không mời chuyên gia học tập để về trò chuyện, trao đổi với phụ huynh trong các buổi họp, hội nghị.Vì vậy đây là cách thức được phụ huynh, CĐ và GV đánh giá ở mức độ thấp nhất. 3.2.4. Nội dung nhà trường huy động gia đình và cộng đồng tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực Nội dung công tác huy động GĐ, CĐ hỗ trợ HSHTTC rất đa dạng đảm bảo hỗ trợ toàn diện hoạt động học cho HS. Kết quả khảo sát về Nội dung huy động GĐ,CĐ hỗ trợ HSHTTC được trình bày ở Bảng 5. Từ kết quả có thế thấy rằng, việc NT huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC thông qua các nội dung này là đa số ở mức độ “Thường xuyên”. Theo bảng 3, các nội dung NT huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC được sắp xếp theo thứ bậc:“Tuyên dương, khen thưởng 105
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 những học sinh đạt kết quả cao trong học tập” xếp thứ 1, “Tuyên dương, khen thưởng những học sinh vượt khó đạt kết quả cao trong học tập” xếp thứ 2, “Nhắc nhở, động viên học sinh nghiêm túc khi học ở nhà” xếp thứ 3, “Làm gương cho học sinh trong việc học tập nâng cao hiểu biết” xếp thứ 4, “Xây dựng môi trường gia đình, cộng đồng an toàn, thân thiện, cởi mở” xếp thứ 5, “Hỗ trợ về tài chính cho nhà trường để hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh” xếp thứ 6, “Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về tình hình học tập của học sinh” xếp thứ 7, “Hỗ trợ về phương tiện vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học trong nhà trường” xếp thứ 8, “Xây dựng góc học tập cho học sinh: đủ ánh sáng, yên tĩnh, gọn gàng, sạch sẽ” xếp thứ 9, “Tham gia vào quá trình thảo luận, trao đổi, ra quyết định các vấn đề liên quan đến học tập của học sinh trong nhà trường” và “Trao đổi, hỗ trợ học sinh lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả” đều xếp thứ 10, “Trao đổi, hỗ trợ học sinh trong tìm kiếm đọc sách, báo, tài liệu” xếp thứ 11, “Chăm sóc học sinh, đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe để học tập” xếp thứ 12, “Trao đổi, trò chuyện với học sinh về nội dung học tập” xếp thứ 13. Bảng 5. Nội dung nhà trường huy động gia đình và cộng đồng tham gia vào quá trình hỗ trợ học sinh học tập tích cực Nhà trường Gia đình, TT Nội dung huy động cộng đồng đã TT TT thực hiện ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Hỗ trợ về tài chính cho nhà trường để hỗ trợ 6 3.43 0.848 2.94 1.110 4 hoạt động học tập của học sinh 2 Hỗ trợ về phương tiện vật chất phục vụ cho 8 3.38 0.817 1.85 1.002 12 hoạt động dạy và học trong nhà trường 3 Tham gia vào quá trình thảo luận, trao đổi, ra quyết định các vấn đề liên quan đến học 3.19 0.825 10 2.75 0.795 7 tập của học sinh trong nhà trường. 4 Xây dựng góc học tập cho học sinh: đủ ánh 9 3.34 0.603 2.86 0.796 6 sáng, yên tĩnh, gọn gàng, sạch sẽ. 5 Nhắc nhở, động viên học sinh nghiêm túc 3 3.50 0.698 3.00 0.850 3 khi học ở nhà. 6 Trao đổi, hỗ trợ học sinh lựa chọn phương 10 3.19 0.810 2.19 0.979 10 pháp học tập hiệu quả 7 Trao đổi, trò chuyện với học sinh về nội 13 3.03 0.768 2.37 0.848 9 dung học tập 8 Trao đổi, hỗ trợ học sinh trong tìm kiếm 11 3.12 0.640 2.14 0.997 11 đọc sách, báo, tài liệu 9 Chăm sóc học sinh, đảm