Xem mẫu

  1. Hứa Văn Thành Hồ Văn Thành Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế I. Giới thiệu Các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR), như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ Blockchain và dữ liệu lớn (Big Data) đang nhanh chóng tạo ra cơ hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên khắp thế giới. Những lợi ích tiềm năng của số hóa các ngành công nghiệp khác nhau ngày càng rõ ràng. Tuy nhiên, các chính phủ và các nhà giáo dục trước tiên cần phải truyền thông điệp để mọi người hiểu việc “Học tập là suốt đời” và cần tìm ra những cách khuyến khích, phát hiện và đánh giá các kỹ năng cần thiết mà mọi người cần trang bị trên con đường chuyển đổi số. II. Nội dung 1. Chuyến đổi số với giáo dục cao đẳng và đại học Chuyển đổi số (Digital tranformation) là quá trình con người thay đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất với các công nghệ số. Hay, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Tổng thể là mọi bộ phận. Toàn diện nghĩa là mọi mặt. Có sự khác biệt giữa ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi; Ứng dụng công nghệ thông tin là tối ưu hóa quy trình đã có, theo mô hình hoạt động đã có, để cung cấp các dịch vụ đã có. Còn chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp các dịch vụ mới hoặc cung cấp các dịch vụ đã có theo cách mới. Quá trình chuyển số gắn liền với Cách mạng công nghiệp 4.0 và dẫn đến xu thế máy móc sẽ thay thế con người trong nhiều công việc hiện tại và ra đời nhiều công việc mới. Các công nghệ kỹ thuật số đang trở thành yếu tố thúc đẩy sự thay đổi trong giáo dục, tác động đến các lĩnh vực từ dạy và học đến các hoạt động liên quan đến nhà trường, đến giảng viên và sinh viên, học viên và học sinh. Giáo dục ĐH-CĐ là một trong những ngành chịu ảnh hưởng của chuyển đổi số và phải đối mặt với những thách thức khác nhau gây ra bởi những thay đổi 585
  2. nhanh chóng và đa dạng trong môi trường số. Chuyển đổi số sẽ theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tư học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ như IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn- điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Chuyển đổi số tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi trong quan lý giáo dục và chuyển số trong dạy học, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu khoa học 2. Cơ hội chuyển đổi số trong giáo dục ĐH-CĐ 2.1. Cơ hội đẩy nhanh chuyển đổi số từ sau đại dịch Covid - 19 Đại dịch Covid - 19 kéo dài, nhìn từ góc độ tích cực là đòn bẩy để các trường ĐH-CĐ thúc đẩy đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến và chuyển đổi số. Nhờ các công cụ truyền thông, kỹ thuật số và nền tảng học tập, nhiều trường ĐH-CĐ đã có thể cho sinh viên học tại nhà. Tính đến tháng 4/2020 có khoảng 110/240 cơ sở giáo dục ĐH-CĐ đã triển khai đào tạo trực tuyến, với các cấp độ khác nhau (Theo số liệu từ Hội nghị Đào tạo trực tuyến của GD ĐH trong đại dịch Covid - 19 của Bộ GD-ĐT) Sự thay đổi đột ngột đối với dạy học trực tuyến buộc nhiều trường và cả các giảng viên phải đồng ý với thực tế cần phải thay đổi bằng mọi cách, thử nghiệm nhiều cách thức khác nhau để có giải pháp phù hợp, giải quyết vấn đề cho đến khi có kết quả đúng hoặc chấp nhận được đối với giải pháp đào tạo trực tuyến. Chính đại dịch Covid 19 đã tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo trực tuyến đã trở thành xu thế hiện nay. 2.2. Thúc đẩy hợp tác giữa các trường ĐH-CĐ Để chuyển đổi số, các trường ĐH-CĐ phải cùng phát triển học liệu điện tử, học liệu số, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo trực tuyến. Tài nguyên giáo dục mở sẽ được phân phối trên mạng thông tin, giúp mọi đối tượng tiếp cận thông tin và tri thức. Để có dữ liệu học tập, giảng dạy các trường chia sẻ, hỗ trợ và liên thông, liên kết với nhau trong chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin phục vụ học tâp, giảng dạy và nghiên cứu khoa học (Ví dụ điển hình là Trang thư viện số của các trường ĐH-CĐ, có trên 100 trường đã liên kết với Công ty tài liệu trực tuyến Việt Nam - VDOC; Mạng thông tin khoa học công nghệ Tp Hồ Chí Minh Stinet.vn; Nguồn tài nguyên thông tin trên Hệ thống Stinet gồm 39 thành viên, được tạo lập do sự liên kết giữa các thành viên trên tinh thần hợp tác, tự nguyện bao gồm thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, sách, giáo trình nội bộ, luận văn, luận án, tạp chí chuyên ngành KH&CN, tài liệu hội thảo,...) 586
  3. 2.3. Trải nghiệm học tập cá nhân hóa Việc dạy học trước đây có hai vấn rất lớn và rất cũ (1)Số đông sinh viên trong giảng đường có thể khiến một số bị bỏ lại phía sau vì áp lực không theo kịp bài giảng trong khi một số khác lại thấy nhàm chám vì cảm thấy nhiều bài quá dễ hoặc do người dạy theo đuổi sự chú ý của một số cá nhân sinh viên trong lớp. (2) Không phải mọi sinh viên đều phù hợp với cùng một cách tiếp cận kiến thức, cách truyền tải cũng như sử dụng các phương pháp giống nhau để lưu trữ thông tin Việc số hóa là một giải pháp để giảm thiểu sự bất bình đẳng trong giáo dục. Tiếp cận và sử dụng các công nghệ kỹ thuật số có thể giúp giảm khoảng cách học tập giữa các sinh viên có xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau Cách tiếp cận này coi trọng quá trình học. Người học có thể học trong mọi trải nghiệm và với các cá nhân khác, thậm chí vượt qua phạm vi lớp học. Cá nhân hóa trong học tập đã được ứng dụng rộng rãi tại các trường ĐH-CĐ trên toàn thế giới giúp giảng viên truyền tải kiến thức một cách hiệu quả trên năng lực của từng sinh viên, tập trung vào người học. Tuy nhiên ứng dụng công nghệ trong giáo dục nói chung và quá trình chuyển đổi số trong giáo dục nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Khi sử dụng các nền tảng kỹ thuật số trong xây dựng học liệu, tổ chức giảng dạy cũng như các kỳ thi thì bằng nhiều công cụ khác nhau có thể dễ dàng xử lý và cung cấp cho nhà trường, cho người dạy các dữ liệu và thong tin hữu ích cho người học. Dữ liệu này có thể bao gồm quá trình và cách mỗi sinh viên trải nghiệm quá trình học tập, từ đó có sự cải tiến và thay đổi cách tiếp cận với từng cá nhân người học một cách linh hoạt 3. Thách thức đối với chuyển đổi số trong giáo dục ĐH-CĐ 3.1. Năng lực ứng dụng công nghệ Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời là xu thế của giáo dục thế giới. Tại Việt Nam, việc triển khai đào tạo từ xa theo phương thức đào tạo trực tuyến trong hệ thống giáo dục ĐH-CĐ đã có chủ trương, kế hoạch và lộ trình từ trước. Đặc biệt trong đại dịch Covid 19, đào tạo trực tuyến là phương thức chủ đạo. Cả người học lẫn người dạy đều được nâng cao năng lực và tự tin trong việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ giảng dạy và học tập Tuy nhiên chuyển đổi số trong giáo dục ĐH-CĐ là việc áp dụng các dịch vụ, công nghệ và kỹ thuật số, giúp cải thiện kết quả học tập, nâng cao công bằng và hiệu quả, nhưng hiệu quả này chỉ thực sự bền vững khi cả người học lẫn người dạy đều được đào tạo tốt về cách sử dụng thành thạo các phương pháp kỹ thuật để đạt được mục tiêu đề ra. 587
