Xem mẫu

  1. CƠ SỞ GIÁO DỤC HỌC & THỰC HÀNH TAM GIÁC HÓA GIÁO DỤC VIỆT GS.TS. Tô Duy Hợp Viện trưởng Viện Trí Việt (IVM) thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (VUSTA) Tóm tắt Khoa học giáo dục chỉ là một bộ phận hợp thành Giáo dục học; bởi vì Giáo dục học bao hàm Tam học giáo dục, đó là Khoa học giáo dục, Triết học giáo dục và Đạo học giáo dục. Khung Giáo dục học bao gồm: (1)- Học Giáo dục, (2)- Giáo dục ký, (3)- Giáo dục học chuyên ngành, (4)- Giáo dục học liên – xuyên ngành. Ứng dụng Giáo dục vào mọi lĩnh vực nhận thức và hoạt động giáo dục, đặc biệt trong việc thực hành tam hóa giáo dục Việt. Từ khóa: Giáo dục, Giáo dục học Abstract Educational Studies have three incorporated parts, that is Educational Science, Educational Philosophy, Educational Taology. Framework of Educational Studies has 4 parts: (1)- Learning of Education, (2)- Edugraphy/Recording of Education, (3)- Specialized Educaion Studies, (4)- Cross-Interdisciplinary Education Studies. Education Studies have applicated in Education, in particular three tranformations (Modernization, Vietnamizatin, Heathylization) of Viet Education. Key Words: Education, Education Studies MỞ ĐẦU Cho đến nay vẫn còn định kiến (thành kiến) phổ biến cho rằng Giáo dục học (Educatio Studies) và Khoa học giáo dục thực chất là một, cùng với các chuyên ngành khoa học xã hội khác như Chính trị học, Kinh tế học, Văn hóa học, …Tuy nhiên, Giáo dục học không quy giản về Khoa học giáo dục, bởi vì ngoài ra, còn bao hàm cả Triết học giáo dục và Đạo học giáo dục. Giáo dục học liên – xuyên ngành bao hàm Tam học giáo dục, đó là Khoa học giáo dục, Triết học giáo dục, và Đạo học giáo dục. Dưới đây ta sẽ thao tác Giáo dục học dựa trên cơ sở tam học Khoa học – Triết học – Đạo học về Giáo dục. 121
  2. I. Khái niệm “Giáo dục” Định nghĩa Thuật ngữ (biểu đạt Khái niệm) “Giáo dục”, theo Nguyên tắc chung của Logic học, sẽ được thao tác qua 3 cấp độ: một là, định nghĩa sơ bộ; hai là, định nghĩa cơ bản; ba là, định nghĩa đầy đủ. Trước hết, Giáo dục đại khái là gì? Theo nghĩa từ nguyên, Giáo là Dạy (Dạy học, Dạy dỗ), Dục là Dưỡng (Nuôi dưỡng); vậy, Giáo Dục là Dạy dỗ và Nuôi dưỡng. Trong tiếng Anh: “Education” bắt nguồn từ E-ducare có nghĩa là lấy ra, rút ra và từ E-ducere có nghĩa là dẫn ra, đưa ra cũng có hàm nghĩa như vậy1. Giáo dục là quá trình dạy và học có tổ chức và có hệ thống của con Người, và của Xã hội loài người2. Giáo dục (Education) và Đào tạo (Training) thực chất là một3! Có khác biệt không đáng kể: Giáo dục là Đào tạo phổ thông, Đào tạo là Giáo dục chuyên nghiệp. Cặp phạm trù đối lập: Có Giáo dục (Educated)  Vô Giáo dục (Uneducated). Từ điển bách khoa Việt Nam xác định một số đặc trưng cơ bản của Giáo dục, bao gồm: “GD là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội. GD là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. GD mang tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích, 1 “Như vậy, giáo dục được hiểu là việc lấy ra những điều gì đó ở người học và dẫn dắt người học đến một điều gì đó” (Lê Ngọc Hùng, 2010. Xã hội học giáo dục. Nxb ĐHQG Hà Nội, tr. 65. Xem: Chú thích số 2 cùng trang: Amélie Oksenberg Rorty (Ed.). Philosophers on Education: new historical perspectives. London: Routledge. 