bảo dinh dưỡng, 12 3.06 0.784 2.88 0.795 5 sức khỏe để học tập 10 Làm gương cho học sinh trong việc học tập 4 3.48 0.515 3.06 0.715 2 nâng cao hiểu biết 11 Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên 7 3.42 0.879 2.72 0.837 8 bộ môn về tình hình học tập của học sinh 12 Xây dựng môi trường gia đình, cộng đồng 5 3.45 0.539 3.14 0.751 1 an toàn, thân thiện, cởi mở 13 Tuyên dương, khen thưởng những học sinh 2 3.92 0.266 2.88 0.971 5 vượt khó đạt kết quả cao trong học tập 14 Tuyên dương, khen thưởng những học sinh 1 3.93 0.254 2.94 1.002 4 đạt kết quả cao trong học tập 106
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Còn về nội dung GĐ, CĐ tham gia thực hiện thì được sắp xếp theo thứ bậc như sau: “Xây dựng môi trường gia đình, cộng đồng an toàn, thân thiện, cởi mở” xếp thứ 1, “Làm gương cho học sinh trong việc học tập nâng cao hiểu biết” xếp thứ 2, “Nhắc nhở, động viên học sinh nghiêm túc khi học ở nhà” xếp thứ 3, “Hỗ trợ về tài chính cho nhà trường để hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh” và “Tuyên dương, khen thưởng những học sinh đạt kết quả cao trong học tập” xếp thứ 4, “Tuyên dương, khen thưởng những học sinh vượt khó đạt kết quả cao trong học tập” và “Chăm sóc học sinh, đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe để học tập” xếp thứ 5, “Xây dựng góc học tập cho học sinh: đủ ánh sáng, yên tĩnh, gọn gàng, sạch sẽ” xếp thứ 6, “Tham gia vào quá trình thảo luận, trao đổi, ra quyết định các vấn đề liên quan đến học tập của học sinh trong nhà trường” xếp thứ 7, “Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về tình hình học tập của học sinh” xếp thứ 8, “Trao đổi, trò chuyện với học sinh về nội dung học tập” xếp thứ 9, “Trao đổi, hỗ trợ học sinh lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả” xếp thứ 10, “Trao đổi, hỗ trợ học sinh trong tìm kiếm đọc sách, báo, tài liệu” xếp thứ 11, “Hỗ trợ về phương tiện vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học trong nhà trường” xếp thứ 12. Nhìn chung, GĐ và CĐ đã tham gia thực hiện các nội dung do NT huy động để tham gia hỗ trợ HS HTTC, tuy nhiên GĐ và CĐ vẫn chưa chú trọng vào các nội dung “trao đổi”, “hỗ trợ”, “trò chuyện” với HS. Sở dĩ như vậy là vì khoảng cách giữa phụ huynh, CĐ và HS còn khá xa nên việc trao đổi hay trò chuyện về việc học tập còn hạn chế, hơn nữa phụ huynh hay CĐ họ cũng không hiểu hết những nội dung học tập của HS vì vậy mà khó khăn khi trao đổi, hỗ trợ HS về nội dung hay phương pháp học tập. So sánh giữa mức độ huy động của NT với mức độ thực hiện của GĐ, CĐ ta thấy có sự khác biệt đáng kể ở nội dung “Hỗ trợ về phương tiện vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học trong nhà trường”. Cụ thể, phụ huynh, đại diện các tổ chức trong CĐ và GV đánh giá NT huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC ở mức “thường xuyên”, với ĐTB = 3,38 trong khi đó cũng ở nội dung này thì mức độ đánh giá công tác thực hiện của GĐ, CĐ chỉ ở mức “hiếm khi”, với ĐTB = 1,85. 4.5 4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Nhà trường huy động GĐ, CĐ tham gia thực hiện Biểu đồ 1. Nội dung nhà trường huy động gia đình, cộng đồng tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực 107
