Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 14. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH TOÁN KINH TẾ ThS. Nguyễn Trung Đông Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Để công tác đào tạo nhân lực ngành Toán kinh tế đáp ứng nhu cầu thực tiễn, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing đã và đang đào tạo ra các cử nhân chuyên ngành Tài chính định lượng có kiến thức cơ bản về Tài chính và có kiến thức chuyên sâu về phân tích định lượng. Nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, sinh viên của ngành có khả năng tư duy chiến lược và có thể tự đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động của các định chế tài chính và các doanh nghiệp nói chung. Bài viết khảo sát thực trạng về nhu cầu đào tạo nhân lực ngành Toán kinh tế, kết hợp đối sánh với khung chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Toán tài chính của các trường đại học trong và ngoài nước. Trên cơ sở kết quả đối sánh, kết hợp với phân tích SWOT để từ đó đánh giá cơ hội và thách thức trong hoạt động đào tạo ngành Toán kinh tế. Từ khóa: Toán kinh tế, chương trình đào tạo, nhân lực chất lượng cao. 1. GIỚI THIỆU Toán kinh tế (Economic Mathematics) là một lĩnh vực của Kinh tế, sử dụng các công cụ và phương pháp Toán học để phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế, kinh doanh. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm các công việc ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội: kinh tế, kinh doanh, tài chính, ngân hàng, các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo,... Trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, đặc biệt đối với các 142
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN công ty trong lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech), Tài chính định lượng là một lĩnh vực vẫn đang tiếp tục phát triển. Những xu hướng mới nhất, trong một loạt các ứng dụng, bao gồm quản lý danh mục đầu tư sử dụng robot để tư vấn, các thuật toán tự động giao dịch, kỹ thuật phát hiện lừa đảo, phân tích quan điểm/tin tức, tính toán tài chính. Đây được xem là một ngành mới mẻ ở các nền kinh tế mới nổi. Các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty tài chính, bảo hiểm... cũng đang khát nguồn nhân lực thành thạo về Toán kinh tế. Trong giáo dục đại học, chuyên ngành Tài chính định lượng nói riêng, cũng như các chuyên ngành Toán kinh tế nói chung, đã và đang nằm trong làn sóng công nghệ mới với sản xuất thông minh sẽ giúp công nghệ phát triển và kéo theo năng suất tăng cao. Tài chính định lượng (Quantitative Finance hay Mathematical Finance) là một mảng của Toán học ứng dụng vào thị trường tài chính. Đây là chuyên ngành sử dụng các công cụ Toán học chủ yếu là xác suất và thống kê ứng dụng trong tài chính. Các ứng dụng bao gồm: mô hình hóa các sản phẩm, giao dịch trong thị trường tài chính; đưa ra dự báo, định giá sản phẩm tài chính; quản lý danh mục đầu tư; quản trị rủi ro tài chính hay giao dịch tự động. Gần đây, các ứng dụng Tài chính định lượng còn được mở rộng ra việc định lượng rủi ro vĩ mô thị trường, phát hiện giao dịch gian lận, ước lượng rủi ro đối tác tài chính. Hiện tại, ở Việt Nam đã có một vài cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên ngành Tài chính định lượng. Tuy nhiên, đây vẫn là một chuyên ngành khá mới mẻ, nhất là ở khía cạnh ứng dụng và còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng chương trình, thu hút sinh viên do tính chất liên ngành, đòi hỏi cả nền tảng kiến thức Toán học sâu rộng lẫn vốn kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính. Hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam được thay đổi theo mục tiêu đào tạo để đáp ứng như cầu nhân