1998, p. 11). 2 “Ngày nay “giáo dục” được định nghĩa là “mọi sự giao tiếp có tổ chức để theo đuổi mục đích học tập” của con người” (Lê Ngọc Hùng, 2010. Xã hội học giáo dục. Nxb ĐHQG Hà Nội, tr. 65. Xem: Chú thích số 3 cùng trang: Nguyễn Tiến Đạt. Giáo dục so sánh. Nxb ĐHQG Hà Nội. 2004, tr. 204. 3 “Đào tạo (giáo dục), quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, vv. một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì nền văn minh của loài người” (Từ điển bách khoa Việt Nam. T1. Trung tâm biên soạn TĐBK Việt Nam. Hà Nội. 1995, tr. 735). “Giáo dục 1. Quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử – xã hội của loài người… 2. Hệ thống các biện pháp, các tổ chức đào tạo và giáo dục của một nước” (Từ điển bách khoa Việt Nam. T2. Nxb TĐBK. Hà Nội. 2002, tr. 120). 122
  3. nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức GD biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính trị – kinh tế của xã hội” (Từ điển bách khoa Việt Nam. T2. Nxb TĐBK. Hà Nội. 2002, tr. 120). Theo chúng tôi, Giáo dục có 5 đặc trưng cơ bản sau: (1) Giáo dục là Hiện tượng (quá trình) xã hội đặc thù, là sự tái tạo văn hóa của con Người và Xã hội loài người (khác với di truyền tự nhiên, sinh vật). (2) Giáo dục là Quá trình truyền thụ (chuyển giao) tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, giá trị, chuẩn mực cho thế hệ trẻ và cho những ai trưởng thành muộn. Nội dung cơ bản của GD bao gồm Tứ Dục: Trí Dục, Đức Dục, Thể Dục, Mỹ Dục. (3) Giáo dục là một Thiết chế xã hội cơ bản phân biệt với các Thiết chế xã hội cơ bản khác như Gia đình, Kinh tế, Chính trị, Y tế, Tôn giáo4, … (4) Giáo dục 4 Trong sách Xã hội học đại cương, Giáo dục được xem là một Thiết chế xã hội cơ bản. Chẳng hạn như Trong sách “Sociology” (Xã hội học) của I. Robertson ta thấy có Bảng so sánh đặc trưng giữa các Thiết chế xã hội cơ bản như sau: Các thiết chế xã hội cơ bản Nguồn: Ian Robertson, 1987. Sociology (Xã hội học). Third Edition. Worth Publishers, Inc, New York. p. 94. Các loại Các nhu cầu Các Các Các vị thế/ Các nhóm thiết chế xã hội giá trị chuẩn mực vai trò xã hội 1. Gia Điều tiết hành vi Chung thủy Chế độ một Vợ, chồng, Dòng họ, đình tình dục, đảm vợ chồng vợ, một ông, bà thân tộc bảo việc chăm chồng sóc con cái 2. Giáo Chuyển giao Ham hiểu Phải đến Thày, trò Tập thể giáo dục hiểu biết văn hóa biết, trình độ trường học viên, lớp cho thế hệ trẻ học vấn học 3. Tôn Chia sẻ và tái Niềm tin vào Thờ cúng, lễ Giáo sĩ Do Tòa thánh, giáo khẳng định các thượng đế bái, đi nhà thờ Thái