Xem mẫu

Xã hội học số 1 - 2007 25 CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỚI CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Nguyễn Hải Hữu 1. Quan niệm về công bằng xã hội trong chính sách Bảo trợ xã hội Quan niệm về công bằng xã hội trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách Bảo trợ xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thế nào cho phù hợp và được đông đảo người dân chấp nhận đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Để đưa ra được một quan niệm hợp lý, trước hết cần thống nhất khái niệm về Bảo trợ xã hội. Hiện nay có khá nhiều quan niệm về Bảo trợ xã hội do các tổ chức Quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB); Ngân hàng phát triển châu á (ADB), Cơ quan phát triển quốc tế Anh Quốc (DFID); Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Hầu hết các tổ chức này đều đưa ra khái niệm Bảo trợ xã hội với nội hàm rất rộng tương tự như nội hàm về an sinh xã hội. Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, Bảo trợ xã hội ở thường được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Bảo trợ xã hội theo nghĩa rộng nó có khái niệm, nội hàm và vai trò giống như an sinh xã hội; còn Bảo trợ xã hội theo nghĩa hẹp (truyền thống) là hệ thống cơ chế, chính sách và các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng xã hội nhằm trợ giúp và bảo vệ những đối tượng yếu thế, thiệt thòi trong cuộc sống (còn gọi chung là đối tượng xã hội) ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Bảo trợ xã hội theo nghĩa hẹp này không có đầy đủ chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro cho tất cả các thành viên trong xã hội. Độ bao phủ của nó chỉ giới hạn trong phạm vi các đối tượng xã hội chứ không phải hướng tới tất cả các thành viên trong xã hội và hoạt động của nó mang nặng tính bị động đối phó với rủi ro hơn là chủ động phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Dựa vào cách phân chia Bảo trợ xã hội theo nghĩa rộng và hẹp nêu trên, trong phạm vi nghiên cứu của chủ đề này, chúng tôi giới hạn Bảo trợ xã hội theo nghĩa hẹp và sử dụng khái niệm sau: “Bảo trợ xã hội là hệ thống các chính sách, chế độ, hoạt động của chính quyền nhà nước các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm mục tiêu giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và có cơ hội hòa nhập cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần đảm bảo ổn định và công bằng xã hội”1 - Đối tượng của chính sách Bảo trợ xã hội: Theo khái niệm nêu trên đối tượng của chính sách Bảo trợ xã hội là những người yếu thế gặp nhiều thiệt thòi khó khăn trong cuộc sống như: Người già cô đơn, người từ 90 tuổi trở lên không có nguồn thu nhập; Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Người tàn tật không còn khả năng lao động; Những người gặp rủi ro bởi thiên thiên tai bão lũ, lụt, hạn hán. Từ năm 2007 có thể bổ sung thêm một số đối tượng như : Người từ 85 tuổi trở lên không có nguồn thu nhập; Phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi ...Tóm lại họ là nhóm người yếu thế trong cuộc sống và cần sự trợ giúp của cộng đồng xã hội và Nhà nước. - Quan điểm về xây dựng và thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội Chính sách bảo trợ xã hội cho các đối tượng yếu thế chủ yếu mang tính chất trợ giúp một phần để cùng các gia đình khắc phục rủi ro, bảo đảm mức sống tối thiểu cho các đối 1 Thuật ngữ Lao động Thương binh Xã hội. Nxb Lao động Xã hội. 1999. Trang 54. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 26 Công bằng xã hội với chính sách Bảo trợ xã hội... tượng Bảo trợ xã hội hay nói cách khác là bảo đảm an toàn cuộc sống cho họ, không để họ rơi vào tình trạng bần cùng hóa. Trợ giúp xã hội được thực hiện bằng hai hình thức là trợ giúp hàng tháng (thường xuyên) và trợ giúp đột xuất; có thể trợ cấp bằng tiền, bằng hiện vật hoặc hình thức hỗ trợ khác, tuỳ theo tính chất rủi ro và nhu cầu trợ giúp của từng nhóm đối tượng. Chế độ trợ giúp, trợ cấp xã hội cho các đối tượng Bảo trợ xã hội phải dựa vào mức độ khó khăn, nhu cầu trợ giúp, độ tuổi của từng nhóm đối tượng; Thực hiện theo nguyên tắc hướng vào nhu cầu và mức độ khó khăn; Người khó khăn nhiều mức trợ cấp, trợ giúp cao người khó khăn ít hơn, không áp dụng cơ chế bình quân, bào đảm sự công bằng trong chính sách Bảo trợ xã hội - Quan niệm về công bằng xã hội trong xây dựng và thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Vấn đề công bằng trong chính sách Bảo trợ xã hội trước hết thể hiện quan niệm của một giai cấp, của đông đảo quần chúng nhân dân về sự công bằng nội tại trong hệ thống chính sách Bảo trợ xã hội và sự công bằng giữa chính sách Bảo trợ xã hội với các chính sách an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Từ cách đặt vấn đề như trên, quan niệm về công bằng trong việc thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội phải đáp ứng được các yêu cầu sau: (i) Hướng tới và bao phủ tất cả các đối tượng Bảo trợ xã hội; Tất cả đối tượng khó khăn gặp nhiều thiệt thòi trong cuộc sống đều được trợ giúp phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của đất nước (ii) Đảm bảo mức sống tối thiểu cho các đối tượng Bảo trợ xã hội; không để bất cứ đối tượng bảo trợ xã hội nào rơi vào tình cảnh bần cùng hóa (iii) Bảo đảm sự hợp lý trong các chế độ trợ cấp, trợ giúp giữa các nhóm đối tượng; người khó khăn nhiều, nhu cầu trợ giúp cao hơn được trợ giúp nhiều hơn, không áp dụng cơ chế bình quân chủ nghĩa. (iv) Tạo cơ hội và năng lực cho các đối tượng hòa nhập cuộc sống cộng đồng; Việc trợ giúp xã hội phải lấy mục tiêu hàng đầu là tạo cho đối tượng Bảo trợ xã hội những cơ hội và năng lực cần thiết để tự họ vươn lên hòa nhập cuộc sống cộng đồng (v) Bảo đảm sự hài hòa giữa chính sách Bảo trợ xã hội với các chính sách Bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công và chính sách tiền lương. Điểm mấu chốt của sự hài hòa này là sự hài hòa của các mức chuẩn. (vi) Bảo đảm sự hài hòa giữa chính sách Bảo trợ xã hội với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của dân cư; để duy trì mối quan hệ tương đối bình đẳng hoặc bất bình đẳng ở mức vừa giữa các nhóm dân cư, đó là sự bất bình đẳng chấp nhận được. 2. Nội dung công bằng trong chính sách bảo trợ xã hội Công bằng trong chính sách Bảo trợ xã hội được xem xét trên hai phương diện đó là công bằng tương đối và công bằng tuyệt đối. (i) Công bằng tương đối: Sự công bằng tương đối thể hiện trên góc độ chủ yếu sau đây: - Trước hết phải chấp nhận công bằng tương đối tức là có sự chênh lệch về thu nhập, mức sống và tài sản ( bao gồm cả bất động sản tiền vốn) giữa đối tượng bảo trợ xã hội và người nghèo với các nhóm dân cư khác, vì những người có tri thức, có tài sản, có tiền vốn họ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh họ có quyền được nhận phần thu nhập lớn hơn người không Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Nguyễn Hải Hữu 27 có tài sản, tiền vốn; điều này hoàn toàn phù hợp với sự đa dạng hóa về cơ chế phân phối thu nhập đó là phân phối theo theo lao động, trí thức, tài sản và tiền vốn. tức là vẫn khuyến khích người dân làm giàu và chấp nhận có một bộ phận dân cư nghèo tương đối trong đó có nhóm đối tượng bảo trợ xã hội. - Thứ hai sự công bằng tương đối còn thể hiện ở sự khác biệt về chế độ trợ cấp, trợ giúp giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế, thậm chí giữa các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển khác nhau. Trong những năm qua ở nước ta Chính phủ chỉ quy định mức trợ cấp xã hội tối thiểu, còn mức trợ cấp, trợ giúp cụ thể Chính phủ giao cho Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. - Thứ ba, sự công bằng tương đối còn thể hiện ở sự hài hòa giữa