Xem mẫu

  1. Tên : Vũ Ngọc Hồng Tâm Lớp : Thư viện 9.1 MSSV : 1450101124 Môn : THƯ VIỆN KHOA HỌC – THƯ VIỆN ĐẠI HỌC I. GIỚI THIỆU THƯ VIỆN ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING Thư viện trường Đại học Tài chính – Marketing (Thư viện UFM) là đơn vị thuộc  trường có chức năng đảm bảo cung cấp nguồn tài nguyên thông tin, dịch vụ và môi  trường học thuật phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sáng tạo của  sinh viên, cán bộ ­ giảng viên trong trường. Thư viện UFM có khoảng 200 chỗ ngồi cho bạn đọc, phục vụ tại 2 cơ sở:  + Cơ sở chính: 2/4 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Thuận Tây, Quận 7. Thư viện  Trần Xuân Soạn có mặt bằng khang trang, tiện nghi rất tốt cho việc tự học tập,  nghiên cứu và các hoạt động theo nhóm, với 01 phòng đọc Giảng viên, phòng đọc sinh  viên, phòng mượn sách, khu vực báo ­ tạp chí và khu vực truy cập internet.  + Cơ sở 2: 2C Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình gồm kho sách dành cho sinh viên, khu vực  sách cho học viên sau đại học, khu vực truy cập trên internet, khu vực báo ­ tạp chí và  khu tự học dành cho sinh viên. Giờ mở cửa Cơ sở chính : 7g30 – 16g30 Cơ sở 2 : Thứ 2 – Thứ 6 (7g30 – 20g00). Thứ 7 (7g30 – 17g00) 1. Chức năng – nhiệm vụ ­  Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thư viện; chịu trách nhiệm  về công tác chuyên môn của hệ thống thư viện toàn trường; ­  Bổ sung, phát triển nguồn tài nguyên thông tin trong nước và nước ngoài phù hợp  với nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong Nhà trường; tiếp nhận  các tài liệu do Nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được  nghiệm thu, khoá luận, luận văn thạc sĩ, các dạng tài liệu khác của Nhà trường, các ấn  phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện; ­  Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý nguồn tài nguyên của thư viện  theo đúng chuẩn nghiệp vụ;  ­  Tổ chức phục vụ văn minh, lịch sự, trách nhiệm; hướng dẫn cho bạn đọc khai thác,  tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin và các sản phẩm, dịch vụ của  thư viện phù hợp với quy định của pháp luật; 1
  2. ­  Biên soạn các ấn phẩm thông tin; tăng cường các dịch vụ thông tin, dịch vụ hỗ trợ  học tập và nghiên cứu đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu ngày càng  cao của người sử dụng thư viện; ­  Chủ động khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin cho việc quản lý hiệu quả  công việc của cán bộ thư viện và nâng cao chất lượng phục vụ người sử dụng; ­  Lập và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn  nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên thư viện; ­  Định kỳ kiểm kê và thanh lọc tài liệu; ­  Thực hiện công tác thống kê, báo cáo kịp thời theo chỉ đạo của Ban Giám hiệu; ­  Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với CQTT­TV trong và ngoài nước,  từng bước hiện đại hóa công tác thông tin ­ thư viện. 2. Mạng thông tin ­ Trang thiết bị:   + Thư viện đã có hệ thống mạng LAN kết nối internet cho tất cả các máy tính hoạt  động phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của người dùng tin. Ngoài ra, Thư viện được  trang bị các phương tiện, hệ thống hỗ trợ kỹ thuật chuyên dụng khác. 3. Phần mềm quản lý: Từ năm 2012, thư viện được trang bị phần mềm quản lý thư viện PSC zLIS. Hiện nay  phần mềm được nâng cấp thành PSC zLIS version 7.0 gồm phân hệ: bổ sung, biên  mục, OPAC, lưu hành, ấn phẩm định kỳ, báo cáo thống kê… 4. Nguồn nhân lực Tổng số cán bộ của Thư viện UFM là 9 người (03 nam và 06 nữ) làm việc tại 2 cơ sở  của trường. 5. Tài nguyên thông tin  + Thư viện UFM có nguồn tài nguyên thông tin tương đối phong phú với nhiều loại  hình khác nhau. Vốn tài liệu của thư viện được bổ sung chủ yếu từ nguồn mua, nguồn  tài liệu nội sinh. Hiện nay, 80% tài liệu của thư viện có nội dung thuộc các chuyên ngành đào tạo của  trường như tài chính ngân hàng, marketing, kế toán ­ kiểm toán, công nghệ thông tin...  Ngoài ra thư viện còn có khoảng 20% tài liệu thuộc lĩnh vực pháp luật và chính trị, văn  học, kỹ năng mềm và một số nội dung khác.  + Tài liệu được bổ sung vào Thư viện UFM chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh, trong  đó, tài liệu tiếng Việt chiếm 85%.  II. CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI CÓ THỂ ỨNG DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG  THƯ VIỆN ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING 1. KIPOS ­ Giải pháp toàn diện cho thư viện KIPOS(Knowledge Information Portal Solution) bao gồm 03 hệ thống kết hợp:  2
  3. Hệ KIPOS.Automation ­ Tự động hóa thư viện (Thư viện điện tử tích  hợp) .  Hệ KIPOS.Digital­ Thư viện số KIPOS.WebPortal ­ Hệ quản trị nội dung website và cổng thông tin thư  viện.  KIPOS đáp ứng toàn diện yêu cầu của các thư viện lớn ngày nay.KIPOS được xây  dựng với mục tiêu trở thành một giải pháp tổng thể tích hợp hoàn chỉnh để hỗ trợ tối  đa công tác quản lý, khai thác mọi dạng thông tin tư liệu, từ truyền thống tới tài liệu  số và xuất bản điện tử của thư viện bằng công nghệ và kỹ thuật mới nhất KIPOS cải tiến việc quản lý các luồng công việc trong thư viện của bạn và cung cấp  sức mạnh, sự mềm dẻo trong việc truy cập tới các thông tin đa phương tiện phân tán Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn công nghiệp cho phép KIPOS đáp ứng các yêu  cầu của thư viện trong hiện tại và tương lai. KIPOS đem thư viện của bạn đến  với thế giới và đem thế giới đến với thư viện của bạn nhờ vào khả năng kết  nối liên thông theo những giao thức chuẩn. Kiến trúc mở giúp đáp ứng được nhu cầu riêng biệt của từng thư viện, cho  phép lựa chọn các chức năng cần thiết và tinh chỉnh cho phù hợp. KIPOS giúp tăng hiệu quả sử dụng tài liệu thông qua việc tạo nên một môi  trường thông tin thông suốt và đầy đủ, giúp độc giả lập kế hoạch tiếp cận và  sử dụng tài liệu một cách chủ động. Khả năng tích hợp và mở rộng ứng dụng liên thông với các giải pháp quản lý  đào tạo và đào tạo trực tuyến được triển khai trong các trường đại học cao  đẳng. KIPOS là một nhân tố thành công của phương thức học tập chủ động, một nền  tảng