Xem mẫu

  1. CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG 10 NĂM VỪA QUA
  2. MỤC LỤC 1. Một số vấn đề chung về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp .. 3 1.1. Một số khái niệm liên quan........................................................................ 3 1.1.1. Ngành nông nghiệp và cơ cấu ngành nông nghiệp................................ 3 1.1.2. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp........................... 4 1.1.3. Khái niệm “Tái cơ cấu” ngành nông nghiệp ........................................ 5 1.2. Sự cần thiết phải tiếp tục chuyển dịch (tái) cơ cấu ngành nông nghiệp.... 6 2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam 10 năm qua......................................................................................................................... 7 2.1. Tăng trưởng ngành nông nghiệp ............................................................... 7 2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị sản xuất .................. 8 2.2.1. Chuyển dịch giữa 3 nhóm chuyên ngành:nông nghiệp thuần, lâm nghiệp, thủy sản ............................................................................................. 8 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành nông nghiệp thuần (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ) ................................................................................. 9 2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành lâm nghiệp......................... 10 2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành thủy sản............................. 11 2.3. Thay đổi trong thương mại ngành nông nghiệp ...................................... 12 2.3.1. Xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp .............................................. 12 2.3.2. Tỷ trọng GDP so với GTSX của các chuyên ngành nông, lâm, thủy sản ..................................................................................................................... 19 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp...... 20 2.4.1. Nhân tố nguồn lực tự nhiên................................................................. 20 2.4.2. Ảnh hưởng của nhân tố chính sách ..................................................... 21 2.4.3. Nhân tố phát triển doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh trong ngành nông nghiệp.................................................................................................. 26 2.4.3. Nhân tố lao động nông nghiệp............................................................ 29 2.4.5. Tín dụng nông nghiệp ......................................................................... 30 2.4.6. Nhân tố hợp tác công-tư (PPP) trong nông nghiệp............................. 31 2.4.7. Nhân tố năng lực cạnh tranh sản phẩm nông sản ............................... 32 2.5. Những hạn chế và nguyên nhân của cơ cấu ngành nông nghiệp VN hiện TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 1
  3. nay ................................................................................................................... 35 2.5.1. Về hạn chế .......................................................................................... 35 2.5.2. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 40 TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 2
  4. 1. Một số vấn đề chung về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Ngành nông nghiệp và cơ cấu ngành nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi để tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn với nhiều sản phẩm khác nhau, được phân chia theo các chuyên ngành như: - Nông nghiệp thuần bao gồm các tiểu ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ; - Lâm nghiệp bao gồm các tiểu ngành: trồng rừng, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ lâm nghiệp. Chuyên ngành này có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và chức năng môi trường như: phòng chống thiên tai và hình thành các đặc điểm văn hóa, xã hội của nghề rừng. - Thủy sản bao gồm các tiểu ngành: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở các vùng biển ven bờ, sông, hồ, các thung lũng có nước1 Theo trình độ phát triển, ngành nông nghiệp có hai loại hình, gồm: + Nông nghiệp tự cung tự cấp. Ở trình độ này, nông nghiệp sử dụng các đầu vào hạn chế và sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không sử dụng cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật. + Nông nghiệp hàng hóa. Ở trình độ này, quá trình sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa ở tất cả các khâu, gồm cả sử dụng máy móc, thiết bị cơ giới trong canh tác trồng trọt, chăn nuôi và trong chế biến sản phẩm tươi sống làm ra. Nông nghiệp hàng hóa sử dụng nguồn đầu vào lớn hơn so với nông nghiệp tự cung tự cấp, bao gồm các loại hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học, chọn