chính sách Bảo trợ xã hội với các chính sách Bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công và chính sách tiền lương. Điểm mấu chốt để xem xét sự hài hòa này chính là xem xét mối tương quan giữa các "mức chuẩn" chính sách người có công, mức chuẩn trợ cấp xã hội, mức chuẩn Bảo hiểm xã hội. Về nguyên tắc không có sự cào bằng 3 mức chuẩn này song cũng không có sự cách biệt quá lớn. Các đối tượng có sự đóng góp, cống hiến khác nhau sẽ được hưởng lợi khác nhau, nhưng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự chênh lệch giữa các mức chuẩn này cũng phải có giới hạn hợp lý. Giới hạn này có mối quan hệ chặt chẽ với khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nhóm giàu và nhóm nghèo; làm sao để giới hạn này nằm trong khoảng tương đối bình đẳng hoặc bất bình đằng vừa, không nên để giới hạn khoảng cách chênh lệch này trong khoảng bất bình lớn (ii) Công bằng tuyệt đối: Chính sách trợ giúp xã hội là hệ thống thể chế, cơ chế, giải pháp của Nhà nước và cộng đồng xã hội hướng vào đối tượng bảo trợ xã hội những người không gặp may mắn trong cuộc sống và thường không có khả năng tự bảo đảm về mặt kinh tế cho cuộc sống cá nhân của họ. Sự công bằng tuyệt đối trong việc xây dựng và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thể hiện trên 3 góc độ: - Thứ nhất là công bằng trong xây dựng và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thể hiện ở việc từng bước hướng tới bao phủ toàn bộ các đối tượng bảo trợ xã hội, tức là các đối tượng thật sự khó khăn, có nhu cầu trợ giúp; không để "lọt lưới" đối tượng bảo trợ xã hội, nhưng cũng không để "rò rỉ" vào hệ thống này các đối tượng chưa thật sự khó khăn, còn khả năng tự lực về kinh tế. Để từng bước hướng tới bao phủ toàn bộ các đối tượng bảo trợ xã hội, cần có tiêu chí, cơ chế xác định các đối tượng Bảo trợ xã hội hợp lý; mặt khác cũng phải thường xuyên rà soát, xem xét việc xuất hiện các đối tượng Bảo trợ xã hội mới do quá trình phát triển kinh tế- xã hội nẩy sinh. Vì rằng kinh tế thị trường càng phát triển thì phân hóa giàu nghèo càng có xu hướng gia tăng và trong bối cảnh hội nhập toàn cầu cũng làm nảy sinh nhiều vẫn đề xã hội bức xúc trong đó có các đối tượng bảo trợ xã hội mới. - Thứ hai là thể hiện ở việc phải bảo đảm mức sống tối thiểu của đối tượng bảo trợ xã hội thông qua chính sách trợ cấp xã hội và chính sách trợ giúp về y tế, giáo dục... Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể chấp nhận tình trạng "người ăn không hết kẻ lần không ra" tức là không có thành viên xã hội nào dù họ là ai phải lâm vào tình trạng bần cùng hóa. Nhà nước và cộng đồng xã hội có trách nhiệm chia sẻ khó khăn và giúp đỡ các đối tượng Bảo trợ xã hội. Việc xác định mức sống tối thiểu đỏi hỏi phải xuất phát từ nhu cầu chi tiêu tối thiểu của dân cư nói chung và chế độ trợ cấp xã hội phải xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của từng nhóm đối tượng Bảo trợ xã hội để họ duy trì cuộc sống, đó là mức bảo đảm những nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người, bảo đảm quyền được sống của con người, dưới mức đó họ sẽ lâm vào tình trạng bần cùng hóa và không được coi là con người . Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 28 Công bằng xã hội với chính sách Bảo trợ xã hội... Mức sống tối thiểu là căn cứ quan trọng nhất để thiết kế chế độ trợ cấp và trợ giúp xã hội do vậy phải được tính toán một cách khoa học và phải thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức sống trung bình của dân cư. Thông thường mức sống tối thiểu dao động trong khoảng 1/2 đến 1/3 mức sống trung bình của dân cư, tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Kinh tế tăng trưởng khoảng 1% thì chỉ số giá cả tăng khoảng 0,4- 0,7%. Còn giá cả tiêu dùng tăng 1% thì mức sống tối thiểu tăng khoảng 0,71%2. - Thứ ba là công bằng xã hội của hệ thống chính sách Bảo trợ xã hội thể hiện trong việc giúp đỡ và tạo cơ hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội còn năng lực nhất định các cơ hội hòa nhập cuộc sống cộng đồng thông qua các chính sách dạy nghề, tạo việc làm, chỉnh hình phục hồi chức năng, tức là tạo cho họ năng lực, từng bước xoá bỏ các rào cản về mặt nhận thức xã hội, tiếp cận dịch vụ xã hội, tiếp cận giao thông, và công nghệ thông tin bình đẳng như những người bình thường khác. 2 Theo tính toán của Ngân hàng thế giới qua số liệu khảo sát ở 36 quốc gia. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Nguyễn Hải Hữu 29 3. Các chỉ số đánh giá: Việc đánh giá mức độ công bằng trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách Bảo trợ xã hội phải được phải được tiếp cận từ góc độ quyền con người và quyền được bảo vệ của các thành viên trong xã hội và mối quan hệ với phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia trong từng thời kỳ cụ thể. Từ cách lập luận trên có thể xây dựng và đánh giá công bằng xã hội của hệ thống chính sách Bảo trợ xã hội thông qua 3 nhóm chỉ số cơ bản sau: - Chỉ số bao phủ: Chỉ số bao phủ nhằm đo lường bao nhiêu phần trăm đối tượng bảo trợ xã hội được tham gia hệ thống chính sách trợ giúp xã hội . Mục tiêu của hệ thống trợ giúp xã hội là hướng tới bao phủ toàn bộ đối tưởng Bảo trợ xã hội. công thức tính như sau: C tgxh = P tgxh : P btxh Trong đó: C tgxh là chỉ số bao phủ của hệ thống trợ giúp xã hội P tcxh số người được trợ cấp xã hội, trợ giúp P là tổng đối tượng bảo trợ xã hội Để đánh giá chỉ số này một cách khách quan, trung thực đòi hỏi phải quản lý thật chắc các đối tượng Bảo trợ xã hội tại cộng đồng thông qua việc xác định đúng số đối tượng có nhu cầu trợ giúp, đó là những nhu cầu thực sự, phù hợp với tiêu chí xác định chứ không phải chỉ là sự mong muốn, và nắm chắc số đối tượng được trợ cấp xã hội và trợ giúp hàng năm, trong đó số được trợ cấp xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất. - Chỉ số tác động: Chỉ số tác động nhằm đo lường mức độ tác động đến cuộc sống của những người tham gia hệ thống trợ giúp xã hội, xét về mặt lý thuyết chỉ số này dao động từ 0 đến bội số K nào đó, nhưng trên thực tiễn ở nước ta hiện nay nó luôn luôn nhỏ hơn 1. Chỉ số này cũng được tính bằng cách so sánh tiền trợ cấp bình quân cho các đối tượng bảo trợ xã hội và trợ giúp khác ngoài trợ cấp như chi phí bảo hiểm y tế, giáo dục... với mức chi tiêu bình quân của dân cư trong một tháng. Chỉ số này có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán chế độ trợ cấp nhằm bảo vệ các đối tượng bảo trợ xã hội có được mức sống ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng đồng dân cư , giảm thiểu bất bình đẳng xã hội. Việc đặt ra mục tiêu giảm bất bình đẳng xã hội, bảo đảm mức sống của các đối tượng bảo trợ xã hội tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước. Chỉ số này còn có ý nghĩa làm cơ sở cho việc điều chỉnh mức chuẩn và các mức trợ cấp xã hội cho phù hợp với từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội. Công thức tính như sau: Ip y = TCjy : MS y Trong đó: Ipj y là chỉ số tác động năm thứ y TCj y là mức trợ cấp, trợ giúp trung bình năm thứ y MS y là mức sống trung bình dân cư năm thứ y. - Chỉ số tài chính: Chỉ số tài chính được coi là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá về công bằng xã hội trong thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội; chỉ số này đo lường nguồn tài chính mà chính phủ dành cho các đối tượng bảo trợ xã hội chiếm bao nhiêu phần trăm so với GDP hoặc Ngân sách của Chính phủ. Đối với một số nước tính toán được chỉ số này thì riêng Ngân sách dành đối tượng xã hội chiếm khoảng 4- 5% chi tiêu của Chính phủ hoặc 1-2% GDP. Đối với nước ta con số này quá nhỏ và khó tính toán, vì cơ chế phân bổ tài Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn