Xem mẫu

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI NGÂN HÀNG VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP NCS. Nguyễn Văn Thọ BIDV HSC NCS. Nguyễn Ngọc Linh LienVietPostBank HSC Tóm tắt Việt Nam đang tham gia hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Tất cả các ngành nghề đều phải thực hiện sự thay đổi để có thể tận dụng cơ hội từ hội nhập để phát triển vươn xa ra thị trường thế giới. Ngành ngân hàng cũng không phải ngoại lệ, tuy nhiên, ngành ngân hàng Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách, và nếu không sớm thay đổi và hoàn thiện mình, nhiều ngân hàng chưa chắc đã trụ được trên sân nhà, chưa nói đến việc phát triển thành công tại các nước trong khu vực và quốc tế. Bài viết phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam thông qua mô hình SWOT, từ đó đề xuất một số giải pháp chính gợi ý cho các ngân hàng cần thay đổi và sớm hoàn thiện lại hoạt động của mình trước thềm hội nhập. 1. Khái quát TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại tự do với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước sáng lập Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Hiện nay, có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP, bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản. Các nước tham gia đàm phán xem TPP là một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) toàn diện và với tiêu chuẩn cao, gồm cả những cam kết cao hơn các mức cam kết đã được thiết lập trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các nền kinh tế tham gia vào TPP này đóng góp 40% GDP toàn cầu và 30% thương mại thế giới. 545
  2. - Ngày 05/10/2015, Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Các bên thống nhất đạt một hiệp định với tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng, qua đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ việc làm, thúc đẩy sáng tạo, hiệu quả và tính cạnh tranh của các nền kinh tế. Hiệp định cũng được xem là bước quan trọng trong việc tiến gần tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. TPP bao gồm 30 chương, đề cập đến thương mại và các vấn đề liên quan: Từ thương mại hàng hoá, hải quan, thuận lợi thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật; đầu tư, dịch vụ, thương mại điện tử, mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường… trong đó, dịch vụ tài chính là lĩnh vực đàm phán được các nước TPP chú trọng quan tâm. Với kỳ vọng đưa TPP trở thành hiệp định tự do hóa của thế kỷ XXI, các nước thành viên đã cùng đưa ra những cam kết sâu rộng về tăng cường tiếp cận thị trường tài chính, đặc biệt là mở cửa các loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng. Một số nghĩa vụ cam kết chính bao gồm không phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong nước và nước ngoài, cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới trên một số lĩnh vực, sản phẩm tài chính, bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, nghĩa vụ về minh bạch hóa… 2. Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam qua mô hình SWOT Điểm mạnh Điểm yếu - Hệ thống mạng lưới rộng khắp - Mô hình Quản trị rủi ro thiếu chuẩn - Hiểu thị trường - Tiếp tục đối mặt với bài toán nợ xấu - Thương hiệu Việt - Quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu ở mặt bằng thấp so với các ngân hàng lớn trong khu vực - Mức độ sở hữu chéo giữa các ngân hàng và giữa ngân hàng với các doanh nghiệp lớn, ảnh hưởng đến quản trị, điều hành và hiệu quả hoạt động 546
  3. Cơ hội Thách thức - Tiếp cận và mở rộng mạng lưới, thị - Cạnh tranh trong ngành tăng cao, đặc trường hoạt động biệt khi các ngân hàng ngoại với tiềm - Tận dụng cơ hội hội nhập kinh tế quốc lực vốn, kinh nghiệm hoạt động xâm tế khai thác mảng nghiệp vụ thanh toán nhập thị trường quốc tế, chuyển tiền, bao thanh toán… - Xu hướng M&A tăng mạnh thời gian tới (đặc biệt hướng đến các ngân hàng yếu kém) - Các ngân hàng phải đối mặt hiện tượng chảy máu chất xám đối với nhân viên chất lượng cao 2.1. Điểm mạnh - Hệ thống mạng lưới rộng khắp: Với quá trình hình thành và phát triển lâu dài, các ngân hàng Việt Nam đã xây dựng được hệ thống mạng lưới các Chi nhánh, Phòng giao dịch trên khắp cả nước. Đây là thế mạnh mà các ngân hàng nước ngoài khi tiếp cận thị trường không thể làm được trong thời gian ngắn. Lợi thế hệ thống