lọc, áp dụng các giống mới và cơ giới hóa cao; sản phẩm làm được thương mại hóa, bán ra trên thị trường trong nước và xuất khẩu; sản xuất nông nghiệp hàng hóa tạo ra việc làm ở nhiều công đoạn nối tiếp nhau nên tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người tham gia vào các công đoạn của quá trình này. - Cơ cấu ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận. Nói cách khác, cơ cấu ngành nông nghiệp phản ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị sản lượng, quy mô sử dụng đất của các chuyên ngành, tiểu ngành cấu thành nên ngành nông nghiệp. Các chuyên ngành, tiểu ngành này được xem xét trên các quy mô: tổng thể nền kinh tế, vùng và tiểu vùng. Cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện vị thế của từng chuyên ngành, tiểu ngành trong mối quan hệ với toàn 1 Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 3
  5. ngành nông nghiệp (qua các tỷ lệ khác nhau tham gia vào ngành nông nghiệp) trong một thời gian nhất định. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, các chuyên ngành, tiểu ngành có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau phát triển trong phạm vi về không gian, thời gian và trên cơ sở điều kiện hạ tầng kinh tế ở từng nơi. 1.1.2. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Cơ cấu ngành nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển về số lượng, chất lượng ngành nông nghiệp trong khoảng thời gian nào đó, vì vậy nó không phải là các quan hệ tĩnh mà luôn luôn biến đổi không ngừng theo sự phát triển của các chuyên ngành, tiểu ngành tạo nên cơ cấu toàn ngành. Đó là sự thay đổi tất yếu về tỷ lệ giữa các chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản trên quy mô cả nước, trên các vùng kinh tế-sinh thái; thay đổi về số lượng, loại hình quy mô các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh trong các chuyên ngành, tiểu ngành ở các vùng sinh thái; sự thay đổi về mối quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác như: công nghiệp và dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và các hoạt động phân phối, tiêu thụ nông sản làm ra. Như vậy, sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành trong nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, phản ánh lợi thế và khả năng phát triển của các chuyên ngành, tiểu ngành trên tầm quốc gia, vùng và tiểu vùng. Trong kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa, sự thay đổi về tỷ lệ về quy mô, giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của ngành nông nghiệp theo hướng tăng lên hoặc giảm xuống đều có mục đích đáp ứng cao nhất các yêu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa lương thực, thực phẩm tươi sống và chế biến. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chính là quá trình thích ứng của sản xuất nông nghiệp với thị trường tiêu thụ các sản phẩm do ngành nông nghiệp làm ra trong từng giai đoạn phát triển. Nói cách khác, kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp phản ánh mức độ thị trường hóa ở quy mô quốc gia, quốc tế của ngành trong từng giai đoạn, và là mục đích chung nhất trong phát triển nông nghiệp ở tất cả các quốc gia trên thế giới dưới tác động của CNH nền kinh tế và toàn cầu hóa và hội nhập. Sự thích ứng của cơ cấu ngành nông nghiệp với nhu cầu của thị trường càng cao thì tính ổn định của cơ cấu càng lớn. Trong trường hợp ngược lại ngành nông nghiệp rơi vào tình trạng không ổn định, phải giảm thiểu quy mô sản xuất và giá trị các chuyên ngành, tiểu ngành không có lợi thế hoặc không phù hợp với nhu cầu thị trường và tăng quy mô sản xuất, giá trị các ngành có lợi thế để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên theo sự thay đổi của thị trường. Từ các phân tích trên đây, cách nhìn về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp như sau: Là sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của ngành nông nghiệp theo lợi thế so sánh và theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ nhằm đưa cơ cấu ngành nông nghiệp từ trạng thái nhiều bất cập sang trạng thái ít bất cập hơn so với TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 4
  6. nhu cầu của thị trường và phát triển được các chuyên ngành có lợi thế, giảm thiểu các chuyên ngành kém lợi thế trong nông nghiệp. Theo đó khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong điều kiện hiện nay như sau: “Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và hội nhập”. 1.1.3. Khái niệm “Tái cơ cấu” ngành nông nghiệp - Đây là khái niệm mới được đưa vào sử dụng trong vài năm gần đây và chưa có định nghĩa chính thức về “tái cơ cấu” nói chung và “tái cơ cấu ngành nông nghiệp” nói riêng. - Ngày 19/2/2013 Thủ tướng CP ban hành Quyết định số 399/2013/QĐ-TTg phê duyệt đề án tổng thể về “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn giai đoạn 2013-2020” với các mục tiêu tổng quát và cụ thể như sau2: + Tổng quát. Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. + Ba mục tiêu cụ thể gồm: a) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập hệ thống đòn bẩy khuyến khích hợp lý, ổn định và dài hạn, nhất là ưu đãi về thuế và các biện pháp khuyến khích đầu tư khác, thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh; b) Hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình ðộ phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế chủ lực; c) Từng bước củng cố nội lực của nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế và củng cố vị thế quốc gia trên trường quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Như vậy, khái niệm “tái cơ cấu kinh tế” trong đề án này được hiểu là quá trình tiếp tục cải cách kinh tế ở Việt Nam nhằm đưa tới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đến năm 2020. Ở đây vấn đề quan 2 Nguồn: Điều 1, Quyết định số 399/2010/QĐ-TTg ngày 13/6/2013 TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 5
  7. trọng của tái cơ cấu là cơ cấu kinh tế phải tạo ra mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, có hiệu quả cao hơn và nâng cao được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đến năm 2020 - Sau Quyết định số 399/2013/QĐ-TTg, Thủ tướng CP tiếp tục ban hành Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg ngày 13/6/2013 phê duyệt đề án“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” với các mục tiêu: a).Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6% - 3,0%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, từ 3,5 - 4,0%/năm trong giai đoạn 2016-2020; b) Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020; c) Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42 - 43% năm 2015 và 45% vào năm 2020, góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia. Như vậy, theo QĐ 899/2013/QĐ-TTg thì tái cơ cấu ngành nông nghiệp được hiểu là phát triển nông nghiệp giai đoạn 2013-2020 theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng với tốc độ từ 3,5 - 4,0%/năm giai đoạn 2016-2020; nâng cao mức sống của người dân nông thôn vào năm 2020 bằng 2,5 lần năm 2008, số xã đạt tiêu chí NTM là 50%, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 45%, Từ đó, có thể tạm hiểu “Tái cơ cấu nông nghiệp” là: “Quá trình tiếp tục phát triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh cao hơn, bền vững hơn cho toàn ngành, là quá trình phát triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các chuyên ngành nhằm tạo ra các nông sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững” 1.2. Sự cần thiết phải tiếp tục chuyển dịch (tái) cơ cấu ngành nông nghiệp Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp Việt Nam đã phát triển nhanh, đóng góp gần 1/4 GDP toàn nền kinh tế. Sản xuất lương thực, đặc biệt là lúa gạo tăng liên tục cả về diện tích gieo trồng và năng suất, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thâm canh trở thành xu hướng chủ đạo với việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới về giống, quy trình canh tác và chế biến sản phẩm. Chuyên ngành nông nghiệp TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 6
  8. thuần đã phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi hàng hóa có giá trị và theo nhu cầu của thị trường; Chuyên ngành lâm nghiệp đã bước đầu ngăn chặn tình trạng suy thoái rừng đã xảy ra trong những năm gần đây; Chuyên ngành thủy sản đã phát huy lợi thế về nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt, lợ và mặn trên địa bàn cả nước nên đã tạo ra nhiều loại sản phẩm thủy sản có giá trị cao, được thị trường trong và ngoài nước ưu chuộng. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều thách thức về tính bền vững của phát triển toàn ngành nông nghiệp như: tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu vẫn dựa vào tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên thâm dụng các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, vật tư và nguồn lực tự nhiên. Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp giảm mạnh và bị chia nhỏ thành nhiều mảnh để chia cho các hộ gia đình nên đã gây khó khăn trong áp dụng cơ giới hoá, đưa đến hiệu quả sử dụng thấp; tình trạng lũ lụt, hạn hạn và dịch bệnh diễn ra phổ biến đã ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất; giá cả nông sản biến động nhanh và theo chiều hướng xấu đã tác động tiêu cực tới sản xuất, thu nhập và đời sống của người nông dân. Chính sách nhà nước đối với nông nghiệp chưa đề cập và xử lý kịp thời những tác động tiêu cực của thiên tai và biến động của thị trường, dẫn đến động lực sản xuất của nông dân giảm sút. Những vấn đề đặt ra trên đây đã đưa tới sự cần thiết phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng mới, đó là chú trọng tính hiệu quả, tính bền vững, từ bỏ cách phát triển theo chiều rộng, chi phí cao, kém hiệu quả và không bền vững. Đó là nội dung tiếp tục phát triển, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong điều kiện mở rộng thị trường và hội nhập quốc tế đến năm 2020 và được Thủ tướng CP phê duyệt thành đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” 2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam 10 năm qua 2.1. Tăng trưởng ngành nông nghiệp Số liệu thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2013 thể hiện tính không ổn định. Năm 2005 tăng trưởng nông nghiệp đạt 4,19%, sau đó giảm vào các năm 2006, 2007 và tăng lên đỉnh cao vào năm 2008 (đạt 4,69%) và giảm mạnh còn 1,9% vào năm 2009, phục hồi vào các năm 2010, 2011 và lại sụt giảm mạnh vào các năm 2012, 2013 (còn 2,67%). Cụ thể được phản ánh ở biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 2005 - 2013 TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 7
  9. Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục thống kê 2005-2013 Xu thế biến đổi chung về tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2005-2013 là, sau khi gia nhập WTO vào năm 2007 và ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) với một số quốc gia thì tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam đã giảm đi do tác động tiêu cực của giá cả thị trường thế giới về vật tư và sản phẩm (giá vật tư tăng nhanh, trong khi giá nông sản không tăng hoặc giảm, tạo ra giá cánh kéo bất lợi cho sản xuất nông nghiệp) và gia tăng các rào cản thương mại về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị sản xuất 2.2.1. Chuyển dịch giữa 3 nhóm chuyên ngành:nông nghiệp thuần, lâm nghiệp, thủy sản Cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị giữa 3 nhóm chuyên ngành: nông nghiệp thuần, lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2005-2013 được phản ánh qua bảng sau Bảng 1: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp thời kỳ 2005- 2013 (giá thực tế) GTSX toàn Nông nghiệp Lâm Cơ cấu Thủy sản Cơ cấu Cơ cấu Năm ngành NN thuần nghiệp (%) (tỷ đồng) (%) (%) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) 2005 256.388 183.214 71,5 63.678 24,84 9.496 3,70 2006 282.525 197.701 70,0 74.493 26,37 10.331 3,66 2007 338.553 236.750 69,9 89.694 26,49 12.108 3,58 2008 502.119 377.239 75,1 110.510 22,01 14.370 2,86 2009 568.993 430.222 75,6 122.666 21,56 16.106 2,83 2010 712.047 540.163 75,9 153.170 21,51 18.715 2,63 2011 1.016.080 787.197 77,5 205.866 20,26 23.017 2,27 TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 8
  10. 2012 1.000.390 749.325 74,9 224.264 22,42 26.800 2,68 2013sb 1.017.159 748.139 73,55 239,977 23,59 29,043 2,86 Nguồn: Số liệu thông kê Tổng cục thống kê 2005-2013 Bảng 1, cho thấy: - Về giá trị sản xuất toàn ngành và các chuyên ngành. Trong giai đoạn 2005- 2013, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp theo giá thực tế đã tăng gần 4 lần, từ 256,4 ngàn tỷ đồng lên 1.017,2 ngàn tỷ đồng. Trong đó, chuyên ngành nông nghiệp thuần tăng 4,08 lần, từ 183,2 ngàn tỷ lên 748,2 ngàn tỷ; lâm nghiệp tăng 3,05 lần, từ 9,5 ngàn tỷ lên 29,0 ngàn tỷ; thủy sản tăng 3,8 lần, từ 63,7 ngàn tỷ lên 240,0 ngàn tỷ VNĐ, phản ánh chuyên ngành nông nghiệp thuần có giá trị sản xuất cao nhất và tăng mạnh nhất, sau đó đến thủy sản và chậm nhất là lâm nghiệp. - Về cơ cấu. Tỷ trọng nông nghiệp thuần vẫn duy trì ở mức cao (trên 70%), giảm một chút vào các năm 2006, 2007 sau đó tăng lên 77,5% vào năm 2011 và giảm còn 73,6% vào năm 2013; lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (trên dưới 3%) và có xu hướng giảm (thấp nhất là gần 2,3% vào năm 2011); thủy sản chiếm tỷ trọng từ 21% đến 24%, có xu hướng giảm, thấp nhất từ 2007 đến 2012, tăng nhẹ vào năm 2013 (23,6%) Tình hình trên cho thấy, Ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn nặng về nông nghiệp thuần mà chưa khai thác được các lợi thế tự nhiên về rừng, đất rừng, mặt nước sông, hồ, biển để phát triển mạnh các chuyên ngành lâm nghiệp và thủy sản, đưa các chuyên ngành này trở thành sản xuất chính của nông nghiệp để tạo ra cơ cấu toàn ngành nông nghiệp hợp lý. Trong đó, chuyên ngành lâm nghiệp đang sử dụng quỹ đất lớn nhất, nhưng giá trị làm ra lại thấp nhất. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành nông nghiệp thuần (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ) Bảng 2: GTSX và Cơ cấu và GTSX trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (giá hiện hành) Dịch vụ nông Tổng số Trồng trọt Cơ cấu Chăn nuôi Cơ cấu Cơ cấu Năm nghiệp (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (%) (tỷ đồng) 2005 183.213,6 134.754,5 73,55 45.096,8 24,61 3.362,3 1,84 2006 197.700,7 145.807,7 73,75 48.333,1 24,45 3.559,9 1,80 2007 236.750,4 175.007,0 73,92 57.618,4 24,34 4.125,0 1,74 2008 377.238,6 269.337,6 71,40 102.200,9 27,09 5.700,1 1,51 2009 430.221,6 306.648,4 71,28 116.576,7 27,10 6.996,5 1,63 2010 540.162,8 396.733,7 73,45 135.137,1 25,02 8.292,0 1,54 TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 9