giáo, giáo hộ giá trị cộng đồng Hồng Y giáo công giáo và đoàn kết xã chủ hội 4. Y tế Chăm sóc sức Sức khỏe tốt Cứu sống Thầy thuốc, Tập thể khỏe, chữa trị nhân mạng Bệnh nhân Thầy thuốc bệnh tật bằng mọi của một cách có thể bệnh viện, của nhóm Bệnh nhân của chuyên khoa y tế 5. Chính Phân phối quyền Tự do Bầu cử bằng Thượng nghị Cơ quan lập trị lực, giữ gìn, trật phiếu kín sĩ, nhà chính pháp, đảng tự xã hội trị vận động phái chính hành lang trị 123
  4. là một loại Dịch vụ xã hội cơ bản phân biệt với các loại Dịch vụ xã hội cơ bản khác như Y tế, Bảo hiểm xã hội, Hành chính công, … (5)- Giáo dục là một Hệ thống xã hội đặc thù, hợp thành Lĩnh vực xã hội của Xã hội tổng thể (bao gồm 4 Lĩnh vực lớn: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội). Định nghĩa đầy đủ về Khái niệm “Giáo dục” (bao gồm các đặc trưng cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu) sẽ được làm sáng tỏ trong Bộ môn Giáo dục học (Educational Studies) mang tính liên ngành, được xây dựng theo Cấu trúc hệ thống (bao gồm: (1)- Hệ học – thuyết về GD, (2)- Hệ nghiên cứu về GD, (3)- Hệ đào tạo về GD, (4)- Hệ ứng dụng GD học và thực hành GD. Giáo dục với tư cách là Hiện tượng, Quá trình biện chứng, phức hợp được thể hiện qua các đối/hợp (dialogic) Khái niệm “Giáo dục”, bao gồm: (1) Các đối/hợp Khái niệm thành phần Giáo dục, như (i)- Dạy hoặc/và Học, (ii)- Thầy hoặc/và Trò, (iii)- Dạy chữ hoặc/và Dạy người, (iv)- Trí dục hoặc/và Đức dục, (v)- Thể dục hoặc/và Mỹ dục, (vi)- Dạy học lý thuyết hoặc/và Dạy học thực hành, (vii)- Dạy học truyền thụ hoặc/và Dạy học kiến tạo, (viii)- Chương trình chính thức hoặc/và Chương trình ngầm định, (ix)- Môn học bắt buộc hoặc/và Môn học tự chọn,… (2) Các đối/hợp loại hình Giáo dục, như (a)- GD trường quy hoặc/và Giáo dục phi trường quy, (b)- GD công lập hoặc/và GD ngoài công lập, (c)- GD phổ thông hoặc/và 6. Khoa Nghiên cứu thế Chân lý Phải tiến Nhà vật lý Tập nghiên học giới tự nhiên và khách quan hành công học, nhà nhân cứu, hội xã hội thoát khỏi cuộc nghiên học khoa học thành kiến cứu 7. Quân Xâm lượng hoặc Kỷ luật Toàn theo Tướng, lĩnh Trung đội, sự chiến đấu chống mệnh lệnh thủy quân lục quân khu lại kẻ thù của chiến nhà nước 8. Pháp Kiểm soát xã hội Xét xử công Cung cấp Thẩm phán, Hội thẩm luật bằng chứng cứ xét luật sư đoàn, phạm xử tội phạm nhân cùng trại giam 9. Thể Rèn luyện thân Thắng trong Chơi đúng Trọng tài, Đối bóng thao thể, giải trí thi đấu luật huấn luyện chày, câu viên lạc bộ sở thích 10. Kinh Sản xuất, phân Tự do kinh Lợi nhuận tối Nhân viên kế Công ty, tế phối hàng hóa và doanh đa toán, người liên đoàn dịch vụ bán rong lao động 124
