Xem mẫu

  1. ĐƯỜNG BÁC HỒ ĐI CỨU NƯỚC Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th­ viÖn Quèc gia ViÖt Nam Tr×nh Quang Phó §­êng B¸c Hå ®i cøu n­íc / Tr×nh Quang Phó tuyÓn chän, b.s. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2015. - 676tr. ; 21cm 1. Hå ChÝ Minh, L·nh tô C¸ch m¹ng, chÝnh trÞ gia, 1890-1969, ViÖt Nam 2. LÞch sö 3. Ho¹t ®éng c¸ch m¹ng 959.704092 - dc23 CTH0317p-CIP . 4
  2. HÀNH TRANG RA ĐI TÌM ... LỜI NHÀ XUẤT BẢN Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, vì độc lập và tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng, sớm được tiếp thu những tư tưởng yêu nước tiến bộ, Người đã bôn ba khắp năm châu tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Người đã sớm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết cách mạng vô sản vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta, sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng, tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân ta, là tấm gương sáng để nhân dân ta phấn đấu học tập và noi theo. Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7-11-2006 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong những năm qua, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đã trở thành một phong trào sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, đạt hiệu quả tích cực và đóng góp thiết thực đối với công tác xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. 5
  3. ĐƯỜNG BÁC HỒ ĐI CỨU NƯỚC Cuốn sách Đường Bác Hồ đi cứu nước được GS.TS. Trình Quang Phú tuyển chọn và biên soạn từ nhiều tác phẩm và bài báo viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh được kết cấu thành hai phần: Phần I: Đường Bác Hồ đi cứu nước khái quát những sự kiện về gia đình, tuổi thơ của Bác, con đường Bác bôn ba khắp năm châu để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc khỏi ách nô lệ, sáng lập Đảng ta và lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phần II: Theo Bác đi kháng chiến trình bày những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" vô cùng khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ vừa mới được thành lập trước vòng vây của các nước đế quốc, thực dân và sự chống phá của các thế lực thù địch. Nội dung cuốn sách gồm nhiều câu chuyện có khi được tác giả kể lại, có khi được kể lại bởi chính người trong cuộc với những tình cảm rất chân thành, sâu sắc, những kỷ niệm không thể nào quên, nhờ đó Bác Hồ của chúng ta thật gần gũi, giản dị và thân thiết như vị Cha già của dân tộc nhưng cũng là vị lãnh tụ thật lớn lao, vĩ đại khiến cả kẻ thù phải kính phục. Ngôn từ của cuốn sách giản dị, câu chuyện hấp dẫn, gần gũi, nội dung sâu sắc, cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị thiết thực để bạn đọc tiếp tục tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong quá trình biên soạn, với nguồn tư liệu hết sức phong phú viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuốn sách khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc để cuốn sách hoàn thiện hơn. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 8 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 6
  4. HÀNH TRANG RA ĐI TÌM ... LỜI GIỚI THIỆU CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP Tác phẩm "Đường Bác Hồ đi cứu nước" là một công trình sưu tập, biên soạn công phu. Tôi hoan nghênh Tiến sĩ Trình Quang Phú đã có nhiều cố gắng tuyển chọn và biên soạn thành công tác phẩm này. Mong quyển sách "Đường Bác Hồ đi cứu nước" sẽ góp thêm với bạn đọc, nhất là các bạn trẻ những tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hà Nội, Mùa Thu 2002. Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP 7
  5. ĐƯỜNG BÁC HỒ ĐI CỨU NƯỚC 8