mạng lưới sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng tiếp cận được với nguồn tiền gửi, cũng như nhu cầu cấp tín dụng của các doanh nghiệp, cá nhân trên cả nước. - Hiểu thị trường: Bên cạnh lợi thế về mạng lưới hoạt động, việc đóng vai trong là trung gian trong nền kinh tế cũng giúp các ngân hàng Việt có lợi thế so với các ngân hàng nước ngoài trong việc nắm được tâm lý, thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Do mỗi quốc gia đều có những nét khác biệt về văn hóa, thu nhập, tâm lý tiêu dùng riêng…, vì vậy, việc hiểu thị trường sẽ giúp các ngân hàng Việt có lợi thế trong việc triển khai, ứng dụng các sản phẩm phù hợp với thị trường. 2.2. Điểm yếu 2.2.1. Nợ xấu Theo báo cáo Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố tháng 8/2014, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tích tụ một lượng lớn nợ xấu (NPL) được ước tính một cách thận trọng là 12% trên tổng dư nợ tại thời điểm cuối năm 2012. Nợ xấu hiện tại là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của riêng các ngân hàng mà của cả nền kinh tế. Chính phủ đã “hứa” trước quốc hội về việc giảm chỉ tiêu nợ xấu 547
  4. xuống mức 3% vào cuối năm 2015. Vấn đề nợ xấu hiện nay tại Việt Nam còn nhiều bất cập và khó khăn vướng mắc. Các ngân hàng không thể xử lý sớm nợ xấu đồng nghĩa với việc vốn tín dụng đang hoặc đọng tại hàng tồn kho hoặc bị sử dụng sai mục đích không thể thu hồi, dẫn đến thiếu vốn để tiếp tục quay vòng cấp cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của việc phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu, lợi nhuận của các ngân hàng vì thế giảm đi, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông. Vì vậy, áp lực xử lý nợ xấu là rất lớn khi bước vào hội nhập. 2.2.2. Tình trạng sở hữu chéo Theo báo cáo đánh giá, hệ thống ngân hàng Việt Nam có đặc điểm là mức độ sở hữu chéo cao giữa các ngân hàng với nhau và giữa các ngân hàng và doanh nghiệp. Mức độ này bao gồm sở hữu các ngân hàng thương mại cổ phần bởi các ngân hàng khác, các tập đoàn kinh tế với cấu trúc chưa hiểu rõ được. “Cơ cấu cổ đông phức tạp đã gây ra những quan ngại sâu sắc về xung đột lợi ích và hoạt động cho vay bên có quan hệ/liên quan nhằm tài trợ cho các dự án thiếu minh bạch. Cơ cấu này cũng dẫn đến tình trạng phóng đại vốn do cho vay mua cổ phần lẫn nhau và đã tạo điều kiện lách các quy định an toàn như giới hạn tập trung tín dụng”, báo cáo viết. 2.3. Cơ hội - Bên cạnh đó, một nguồn ngoại tệ được bổ sung vào nguồn vốn của ngân hàng qua việc huy động vốn từ thị trường nước ngoài. Các dịch vụ khác như tín dụng, chuyển tiền, quản lý tài sản, thẻ,… cũng mang lại cho các ngân hàng Việt Nam nguồn lợi nhuận đáng kể từ thị trường nước ngoài. Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại nước ngoài, khi mà các thủ tục pháp lý để họ có thể tiếp cận vốn hay các dịch vụ của các ngân hàng địa phương còn là rào cản thì chính các ngân hàng Việt Nam sẽ là cứu cánh và cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay, chuyển tiền về Việt Nam, hoặc các dịch vụ khác mà các doanh nghiệp Việt Nam không thể tiếp cận tại thị trường nước ngoài. Thứ hai, sự tham gia thị trường của các ngân hàng thương mại (NHTM) nước ngoài không chỉ làm gia tăng mức độ cạnh tranh mà còn gia tăng sự lành mạnh và an toàn của toàn bộ hệ thống NHTM. Mặt khác, thông qua hội nhập, các NHTM Việt Nam có cơ hội tiếp cận với vốn, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý của các NHTM phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, để nâng cao chất 548
  5. lượng hoạt động kinh doanh và theo kịp yêu cầu phát triển của thị trường trong và ngoài nước, các NHTM trong nước phải chủ động thực hiện cơ cấu lại tổ chức theo hướng hợp lý và chuyên nghiệp hơn, tăng năng lực tài chính, thực hiện chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Đó là những điều kiện quan trọng để các NHTM Việt Nam hoạt động kinh doanh hiệu quả và đứng vững trong cạnh tranh. Thứ ba, hội nhập sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và thực hiện các cam kết, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Thứ tư, hội nhập sẽ giúp các NHTM Việt Nam có cơ hội tiếp cận và phát triển đa dạng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng mới hiện đại, mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để cạnh tranh