  11. 2011 787.196,6 577.749,0 73,39 199.171,8 25,30 10.275,8 1,31 2012 749.325,4 534284,8 71,30 200849,2 26,80 14.191,4 1,89 2013sb 748.138,9 534.532,8 71,5 196.955,1 26,3 16.651 2,2 Nguồn: Niên giám thông kê 2005-2013, Tổng cục thống kê Số liệu ở bảng 2 cho thấy: - Về giá trị sản xuất. Trong giai đoạn 2005-2013 giá trị sản xuất toàn chuyên ngành nông nghiệp đã tăng gần 4 lần, từ 183,2 ngàn tỷ lên 748,2 ngàn tỷ. Trong chuyên ngành này có 3 tiểu ngành gồm: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ thì trồng trọt tăng 3,1 lần, từ 173,2 ngàn tỷ lên 534,5 ngàn tỷ; chăn nuôi tăng gần 4,8, từ 45 ngàn tỷ lên 197 ngàn tỷ; dịch vụ tăng 4,9 lần, từ 3,4 ngàn tỷ lên gần 16,7 ngàn tỷ VNĐ. Tốc độ tăng của chăn nuôi và dịch vụ xấp xỉ bằng nhau và cao hơn so với trồng trọt, nhưng do giá trị thấp nên chưa làm thay đổi được vị trí so với tiểu trồng trọt. - Về cơ cấu. Cơ cấu giá trị giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong chuyên ngành nông nghiệp suốt giai đoạn 2005-2013 ít thay đổi, tỷ trọng trồng trọt vẫn duy trì ở mức cao từ 71%-73%, chăn nuôi từ 24%-26% và dịch vụ rất thấp, từ 1,3% đến 2,2%., tỷ trọng dịch vụ thấp phản ánh tính chất sản xuất truyền thống, thủ công cao, chưa phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ cần thiết như: giống mới, khoa học kỹ thuật, khuyến nông, bảo vệ cây trồng, thú ý, tiếp thị, tín dụng…để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và giá trị gia tăng của sản phẩm làm ra. Thực tế cho thấy, nông nghiệp thuần của Việt Nam vẫn nặng về sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, và một số cây ăn quả khác, chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính, mức độ áp dụng khoa học công nghệ và các phương pháp sản xuất tiên tiến còn ít nên chưa khai thác đầy đủ tiềm năng đất đai, nguồn nước, khí hậu và các điều kiện tự nhiên tại các vùng sản xuất. 2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành lâm nghiệp Bảng 3 sau phản ánh giá trị và động thái chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành lâm nghiệp Bảng 3: Giá trị và cơ cấu chuyên ngành lâm nghiệp thời kỳ 2005- 2013 Trồng và Khai thác Cơ Cơ Tổng khai thác lâm sản DV lâm nghiệp Cơ cấu Năm cấu cấu (tỷ đồng) gỗ ngoài gỗ (tỷ đồng) (%) (%) (%) ( tỷ đồng) (tỷ đồng) 2005 9.496,2 1.403,5 14,8 7.550,3 79,5 542,4 5,7 2006 10.331,4 1.490,5 14,4 8.250,0 79,9 590,9 5,7 2007 12.108,3 1.637,1 13,5 9.781,0 80,8 690,2 5,7 TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 10
  12. 2008 14.369,8 2.040,5 14,2 11.524,6 80,2 804,7 5,6 2009 16.105,8 2.287,0 14,2 12.916,9 80,2 901,9 5,6 2010 18.714,7 2.711,1 14,5 14.948,0 79,9 1.055,6 5,6 2011 23.016,7 2.943,0 12,8 18.844,3 81,9 1.229,4 5,3 2012 26.800,4 2.764,7 10,3 22.611,1 84,4 1.424,6 5,3 2013 29.043,1 2.949,4 10,2 24.555,5 84,5 1.538,2 5,3 Nguồn: Niên giám thống kê 2005-2013, Tổng cục thống kê - Về giá trị. Trong giai đoạn 2005-2013 giá trị sản xuất chuyên ngành lâm nghiệp đã tăng 3,05 lần, từ 9,5 ngàn tỷ lên 29,0 ngàn tỷ đồng. Trong chuyên ngành này có 3 tiểu ngành là: trồng rừng và khai thác gỗ, khai thác lâm sản ngoài gỗ và hoạt động dịch vụ lâm nghiệp. Giá trị sản xuất trồng rừng và khai thác gỗ tăng gần 2,1 lần từ 1,4 ngàn tỷ lên 2,9 ngàn tỷ; khai thác lâm sản ngoài gỗ tăng 3,2 lần, từ gần 7,6 ngàn tỷ lên 24,6 ngàn tỷ; dịch vụ lâm nghiệp tăng 2,8 lần, từ 542,4 tỷ lên 1,5 ngàn tỷ đồng, cho thấy tốc độ tăng giá trị sản xuất tiểu ngành khai thác lâm sản ngoài gỗ là cao nhất, sau đó đến dịch vụ lâm nghiệp và thấp nhất là trồng+khai thác rừng. Tiểu ngành khai thác lâm sản ngoài gỗ đang thể hiện thế mạnh vượt trội trong so sánh với các tiểu ngành còn lại của chuyên ngành lâm nghiệp. - Về cơ cấu. Cơ cấu giá trị sản xuất của chuyên ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng rừng và khai thác gỗ (từ 14,8% xuống còn 10,2%), tăng tỷ trọng khai thác lâm sản ngoài gỗ (từ 79,5% lên 84,5%), chiếm ưu thế gần tuyệt đối trong chuyên ngành này; tỷ trọng dịch vụ lâm nghiệp giảm từ 5,7% xuống 5,3%, phản ánh xu hướng tích cực là giảm khai thác gỗ để giữ rừng, tăng khai thác lâm sản ngoài gỗ là thế mạnh của nghề rừng, đặc biệt là đối với rừng nhiệt đới có nhiều loại lâm sản ngoài gỗ phong phú.Riêng tiểu ngành dịch vụ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, giảm dần là xu hướng không tích cực, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chung của chuyên ngành. 2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành thủy sản Bảng 4 sau đây phản ánh giá trị và động thái chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành thủy sản. Bảng 4: Cơ cấu và giá trị toàn ngành thủy sản thời kỳ 2005-2013 Tổng Khai thác Nuôi trồng Cơ cấu Năm Cơ cấu (%) ( tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%) 2005 63.678,0 22.770,9 35,8 40.907,1 64,2 2006 74.493,2 25.144 33,8 49.349,2 66,2 2007 896.94,3 29.411,1 32,8 60.283,2 67,2 2008 110.510,4 41.894,9 37,9 68.615,5 62,1 2009 122.666,0 49.885,6 40,7 72.780,4 59,3 TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 11