  4. 3.2. Chuyển đổi trong giáo dục ĐH-CĐ không chỉ là công nghệ Hiện nay các trường ĐH-CĐ đang chuyển đổi số, đẩy mạnh đào tạo trực tuyến. Vấn đề đang được các nhà trường quan tâm đó là hệ thống lưu trữ dữ liệu. Một nghiên cứu vào năm 2018 đã chỉ ra việc quản trị dữ liệu là chìa khóa cho nhiều bên liên quan, quan tâm đến hiệu suất của sinh viên. Với sự phát triển của khoa học dữ liệu, các trường ĐH-CĐ cần đi theo, để biến các dữ liệu của mình thành thông tin có ý nghĩa (chính là tri thức), quay lại phục vụ cho chính hoạt động của mình. Để có được cái nhìn sâu sắc từ dữ liệu đã tích lũy (dữ liệu bên trong, dữ liệu bên ngoài), hiểu được dữ liệu và ứng dụng những thông tin có ý nghĩa vào các quyết định của tổ chức, các trường ĐH-CĐ cần nắm bắt dữ liệu lớn và các công cụ phân tích như là yếu tố hỗ trợ cho việc ra quyết định, thông qua phân tích dữ liệu các trường sử dụng chúng để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tỷ lệ sinh viên được tuyển dụng, từ đó tạo ra các lợi thế cạnh tranh. Cần lưu ý dữ liệu là một tài sản trong khi thách thức thực sự là biến dữ liệu thành tri thức 3.3. Thách thức về tài chính Các trường ĐH-CĐ khi chuyển sang mô hình trường học thông minh thì hàng loạt các yếu tố sẽ phải thay đổi có liên quan đến các thiết bị phần cứng, phần mềm, công nghệ, phòng học thông minh đi cùng với hoạt động sư phạm thông minh, quản lý người học thông minh, người dạy thông minh và chương trình giảng dạy thông minh. Nhà trường sẽ tốn nhiều kinh phí để đầu tư cho hệ thống trang thiết bị số. III. Kết luận Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. Tiến đến 100% các cở sở giáo dục triển khai dạy học từ xa; áp dụng mô hình tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp, đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ số, bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các cấp học. Điều chỉnh bổ sung chương trình đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học và dạy nghề các công nghệ số cơ bản như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây và internet vạn vật. Cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở cho tất cả người dân nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số. Phổ câp thi trực tuyến; công nhận các giá trị của các chứng chỉ học trực tuyến; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên thông tin phục vụ giảng dạy và học tập; phát triển các doanh nghiệp công nghệ số phục vụ giáo dục hướng tới đào tạo cá thể hóa. Chuyển đổi số hàm chứa những thách thức và cơ hội, chuyển đổi số cung cấp các công cụ và các phương pháp để biến thách thức thành cơ hội. 588
  5. Tài liệu tham khảo: [1]. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình” Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025. Định hướng đến năm 2030" [2]. Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. [3]. Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, NCKH góp phần nâng cao chất lượng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" [4]. Hồ Tú Bảo (2020), Chuyển đổi số thời Covid 19, https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong- nghe/Chuyen-doi-so-thoi-Covid19-23135 (truy cập ngày 3.2.2021) [5]. Tô Hồng Nam (2020), Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp, http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/chuyen-doi-so-trong- linh-vuc-giao-duc-va-dao-tao-thuc-trang-va-giai-phap-6454 (truy cập ngày 3.2.2021) [6]. Sách Cẩm nang chuyển đổi số, Bộ Thông tin và truyền thông, 2020; 138 tr. [7]. Tô Hồng Nam (2020), Giải pháp tăng cường hiệu quả dạy học trực tuyến trong nhà trường phổ thông; Tạp chí Thông tin và truyền thống, Số 3+4 tháng 5/2020.- Tr. 32-37 (có tại TV trường, mã tạp chí CNTT 2020.003) 589
nguon tai.lieu . vn