lực đa dạng. Từ đó, chương trình đào tạo của các trường cũng sẽ được thiết kế theo những hướng khác nhau. Chương trình đào tạo phải thiết kế mềm dẻo, linh hoạt cho người học lựa chọn và phù hợp với năng lực đội ngũ của từng trường, làm sao chất lượng đầu ra không thấp hơn ngưỡng quy định. Điều này sẽ khuyến khích các trường cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo. Các trường đại học có đội ngũ giảng viên giỏi sẽ thiết kế được chương trình dạy học hay, chất lượng đào tạo sẽ cao, tăng uy tín và tạo được sức hút đối với người học. Để tạo thêm nhiều kênh thông tin trao đổi giúp công tác phát triển CTĐT của chuyên ngành Tài chính định lượng nói riêng ngành Toán kinh tế nói chung có thêm nhiều cơ sở khoa học và thực tiễn. Bài viết phân tích thực trạng đào tạo chuyên ngành Tài chính định lượng/ ngành Toán kinh tế ở Việt Nam, kết hợp với phương pháp phân tích SWOT để từ đó 143
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN đánh giá cơ hội và thách thức trong hoạt động đào tạo ngành Toán kinh tế nói chung và chuyên ngành Tài chính định lượng nói riêng. Từ kết quả phân tích, tác giả đề xuất những kiến nghị cần thiết nhằm phát triển chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Toán kinh tế phù hợp với thực tiễn nhu cầu xã hội. 2. NHU CẦU NHÂN LỰC NGÀNH KINH TẾ Sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới năm 2007, các nhà tài chính định lượng đang đối mặt với nhiều vấn đề từ rủi ro của các mô hình định lượng trước đây đến việc phải tìm kiếm các mô hình, lý thuyết mới với tỷ suất lợi nhuận cao hơn và rủi ro thấp hơn. Sự phát triển của ngành tài chính định lượng phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán và cả nền khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia. Hoa Kỳ và châu Âu là hai khu vực khởi đầu và phát triển nhất đến thời điểm hiện tại. Trong khi đó, các quốc gia công nghiệp mới NICs (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, đặc khu Hong Kong) và cường quốc mới nổi Trung Quốc đang có nhu cầu nhân lực cao. Ở Việt Nam, thị trường tài chính vẫn đang phát triển và chưa hoàn thiện, việc ứng dụng các mô hình và lý thuyết chưa khả thi và thực tiễn. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đây lúc cần thiết để chúng ta tiến hành hội nhập, liên kết tài chính sâu rộng hơn, thị trường tài chính năng động và quy mô lớn hơn, đó chính là cơ hội cho các chuyên gia tài chính định lượng thử sức. Các nhóm ngành dịch vụ - thương mại điện tử, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, dịch vụ bất động sản, tạo tiền đề để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh dịch vụ khoa học - công nghệ để trở thành trung tâm khoa học - công nghệ trong giai đoạn 2021 - 2025, thông qua thực hiện Đề án đô thị thông minh, cơ sở hạ tầng thương mại hiện đại, trung tâm tài chính khu vực, ứng dụng công nghệ 4.0 (trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, big data...), đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xanh. Bảng 1: Nhu cầu lao động qua đào tạo và nhu cầu nhân lực giai đoạn 2019 - 2025 của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tỷ lệ lao động Nhu cầu việc làm TT Thành phố/Tỉnh  qua đào tạo (%) giai đoạn 2019 - 2025 (năm/người) 2019 2020 - 2025 1 TP. Hồ Chí Minh 82 90 300.000 2 Tây Ninh 67 70 40.000 3 Bình Phước 67 70 60.000 144