  13. 2010 153.169,9 58.863,0 38,4 94.306,9 61,6 2011 205.866,4 78.203,4 37,8 127.663,0 62,2 2012 224.263,9 91.313,7 39,0 132.950,2 61,0 2013 239.976,7 96.742,4 40,1 143.234,3 59,9 Nguồn: Số liệu niên giám thống kê 2005-2013, Tổng cục thống kê - Về giá trị. Trong giai đoạn 2005-2013 tổng giá trị sản xuất chuyên ngành thủy sản đã tăng 3,8 lần từ trên 63,7 ngàn tỷ lên trên 239,9 ngàn tỷ. Chuyên ngành này có 2 tiểu ngành là nuôi trồng và khai thác. Trong đó, giá trị nuôi trồng tăng 3,5 lần, từ 40,9 ngàn tỷ lên 143,2 ngàn tỷ; giá trị khai thác tăng 4,2 lần, từ 22,8 ngàn tỷ lên 96,7 ngàn tỷ đồng. Trong điều kiện Việt Nam việc gia tăng khối lượng và giá trị nuôi trồng là đúng hướng, phát huy được các thế mạnh về mặt nước các sông, hồ, đầm và ven biển. Tiểu ngành khai thác nên tập trung vào đánh bắt xa bờ để hạn chế sụt giảm nguồn lợi thủy sản ven bờ, theo đó chính sách đầu tư cho ngư dân đóng tàu lớn để đánh bắt xa bờ kỳ vọng sẽ đem lại sự thay đổi tích cực cho chuyên ngành thủy sản thời gian tới. - Về cơ cấu. Tiểu ngành nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng cao hơn khai thác, dao động trong khoảng từ 59,3% đến 67,2% tổng giá trị chuyên ngành, nhưng có xu hướng giảm. Tiểu ngành khai thác chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng có xu hướng tăng từ 35,8% lên 40,1%, nếu chương trình hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ thành công thì khả năng khai thác sẽ ngang bằng với nuôi trồng trong những năm tới. 2.3. Thay đổi trong thương mại ngành nông nghiệp 2.3.1. Xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp Trong giai đoạn 2005-2013, giá trị xuất khẩu nông sản tăng liên tục, từ 4,46 tỷ USD năm 2005 lên 15,19 tỷ USD năm 2013, bình quân mỗi năm xuất khẩu tăng thêm 1,34 tỷ USD tạo ra tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 16,6%, nhưng không đều. Riêng năm 2009 tốc độ xuất khẩu nông sản giảm 9,6% do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới làm giảm giá hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bị chậm lại nhưng hàng nông sản vẫn giữ vai trò quan trọng tạo nguồn thu về ngoại tệ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như lúa gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, thủy sản…đã không phải đối đầu với các hàng rào thuế quan như trước khi gia nhập WTO nên đã củng cố vị trí và mở rộng quy mô trên các thị trường khu vực và toàn cầu. Kết quả xuất khẩu một số nông sản chính, giai đoạn 2005-2013 như sau:3 3 Tổng hợp tính toán từ nguồn số liệu Tổng cục hải quan 2005-2013sb TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 12
  14. Biểu đồ 2: Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản Việt Nam 2005- 2013 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu Tổng cục hải quan 2005-2013.sb a) Thị trường xuất-nhập khẩu một số nông sản chính của Việt Nam - Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu là thị trường Châu Á như Trung quốc ( 901,86 triệu USD, chiếm 30,8% tổng giá trị xuất khẩu vào năm 2013), các nước ASEAN (gồm Indonesia 91,3 triệu USD chiếm 3,1%, Philippin 225,4 triệu USD chiếm 7,7%; singapore 162,1 triệu USD chiếm 5,54%, Malaysia 231,2 triệu USD chiếm 7,9% vào năm 2003). Hiện tại, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh lớn với gạo xuất khẩu của Ấn Độ. Giá gạo của Ấn độ thường thấp hơn giá gạo của Việt Nam và Thái lan khoảng 100USD/tấn nên có sức cạnh tranh cao. Các nước khác như Argentina, Australia, Brazil, Myanmar, Uruguay cũng sản xuất lượng lúa gạo lớn và đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo, gây ra tình trạng cung vượt cầu và giá gạo có thể tiếp tục giảm. - Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam Cao su việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang một số nước châu Á, trong đó xuất khẩu sang thị trường Trung quốc tăng từ 170,5 triệu USD vào năm 2005 lên 1136,87 triệu USD, chiếm tới 45,6% tổng giá trị xuất khẩu cao su vào năm 2013. Cao su xuất khẩu vào Trung Quốc thường xuyên bị giảm giá đột ngột do chính sách hạn chế số DN được phép nhập khẩu tiểu ngạch qua các cửa khẩu biên giới do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 làm cho các nhà sản xuất ô tô từ châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật (là khách hàng nhập khẩu cao su lớn từ trong Quốc) giảm sản xuất làm cho giá cao su giảm tới hơn một nửa ở Trung Quốc nên làm giảm giá xuất khẩu cao su của Viêt Nam vào thị trường này. TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 13