  6. HÀNH TRANG RA ĐI TÌM ... HÀNH TRANG RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA BÁC HỒ* PHẠM VĂN ĐỒNG H ồ Chí Minh là người suốt đời phấn đấu vì một lý tưởng cao đẹp, từ ngày ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911) trở thành nhà hoạt động cách mạng kiên cường và bền bỉ cho đến hơi thở cuối cùng (2-9-1969), đưa đất nước và dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với con người Hồ Chí Minh, là biểu tượng, tấm gương sáng, niềm tự hào của các thế hệ Việt Nam không ngừng đoàn kết phấn đấu thực hiện nguyện vọng thiết tha của cộng đồng dân tộc thời vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh. Tôi bắt đầu cuốn sách về tư tưởng Hồ Chí Minh bằng cách đặt câu hỏi Hồ Chí Minh là ai lúc ra đi tìm đường cứu nước? __________ * Trích Phạm Văn Đồng: Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1998. 9
  7. ĐƯỜNG BÁC HỒ ĐI CỨU NƯỚC Nhiều người đã viết về đề tài này, ở đây tôi chỉ chú ý mấy nét để trả lời câu hỏi vừa được nêu lên. Nói về hành trang của Hồ Chí Minh lúc ra đi thì phải thấy rõ hoàn cảnh gia đình của Hồ Chí Minh, đồng thời phải thấy quê hương của Hồ Chí Minh là tỉnh Nghệ An, từ đó mà thấy một cách đậm nét dấu ấn của gia đình, quê hương, Tổ quốc và dân tộc đối với Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh sau này. Hồ Chí Minh đặc biệt thích thú và quý trọng truyền thống xa xưa của dân tộc, thể hiện một cách giàu đẹp trong lời ăn tiếng nói, trong phong tục tập quán, trong tình làng nghĩa xóm, việc nước gắn với việc nhà: "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", một câu ca dao đậm tính trữ tình cũng như khí phách hùng tráng của dân tộc, đúng là "muôn thuở giang sơn này". Tôi nhấn mạnh những điểm trên bởi lẽ những giá trị văn hóa ngày càng ăn sâu vào con người, tư duy và phong cách của Hồ Chí Minh trong suốt đời hoạt động của mình trải qua biết bao biến đổi và sóng gió. Như mọi người đều biết, Hồ Chí Minh sinh trưởng trong một gia đình trí thức nho giáo, ông bố tuy đậu Phó bảng nhưng không đi theo con đường làm quan như thói thường mà luôn luôn ôm ấp tư tưởng về vận mệnh của đất nước, của dân, chuyên tâm nuôi dạy các con theo chí hướng lớn. Quê hương của Hồ Chí Minh là tỉnh Nghệ An giàu truyền thống phấn đấu kiên cường vì sự nghiệp của nước, của dân. Quê hương bên nội ở làng Sen, bên ngoại ở làng Hoàng Trù, huyện Nam Đàn, đã ghi những dấu ấn sâu sắc trong tâm trí Hồ Chí Minh ngay từ tuổi thơ ấu. Huế, kinh đô triều Nguyễn lúc bấy giờ, cũng là một môi trường đã có những ảnh hưởng tốt đẹp đối với tuổi thiếu niên của Nguyễn Tất Thành. 10
  8. HÀNH TRANG RA ĐI TÌM ... Phải nói thêm rằng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã tận dụng mọi cơ hội để đưa các con đi làm quen với nhiều nơi trên đất nước ta, đó cũng là cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân vật yêu nước thời bấy giờ. Tất cả những điều kể trên dần dần đã làm chín muồi trong tư tưởng và tình cảm của người thanh niên Nguyễn Tất Thành mong muốn mãnh liệt đi tìm con đường cứu nước, cứu dân, nhất định không thể sống cuộc đời mất nước, mất độc lập, tự do. Đó cũng là ý nguyện chung của toàn thể dân tộc và của mỗi người Việt Nam lúc bấy giờ. Nhưng đi đâu? Đi hướng nào? Đi tìm cái gì? Đây cũng là những day dứt, trăn trở trong tâm hồn của người thanh niên yêu nước tuổi đôi mươi. Lúc nhỏ ở quê nhà cũng như lúc học ở Huế, Nguyễn Tất Thành biết khá rõ phong trào Cần Vương, Đông Du, cuộc vận động Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào khởi nghĩa ở nhiều nơi... Người thanh niên Nguyễn Tất Thành với sự nhạy cảm và sự sáng suốt lạ lùng dần dần thấy rõ tất cả những xu hướng cứu nước thời ấy đều không đem lại và không thể đem lại kết quả mong muốn. Sự thật ngày nay chứng minh điều đó. Vậy phải đi tìm con đường khác để tới những chân trời mới. Một điều rất có ý nghĩa là lúc Nguyễn Tất Thành thấy cụm từ tự do, bình đẳng, bác ái, thì cậu muốn biết đằng sau nó có cái gì! Đương nhiên lúc bấy giờ Nguyễn Tất Thành không thể đọc hoặc được nghe nói về những tư tưởng lớn của phương Tây. Vậy thì con đường là đi đến phương Tây đầy bí ẩn với tất cả những triển vọng chưa lường hết được. Sự nghiệp của Hồ Chí Minh bắt đầu từ đây. Vận mệnh lớn của nước, của dân gắn bó mật thiết với một quyết định mà lịch sử đã chứng minh là sáng suốt phi thường. 11