  5. GD chuyên nghiệp, (d)- Giáo dục đạo đức hoặc/và Giáo dục nghề nghiệp, (đ)- Giáo dục vì Xã hội hoặc/và Giáo dục vì Cá nhân, (e)- GD truyền thống hoặc/và GD hiện đại; mà việc tìm hiểu và hóa giải tình trạng đối/hợp Khái niệm này sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc tính và bản chất biện chứng, hệ thống, phức hợp của Giáo dục. II. Khung Giáo dục học Khung Giáo dục học (Education/Educational Studies) bao gồm hai bộ phận hợp thành: Giáo dục học đại cương và Giáo dục học chuyên biệt; cả hai bộ phận hợp thành này đều có cấu trúc hệ thống bao gồm: (1) Học Giáo dục (Learning of Education), tức là Học tư (Học hỏi, Học hiểu), Học tập, Học hành giáo dục. (2) Giáo dục ký (Edugraphy/Recording of Education), bao gồm những ghi chép về Giáo dục. Sự ghi chép có thể chỉ là tản mạn, thiếu chuyên nghiệp; song có thể là chuyên nghiệp, có hệ thống thành bút ký, sử ký về Giáo dục. (3) Giáo dục học chuyên ngành (Specialized Education Studies) bao gồm cả đại cương và chuyên biệt; Cấu trúc hệ thống học thuật bao hàm các thành phần sau: - Nhập môn Giáo dục học chuyên ngành - Khung khái niệm và lý thuyết - Khung phương pháp luận và phương pháp - Khung chủ đề/vấn đề - Ứng dụng Giáo dục học chuyên ngành. (4) Giáo dục học liên – xuyên ngành (Cross-Interdisciplinary Education Studies) có cấu trúc hệ thống học thuật, bao hàm: - Nhập môn Giáo dục học liên – xuyên ngành, - Khung học - thuyết Giáo dục5 5Khung học – thuyết bao gồm Khung học và Khung thuyết. Khung học dựa trên cơ sở Tam học: Khoa học – Triết học – Đạo học, Tam Triết: Triết lý – Triết học – Minh Triết, Tam thuật: Học thuật – Kỹ thuật – Nghệ thuật, Tam quan: Thế giới quan – Nhân sinh quan – Giá trị quan. Khung thuyết dựa trên cơ sở Tam thuyết nền tảng: Thuyết biện chứng – Thuyết toàn thể - Thuyết khinh trọng, Tam thuyết tổng quát: Bản thể luận – Nhận thức luận – Phương pháp luận, Tam thuyết xã hội – nhân văn: Thuyết thực chứng – Thuyết diễn giải – Thuyết phê phán, Tam thuyết khoa học xã hội-nhân văn: Thuyết Chức năng – Cấu trúc, Thuyết Hành động – Tương tác, Thuyết Xung đột – Biến đổi. 125
  6. - Khung nghiên cứu Giáo dục6 - Khung đào tạo7 - Ứng dụng Giáo dục học liên – xuyên ngành Khung học–- thuyết giáo dục (1) Khung học thuật GD (1.1) Khung tam học GD bao gồm: (1) Khoa học GD, (2) Triết học GD, (3) Đạo học GD. (1.2) Khung tam triết GD bao gồm: (1) Triết lý GD (2) Triết học GD, (3) Minh Triết GD. (1.3) Khung tam thuật GD bao gồm: (1) Học thuật GD, (2) Kỹ thuật GD, (3) Nghệ thuật GD (1.4) Khung tam quan GD bao gồm: (1) Thế giới quan GD, (2) Nhân sinh quan GD, (3) Giá trị quan GD (2) Khung lý thuyết GD (2.1) Khung thuyết bao trùm: Thuyết khinh trọng (Khinhtrongism) (2.2) Khung thuyết phổ quát bao gồm: (1)- Thuyết hình thức (Formalism), (1)- Thuyết biện chứng (Dialectics), (2)- Thuyết toàn thể (Holism) (2.3) Khung thuyết tổng quát bao gồm: (1)- Bản thể luận (Ontologism), (2)- Nhận thức luận (Epistemologism), (3)- Phương pháp luận (Methodologism) (2.4) Khung lý thuyết xã hội – nhân văn Khung thuyết xã hội – nhân văn sẽ bao gồm: (1)- Khung Thuyết xã hội – nhân văn tổng quát về GD và (2)- Khung Thuyết xã hội – nhân văn chuyên biệt