để xây dựng một giải pháp xuất bản điện tử cho các nhà cung cấp thông  tin.  2. Các tính năng chính KIPOS là một hệ thống phần mềm kiến trúc hướng dịch vụ hoàn chỉnh cho phép các  thư viện cung cấp cho độc giả của mình công nghệ mới nhất cho việc truy cập thông  tin từ và tới khắp nơi trên thế giới. Cung cấp nhiều tính năng cao cấp trong một giải  pháp tích hợp, KIPOS giúp cho thư viện quản lý và sử dụng hiệu quả hơn các bộ sưu  tập của mình. 3. Tự động hóa thư viện 3
  4. Biên mục Hoàn toàn tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và quy tắc biên mục mô tả  như ISBD, AACR2, MARC21 (thư mục, vốn tư liệu, kiểm soát tính nhất quán). Hỗ trợ nhiều khung phân loại khác nhau như BBK,UDC,DDC,LC… cũng như  các khung phân loại đặc biệt khác. Cho phép thư viện tự xây dựng các khuôn mẫu biên mục linh động đáp ứng mọi  yêu cầu về trường mô tả cũng như đưa vào các dữ liệu mặc định. Giao diện Windows thân thiện và dễ sử dụng, các thao tác thêm bớt các trường  dữ liệu được thực hiện nhanh chóng. Nhiều kiểu hiển thị: thuần MARC, nhãn ngang và nhãn dọc cho phép thích ứng  với mức độ chuyên nghiệp của người biên mục. Cho phép biên mục ở chế độ Off­Line (không kết nối) Hỗ trợ kiểm soát tính nhất quán bằng nhiều phương thức tuân thủ tiêu chuẩn  Marc cho dữ liệu nhất quán. Xuất nhập biểu ghi theo tiêu chuẩn MARCXML, ISO2709   Tra cứu Cung cấp hai loại giao diện tra cứu: trên Windows cho nhân viên tác nghiệp và  trên web cho độc giả. Cung cấp nhiều tính năng tìm kiếm hiệu quả: tìm lướt, tìm theo từ khóa và tìm  chuyên gia Cho phép tìm kiếm theo nhiều dấu hiệu tìm kiếm khác nhau đáp ứng chuẩn  quốc tế về tìm kiếm như sử dụng các toán tử logic, toán tử lân cận, toán tử chặt  cụt, toán tử so sánh. Hỗ trợ các ký tự thay thế như * thay cho một chuỗi, ? thay cho một ký tự 4
  5. Sử dụng nháy kép để yêu cầu tìm kiếm cả cụm từ chính xác. Hỗ trợ việc xây dựng các biểu thức tìm kiếm với số lượng điều kiện kết hợp  không giới hạn, cho phép sử dụng ký tự thay thế và các dấu ngoặc, thỏa mãn  mọi yêu cầu tìm kiếm thông tin của độc giả. Tốc độ tìm kiếm nhanh, chính xác thỏa mãn mọi yêu cầu tìm tin chuyên nghiệp  với CSDL lớn hàng trăm nghìn đến hàng triệu biểu ghi. Cung cấp đầy đủ thông tin và các chức năng tương tác giữa độc giả và thư  viện: thông tin độc giả, tình trạng tài liệu, đặt mượn… Cung cấp khả năng tra cứu liên thư viện mạnh mẽ, có khả năng tìm kiếm đồng  thời trên hàng trăm thư viện. Quản lý lưu thông Trợ giúp thực hiện việc quản lý các bộ sưu tập trong thư viện một cách tiện  lợi, công bằng và hợp lý. Nó bao gồm việc lưu thông của các sưu tập thông  thường cũng như các sưu tập nghe nhìn đa phương tiện và các dạng mô hình  trực quan, tài liệu mượn từ thư viện khác và quản lý bàn tài liệu đặt trước. Tự động hoá việc lưu thông tài liệu với các chức năng: cho mượn, nhận trả, gia  hạn, phạt và thu phí mượn tài liệu, quản lý thực hiện các chính sách cho mượn. Dễ dàng sử dụng với giao diện windows, dễ thực hiện các chức năng, có khả  năng mở nhiều cửa sổ chức năng một lúc. Thiết lập và thông