  9. ĐƯỜNG BÁC HỒ ĐI CỨU NƯỚC Từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lên đường theo hướng đã định. Chúng ta thử xem hành trang lúc bấy giờ của Nguyễn Tất Thành có gì? Đó là truyền thống lịch sử 4.000 năm với sức sống mãnh liệt của một dân tộc, kiên trì phấn đấu vượt khó khăn gian khổ, bảo toàn và phát triển bản lĩnh quý báu của mình; truyền thống đoàn kết đấu tranh dựng nước và giữ nước, không ngừng vun đắp sức mạnh của cộng đồng, một lòng tương thân tương ái, cũng như bồi dưỡng nền văn hiến, từ đó mà không ngừng phát triển bản lĩnh dân tộc, sức sống dân tộc, tình cảm dân tộc. Cùng với truyền thống tư tưởng và bản sắc văn hóa Việt Nam, trong hành trang của Nguyễn Tất Thành lúc rời Việt Nam ra đi còn có những thành quả tư tưởng của phương Đông, nhất là của hai nền văn hóa lớn Trung Quốc và Ấn Độ, qua nhiều thế kỷ giao lưu phần nào đã hội nhập vào văn hóa Việt Nam, và được Nguyễn Tất Thành tiếp thu qua giáo dục của gia đình, của nhà trường và cuộc sống xã hội. Đồng thời trong hành trang này còn phải đặc biệt nhấn mạnh những khát vọng lớn, những hoài bão lớn của Nguyễn Tất Thành về tương lai Tổ quốc và dân tộc, là đánh đổ chế độ áp bức, bóc lột thực dân và phong kiến vươn lên xây dựng đất nước, xây dựng xã hội, xây dựng con người tự do, hạnh phúc và văn minh. Toàn bộ hành trang quý báu đó là lẽ sống, là nội tâm, là niềm tự hào và tự tin, là sức mạnh tinh thần kỳ diệu của người thanh niên yêu nước trên con đường chưa thấy bờ bến của mình. Nguyễn Tất Thành rất khôn ngoan khi chọn cái nghề làm bếp trên tàu để có việc làm và cuộc sống hàng ngày, đồng thời để có cơ hội chu du thiên hạ, đi Pháp, đi các nước châu Á, châu Phi, Mỹ latinh, dừng 12
  10. HÀNH TRANG RA ĐI TÌM ... chân ít lâu tại nước Mỹ và nước Anh để rồi về lại nước Pháp. Tại đây một cái tên mới xuất hiện. Nguyễn Ái Quốc gửi bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" đến Tổng thống Mỹ và trưởng đoàn các nước dự Hội nghị Vécxây. Tôi không thể không trích một đoạn có ý nghĩa quan trọng bậc nhất trong bản yêu sách nói trên: "Từ ngày đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều chứa chan hy vọng rằng theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các cường quốc đồng minh tuyên bố với toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của văn minh chống dã man, thì tiền đồ một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định là phải đến với họ". Tiếp theo câu nói trên, Nguyễn Ái Quốc đòi các đại biểu dự hội nghị thừa nhận quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam. Cuộc vận động này của Nguyễn Ái Quốc có tiếng vang ở châu Âu và gây dư luận rộng rãi ở Đông Dương, nhất là ở Việt Nam, lúc bấy giờ. Bức thư gửi Hội nghị quốc tế Vécxây chỉ là một hoạt động bên lề của Nguyễn Ái Quốc, bởi mục tiêu của Nguyễn Ái Quốc là tiếp tục đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Theo hướng này, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động đa dạng và phong phú ở Pari, tiếp xúc rộng rãi với các đảng phái chính trị của nước Pháp và các nhóm chính trị khác nhau của người Việt Nam. Sau cuộc hành trình mấy năm trời qua nhiều châu lục, Nguyễn Ái Quốc có cơ hội vũ trang cho mình những hiểu biết mới về các dân tộc bị áp bức ở rất nhiều nơi trên thế giới, những hiểu biết về các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây: Cái gì ở dưới chân tượng Nữ thần tự do tại Nữu Ước! Cái gì đằng sau cụm từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái! Đồng thời Nguyễn Ái Quốc đã có thời gian tìm hiểu và suy nghĩ về 13