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Tỷ lệ lao động Nhu cầu việc làm TT Thành phố/Tỉnh  qua đào tạo (%) giai đoạn 2019 - 2025 (năm/người) 4 Bình Dương 73 80 90.000 5 Đồng Nai 68 80 100.000 6 Bà Rịa - Vũng Tàu 66 80 50.000 7 Long An 65 70 45.000 8 Tiền Giang 55 70 50.000 (Nguồn: Trần Anh Tuấn - Báo Giáo dục, 2019) Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, cùng với Thủ đô Hà Nội. Những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ rất cao như: Quản lý kinh tế - kinh doanh - quản lý chất lượng; Du lịch - nhà hàng - khách sạn, marketing - nhân viên kinh doanh; Tài chính - ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản lý); Kế toán - kiểm toán; tư vấn - bảo hiểm; Pháp lý - luật; Nghiên cứu - khoa học; Quản lý nhân sự;... 3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH TOÁN KINH TẾ Quá trình phát triển của thị trường lao động hiện nay đang diễn ra theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập làm thay đổi một số cơ cấu ngành nghề trong xã hội. Một số nhóm ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Nhóm ngành Quản trị kinh doanh - Tài chính - Ngân hàng, xu hướng kết hợp giữa các chuyên ngành hình thành nên những nhóm ngành nghề mới như: chuyên ngành Toán kinh tế, Tài chính định lượng, Toán ứng dụng... Các nhóm ngành này vẫn dựa trên cơ sở của những nhóm ngành cũ và có sự kết hợp, lồng ghép các nhóm ngành với nhau dẫn đến sự hình thành của những nhóm ngành nghề mới theo xu hướng hội tụ ngành phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Ngành Toán kinh tế ra đời để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho yếu tố dữ liệu lớn (Big Data) của cách mạng công nghiệp 4.0. Với thị trường lao động phát triển theo xu thế hội nhập và tiến đến cách mạng công nghiệp 4.0, người lao động muốn làm việc có thu nhập cao đều phải đầu tư về kiến thức và năng lực lao động. 145
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Qua kết quả khảo sát hệ thống các trường đại học có đào tạo chuyên ngành Toán kinh tế cho thấy, số lượng các trường đủ điều kiện đào tạo không nhiều. Có thể nói rằng, đây là một trong những ngành đòi hỏi phải có sự năng động, sáng tạo nhạy bén với cái mới và không ngừng phát triển. Bảng 2: Danh sách các trường đại học (ĐH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo ngành Toán kinh tế TT Tên trường Ngành đào tạo ĐH Chuyên ngành đào tạo ĐH 1 ĐH Tài chính - Marketing Toán kinh tế Tài chính định lượng ĐH Kinh tế - Luật (UEL) thuộc Đại học 2 Toán kinh tế Toán kinh tế Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Phân tích định phí rủi ro và bảo hiểm 3 ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Toán kinh tế Toán tài chính Toán kinh tế 4 ĐH Kinh tế Quốc dân (NEU) Toán kinh tế Toán tài chính 5 ĐH Thăng Long Toán kinh tế Toán ứng dụng trong kinh tế 6 ĐH Huế Toán kinh tế Tài chính định lượng (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Kết quả khảo sát các chuyên ngành đào tạo của các trường đại học đào tạo ngành Toán kinh tế cho thấy, các chuyên ngành đào tạo đều có cùng xu hướng. Các chuyên ngành đào tạo trong ngành Toán kinh tế thường là: Tài chính định lượng, Toán tài chính, Toán ứng dụng, Phân tích định phí rủi ro và bảo hiểm. Như vậy, có thể thấy, những phương pháp Toán học (mô hình hóa, thống kê, tối ưu,...) ngày càng được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thực tiễn. Hơn nữa, những người được đào tạo cơ bản về Toán kinh tế sẽ dễ dàng thích ứng với những thay đổi rất nhanh của thị trường hiện đại. Với sự phát triển và hội nhập, xu hướng trên chắc chắn cũng sẽ là xu hướng chủ đạo ở Việt Nam trong những năm tới. Ứng dụng Toán học trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam cũng đi theo xu thế trên. Tuy vậy, do xuất phát điểm của chúng ta còn thấp, nên việc đào tạo về Toán và Toán ứng dụng cho các nhà kinh tế cần được đổi mới để phù hợp với nhu cầu xã hội. 146