báo thời gian mở cửa theo định kỳ hoặc đột xuất Thực hiện chức năng bảo trì hồ sơ độc giả và đầu mục, cho phép cập nhật thời  gian thực tình trạng của độc giả và tài liệu Thiết lập các chính sách cho mượn theo ma trận các điều kiện từ đơn giản đến  chi tiết theo đặc thù của thư viện thỏa mãn mọi yêu cầu quản lý. Quản lý tài khoản độc giả, cho phép ghi nhận tự động các khoản phạt phát sinh,  ghi nhận các khoản phí dịch vụ, cho phép ghi nhận các khoản trả trước hoặc  đặt cọc Tích hợp dễ dàng với các thiết bị in, quét mã vạch, thẻ nhựa, thiết bị công nghệ  từ tính và RFID. Quản lý bổ sung Quản lý thông tin về các nguồn quỹ với nhiều loại tiền tệ khác nhau Lập đơn đặt tài liệu: lập danh mục tài liệu, chọn nhà cung cấp… Theo dõi hiện trạng nhận tài liệu: có các nhật ký chi tiết về việc nhận từng bản  tài liệu. Quản lý nhật ký giao dịch thanh toán, cập nhật tình trạng nguồn quỹ Quản lý ấn phẩm định kỳ Quản lý bổ sung ấn phẩm nhiều kỳ: đặt, nhận và đăng ký cập nhật từng số của  ấn phẩm Tuân thủ Holding Marc Tiêu chuẩn mô tả về vốn tư liệu cho ấn phẩm định kỳ. 5
  6. Tự động sinh các bản ghi cho mỗi kỳ phát hành căn cứ vào mô tả qui tắc phát  hành theo tiêu chuẩn Cho phép thêm các số phát hành đặc biệt Quản lý nhận ấn phẩm và thanh toán cho đơn đặt hàng   4. Thư viện số 5. Kipos – tích hợp trực tiếp với các thiết bị tự động hóa KIPOS tích hợp trực tiếp với các thiết bị  tự  động hóa như  máy in/quét mã vạch, thẻ  nhựa, thiết bị công nghệ RFID,… phát huy tối đa công năng của thiết bị để giảm thiểu   các thao tác của cán bộ thư viện. Hướng đến mô hình thư viện hiện đại, không thể không nhắc đến việc ứng dụng các  thiết bị tự động hóa trong thư viện. Nếu như trước đây, thư  viện thường chỉ quản lý  nguồn tài nguyên một cách thủ công, truyền thống thì giờ đây, các thiết bị tự động hóa   chính là công cụ đắc lực hỗ trợ thư viện quản lý nguồn tài nguyên, giúp thư viện tiết   kiệm thời gian cũng như chi phí và mang lại kết quả có độ chính xác cao. 6. KIPOS với công nghệ mã vạch Thư viện của bạn có hàng ngàn đầu sách và bạn gặp khó khăn trong việc quản lý? Các   thao tác làm việc thủ công khiến bạn gặp rắc rối trong ghi chép, tỷ lệ sai sót nhầm lẫn  cao, tốn nhiều thời gian và chi phí? Bạn cần một giải pháp giúp tiết kiệm thời gian  làm việc và tăng độ  chính xác? Công nghệ  mã vạch ­ một trong các công nghệ  nhận  dạng và thu thập dữ  liệu tự  động sẽ  giúp bạn giải quyết bài toán trên. Đối với thư  viện, sử  dụng công nghệ  mã vạch cho việc quản lý là một nhu cầu tất yếu. Phần  mềm quản lý thư  viện KIPOS có khả  năng tích hợp công nghệ  mã vạch thông minh.   Nhờ đó, việc quản lý nguồn tài nguyên trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. 6
  7. KIPOS   Client   được   xây   dựng   bằng  công nghệ Windows form, dễ dàng tích  hợp với các thiết bị  ngoại vi của máy  tính nghiệp vụ  như  máy in, máy quét,  máy   scan....Theo   nhịp   phát   triển   của  công nghệ số, các loại máy in mã vạch  ngày  càng  đa   dạng  và  hiện  đại hơn.   KIPOS có khả  năng tích hợp trực tiếp  với   nhiều   loại   máy   in   mã   vạch   phổ  biến   hiện   nay   như   Godex,   Toshiba,   Zebra....  KIPOS ­ Tích hợp máy in mã vạch KIPOS cho phép thư viện dễ dàng thiết kế mẫu in mã vạch và nhãn gáy sách. Người  dùng có thể tùy chỉnh bố cục và nội dung của mẫu in sao cho phù hợp với nhu cầu của   từng thư viện. Hệ thống sẽ cung cấp cho mỗi tài liệu một mã Barcode, nhãn gáy sách   duy nhất và không bao giờ có sự trùng lặp. Ví dụ: Mẫu in mã vạch, nhãn gáy sách của Đại học Nha Trang: Thư viện ĐH Nha Trang quy định  nhãn mã vạch trên sách cho biết  thông tin thời hạn mượn sách. (Mã vạch có ký tự bắt đầu là số 3:   được mượn 01 tuần, các đầu số  khác mượn trong ngày hoặc đọc  tại chỗ). Thao tác in mã vạch và nhãn gáy sách rất đơn giản và nhanh chóng. Thư  viện có thể  lựa chọn in một hoặc nhiều mã vạch và nhãn dán, KIPOS gần như không giới hạn số  lượng trong mỗi lượt in. 7
  8. B ên cạnh đó, KIPOS – tích hợp trực tiếp với máy in thẻ nhựa, hỗ trợ thư viện thiết kế  và tạo thẻ cho bạn đọc. Để  làm thẻ, bạn đọc chỉ  cần cung cấp một vài thông tin cho   cán bộ thư viện như:  ảnh thẻ, họ và tên, ngày sinh, email, địa chỉ….. Hệ thống sẽ mã  hóa các thông tin đó dưới dạng mã vạch để gắn vào thẻ bạn đọc. Mỗi bạn đọc có một   mã số và mã vạch riêng, giúp cho công tác quản lý chính xác và bảo mật chặt chẽ. KIPOS – tích hợp máy in thẻ nhựa Nhờ sự tích hợp của KIPOS với hệ thống mã vạch, cán bộ thư viện sẽ nhanh chóng và   chính xác đưa ra các dữ liệu mượn/trả sách. Từ đó, có thể dùng máy quét mã vạch gọi   ra biểu ghi của một cuốn sách đang cầm trong tay, biết được các thông tin về  cuốn  sách như  cuốn sách có được phép mượn về  hay không?, từ  trước đến nay đã có bao   nhiêu bạn đọc sử dụng,…. Nếu tiếp cận cơ sở dữ liệu bằng mã vạch ghi trên thẻ của   một bạn đọc nào đó, cán bộ  thư viện có thể nhanh chóng biết được lịch sử  mượn tài   liệu của bạn đọc, tài liệu nào chưa trả  và đã quá hạn để  nhắc nhở  và quyết định có  tiếp tục cho mượn những cuốn khác hay không.... Với máy quét mã vạch, thao tác  mượn trả  tài liệu nhanh gọn và chính xác hơn, không mất nhiều thời gian cũng như  công sức của thủ thư và độc giả. Khi bạn đọc muốn mượn một tài liệu nào đó, thay vì  phải mất công ghi phiếu yêu cầu, độc giả chỉ cần đưa thẻ thư viện và tài liệu đó cho  thủ thư. Sau đó, cán bộ thư viện sẽ đưa phần mã vạch in trên thẻ và tài liệu qua máy   quét mã vạch để hoàn tất thủ tục mượn/trả. 8
  9. 7. KIPOS – tích hợp với các thiết bị  mượn/trả  tự  động và hệ  thống an   ninh nhờ công nghệ RFID. Công nghệ RFID đang trở thành một công nghệ được nhiều thư viện trên thế giới sử  dụng nhằm nâng cao hoạt động thư  viện. Đây là một công nghệ mới tiên tiến hơn so   với công nghệ  mã vạch đang được sử  dụng hiện nay. Mỗi tài liệu cần quản lý sẽ  được dán một thẻ RFID. Trong thẻ RFID chứa các thông tin về đối tượng mà nó được  dán lên. Khác với công nghệ mã vạch, thông tin lưu trên mỗi mã vạch chỉ có duy nhất  một thông tin đó là số đăng ký cá biệt của tài liệu hoặc số nhận dạng tài liệu. Thông   tin lưu trên các thẻ RFID có thể là số hiệu biểu ghi, nhan đề tài liệu, tác giả, số đăng  ký cá biệt, tùy thuộc vào mục đích quản lý tài liệu của thư  viện và khả  năng lưu trữ  của thẻ. KIPOS hỗ  trợ  giao thức SIP2 cho phép hệ  thống giao tiếp trực tiếp với các thiết bị  mượn trả và hệ thống an ninh chống trộm công nghệ RFID để thực hiện giao dịch tự  động mượn/trả và đảm bảo an ninh thư viện. Thiết bị mượn/trả sách tự động cho phép người dùng làm thủ  tục mượn/trả  trực tiếp   tài liệu trên máy với những thao tác đơn giản, phù hợp với các qui tắc do thư viện xác   lập mà không cần can thiệp bởi bất kỳ  thủ thư  nào. Khi muốn mượn hoặc trả  sách  qua máy, hệ  thống sẽ  yêu cầu người dùng xác nhận tài khoản thư  viện (mã số, mật   khẩu), sau đó thông tin mượn trả  tài liệu được ghi nhận, đảm bảo an toàn và chính   xác.  KIPOS đã ứng dụng thành công công nghệ RFID trong thiết bị mượn trả sách tự động  tại thư viện Đại học Nha Trang – thư viện hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài thiết bị tự giao dịch mượn/trả sách, KIPOS còn tích hợp với máy nhận trả sách  24/7. Máy sẽ  giúp người dùng trả  sách bất kỳ  thời gian nào, không lệ  thuộc vào giờ  làm việc của nhân viên thư viện.  Khả  năng tích hợp trực tiếp với các thiết bị  tự động hóa của phần mềm quản lý thư  viện KIPOS mang lại cho thư viện rất nhiều lợi ích. Đây là giải pháp hữu hiệu cho các  thư  viện trường học nhằm nâng cao hiệu quả  hoạt động của thư  viện, giảm các sai  sót trong quá trình thao tác và rút ngắn thời gian quản lý. III. THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI CÓ THỂ ỨNG DỤNG VÀO THƯ VIỆN ĐẠI  HỌC TÀI CHÍNH ­ MARKETING Kiosk mượn tài liệu 24h (Lending Library): là tủ kiosk thư viện lưu động, cho phép chứa  tối đa tới 500 tài liệu, phục vụ việc tự mượn sách của bạn đọc. Kiosk này được kết nối  trực tiếp tới phần mềm thư viện và cập nhật tức thời (real­time) các giao dịch của bạn  9
  10. đọc vào CSDL trung tâm. Trong xu hướng  tăng cường phục vụ bạn đọc, hướng tới  người dùng của các thư viện hiện nay, sản  phẩm này sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp  các thư viện có thể kết nối và phục vụ bạn  đọc không chỉ trong khuôn viên tòa nhà thư  viện, mà còn giúp vươn tới các phạm vi bên  ngoài bao gồm ký túc xá, giảng đường, các  khu vui chơi… Tính năng  ­ Thuận tiện cho việc đăng ký mượn mượn  các loại tài liệu, đĩa... tại bất cứ đâu, bất cứ  thời điểm nào trong ngày ­ Bạn đọc có thể yêu cầu lấy biên lai thông  tin mượn tài liệu sau khi giao dịch ­ Dễ sử dụng, với giao diện sử dụng dạng nút nhấn và quét thẻ bạn đọc ­ Tuỳ chọn sử dụng đầu đọc thẻ Barcode hoặc RFID ­ Lưu trữ tối đa lên tới 500 tài liệu/kiosk ­ Lưu được các loại tài liệu khác nhau như sách, tạp chí bìa cứng, DVD... ­ Sử dụng giao thức SIP2 để kết nối tới Hệ thống phần mềm quản lý thư viện ­ Kết nối mạng dây hoặc wifi ­ Có bánh xe, dễ di chuyển 10
  11. Video hướng dẫn TÀI LIỆU THAM KHẢO http://www.hiendai.com.vn http://www.idtvietnam.vn/vi#block­views­node­function­block http://kipos.vn/ 11
nguon tai.lieu . vn