tốt hơn. Đổi mới sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Thứ năm, việc hội nhập cũng đòi hỏi môi trường pháp lý phải được cải thiện hơn để thực hiện các cam kết quốc tế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích các luồng vốn chảy vào trong nước thông qua đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài, tạo cơ hội để các NHTM cho vay và huy động vốn lớn hơn. 2.4. Thách thức Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống NHTM đã có những bước phát triển nhất định song khoảng cách giữa các NHTM trong nước và NHTM trong khu vực và trên thế giới vẫn còn rất lớn về mọi phương diện. Vì vậy, khi hội nhập, hệ thống NHTM Việt Nam cũng gặp phải những thách thức và sức ép không nhỏ. Thứ nhất, các NHTM Việt Nam hiện nay có tiềm lực tài chính nhỏ bé, chất lượng tài sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao, cơ cấu tổ chức chưa thực sự hợp lý và chưa chuyên nghiệp, trình độ quản lý điều hành còn thấp, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách đáng kể so với trình độ của khu vực và thế giới. Thứ hai, hội nhập sẽ mang lại sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Các NHTM nước ngoài hiện chỉ nắm giữ thị phần thiểu số trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam nhưng sẽ có ưu thế gần như toàn diện trong tương lai khi mà các quy định hạn chế của Nhà nước Việt Nam 549
  6. đối với các NHTM và TCTD nước ngoài được nới lỏng dần để thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng. Thứ ba, hội nhập đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải có một nguồn nhân lực không chỉ có chuyên môn cao về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải am hiểu Luật thương mại quốc tế và được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo theo mô hình và chuẩn mực quốc tế, trong khi nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam còn rất yếu kém về các kiến thức và kỹ năng trên. Đây là một khó khăn lớn cho các NHTM Việt Nam. 3. Một số kiến nghị 3.1. Đối với các ngân hàng thương mại 3.1.1. Khẩn trương, quyết liệt xử lý nợ xấu Nợ xấu là vấn đề trọng tâm trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói riêng cũng hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Công tác xử lý nợ xấu hiện nay được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm và xử lý quyết liệt. Tuy nhiên, công tác xử lý nợ xấu vẫn còn những hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu và quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Để sớm xử lý “cục máu đông” trong nền kinh tế hiện nay, các ngân hàng trước hết phải tự mình quyết tâm xử lý nợ xấu bởi chỉ các ngân hàng hiểu rõ nhất về khách hàng, về tài sản bảo đảm và nguồn thu nợ từ khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng. Việc xử lý nợ xấu sẽ là mũi tên trúng nhiều đích với các ngân hàng, bao gồm: (i) có vốn quay vòng để tiếp tục cung cấp vốn cho các tổ chức doanh ngiệp, cá nhân trong nền kinh tế; (ii) tăng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và (iii) nâng cao hình ảnh, uy tín của ngân hàng trên thị trường. 3.1.2. Chuẩn bị các điều kiện triển khai Basel II theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước Thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015, bên cạnh các giải pháp như sáp nhập, hợp nhất, xử lý các ngân hàng yếu kém... thì triển khai Basel II là trọng tâm. Vì đây, là giải pháp “thay đổi về chất” cho các TCTD. Thời gian qua, các TCTD đã nỗ lực cải thiện năng lực tài chính và tăng vốn điều lệ; tích cực đổi mới, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro; hiện đại hóa công nghệ để hỗ trợ cho công tác quản trị, điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Đặc biệt, nhận thức, tư duy của các TCTD về sự cần thiết phải áp dụng Basel II đã có sự thay đổi tích cực. 550
