Xem mẫu

  1. Chuyện Vui Trong Nghề Làm báo vất vả chẳng khác nông dân là mấy, vì cả hai cùng “cày”, kẻ cày trên đất, người cày trên giấy. Đó là nói chuyện các nhà báo chỉ sống bằng nhuận bút, còn các nhà báo mà sống “ngoài báo” thì không kể vô đây. Nông dân có lắm chuyện vui chung quanh việc cày, nhà báo cũng không ít chuyện để cười quanh cái việc “ủi” trên giấy này. Ngày Tết, xin kể mấy chuyện nghe chơi, nói như một câu thơ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo “Tin thì tin không tin thì thôi”. Ịn em một cái đi anh! Tôi có một “nguyên tắc” đã thành thói quen lâu nay: Mỗi ngày cố “cày ủi” đâu đó cho ra một bài hay vài cái tin con ruồi, cái này
  2. tuỳ cơ ứng biến chứ không nhất thiết phải tin hay bài, miễn sao phải nhuận cho đủ 300 ngàn nhuận bút. Nếu ngày đó mà viết phóng sự đủ 1 triệu thì được quyền xả hơi hai ngày tiếp theo. Tóm lại mỗi tháng phải nhận nhuận bút cho được 9 triệu! Không đủ “cơ số” ấy, coi như…toi. Ban đầu còn do nhu cầu chi tiêu hàng ngày và mua sắm đủ thứ nên phải “cày” cho đủ chừng ấy tiền, giờ thì không còn bức xúc chuyện tiền bạc nữa dẫu không giàu, nhưng vẫn phải đủ 300 ngàn mỗi ngày, ấy là thói quen mà thành vậy. 300 ngàn mỗi ngày thì không dủ chen vô tờ báo của mình được rồi, vì trong cơ quan có tới 200 “cây cày” mà chỉ có 7 trang báo (đã trừ trang quảng cáo) thì lấy đâu ra “đất” để cày? Vì vậy, buộc tôi phải “cày” báo khác, kể cả cái tờ báo mà nói ra chẳng ai tin đâu. Ví dụ như viết cho Đài Phát thanh tỉnh, mỗi bài chỉ có 100
  3. ngàn lại phải trừ 10.000đ của cái gọi là thuế thu nhập cá nhân đột xuất (tôi viết thường xuyên mà phải chịu cái từ “đột xuất” này, nghe rất ngứa gan nhưng đành chịu), còn chín chục thôi nhưng vẫn phải viết, mà viết một cách tự giác và vui vẻ. Cô em phụ trách một chuyên mục của đài này, thứ bảy mới “phát” nhưng đều đặn mỗi đầu tuần , em đã “meo” cho tôi một lá thư, nội dung như sau: “Nhớ thứ 6 là anh phải làm một phát để em có cái mà phát đấy nha”. Đọc nội dung này lần đầu là tôi de- le-te ngay vì không khéo lọt vô tay “mật thám” thì còn miệng ăn mà hết miệng nói. Làm báo mà giữ chuyên mục là rất cực, vì có vui chơi nhảy múa ở đâu đi nữa thì đến hẹn, cũng phải có bài. Lại càng “cực” hơn khi bài cho chuyên mục ấy lại chỉ nhận có 100 ngàn chưa trừ thuế.