  15. Việt Nam đang nỗ lực mở rộng xuất khẩu cao su sang thị trường các nước ASIAN, Hoa Kỳ…ước đạt 63,9 triệu USD vào năm 2013, sang EU ước đạt 177,9 triệu USD. Các thị trường khác chiếm khoảng 7,1%, khoảng 113,4 triệu USD. - Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam Sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu cà phê của Việt Nam không ổn định. Các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là khu vực EU, ước đạt 1075,11 triệu USD (chủ yếu Đức 362,29 triệu, Tây Ban Nha 191,08 triệu, Ý 166,24 triệu, Anh 86,44 triệu USD…); Năm 2013 các nước ASEAN nhập khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 160,34 triệu USD, tăng 5,1 lần về giá trị và 1,62 điểm phần trăm so với năm 2005; Hoa Kỳ nhập khẩu cà phê Việt Nam ước đạt khoảng 302,01triệu USD vào năm 2013, tăng 3 lần về giá trị nhưng giảm 2,8 điểm phần năm so với năm 2005; Nhật Bản nhập khẩu cà phê Việt Nam ước đạt khoảng 167,66 triệu USD vào năm 2013, tăng 6,4 lần về giá trị và 2,6 điểm phần trăm so với năm 2005; Ngoài ra cà phê của Việt Nam còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Mexico, Hàn Quốc, Châu phi và một số nước khác với khối lượng và giá trị nhỏ. - Thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam Xuất khẩu điều vào Mỹ tăng từ 157,34 triệu USD vào năm 2005 và tăng lên 539,1 triệu USD vào năm 2013; vào Trung Quốc đạt 106 triệu USD vào năm 2013, vào Australia đạt 97,1 triệu USD vào năm 2013; thị trường EU ước đạt 295,5 triệu USD (tập trung vào các nước như Hà Lan 160,69 triệu, Anh 52,2 triệu, Đức 29,8 triêu USD). - Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam Các nước nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam lớn nhất là EU, ước đạt 321,3 triệu USD (gồm Anh 52,29 triệu USD, Hà Lan 160,29 triệu USD tây ban ha 23,1 triệu USD, Đức 29,84 triệu USD…), chiếm 36,1 % tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam vào năm 2013; Hoa kỳ nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam ước đạt 182,9 triệu USD vào năm 2013; Các tiểu vương quốc Ả rập nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam tăng từ 9,4 triệu USD năm 2005 lên 55,32 triệu USD vào năm 2013; Việt Nam đang nỗ lực mở rộng xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Canada, Châu chi, Nga và các nước khác. - Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam Các nước nhập khẩu chè chủ yếu của Việt Nam là Pakistan, Đài loan, EU, Ấn độ, Nga, nhưng có su hướng giảm dần. Năm 2013 xuất khẩu chè của Việt Nam vào Pakistan ước đạt 45,9 triệu USD; Trung Quốc nhập khẩu chè Việt Nam ước đạt 18,9 triệu USD; xuất khẩu chè của Việt Nam vào một số thị trường khác có xu hướng tăng lên như Đài Loan tăng từ 19,7 triệu USD năm 2007 lên 30,9 triệu USD vào năm 2013, TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 14
  16. thị trường Nga ước đạt 19,3 triệu USD vào năm 2013. b). Xuất-nhập khẩu gỗ và sản phẩm làm từ gỗ - Về xuất khẩu. Giai đoạn 2005 – 2013, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ có xu hướng tăng, trừ năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên xuất khẩu gỗ chậm lại. Năm 2013 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 5,65 tỷ USD tăng 260,9% so với năm 2005 (1,57 tỷ USD). Lý do lớn nhất dẫn đến giá trị gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu tăng nhanh trong những năm qua là các hỗ trợ từ việc cắt giảm thuế quan theo cam kết WTO của Việt Nam và các cam kết FTA được thực hiện, các rào cản thương mại dần được xóa bỏ, hàng hóa lưu thông tự do trên thị trường, mang đến nhiều cơ hội thuận lợi cho xuất-nhập khẩu gỗ của Việt Nam. Biểu đồ 3: Giá trị XK gỗ và sản phẩm làm từ gỗ của Việt Nam từ 2005 - 2013 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan 2005-2013 Sản phẩm đồ gỗ của việt Nam đã xuất khẩu sang các thị trường chính như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc,…Thị trường Mỹ tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu gỗ, đạt trên 2 tỷ USD, chiếm trên 35,5% thị phần xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào năm 2013 và có mức tăng trưởng bình quân 17,1%/ năm trong giai đoạn 2005-2013. Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc tăng nhanh, đạt 1.051 triêu USD, chiếm 18,6% thị phần (2013); giá trị xuất khẩu vào thị trường EU và Nhật Bản vẫn tăng nhưng giảm về cơ cấu, từ 15% năm 2005 xuống 14,5% vào năm 2013 đối với Nhật Bản và giảm từ 28,7% năm 2005 xuống còn 11,0% năm 2013 đối với thị trường EU. TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 15
  17. Biểu 4: Cơ cấu thị trường XK gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam 2005- 2013 Đvt: % Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục hải quan 2005-2013 - Về nhập khẩu gỗ nguyên liệu và các sản phẩm từ gỗ Từ năm 2005 đến 2013, giá trị gỗ và các sản phẩm gỗ mà Việt Nam nhập khẩu là 9731,37 triệu USD, bằng 33,4% giá trị xuất khẩu (29.140,3 triệu USD). Trung bình mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 1.081 triệu USD gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Cụ thể về nhập khẩu gỗ của Việt Nam thể hiện qua biểu sau: Bảng 5: Giá trị và cơ cấu thị trường nhập khẩu gỗ của Việt Nam 2005-2013 Đvt: triệu USD Asean Trung Quốc Mỹ Các nước khác Tổng Năm cộng CC CC CC CC Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) (%) (%) TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 16