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 4. PHÂN TÍCH SWOT HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH TOÁN KINH TẾ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING Lịch sử của ngành Toán kinh tế gắn liền với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên: Toán học, Vật lý học, Tin học. Những ứng dụng đầu tiên của Toán học là Lý thuyết tối ưu hóa danh mục của Harry Markowitz. Sử dụng ước tính trung bình phương sai của các danh mục để đánh giá chiến lược đầu tư làm thay đổi hoàn toàn cách làm trước đó là cố gắng tìm kiếm một cổ phiếu riêng lẻ tốt nhất để đầu tư hay sử dụng hồi quy tuyến tính để hiểu rõ và định lượng rủi ro (như phương sai) và lợi nhuận (như giá trị trung bình) của toàn bộ cổ phiếu và trái phiếu, chiến lược tối ưu hóa đã được sử dụng để chọn danh mục đầu tư với lợi nhuận trung bình lớn nhất với mức độ rủi ro (phương sai) chấp nhận được. Sự bùng nổ mạnh mẽ ở lĩnh vực công nghệ thông tin và khoa học máy tính cuối thế kỷ 20 làm nền tảng quan trọng nhất cho sự phát triển ngành Toán kinh tế. Các máy tính với tốc độ xử lý tăng theo định luật Moore là công cụ mạnh mẽ để hỗ trợ cho Tài chính định lượng thực thi các mô hình, các dự báo tài chính. Mỗi trường đại học, để đào tạo ra những cử nhân ngành Toán kinh tế có chất lượng, cần có một CTĐT đạt chất lượng. Qua kết quả khảo sát thực trạng đào tạo nhân lực ngành Toán kinh tế cũng như tham khảo từ các trường có đào tạo ngành này, bài viết đối sánh và đề xuất khung CTĐT của ngành Toán kinh tế (Mathematical Economics) như sau: Bảng 3: Bảng đối sánh CTĐT các ngành Toán kinh tế trong nước và quốc tế Trường ĐH Kinh tế - TT Trường ĐH KTQD (NEU) Clarkson University Yale University Luật (UEL) Các môn học bắt buộc 1 Những nguyên lý cơ bản Những nguyên lý Calculus I Analytic Methods for của chủ nghĩa Mác - Lênin của chủ nghĩa Mác - Economics 1, 2 Lênin 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh Đường lối cách mạng Calculus II Economic Statistics with của Đảng Cộng sản Calculus Việt Nam 3 Đường lối cách mạng của Tư tưởng Hồ Chí Minh Introduction to Statistical Methods and Đảng Cộng sản Việt Nam Mathematical Modeling Their Applications & Software 4 Giáo dục thể chất Kinh tế vi mô 1 Foundations Multivariable Calculus 5 Giáo dục quốc phòng Kinh tế vĩ mô 1 Calculus III Advanced Calculus 147
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Trường ĐH Kinh tế - TT Trường ĐH KTQD (NEU) Clarkson University Yale University Luật (UEL) 6 Tiếng Anh Quản trị học căn bản Elementary Differential Linear Algebra Equations 7 Pháp luật đại cương Nguyên lý thị trường tài Applied Linear Algebra Analysis I chính 8 Cơ sở lập trình Marketing căn bản Introduction to Probability and Statistics  9 Kinh tế Vi mô 1 Nguyên lý kế toán At least one additional MA course numbered above 300  10 Kinh tế Vĩ mô 1 Tiếng Anh thương mại Principles of 1, 2, 3, 4 Microeconomics 11 Đại số - Algebra Toán cao cấp Principles of Macroeconomics 12 Giải tích 1 Lý thuyết xác suất  Intermediate Microeconomics 13 Giải tích 2 Kinh tế lượng Intermediate Macroeconomics 14 Lý thuyết Xác suất Thống kê ứng dụng Introduction to Econometrics 15 Lý thuyết tài chính tiền Kinh tế lượng Mathematical tệ 1 Economics 16 Nguyên lý kế toán Data Visualization At least wo additional EC courses 17 Thiết kế điều tra Lý luận Nhà nước và pháp luật 18 Kinh tế vi mô 2 Luật doanh nghiệp 19 Kinh tế vĩ mô 2 Toán kinh tế 20 Thống kê toán Dự báo kinh tế 21 Lý thuyết mô hình Toán Toán tài chính kinh tế 1 22 Tối ưu hóa Tài chính doanh nghiệp 23 Kinh tế lượng 1 Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước 148