  7. Theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối năm 2015 sẽ có 10 ngân hàng thí điểm thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, bao gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB. Và đến năm 2018, cả 10 ngân hàng trên sẽ hoàn thành việc thí điểm này, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các ngân hàng thương mại khác trong nước. Tại 10 ngân hàng này, việc thực hiện Basel II được coi là giải pháp đột phá về quản lý rủi ro, phân bổ vốn hợp lý theo rủi ro... Việc áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II sẽ tạo động lực và định hướng trong việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro và quản lý, phân bổ vốn theo các chuẩn mực quốc tế. Việc triển khai Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có 2 vấn quan trọng nhất là (i) Hệ thống dữ liệu thiếu tin cậy và chính xác và (ii) Chi phí tài chính thực hiện dự án. Các ngân hàng Việt Nam ngay từ bây giờ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn trong quá trình chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện Basel II. Việc triển khai áp dụng Basel II trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ nâng cao vị thế của ngân hàng Việt khi bước vào hội nhập. 3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Cần xây dựng cơ chế phối hợp, hợp tác tốt hơn nữa trong quá trình xử lý thu hồi nợ xấu: Hiện nay cơ chế hoạt động và phối hợp xử lý nợ xấu giữa các TCTD và VAMC vẫn thực hiện theo cơ chế quản lý nhà nước. Các TCTD thực hiện bán nợ cho VAMC, định kỳ hàng tháng thực hiện báo cáo về tình hình xử lý nợ... Cơ chế hợp tác xử lý nợ sẽ bỏ qua những thủ tục hành chính về quản lý, TCTD và VAMC cùng trực tiếp phối hợp để xử lý nợ xấu sẽ đẩy nhanh hiệu quả hoạt động mua bán và xử lý nợ của VAMC. Việc xử lý nợ xấu không phải là trách nhiệm của riêng TCTD hay VAMC. Cả TCTD và VAMC đều phải có trách nhiệm xử lý đối với các khoản nợ xấu đã giao dịch này. Trong khi động lực thu hồi nợ đối với các TCTD là khá rõ ràng (nếu không tích cực xử lý, 5 năm sau khi phải mua lại các khoản nợ đã bán, các TCTD sẽ phải gánh lại những khoản nợ xấu đã bán) thì động lực xử lý nợ xấu của VAMC chưa rõ ràng, vì thế trách nhiệm xử lý nợ xấu với VAMC cũng nhẹ gánh hơn nhiều so với các TCTD. Với tư cách là chủ nợ mới, VAMC phải có trách nhiệm quản lý, xử lý và phối hợp cùng ngân hàng để nhanh chóng thu hồi nợ chứ không chỉ chủ yếu thực hiện chức năng thay các TCTD trong việc quản lý danh mục và hồ sơ nợ xấu như hiện nay. 551
  8. 3.3. Kiến nghị với Chính phủ - Rà soát kết quả thực hiện Thông tư 16 trên thực tế, tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc khi triển khai: Thông tư 16 ban hành đã giúp tháo gỡ phần nào khó khăn cho các TCTD khi thực hiện xử lý tài sản thế chấp để xử lý nợ, tuy nhiên, trên thực tế triển khai, việc thực hiện vẫn gặp khó khăn trong trường hợp khách hàng không hợp tác bàn giao tài sản thế chấp để chuyển nhượng cho người có nhu cầu mua, khi đó, cho dù giấy tờ pháp lý về việc chuyển nhượng tài sản có được thực hiện thì người có nhu cầu mua tài sản cũng không muốn bỏ tiền ra để mua tài sản nếu không được sử dụng. Chính phủ và cac cơ quan ban ngành cần có cơ chế đẩy mạnh sự hợp tác của cơ quan công an và chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ cho các ngân hàng trong quá trình thu giữ, bàn giao tài sản thế chấp để xử lý thu hồi nợ. - Rà soát hoạt động thừa phát lại, tăng hiệu quả xử lý tài sản, tháo gỡ áp lực cho cơ quan thi hành án: Trong thực tế thời gian và hiệu quả xử lý nợ xấu thông qua biện pháp khởi kiện khách hàng ra Tòa và xử lý tài sản thế chấp thông qua cơ quan thi hành án hiện nay chưa hiệu quả và kỳ vọng của các TCTD, cộng thêm các khoản chi phí không tên trong quá trình xử lý, việc thí điểm, triển khai và áp dụng thực tế hoạt động thừa phát lại sẽ giúp giảm áp lực xử lý vụ việc lên Tòa án và các cơ quan thi hành án, đồng thời là một kênh mới cho các TCTD lựa chọn trong quá trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hoạt động kinh doanh. Để làm được điều này, Chính phủ và các cơ quan liên quan cần tổ chức hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp của các TCTD cũng như các văn phòng thừa phát lại nhằm tổng hợp vướng mắc, khó khăn trong quá trình thí điểm để giải quyết trước khi đưa vào triển khai trong thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://news.zing.vn/Yeu-diem-ngan-hang-Viet-Nhung-danh-gia-truc- dien-post452828.html. 2. http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/229480/chin-ngan-hang-yeu-kem--ngay- ay--bay-gio.html. 3. http://www.sav.gov.vn/881-1-ndt/ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-hoi- nhap-quoc-te-co-hoi-va-thach-thuc.sav. 4. http://dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126/4656/1/TC_02712.pdf. 552
nguon tai.lieu . vn