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 3.2.5. Tự đánh giá kết quả công tác huy động gia đình và cộng đồng tham giahỗ trợ học sinh học tập tích cực Kết quả đạt được là sự phản ánh mức độ hiệu quả của cả một quá trình làm việc vì vậy, ở đây việc phụ huynh, CĐ và GV tự đánh giá kết quả công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC tại NT cũng sẽ phản ánh được mức độ hiệu quả của công tác huy động mà NT đã thực hiện. Bảng 6. Kết quả công tác huy động gia đình và cộng đồng tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực Phụ huynh Cộng đồng Giáo viên Tổng Kết quả SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tốt 26 23.4 4 23.5 4 23.5 34 23.4 Khá 80 72.1 13 76.5 13 76.5 106 73.1 Trung bình 5 4.5 0 0 0 0 5 3.4 Kém 0 0 0 0 0 0 0 0 Kết quả ở bảng 6 cho thấy phần lớn phụ huynh, CĐ và GV đánh giá kết quả công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC tại trường ở mức độ cao. Cụ thể có đến 73,1% số phụ huynh, đại diện các tổ chức trong CĐ và GV lựa chọn kết quả ở mức độ “Khá”, 23,4% lựa chọn kết quả “Tốt” và chỉ có 3,4% tỉ lệ lựa chọn kết quả ở mức độ “trung bình”, không ai lựa chọn ở mức độ “Kém”. So sánh giữa phụ huynh, các tổ chức trong CĐ và GV cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa phụ huynh với đại diện các tổ chức trong CĐ và GV. Có đến 4,5% số phụ huynh đánh giá kết quả huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC của NT ở mức “Trung bình” trong khi lực lượng CĐ và GV thì không ai đánh giá kết quả ở mức “Trung bình”. Sở dĩ có sự chênh lệch đó là vì, phụ huynh là lực lượng vừa tham gia hỗ trợ HS HTTC vừa là lực lượng thấy rõ nhất hiệu quả của công tác huy động GĐ, CĐ mang lại cho HS chính vì vậy mà có sự chênh lệch trong đánh giá kết quả so với GV và các tổ chức trong CĐ. Hơn nữa đây là câu hỏi tự đánh giá kết quả công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC nên việc đánh giá cũng mang nhiều yếu tố chủ quan. 3.2.6. Những khó khăn của công tác huy động gia đình và cộng đồng tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực Bảng 7. Khó khăn của gia đình, cộng đồng trong quá trình tham gia hỗ trợ học sinh học tập tích cực Khó khăn SL TL (%) TT Công việc quá bận rộn không có thời gian. 45 35.2 2 Kinh tế còn khó khăn nên chưa hỗ trợ được. 34 26.6 4 Không biết cách hỗ trợ như thế nào để có hiệu quả. 32 25.0 5 Đã cố gắng hỗ trợ HS trong học tập nhưng không có hiệu quả 30 23.4 6 Thiếu sự hỗ trợ từ phía giáo viên, nhà trường. 5 3.9 8 Học sinh không muốn nhận sự hỗ trợ từ phụ huynh. 4 3.1 9 Không hiểu nội dung học sinh học nên không thể hỗ trợ được. 36 28.1 3 Không biết nên hỗ trợ gì cho học sinh trong học tập. 21 16.4 7 Thiếu sự ủng hộ của các thành viên trong tổ chức gia đình. 3 2.3 10 Thiếu kinh nghiệm trong hỗ trợ học sinh học tập. 57 44.5 1 108