về GD. (2.4.1) Khung Thuyết xã hội – nhân văn tổng quát Khung Thuyết xã hội – nhân văn tổng quát, trước hết dựa trên cơ sở Tam thuyết xã hội – nhân văn tổng quát, bao gồm: (1)- Thuyết thực chứng (Positivism) với Tác giả kinh điển là A. Comte (1798-1857), (2)- Thuyết diễn giải (Interpretivism) với Tác giả kinh điển là M. Weber (1864-1920), và (3)- Thuyết phê phán (Criticism) với Tác giả 6 Khung nghiên cứu bao gồm Nghiên cứu cơ bản, Nghiên cứu ứng dụng, Nghiên cứu triển khai 7 Khung đào tạo bao gồm đào tạo trường quy (chính quy/không chính quy) hoặc/và phi trường quy (gia đình/cộng đồng/cá nhân tự học). 126
  7. kinh điển là K. Marx (1818-1883), F. Engels (1820-1895). Ba cách Tiếp cận lý thuyết xã hội – nhân văn này tạo thành một Tam giác song đề lý thuyết xã hội – nhân văn tổng quát. Như đã biết, khi bàn luận về những chủ đề/vấn đề xã hội – nhân văn, mỗi Trường phái lý thuyết thực chứng, diễn giải, phê phán đều có điểm nhấn riêng; lúc ban đầu đối lập, có khi đối kháng nhau, nhưng càng về sau, nhất là hiện nay chuyển sang đối thoại, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau trong Tam giác song đề lý thuyết xã hội – nhân văn tổng quát: (1)- Tiếp cận lý thuyết thực chứng đề cao Lý thuyết chức năng và cấu trúc xã hội, nhấn mạnh vai trò của Đồng thuận xã hội, Đoàn kết xã hội, Quyết định luận văn hóa - xã hội; (2)- Tiếp cận diễn giải chú trọng Lý thuyết hành động và tương tác xã hội, nhấn mạnh vai trò của Nhân tố con người, Hành động cá nhân, Tương tác trực tiếp giữa các Chủ thể; (3)- Tiếp cận phê phán đề cao Lý thuyết xung đột và biến đổi xã hội, nhấn mạnh vai trò của Mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là Đấu tranh giai cấp tạo động lực cơ bản cho Tiến hóa, Tiến bộ xã hội bằng con đường Cách mạng xã hội, nhằm xóa bỏ Hình thái kinh tế – xã hội lạc hậu, lỗi thời và thay thế bằng Hình thái kinh tế – xã hội mới tiến bộ, hợp thời hơn. Tương ứng với Khung Thuyết xã hội – nhân văn tổng quát về XH là Khung Thuyết khoa học xã hội – nhân văn8 tổng quát, bao gồm: (a)- Thuyết chức năng – cấu trúc – ổn định xã hội khuynh hướng thao tác đặc trưng của Trường phái thực chứng, (b)- Thuyết tác nhân – hành động – tương tác xã hội, thao tác đặc trưng của Trường phái diễn giải, (c)- Thuyết mâu thuẫn – xung đột – chuyển đổi xã hội thao tác đặc trưng của Trường phái phê phán nói chung, của Trường phái mácxít nói riêng. (2.4.2) Khung Thuyết xã hội – nhân văn chuyên biệt Khung Thuyết xã hội – nhân văn chuyên biệt bao gồm nhiều Quan điểm, Lý thuyết khác nhau; trong đó có một số Quan điểm, Lý thuyết xã hội – nhân văn chuyên biệt quan trọng sau đây: (1)- Thuyết nhu cầu (Needs), (2)- Thuyết lựa chọn hợp lý (Rational Choice), (3)- Thuyết Xã hội lành mạnh (Good Society), (4)- Thuyết Phát triển bền vững (Sustainable Development), (5)- Thuyết Toàn cầu hóa (Globalization). III. ỨNG DỤNG GIÁO DỤC HỌC 3.1. Nguyên tắc chung 8 Xem, chẳng hạn: Anthony Giddens, 2009. Sociology (Xã hội học). Sixth Edition. Rivised and updated with Philip W. Sutton polity. UK. 127
