Xem mẫu

  1. Cơ bản về Quan Hệ Nhà Đầu Tư Quan hệ nhà đầu tư là gì? Với ý nghĩa cơ bản nhất, quan hệ nhà đầu tư là giúp các nhà đầu tư hiện tại lẫn tiềm năng hiểu rõ hơn về một công việc kinh doanh nào đó. Tuy nhiên, việc triển khai môt chương trình quan hệ nhà đầu tư có lại cần nhìn nhận rằng nhà đầu tư có thể hoạt động với các mức độ am hiểu và dựa trên nhiều lý do khác nhau để quyết định mua một cổ phần nào đó. Sự đa dạng trong cách nghĩ và cách hiểu của nhà đầu tư khiến cho công tác quan hệ nhà đầu tư trở nên phức tạp với những công ty có nhu cầu quan tâm quan hệ nhà đầu tư môt khi họ giao tiếp công việc kinh doanh của mình với nhà đầu tư. Lấy ý kiến, ví dụ, nhà đầu tư mua cổ phần môt công ty nào đó vì họ tin rằng công ty ấy được quản lý tốt. Lý do này cũng có thể là lý do của những nhà đầu tư thiếu thông tin đầy đủ, các nhà phân tích từng trải hoặc các nhà quản lý chỉ chuyên lo phần đầu tư. Tuy nhiên, ẩn dưới cái ý kiến đơn giản này là rất nhiều nhận thức về công tác quan hệ nhà đầu tư của công ty đó đối với nhà đầu tư, chẳng hạn, làm thế nào tạo ra được nhận thức về việc quản lý điều hành tốt, làm sao sắp xếp các thông tin để chứng thực cho một nhìn nhận nào đó trên thị trường về công ty và làm sao chứng minh tính xác thực của một lời khẳng định. Điều mà ví dụ này thệ hiện là quan hệ nhà đầu tư kết hợp nhiều nguyên tắc, từ tiếp thị đến giao tế, phân tích đầu tư và chiến lược phát triển doanh nghiệp. Điều này cùng lúc làm nhấn mạnh hơn nữa nhu cầu tư vấn các chuyên gia quan hệ nhà đầu tư kinh nghiệm trong công việc tổng thể của việc cung cấp các thông tin đầu vào từ các mối quan hệ này.
  2. Giá trị của quan hệ nhà đầu tư Một sự thật hết sức hiển nhiên của chủ nghĩa tư bản là người ta sẽ chẳng tạo ra quan hệ nhà đầu tư nếu nó không mang lại giá trị nào cả. Một tạp chí về Quan hệ Nhà Đầu tư của Dow Jones tiến hành nghiên cứu tại Mỹ năm 1999 chỉ ra rằng các công ty tại các thị trường vốn khác nhau, nếu có đầu tư vào công tác quan hệ nhà đầu tư thường hoạt động tốt hơn trong danh sách S&P 500 (Standard & Poor 500). Một nghiên cứu gần đây hơn tại Mỹ cũng chỉ ra rằng 94% các nhà đầu tư trên toàn nước Mỹ sẽ đề xuất mua một cổ phiếu nào đó dựa vào danh tiếng của người CEO của công ty đó. Có nhiều bằng chứng được kiểm chứng khác xác nhận rằng hình ảnh, độ tín nhiệm và danh tiếng, lịch sử truyền thông đại chúng và nhiều nhân tố ngoài tài chính khác có ảnh hưởng đến giá trị một cổ phiếu. Và một phần rất lớn chúng là sản phẩm của công tác quan hệ nhà đầu tư. Do vậy, thông qua việc tập trung vào dữ kiện giao tế có liên quan, quan hệ nhà đầu tư mang lại giá trị cho các cổ đông. Nhiệm vụ của quan hệ nhà đầu tư Đối tượng chính của quan hệ nhà đầu tư là các cổ đông, cộng đồng đầu tư và các phương tiện thông tin đại chúng. Các đối tượng nhỏ bên dưới các nhóm đối tượng này là các nhân viên và khách hàng, những người mà ngày càng có thể đóng vai trò là các cổ đông, các chủ ngân hàng. Họ chính là những người cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp và các tổ chức xếp hạng. Những người này lại có ảnh hưởng đến chi phí của những lần phát hành vốn. Mỗi môt nhóm đối tượng này cần hiểu về lịch sử, lĩnh vực kinh doanh và môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó nhiệm vụ chính của công tác quan hệ nh à đầu tư là chuẩn bị các thông tin này - một trong những nguồn cung chính đối với cách thức câu chuyện được giao tiếp đến các nhà đầu tư như thế nào. Điều này nhấn mạnh giá trị
  3. của kinh nghiệm trong việc hướng dẫn cách thức và thời đểm giao tiếp về doanh nghiệp và thông tin nhà đầu tư. Các câu nói quen thuộc trong công tác quan hệ nhà đầu tư: Người ta đầu tư vào những gì người ta hiểu.  Nhanh với tin xấu, chậm với tin tốt.  Hứa ít, giao nhiều.  Cân bằng giữa tính toàn vẹn với tính khả thi.  Nâng cao các giá trị cơ bản  Nhận thức chính là thực tế  Luôn cho cổ đông biết việc gì đang diễn ra  Khả năng giải trình đi xa hơn các kết quả tài chính  Đối với cổ đông, sự ngưỡng mộ cá nhân sẽ chẳng có lợi ích gì  Xây dựng mối quan hệ lâu dài với người đăng ký mua cổ phần  Các nhà quản lý nên tập trung vào công tác quản lý và để cho giá trị của cổ  phần tự chăm sóc cho chính bản thân chúng Thị trường mang lại giá trị, chứ không phải việc quản trị.  Vị trí của Quan hệ nhà đầu tư trong doanh nghiệp Các công ty thành công nào tạo ra được môt hình ảnh khác biệt sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn, đặc biệt nếu công ty đó có người chủ tịch trong ban lãnh đạo ăn nói lưu
  4. loát khi phát biểu về công ty. Nhưng nếu công ty không có tầm nhìn, chiến lược và mở ra các triển vọng rõ ràng, hình ảnh này sẽ chỉ có thể mang lại hiệu quả một phần. Do vậy, cần thiết phải có môt chính sách quan hệ nh à đầu tư rõ ràng, được tổ chức tốt để có thể quản lý hiệu quả và chủ động hơn. Điều này đòi hỏi thời gian, sự quan tâm cũng như kỹ năng và kinh nghiệm. Trong hầu hết các công ty, một số người nào đó thường chịu trách nhiệm cho công tác quan hệ hà đầu tư. Những người này gồm từ CEO, CFO cho đến giám đốc quan hệ cộng đồng hoặc giám đốc quan hệ nhà đầu tư. Thư ký của hội đồng quản trị cũng có thể nằm trong nhóm này. Câu hỏi thường đặt ra là làm sao tìm được người thích hợp nhất. Tuy vậy, trách nhiệm cuối cùng quyết định chính sách quan hệ nhà đầu tư phụ thuộc vàoCEO hoặc CFO của công ty, Họ phải phác thảo các điểm chính cho chính sách, ví dụ tầm nhìn công ty là gì, chiến lược và triển vọng của công ty là gì. Chi tiết của chính sách quan hệ nhà đầu tư và trách nhiệm cụ thể có thể được giám đốc quan hệ nhà đầu tư đảm nhận
nguon tai.lieu . vn