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Trường ĐH Kinh tế - TT Trường ĐH KTQD (NEU) Clarkson University Yale University Luật (UEL) 24 Kinh tế lượng 2 Hệ thống thông tin trong kinh doanh 25 Phân tích thống kê nhiều Quản trị rủi ro tài chính chiều 26 Khoa học dữ liệu trong Thống kê Bayes kinh tế và KD 27 Phân tích chuỗi thời gian Phân tích chuỗi thời gian trong tài chính 28 Phân tích và định giá tài Toán tài chính nâng cao sản tài chính 1 29 Quản trị rủi ro định lượng Mô hình định giá tài sản 30 Vận trù học 31 Thị trường chứng khoán 32 Tài chính quốc tế 33 Kinh tế học quốc tế 34 Kinh tế đối ngoại 35 Lập thẩm định dự án đầu tư Các môn học tự chọn 1 Lý thuyết trò chơi Phương pháp tối ưu Fourier Series & Linear Optimization trong học máy Boundary Value Problems  2 Mô hình phân tích số liệu Thống kê Bayes Imtermediate Differential Equations mảng nâng cao Differential Equations 3 Mô hình I/O Phân tích số liệu bảng Mathematical Modeling Probability 4 Lý thuyết mô hình toán Phân tích dữ liệu Bayes Probability Scientific Computing: kinh tế 2 Continuous Systems 5 Khai phá dữ liệu trong Seminar Mathematical Statistics Analysis II kinh tế và kinh doanh 6 Các chuyên đề kinh tế Lập trình thống kê Advanced Applied Mathematical Statistics lượng ứng dụng Statistics 7 Cơ sở toán tài chính Toán ứng dụng trong Environmental Analysis of Algorithms quản trị rủi ro và danh Economics mục đầu tư 149
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Trường ĐH Kinh tế - TT Trường ĐH KTQD (NEU) Clarkson University Yale University Luật (UEL) 8 Phân tích và định giá tài Thống kê trong quản International Economics  Mathematical sản tài chính 2 trị kinh doanh và Economics Marketing 9 Mô phỏng ngẫu nhiên và Định phí bảo hiểm Economics of Advanced Topics: ứng dụng trong tài chính Innovation/ Probability and Entrepreneurship Statistics 10 Mô hình tài chính công ty Lý thuyết trò chơi Game Theory and Game Theory in Economic Strategy Economics 11 Phân tích dữ liệu lớn trong Kinh tế lượng nâng cao Industrial and Supply Advanced tài chính Chain Economics Microeconomics: Uncertainty 12 Quyền chọn, hợp đồng Phân tích dữ liệu web Financial Markets and Advanced Econometrics tương lai và các phái Institutions sinh khác 13 Personnel Economics Mathematical Economics 14 Jr Research Seminar: Topics in Industrial Organization 13 Junior Research Seminar: Political Economy (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Qua bảng thống kê đối sánh cấu trúc của CTĐT ngành Toán kinh tế của các trường đại học trong và ngoài nước cho thấy: Tỷ trọng cấu trúc môn tự chọn của các trường đại học quốc tế nhiều hơn trường các trường đại học trong nước; tỷ trọng cấu trúc các môn học bắt buộc của các trường đại học Việt Nam cao hơn các trường đại học quốc tế. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt trong cấu trúc CTĐT của các trường đại học trong nước so với các trường đại học quốc tế đó là: Cấu trúc CTĐT ở nước ngoài chủ yếu đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu và tác phong công nghiệp hiện đại, nhưng chưa có những môn học hướng đến phát triển nhân cách toàn diện của sinh viên. CTĐT của các trường đại học Việt Nam luôn có những môn cơ bản hướng đến nhân cách toàn diện của người học, gắn liền với lý tưởng xã hội chủ nghĩa Việt nam. Trong các học phần của CTĐT luôn có tỷ trọng các nội dung đào tạo hướng đến tính nhân văn xã hội. 150
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Tính nhân văn trong giáo dục luôn là nền tảng vững chắc của nền giáo dục qua mọi thời đại. Vì vậy, chất lượng giáo dục toàn diện phải gắn liền với giáo dục nhân văn. Từ những phân tích trên, bài viết đánh giá những cơ hội - thách thức trong quá trình đào tạo ngành Toán kinh tế như sau: Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) - Theo quy định, CTĐT luôn được rà soát, cập nhật định - Hệ thống môn học tự chọn còn ít, chưa phong phú. kỳ 2 năm/lần phù hợp theo nhu cầu xã hội. Có mục - CTĐT