  8. Giáo dục học là cơ sở lý luận và khoa học của công cuôc nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng trong các lĩnh vực cấu thành hệ thống giáo dục. Giáo dục học được nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng, tức là thực hiện chức năng, nhiệm vụ mô tả giáo dục, giải thích giáo dục và tiên đoán (dự báo) về các chủ đề/vấn đề giáo dục như các chủ đề về cấu trúc, chức năng, biến đổi giáo dục, phát triển giáo dục, về các thiết chế giáo dục như: nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục như Bộ, Sở, Phòng giáo dục; mỗi chủ đề là đối tượng của Giáo dục chuyên ngành; ngoài ra, còn có các bộ môn liên ngành như Lịch sử Giáo dục học, Sư phạm học, Phương pháp luận nghiên cứu giáo dục học, Lý thuyết dạy học. 3.2. Thực hành tam hóa giáo dục Việt Chủ đề/Vấn đề trung tâm của thời đại ngày nay là Phát triển giáo dục lành mạnh, bền vững. Đối với giáo dục Việt nam ngày nay, muốn thế, ta phải thực hành tam hóa Giáo dục Việt. Đó là: (1)- Hiện đại hóa, (2)- Việt nam hóa, và (3)- Lành mạnh hóa Giáo dục Việt. - Hiện đại hóa (Modernization) GD Việt theo nghĩa là Kế thừa, Phát huy, và Phát triển tinh hoa truyền thống GD Việt. Từ góc nhìn theo các Loại hình ST và GDST, bao gồm: (1)- Sáng tác Văn học & Nghệ thuật, (2)- Sáng chế Kỹ thuật & Công nghệ, (3)- Phát kiến/Phát minh Khoa học, (4)- Sáng tạo tổng hợp (trong Văn hóa dân gian, Văn hóa bác học, Đạo học, Tam Triết (tức là Triết lý, Triết học, Minh Triết) ta có thể nhận thấy rằng trong truyền thống ST Việt và GDST Việt, nổi trội hơn cả là năng lực ST tổng hợp (Văn SửTriết bất phân); có nhiều Sáng chế KT&CN ở các Làng nghề truyền thống; cũng có nhiều Sáng tác VH&NT dân gian, không chuyên nghiệp và cả bác học, chuyên nghiệp; tuy nhiên, hầu như không có truyền thống phát kiến/phát minh khoa học nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, và khoa học cơ bản! Từ góc nhìn theo các Cấp độ ST và GDST khác nhau, như (i)- ST nhỏ – ST vừa – ST lớn, (ii)- Vận dụng một cách ST – ST trong vận dụng – ST mới hoàn toàn, (iii)- GD trường quy bao gồm chính quy (Formal Education) – GD không chính quy (Nonformal Education) – GD phi trường quy (Informal Education) bao gồm GD gia đình, GD cộng đồng, Cá nhân tự học, (iv)- Nghiên cứu triển khai (Developmental Research) – Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research) – Nghiên cứu cơ bản (Fundamental Research) ta cũng nhận thấy rằng GDST Việt có thể Kế thừa, Phát huy, và Phát triển tinh hoa truyền thống ST nhỏ và vừa, vận dụng một cách ST và ST trong vận dụng, ST phi trường quy, NC triển khai và NC ứng dụng; tuy nhiên thiếu vắng truyền thống ST lớn, ST mới hoàn toàn, NC cơ bản, và GDST chính quy!? 128
