Xem mẫu

  1. Có được trả tiền để mua tin? Được giao phụ trách một mảng tin nhất định, điều đầu tiên mà phóng viên trăn trở - một suy nghĩ chẳng có gì sai - là thiết lập quan hệ với một số viên chức trong các bộ, ban ngành và một số công ty "ruột" để thường xuyên được cập nhật thông tin nóng nhất. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các báo, sự tồn tại của tờ báo cũng như bản thân phóng viên nhiều khi phụ thuộc vào tin nhanh hay chậm, độc hay lãng xẹt. Thế là bỗng nhiên nảy sinh mối quan hệ cung-cầu. Trong mối quan hệ này, mỗi bên đều nhằm đạt được lợi ích của mình và để đạt được lợi ích đó, nhiều khi thấp thoáng cái bóng
  2. của đồng tiền. Doanh nghiệp nhiều khi muốn giữ quan hệ với phóng viên của một số tờ báo lớn như một cách "bảo hiểm" phòng khi xảy ra chuyện làm ăn bất trắc thì cũng được nhẹ tay một chút, thậm chí lờ đi giúp; cơ quan quản lý nhà nước cũng không phải là không cần đến phóng viên nên luôn nở nụ cười tươi, những lúc họp báo vẫn "chu đáo tin cậy", còn phóng viên tuy ngày thường thấy mình thật oai phong nhưng lắm lúc cũng vã mồ hôi và phải nhờ vả lại khi thiếu bài nộp Tổng biên tập. Phóng viên được chăm sóc kỹ càng là chuyện không hay nhưng dễ hiểu. Song có một thực tế nghe hơi ngược, và rõ như ban ngày nhưng không ai nói ra: có một số phóng viên đang "nuôi" nguồn tin. Đương nhiên, phóng viên chẳng thể nào trả lương đều đặn cho nguồn tin, nhưng với những tin sốt dẻo thì họ sẵn sàng lì
  3. xì trở lại. Đã có nhiều cuộc tranh cãi không chính thức về vấn đề này. Kẻ thì khảng thái nói không (tuy có trời mới biết bản thân họ có làm như thế hay không), người thì lập luận rằng cơ chế thị trường là muốn có tin thì phải chi tiền. Có đại trượng phu còn huỵch toẹt rằng để làm việc nghĩa thì nhà báo có thể dùng nhiều cách - kể cả những cách không hay. Xét về yếu tố mua bán trong cơ chế thị trường, chuyện trả tiền cho nguồn tin là hoàn toàn logic. Nhưng nhiều người khi lập luận hăng say lại quên mất một điều rằng việc trả tiền chỉ hợp pháp khi người nhận tiền thực sự là người tạo ra sản phẩm - và họ bán nó.
  4. Một giáo sư đồng ý trả lời phỏng vấn của một tờ báo về các vấn đề chuyên môn có quyền nhận tiền cho chất xám của mình, một người bình thường sở hữu một số tài liệu quý hiếm cũng có thể nhận "lệ phí" để tiết lộ một phần hay toàn bộ. Tuy nhiên, tôi lại không thể bán thông tin thuộc về bạn tôi (ranh giới phân định rất mong manh, khó xác định), và một viên chức nhà nước không thể bán thông tin về công việc của cơ quan mình - dù nó chẳng phải là loại bí mật gì. "Hãy đặt mình vào vị trí của độc giả," Jessica Smith thuộc tổ chức Knight Foundation nói trong một cuộc trò chuyện với Vietnam Journalism tại Hà Nội, "liệu anh sẽ nghĩ thế nào về một bài viết nếu phát hiện ra rằng phóng viên đã trả tiền để mua một tài liệu của chính phủ? Liệu anh có trở nên hoài nghi không? Có lo ngại
  5. về động cơ của viên chức đã bán tài liệu đó không? Có tự hỏi là phóng viên đã trả bao nhiêu tiền không?" Bà Smith cho rằng nếu các viên chức thực sự lo ngại về những việc làm sai trái trong cơ quan của họ, ví như các quan chức tham nhũng hay các chính sách chưa đúng đắn có hại tới công chúng thì tại sao không đưa các văn bản cho phóng viên và đừng đòi hỏi vật chất. Trên phim ảnh, chúng ta thấy không ít cảnh một phóng viên trăn trở với một đề tài nào đó sẵn sàng hoạt động như thám tử, và chi tiền túi khi cần thiết để có được thông tin. Nhưng chớ có lấy cái việc phục vụ lợi ích cộng đồng mà biện minh cho một hành động không đúng về mặt pháp lý và không nên về mặt đạo đức nghề
  6. nghiệp. Khó mà khẳng định rõ đúng-sai hoàn toàn trong cách hành xử của mỗi người vào những thời điểm nhất định, nhưng để tránh cho bản thân mắc phải sai lầm, có lẽ nên tâm niệm một điều: Có thể (không phải là bắt buộc) trả tiền cho người tạo ra thông tin mà thôi. Nếu thông tin không thuộc về nguồn tin, hãy "liếc" cho nhanh và nhớ cho chính xác, chứ đừng ham tới mức trả tiền. Và có một điều mà ít người để ý: một lần trả tiền là làm mất đi một chút uy tín của phóng viên./.
nguon tai.lieu . vn