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Để phát triển và đem lại hiệu quả tốt cho công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC tại trường THCS thì NT cần biết rõ các khó khăn hiện tại mà phụ huynh, CĐ và GV đang gặp phải để từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời để khắc phục những khó khăn đang gặp phải và tiếp tục thực hiện tốt việc hỗ trợ HS HTTC. Từ bảng trên cho thấy, trong quá trình tham gia hỗ trợ HS HTTC thì GĐ và CĐ cũng đã gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn mà nhiều phụ huynh và CĐ gặp phải là “Thiếu kinh nghiệm trong hỗ trợ học sinh học tập” (chiếm 44,5%). Sở dĩ đây là khó khăn lớn nhất của phụ huynh và CĐ khi tham gia hỗ trợ HS HTTC là vì cả hai lực lượng này không được hướng dẫn cụ thể các quá trình hỗ trợ HS HTTC vì vậy mà họ không đủ kiến thức và kinh nghiệm để hỗ trợ HS. Khó khăn có tỉ lệ phụ huynh, CĐ lựa chọn xếp thứ 2 là vì “Công việc quá bận rộn không có thời gian” (chiếm 35,2%).Đây là khó khăn được có tỉ lệ phụ huynh, CĐ lựa chọn nhiều thứ 2 cũng rất dễ hiểu vì hầu hết phụ huynh ở địa bàn nghiên cứu đều là người dân lao động, mỗi ngày thời gian họ dành cho công việc là tương đối nhiều (từ 10-15 giờ). Khó khăn xếp thứ 3“Không hiểu nội dung học sinh học nên không thể hỗ trợ được” (chiếm 28,1%). Khó khăn có tỉ lệ lựa chọn xếp thứ 4 là vì “Kinh tế còn khó khăn nên chưa hỗ trợ được” (chiếm 26,6%). Khó khăn “Không biết cách hỗ trợ như thế nào để có hiệu quả” xếp thứ 5 (chiếm 25,0%) . Khó khăn cao thứ 6 là “Đã cố gắng hỗ trợ HS trong học tập nhưng không có hiệu quả” (chiếm 23,4%). Khó khăn xếp thứ 7 là do “Không biết nên hỗ trợ gì cho học sinh trong học tập” (chiếm 16,4%). Khó khăn do “Thiếu sự hỗ trợ từ phía giáo viên, nhà trường” được xếp thứ 8 (chiếm 3,9%). Khó khăn xếp thứ 9 là vì “Học sinh không muốn nhận sự hỗ trợ từ phụ huynh” (chiếm 3,1%). Khó khăn cuối cùng là “Thiếu sự ủng hộ của các thành viên trong tổ chức gia đình” xếp thứ 10 (chiếm 2,3%). Ta thấy, đa số phụ huynh, CĐ đều gặp khó khăn khi tham gia hỗ trợ HS HTTC tại trường. Những khó khăn như “Thiếu kinh nghiệm”, “Không biết cách hỗ trợ”,… là những khó khăn lớn đang tồn tại ở phụ huynh và các tổ chức trong CĐ khi tham gia hỗ trợ HS HTTC. Vì thiếu kinh nghiệm, không có đủ kiến thức về hỗ trợ HS HTTC nên mặc dù NT huy động sự tham gia rất nhiều nhưng hiệu quả mạng lại tương đối ít.Vì vậy NT cần hỗ trợ phụ huynh, đại diện các tổ chức trong CĐ nâng cao kiến thức, kĩ năng về công tác hỗ trợ HS HTTC. Bên cạnh những khó khăn của phụ huynh và CĐ thì bản thân của GV cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC. Bảng 8. Khó khăn của giáo viên trong công tác huy động gia đình, cộng đồng tham gia vào quá trình hỗ trợ học sinh học tập tích cực Khó khăn SL TL (%) TT Công việc quá bận rộn không có thời gian. 5 29.4 4 Không nhận được sự hợp tác từ phía phụ huynh và cộng đồng 2 11.8 5 Trình độ học vấn của phụ huynh còn thấp. 6 35.3 3 Không biết cách huy động như thế nào để có hiệu quả. 7 41.2 2 Thiếu kinh nghiệm trong hỗ trợ học sinh học tập. 12 70.6 1 Thiếu kinh phí để tổ chức hoạt động huy động GĐ, CĐ. 5 29.4 4 Từ bảng trên ta có thể thấy trong công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC tại trường thì GV cũng đã gặp nhiều khó khăn. Khó khăn mà được nhiều GV lựa chọn nhất là do “Thiếu kinh nghiệm trong hỗ trợ học sinh học tập” (chiếm 70,6%). Khó khăn cao thứ 2 là “Không biết cách huy động như thế nào để có hiệu quả” (chiếm 41,2%). Khó khăn “Trình độ học vấn của phụ huynh còn thấp” được xếp vị trí thứ 3 (chiếm 35,3%). Khó khăn được xếp ở 109