  9. - Việt nam hóa (Vietnamization) theo nghĩa Tiếp thu, Cải biên, Đồng hóa tinh hoa GD được du nhập từ bên Ngoài vào bên Trong Việt nam:  Từ thời cổ & trung đại, đó là Tam đạo (Đạo Nho, Đạo Lão, Đạo Phật), thực chất là những Trung Đạo đồng nguyên, đồng bộ, đồng hành từ Truyền thống đến Hiện đại.  Từ thời cận & hiện đại, đó là: 1. Khoa học & Kỹ thuật tiên tiến, Văn học & Nghệ thuật đặc sắc, Triết học & Thần học độc đáo từ các nền Văn hóa & Văn minh phương Tây, phương Đông, phương Bắc, phương Nam. 2. Chủ nghĩa Mác – Lênin sáng tạo (Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối xây dựng CNXH kiểu mới của Đảng CSVN trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế).  Hiện nay, có thể tiếp thu, cải biên, đồng hóa tinh hoa GD mới được du nhập vào Việt Nam, trong đó nổi trội lên là: 1. Kinh tế tri thức (Knowledge based Economy) & Hình thái xã hội minh triết (Wisdom Society) từ các Nước phát triển. 2. Hệ Tư duy phát triển bền vững (Sustainable Development Thinking) từ Liên hợp quốc. 3. Khung mẫu Tư duy phức hợp (Complex Thinking Paradigm) từ Edgar Morin. 4. Tư duy sáng tạo hệ thống (Systematic Inventive Thinking) từ Israel . 5. Lộ trình giải thoát khỏi công thức 3C (Copy – Control – Chase)= (Sao chép – Kiểm tra – Rượt đuổi) để chuyển sang công thức 3I (Identity – Imagination – Innovation) = (Bản sắc – Sức tưởng tượng – Đổi mới sáng tạo) và tiến tới BT (Breakthrough Thinking, tức là Tư duy đột phá) từ Nhật Bản9. 6. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (The Fouth Industrial Revolution) từ Klau Schwab và từ Diễn đàn KT thế giới. … Ngoài ra, Việt nam hóa (Vietnamization) theo nghĩa truyền bá, quảng bá tinh hoa GD Việt trong hợp tác quốc tế và tham gia toàn cầu hóa toàn diện kinh tế – xã hội: 9 Xem, chẳng hạn: Shozo Hobino & Gerald Nadler, 2014. Tư duy đột phá: 7 nguyên tắc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo (Breakthruogh Thinking: The Seven Principles of Creative Problem Solving, 1994). Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh. 129
  10.  Truyền bá, quảng bá rộng khắp thế giới tinh hoa Triết lý Việt (Viet Philosophy)  Truyền bá, quảng bá rộng khắp thế giới tinh hoa Minh Triết Việt (Viet Wisdom)  Truyền bá, quảng bá rộng khắp thế giới tinh hoa Đạo học Việt (Viet Taology) - Lành mạnh hóa (Healthilization) GD Việt theo nghĩa Cải tiến (Improvement) GD Việt. Muốn thế cần phải giảm trừ khuyết điểm, đồng thời gia tăng ưu điểm trong GD Việt, tối thiểu là phải tiến hành 3 Giảm và 3 Tăng:  Giảm 3 khuyết điểm trong GD Việt: (1)- Giảm bảo thủ; (2)- Giảm tụt hậu, (3)- Giảm phụ thuộc.  