  18. 2005 637,86 346,11 54,26 48,13 7,55 39,09 6,13 196,89 30,87 2006 729,7 361,08 49,48 71,77 9,84 57,8 7,92 229,56 31,46 2007 982,26 445,7 45,37 115,81 11,79 93,81 9,55 320,07 32,59 2008 1.078,55 492,22 45,64 118,94 11,03 123,31 11,43 335,04 31,06 2009 851,31 361,3 42,44 100,64 11,82 100,36 11,79 279,34 32,81 2010 1.088,80 460,25 42,27 143,73 13,20 149,28 13,71 328,73 30,19 2011 1.354,24 623,56 46,05 186,59 13,78 150,67 11,13 383,32 28,31 2012 1.359,20 515,1 37,89 200,3 14,74 196,7 14,47 447,10 32,89 Sb.2013 1.649,45 694,5 42,10 201,0 12,18 220,0 13,34 534,01 32,38 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục hải quan 2005-2013 Trong giai đoạn 2005-2013, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu chủ yếu vẫn từ thị trường các nước ASEAN (chủ yếu từ Lào). Năm 2005 giá trị nhập khẩu gỗ đạt 346,1 triệu USD, năm 2013 tăng lên 694,5 triệu USD. Nhập khẩu gỗ Trung Quốc tăng từ 7,6% năm 2005 lên 12,2% và từ Hoa Kỳ tăng từ 6,1% lên 13,34% vào năm 2013. c). Xuất-nhập khẩu sản phẩm thủy sản - Về giá trị xuất khẩu Giai đoạn 2005-2013 giá trị xuất khẩu thủy sản tăng từ 2,7 tỷ USD vào năm 2005 lên 6,7 tỷ USD vào năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,1%. Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam chủ yếu do tăng về lượng mà ít tăng về giá trị, do các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công, chế biến thô, mà chưa phải là các mặt hàng có giá trị cao. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản giảm xuống mức còn 5,65%, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới xuất phát từ Mỹ, trong khi đó thị trường tiêu thụ thủy sản chính của Việt Nam là Mỹ. Tại thị trường Mỹ, các DN Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn do chính sách chống bán phá giá và việc các nhà nhập khẩu Mỹ tìm đến các nhà phân phối ở các nước khác gần hơn nhằm giảm chi phí vận chuyển TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 17
  19. Biểu đồ 5: Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục thống kê từ 2005-2013 - Về thị trường xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 165 thị trường trên toàn thế giới, trong đó 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc, Asian, Brazil, Mexico và Nga chiếm trên 84% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong năm 2013 hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao ở các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canađa, Braxin; tuy nhiên tăng nhẹ ở các thị trường EU (EU 28), Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia... Cụ thể, xuất sang Hoa Kỳ đạt 1,46 tỷ USD, tăng 25,5%; sang EU: 1,2 tỷ USD, tăng 1,6%; sang Nhật Bản: 1,1 tỷ USD, tăng 2,9%; sang Hàn Quốc: 512 triệu USD, tăng 0,5%; sang Trung Quốc: 426 triệu USD, tăng 55,1%; sang Ôxtrâylia: 191 triệu USD, tăng 5%; sang Canađa: 181 triệu USD, tăng 38,4%; sang Braxin: 121 triệu USD, tăng 53% so với năm 20134. Biểu đồ 6: Giá trị và cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2013 4 Sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2013, tổng cục hải quan TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 18
  20. Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục hải quan 2013 - Nhập khẩu sản phẩm thủy sản. Năm 2005 giá trị nhập khẩu thủy sản là 193,7 triệu USD chủ yếu từ thị trường Trung Quốc 28,9 triệu USD chiếm 14,9%, Đài Loan 19,7 triệu USD chiếm 10,2%, Nhật Bản 17,2 triệu USD chiếm 8,9%, Ấn Độ 16,9 triệu USD chiếm 8,8%, Hoa Kỳ 12,9 triệu USD chiếm 7,7%, Indonesia và Malaysia mỗi nước 6%, các thị trường khác 74,8 triệu USD chiếm 38,6% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Biểu đồ 7: Cơ cấu thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam năm 2005-2013 (%) Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục hải quan năm 2013 Đến năm 2013 giá trị nhập khẩu thủy sản tăng lên 721, triệu USD (chủ yếu từ Ấn Độ 168,9 triệu, Đài loan 75,3 triệu, Nhật Bản 57,3 triệu, Hàn Quốc 34,2 triệu, Hoa kỳ 27,0 triệu, Nga 25,7 triệu, Trung Quốc 23,2 triệu USD, còn lại là các thị trường khác), tăng 3,7 lần về giá trị so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu thủy sản giai đoạn 2005-2013 đạt 17,9%/năm. 2.3.2. Tỷ trọng GDP so với GTSX của các chuyên ngành nông, lâm, thủy sản - Tỷ trọng GDP so với GTSX toàn ngành nông lâm thủy sản theo giá thực tế đã giảm từ 68,8% năm 2005 xuống còn 64,8% vào năm 2013, thể hiện tính hiệu quả của toàn ngành giảm đi, cụ thể là GDP trong GTSX của ngành giảm đi khoảng 4 điểm phần trăm trong giai đoạn này. - Đối với chuyên ngành nông nghiệp thuần, tỷ trọng GDP so với GTSX cũng giảm từ 73,1% vào năm 2005 xuống còn 67,3% vào năm 2013. Thể hiện tính hiệu quả giảm đi, cụ thể là tỷ lệ GDP trong GTSX làm ra giảm đi khoảng 6 điểm phần trăm TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU – SỐ 6/2014 19
nguon tai.lieu . vn