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 vị trí thứ 4 là “Công việc quá bận rộn không có thời gian” và “Thiếu kinh phí để tổ chức hoạt động huy động GĐ, CĐ” (đều chiếm 29,4%). Khó khăn xếp vị trí thấp nhất là vì “Không nhận được sự hợp tác từ phía phụ huynh và cộng đồng” (chiếm 11,8%). Khó khăn mà GV đang phải đối mặt nhiều nhất đó là do thiếu kinh nghiệm hỗ trợ HS. Đây là một điều đáng báo động cho phía NT. Bởi vì GV là lực lượng chính, trực tiếp hỗ trợ HS HTTC và cũng là cầu nối giữa phụ huynh với NT, nhưng khi GV không đủ kinh nghiệm, sự hiểu biết về công tác hỗ trợ HS HTTC thì rất khó cho NT để thực hiện công tác này toàn diện và có hiệu quả tốt. Vì vậy nhiệm vụ chính đặt ra cho NT ở đây là cần đưa ra các biện pháp, cách thức hỗ trợ, trau dồi thêm những kiến thức cơ bản về hỗ trợ HS HTTC cho GV. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Từ kết quả nghiên cứu trên ta có thể thấy được, NT đã nỗ lực trong công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC cụ thể là NT đã đưa ra những nội dung, cách thức, hình thức phù hợp để huy động tối đa hai lực lượng này. Tuy nhiên, NT cũng đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức trong quá trình huy động sự hỗ trợ của GĐ và CĐ vì vậy mà kết quả đạt được chưa cao. Trước những khó khăn, hạn chế của NT trong công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động GĐ, CĐ tham gia hỗ trợ HS HTTC tại trường. - NT tạo điều kiện cho GV, đại diện phụ huynh HS và một số tổ chức CĐ được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng hỗ trợ HS HTTC để các lực lượng có kinh nghiệm và kiến thức hỗ trợ HS. Có như vậy thì công tác hỗ trợ HS HTTC mới được tiến hành dễ dàng hơn. - NT tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo có sự tham gia của các nhà chuyên gia về học tập, để giải đạp những thắc mắc của quý phụ huynh, GV trong quá trình hỗ trợ HS và cung cấp thêm những cách thức hỗ trợ HS HTTC tại trường và tại nhà cho GV, phụ huynh và các tổ chức CĐ được nắm rõ. Ngoài ra, cần có thêm sự tham gia của nhà tư vấn tâm lý trong các buổi hội thảo, hội nghị để nhừ tư vấn có thể đưa ra những cách giúp phụ huynh dễ dàng nói chuyện, tiếp cận và trao đổi với HS tùy theo từng độ tuổi. - NT tổ chức các buổi trao đổi, nói chuyện giữa các phụ huynh với nhau, để qua đó các bậc phụ huynh có thể học hỏi lẫn nhau về quá trình hỗ trợ con em mình học tập. - NT cần trang bị cho HS kĩ năng cần thiết để khi HS gặp những khó khăn hay cần sự giúp đỡ trong học tập thì sẵn sàng chia sẽ và cần sự hỗ trợ của thầy cô, cha mẹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Chỉ thị số: 40/2008/CT-BGDĐT Về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông. [3] Trích bài phát biểu của Bác tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/1957 trong cuốn Hồ Chủ tịch bàn về giáo dục (1962), NXB Giáo dục, tr.168-172. [4] VVOB Việt Nam (2010). Cẩm nang truyền thông Huy động sự tham gia của GĐ và CĐ trong việc hỗ trợ trẻ em học tập tích cực, NXB Hà Nội. [5] VVOB Việt Nam (2016). Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội góp phần thúc đẩy xã hội hóa công tác giáo dục, NXB Đại học Sư phạm. 110
nguon tai.lieu . vn