chưa đo lường được mức độ đạt được CĐR. tiêu đào tạo phù hợp với sứ mạng tầm nhìn của trường - Thời lượng giờ thực hành, thời lượng dành cho sinh viên và mục tiêu của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học. rèn luyện các kỹ năng mềm, thời lượng dành cho sinh viên - CTĐT có khối lượng kiến thức sâu rộng, mang đậm tính rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế. nhân văn sâu sắc, gắn liền với lý tưởng chủ nghĩa xã hội. - Số ít người học tiếp cận được với xu thế của ngành - Các học phần trong chương trình được tổ chức một đào tạo. cách có hệ thống. - Chưa lan tỏa được sâu rộng trong xã hội. - Sự cập nhật, đổi mới của CTĐT đáp ứng nhu cầu xã hội. - Chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT rõ ràng đáp ứng được mục tiêu đào tạo. - Có đội ngũ giảng viên năng động, có thâm niên và nhiệt huyết cao. - Trường có thương hiệu lớn. - Ngành phù hợp với thời kỳ công nghệ 4.0. Cơ hội (O) Thách thức (T) - Là một chuyên ngành đặc trưng gắn liền với thực tiễn - Triển khai lấy ý kiến rộng rãi các bên liên quan trong của nền kinh tế tài chính. quá trình xây dựng, rà soát mục tiêu. - Là nhóm ngành mới giàu lợi thế cạnh tranh và đầy - Thực hiện việc đánh giá hiệu quả tổ hợp các phương triển vọng. pháp thông qua lấy ý kiến của người học và giảng viên - Tạo nên sự khác biệt của chương trình để tạo nên để làm cơ sở điều chỉnh CTDH, đảm bảo CĐR. thành công. - Phải thu hút đội ngũ giảng viên có học vị cao về trường. - “Top” những ngành, nghề hút nhân lực nhất trong thời gian gần đây với những công việc hấp dẫn. 5. KẾT LUẬN Để đào tạo được các cử nhân ngành Toán kinh tế có chất lượng cao, các Trường/ Khoa cần có tầm nhìn để nâng cao chất lượng đầu ra của các ngành đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có tính hội nhập, phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Khoa cần xây dựng phát triển một chương trình đào tạo ngành Toán 151
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN kinh tế với khối lượng kiến thức chuyên môn. Chuyên môn giỏi sẽ giúp tạo ra một nguồn nhân lực có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp tốt đáp ứng được dây chuyền công nghệ hiện đại. Các môn học kiến thức về Toán học, Thống kê, Công nghệ thông tin phù hợp với ngành học, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp sẽ nhanh chóng thích ứng với công việc trong điều kiện của cách mạng 4.0. Để có được những sinh viên đáp ứng được nhu cầu đào tạo của ngành, nhà trường cũng cần nâng cao chất lượng đầu vào trong khâu tuyển sinh. Qua đó cho thấy, kiến thức Toán học của người học ở chương trình phổ thông là rất quan trọng. Sự ổn định chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có kiến thức toán học để nâng cao chất lượng đầu vào cho các trường đại học là một trong những yếu tố quan trọng để có chất lượng đầu vào tốt. Đây cũng là giải pháp giúp Trường Đại học Tài chính - Marketing nói riêng và các trường đại học nói chung lựa chọn được người học phù hợp với ngành đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công văn 42/VBHN-VPQH Luật Giáo dục đại học, ngày 10 tháng 12 năm 2018. 2. Chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). 3. Chương trình đào tạo Ngành Toán kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. Chương trình đào tạo Ngành Toán kinh tế của Đại học Clarkson University. 5. Chương trình đào tạo Ngành Toán kinh tế của Đại Học Haverford. 6. Trần Anh Tuấn (2019), Báo cáo tại Hội nghị truyền thông về việc làm ở Thành phố, Tạp chí Giáo dục. 7. https://tuyensinh.uel.edu.vn/ 8. https://www.clarkson.edu/department-mathematics/mathematical-economics-bs- curriculum. 9. https://www.haverford.edu/mathematical-economics. 152
nguon tai.lieu . vn