  11. ĐƯỜNG BÁC HỒ ĐI CỨU NƯỚC những tư tưởng lớn của các bậc hiền triết cổ kim Đông Tây, làm giàu thêm tư duy của mình. Giờ đây, trở lại hành trang của Hồ Chí Minh lúc ra đi, tôi thấy cần làm nổi bật biết bao những hiểu biết mới lạ làm giàu thêm hành trang ấy từ phương Đông sang phương Tây, từ các dân tộc bị áp bức đến các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất, từ các nền văn minh cổ xưa đến các nền văn minh hiện đại lúc bấy giờ. Một điều nữa tôi phải đặc biệt nhấn mạnh là những hoài bão, những mong muốn lúc ra đi đã trải qua một quá trình biến đổi sâu sắc và đó là những hoài bão mới, những đòi hỏi mới cần được thỏa mãn. Từ đó chúng ta có thể hình dung được cái quý mà Hồ Chí Minh đang tìm phải có tầm vóc cao sâu đến mức nào. Lạ lùng thay, Hồ Chí Minh đã tìm được cái mình mong muốn, và đây là sự gặp gỡ hầu như có duyên nợ lịch sử. Chính lúc bấy giờ là lúc Hồ Chí Minh có cơ hội đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa trình bày ở Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản năm 1920. Sau khi đọc luận cương này, Nguyễn Ái Quốc đã thốt lên câu nói nổi tiếng: "Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta", thể hiện niềm sung sướng không sao diễn tả hết. Thấy những điều ấp ủ của Nguyễn Tất Thành thì dễ hiểu được tâm trạng của Nguyễn Ái Quốc khi đọc Luận cương của Lênin. Luận cương ấy đưa đến việc Nguyễn Ái Quốc dày công nghiên cứu học thuyết Mác - Lênin, cố gắng tìm ở đấy cái gì mình thiết tha nhất. 14
  12. PhÇn I §­êng b¸c hå ®i cøu n­íc 15
  13. 16
  14. I T heo gia phả họ Nguyễn Sinh ở làng Sen cách đây 400 năm, ông Nguyễn Bá Phổ - vị khởi thủy dòng họ Nguyễn Sinh đã đến lập nghiệp ở vùng quê Kim Liên. Việc đổi chữ lót Nguyễn Sinh thay cho Nguyễn Bá diễn ra từ thế hệ thứ năm. Cũng là thời kỳ xuất hiện nhiều nhân tài đỗ đạt trong dòng họ. Đến ông Nguyễn Sinh Nhậm thì gia cảnh vào loại khá giả trong vùng. Ông lấy người vợ đầu, sinh được người con trai thì bà mất. Ông ở vậy nuôi con đến tuổi thành niên, lo vợ cho con xong ông mới lấy vợ kế, đó là bà Hà Thị Hy và sinh con trai, đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc. Được ba tuổi thì bà Hy mất, một năm sau ông Nhậm cũng qua đời. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nguyễn Sinh Sắc tới sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Sinh Trợ, đang lúc cảnh nhà sa sút. Nguyễn Sinh Sắc phải đi giữ trâu kiếm sống. Nhiều lần Sinh Sắc ấm ức không được cùng bạn bè trong làng tới trường học. Không nhịn được lòng ham muốn, nhiều lần Sinh Sắc đã buộc trâu để học lén. Sẵn tư chất thông minh, chỉ nghe lén, học lỏm mà cũng "ra trò". Càng biết ra, Nguyễn Sinh Sắc càng ham học. Lưng trâu đã thành bàn học. Cậu mê mải sách quên cả việc đưa trâu đi ăn. Cả làng ai cũng quý cậu bé ham học. Ông đồ Hoàng Đường từ làng bên, tức Hoàng Trù thường ghé Nam Liên thăm bạn, 17
  15. ĐƯỜNG BÁC HỒ ĐI CỨU NƯỚC vốn học cùng khóa với cụ Nguyễn Sinh Nhậm ngày trước, bao lần bắt gặp Sinh Sắc học trên lưng trâu, ông cũng nghe nhiều lời khen cậu bé thông minh và ham học nên càng quý cậu bé hơn. Tết Nhâm Dần (1878), làng Nam Liên mở hội xuân nô nức tưng bừng. Tiếng trống thúc, tiếng loa kêu râm ran náo động lòng người. Trai gái, trẻ già khắp mấy làng đều háo hức tụ hội vui Xuân. Trên đường đi dự hội, ông Hoàng Đường lại gặp cậu bé bình thản ngồi lưng trâu đọc sách nên ông đã đến gặp Nguyễn Sinh Trợ xin đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi cho ăn học hẳn hoi. Chỉ hai năm sau, ông Hoàng Đường cảm thấy học vấn của cậu học sinh đặc biệt này chẳng thua kém gì mình mấy. Ông liền gửi Sinh Sắc đi xa 30 cây số tới học ông đồ giỏi nhất vùng. Đó là thầy đồ Nguyễn Thức Tự vừa nổi tiếng hay chữ lại là nhà yêu nước nhiệt thành nên được dân trong vùng rất quý trọng. Như được chắp cánh, ba năm sau, Sinh Sắc được gọi là một trong hai thần đồng về văn tài trong xứ. Sinh Sắc đến tuổi thành niên. Ông Hoàng Đường tính chuyện kết duyên giữa Sinh Sắc với con gái đầu lòng của mình là Hoàng Thị Loan. Cô gái cũng như ông bố quý mến người con trai có tài, có chí lại có đức. Song sự việc không suôn sẻ ngay vì cụ bà Hoàng Thị Kép cũng như phía họ hàng bên ngoại không gạt bỏ được ấn tượng cậu là đứa trẻ mồ côi đi ở đợ. Nay cho sánh duyên với con gái thầy đồ họ Hoàng thì không môn đăng hộ đối. 18
nguon tai.lieu . vn