Xem mẫu

  1. Công cụ tài chính thường gặp ( Bình chọn: 6    ­­  Thảo luận: 0 ­­  Số lần đọc: 4553) Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ tài chính để: (i) phòng ngừa các rủi ro tài chính; (ii) tạo ra thu nhập; (iii) tiết kiệm chi phí; và (iv) huy động vốn. Công cụ tài chính có thể được phân chia thành nợ (là khoản vay nhà đầu tư cung cấp cho doanh nghiệp) hoặc vốn cổ phần (thể hiện quyền sở hữu đối với doanh nghiệp). Cổ phiếu Cổ phiếu là công cụ tài chính doanh nghiệp có thể sử dụng để huy động vốn. Cổ phiếu thể hiện quyền sở hữu một phần doanh nghiệp. Tài trợ tài chính cho doanh nghiệp thông qua phát hành và bán cổ phiếu được gọi là tài trợ vốn cổ phần. Tài trợ vốn cổ phần thường được sử dụng cho các dự án đầu tư dài hạn như xây dựng nhà máy mới, hay phát triển thị trường mới ở nước ngoài. Doanh nghiệp có thể huy động vốn tài trợ cổ phần với hình thức đơn lẻ, cá nhân (private placement) hoặc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering-IPO). Cổ phiếu có 2 loại phổ biến: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi (preferred stock), còn gọi là cổ phần ưu đãi, được ưu tiên phân bổ cổ tức và tài sản trước cổ phiếu phổ thông (common stock). Trong một số trường hợp, cổ phiếu ưu đãi còn có các quyền bỏ phiếu đặc biệt hơn so với cổ phiếu phổ thông như được quyền bỏ phiếu với các quyết định hợp nhất và mua lại, hay được quyền từ chối mua cổ phần đầu tiên (khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền mua thêm với số lượng tối đa trước khi từ chối và nhường quyền mua cho người nắm giữ cổ phiếu phổ thông). Trái phiếu/ Trái phiếu chuyển đổi Trái phiếu (bond) là một loại chứng khoán nợ. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có nghĩa vụ thanh toán cho người nắm giữ trái phiếu cả gốc và lãi vay. Đôi khi, doanh nghiệp phát hành còn có nghĩa vụ cung cấp cho người nắm giữ trái phiếu một số thông tin nhất định về hoạt động doanh nghiệp và chấp nhận giới hạn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp. Trái phiếu được phát hành với kỳ hạn cố định và thường lớn hơn 1 năm. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) là loại trái phiếu với các điều kiện xác định cho phép chuyển đổi khoản vay thành cổ phần. Theo Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ban hành ngày 19/5/2006, Chính phủ quy định: Trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng, các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng. Các loại mệnh giá của trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định cho từng đợt phát hành… Trái phiếu doanh nghiệp được tự do chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế hoặc sử dụng để chiết khấu, thế chấp, cầm cố trong các quan hệ tín dụng theo quy định hiện hành của pháp luật. Doanh nghiệp không được sử dụng trái phiếu do chính doanh nghiệp phát hành đế chiết khấu, thế chấp, cầm cố trong các quan hệ tín dụng… Doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi có đủ các điều kiện sau: Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán, Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi, Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua… Tại thời điểm thực hiện chuyển đổi trái phiếu, giá cổ phiếu biến động vượt quá biên độ biến động giá cổ phiếu được công bố khi phát hành trái phiếu, chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu cho phù hợp… Quyền chọn mua cổ phần Quyền chọn mua cổ phần (stock option) là hợp đồng về quyền, không phải nghĩa vụ, của người nắm giữ được mua (call) hoặc bán (put) cổ phần với một mức giá định trước trong khoảng thời gian xác định. Đề nghị quyền mua cổ phần như một phần quyền lợi của nhân sự đảm nhiệm vị trí quản lý chủ chốt là điều khoản được các công ty Mỹ áp dụng phổ biến trong hợp đồng lao động. Điều khoản này cho phép nhân sự quản lý mua mộ t số lượng cổ phần định trước của doanh nghiệp họ đang phục vụ. Thông thường, quyền mua này không được phép thực hiện ngay. Nhân sự quản lý được phép mua một số lượng cổ phần nhất định sau mỗi năm phục vụ doanh nghiệp. Hoặc quyền mua cổ phần chỉ được phép thực hiện sau khi nhân sự quản lý đã phục vụ doanh nghiệp một số năm tối thiểu. Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp, quyền mua này có thể được giao dịch hoặc không; thời gian hiệu lực của quyền mua là hữu hạn hoặc vô hạn v.v…
  2. Giá mua cổ phần được xác định trước. Mức giá có lợi nhất cho các nhân sự chủ chốt là mức thấp hơn giá trị thị trường hiện tại của cổ phần doanh nghiệp. Khi đó, quyền mua cổ phẩn ngay lập tức có giá trị thương mại, đặc biệt khi quyền mua được phép thực hiện ngay. Giá mua cổ phần công bằng hơn cho cả doanh nghiệp và nhân sự quản lý là mứ c giá được xác định cao hơn giá trị thị trường hiện tại của cổ phần doanh nghiệp, với một tỉ lệ hợp lý. Khi đó, quyền mua cổ phần chỉ có giá trị khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc các nhân sự chủ chốt hưởng lợi khi làm tốt công việc của mình. Miêu tả tóm tắt một số công cụ tài chính Nhóm tài  Công cụ tài chính s Phái sinh trên thị ả Chứng khoán Các loại tiền mặt Phái sinh trên thị trường chính trường OTC khác n thức Hợp đồng tương Hoán đổi lãi suất lai với trái phiếu (interest rate swap) (bond futures) Nợ dài Quyền chọn với Quyền chọn lãi suất hạn (> 1 Trái phiếu (bond) Vay (loan) hợp đồng tương lai năm) (interest rate option) với trái phiếu (option on bond futures) Nợ ngắn Tín phiếu (bill), giấy Tiền gửi (Deposit) Hợp đồng tương Thỏa luận lãi suất kỳ hạn (
nguon tai.lieu . vn