Tăng 3 ưu điểm trong GD Việt: (1)- Sáng kiến, (2)- Tiến bộ, (3)- Độc lập, tự chủ. - Lành mạnh hóa (Healthilization) GDST Việt theo nghĩa Cải cách (Reform) GD Việt. Cần phải tiến hành Chống tiêu cực, tệ nạn, tội ác và Xây tích cực, lành mạnh. Chí ít là tiến hành 3 Chống và 3 Xây sau đây:  Chống 3 tình trạng không lành mạnh: (1)- Chống bất cập (do duy/vị, cực đoan), và chống lệch lạc (do chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa hình thức gây ra, (2)- Chống độc quyền, (3)- Chống suy thoái (đạo đức nghề nghiệp, năng lực tự chủ, môi trường xã hội)  Xây mô hình GD lành mạnh: (1)- Xây con người GD lành mạnh, (2)- Xây cộng đồng GD lành mạnh, (3)-. Xây thể chế GD lành mạnh, bền vững. - Lành mạnh hóa (Healthilization) GDST Việt theo nghĩa Cách mạng (Revolution) GD Việt.  Cần phải tiến hành chuyển đổi kép đối với Khung mẫu GD Việt: vừa từ Khung mẫu GD truyền thống đến Khung mẫu GD hiện đại, vừa từ Khung mẫu GD cũ, cổ điển kém chất lượng và hiệu quả sang Khung mẫu GD mới, phi cổ điển với chất lượng và hiệu quả cao hơn.  Hướng tới Khung mẫu GD tốt đẹp nhất: hòa hợp Truyền thống và Hiện đại, Cổ điển và Phi cổ điển, Hiện đại hóa và Hậu Hiện đại hóa; kiến tạo Tứ Minh: Minh Trí, Minh Đức, Minh Triết, Minh Đạo. KẾT LUẬN Giáo dục học (Education Studies) theo nghĩa đầy đủ không quy giản về Khoa học giáo dục (Educational Science), bởi vì ngoài ra, nó còn bao hàm cả Triết học giáo dục (Educational Philosophy) và Đạo học giáo dục (Educational Taology). Giáo dục học bao gồm 4 bộ phận hợp thành: (1)- Học Giáo dục (Learning of Education), (2)- Giáo dục ký 130
  11. (Edu-graphy), (3)- Giáo dục học chuyên ngành (Specialized Education Studies), (4)- Giáo dục học liên – xuyên ngành (Cross-Interdisciplinary Education Studies). Giáo dục học được nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng trong lĩnh vực xã hội của đời sống xã hội: cấu trúc, chức năng, tồn tại, biến đổi giáo dục, phát triển giáo dục; các thiết chế, hành động giáo dục, tương tác giáo dục trong nội bộ hệ thống giáo dục cũng như giữa Giáo dục với các lĩnh vực khác của Xã hội tổng thể như Kinh tế, Chính trị, Văn hóa. Đối với Giáo dục nói chung, Chủ đề/Vấn đề trung tâm của thời đại ngày nay là Chủ đề/Vấn đề phát triển giáo dục lành mạnh, bền vững. Đối với Giáo dục Viêt đương đại, Chủ đề/Vấn đề trung tâm là thực hành tam hóa, tức là Hiện đại hóa, Việt nam hóa, Lành mạnh hóa Giáo dục Viêt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tô Duy Hợp, 2007. Khinh – Trọng, QI. Một quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu triết học và xã hội học. Nxb Thế giới. Hà Nội. 2. Tô Duy Hợp, 2012. Khinh – Trọng, QII. Cơ sở lý thuyết. Nxb Thế giới. Hà Nội. 3. Tô Duy Hợp, 2017. Giáo dục sáng tạo từ góc nhìn tam hóa. Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Học viện CTQG Hồ Chí Minh tổ chức “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thời cơ, thách thức đối với Việt Nam”. Hà Nội. 4. Tô Duy Hợp, 2019. Khinh Trọng từ Lập Thuyết đến dụng Thuyết. Nxb KHXH. Hà Nội. 5. Tô Duy Hợp, 2019. Trí Việt và Tam hóa. Khung khái niệm và thao tác. Trong Kỷ yếu Hội thảo quốc gia do Viện Trí Việt và Trường ĐH Đồng Tháp đồn tổ chức “Tam hóa và đổi mới sáng tạo giáo dục hiện đại”. ĐH Đồng Tháp. 131
nguon tai.lieu . vn