  4. Nói rằng phải nhớ ngày giờ khi làm chuyên mục nhưng thi thoảng vẫn quên đấy. Có hôm gần cuối ngày thứ 6 rồi mà vẫn chưa nhận được bài, cô em phụ trách chuyên mục không còn thời gian để gửi thư qua “meo” nữa nên nhấn thẳng vô máy di động của tôi, nội dung “bốc lửa”hơn: “Anh ịn cho em một phát đi anh, muộn (hay “muốn” cũng được vì chữ này cô em lại nhắn không có dấu) lắm rồi!”. Bất dung chi đãng, con gái rượu lấy máy bố nghịch trò chơi và đọc luôn nội dung thư bèn hỏi: “Ịn là gì hả bố ơi?”. Nghe con gái hỏi, bố câm như thóc. Hỡi những cô gái giữ các chuyên mục và những chàng nhà báo viết bài cho chuyên mục, hãy cẩn thận khi dùng từ, kẻo có ngày mang họa đấy! Chủ tịch hội cũng “thâm canh”
  5. Ông chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh là chỗ thân tình với tôi nên gặp nhau là khoe ngay: “Mình vừa nhận nhuận bút đến hai triệu rưỡi đấy!”. Tôi hơi ngạc nhiên vì ông chủ tịch này không ra “quy chế” cho mình mỗi ngày phải được 300 ngàn nên tôi hỏi lại: “Bớt giỡn ông ơi! Chắc là ông nào đó đang muốn thành hội viên nên lót tay cho ông chứ gì?”. Ông chủ tịch cự nự ngay: “Làm gì có chuyện bậy bạ thế! Mình mới nhận nhuận bút thiệt đấy, bài “Quân vụ biên phòng “ nói về lính thời Hoàng Sa ấy”. Ra vậy. Chợt nhớ cách đấy hơn tháng, trên trang văn hoá văn nghệ, tờ cuối tuần của báo tỉnh, cứ đều đặn mỗi kỳ lại thấy tên ông xuất hiện một lần dưới bài “Quân vụ….”. Dễ có đến 4-5 kỳ như thế. Nhưng dẫu có 4-5 kỳ thì cũng không thể hai tiệu rưỡi được. Tôi vặn ông chủ tịch; “Ông nói vống nhuận bút lên thôi, báo tỉnh họ trả 300 ngàn một kỳ, 5 kỳ cũng chỉ triệu rưỡi!”. Chủ tịch cười như ngô rang: “Tớ lấy cái bài
  6. in trên báo ấy, bỏ mấy cái dấu ngoặc kép, ngoặc đơn đi, diễn giải ra để đọc cho dễ, rồi gửi qua bên đài, thế là kiếm thêm 500 ngàn nữa”. Tôi cũng không buông ông ấy: “Nhưng như thế cũng chỉ hai triệu thôi!”. “Không không, tớ lại “gọt” cả 5 kỳ ấy lại còn 1.500 chữ, gửi tiếp cho tờ “Sài Gòn…tiếp tục”, vì nghe bọn trẻ kháo nhau tờ này trả nhuận bút rất được. Thế là có thêm 500 nữa. Cộng dồn lại là hai triệu rưỡi, đúng không nào?”. Tôi chắp tay vái dài ông chủ tịch hội. Hèn chi toà soạn báo nào cũng kêu “mấy cha làm báo Quảng Ngãi chuyên thâm canh”. Chủ tịch hội còn thế, bảo hội viên sao không “noi gương”hè? Tre cũng bị “luộc” Hè năm rồi, huyện Sơn Tây kỷ niệm 15 năm ngày thành lập huyện. Chào mừng sự kiện này, huyện cho xuất bản đặc san, mời anh em nhà báo đi thực tế để viết bài. Tôi cùng Hiển Cừ
  7. (Thanh Niên), Minh Trí (Nhân Dân), Đông Hải (Lao động - xã hội) đi Sơn Tây. Trong lúc ngồi uống trà, ông Phạm Tấn Hoàn, Chủ tịch hội “khoe” với chúng tôi rằng ở Sơn Tây có một thanh niên Ca Dong chính hiệu, vừa tốt nghiệp đại học chính quy ngành nông nghiệp. Một ý nghĩ xẹt ngang trong đầu: Phải viết một bài về anh kỹ sư Ca Dong đầu tiên này. Đến Phòng Nông nghiệp hỏi thì được biết, anh kỹ sư tên Đinh Văn Tre, đang đi lo chuyện đền bù cho những gia đình có đất phải nhường cho dự án Đông Trường Sơn tận Sơn Mùa. Hiển Cừ được phân công viết về anh Tre này nhưng cả mấy anh em đều tiếp cận nhân vật. Sau chuyến đi, tôi viết một phóng sự về Đinh Văn Tre trên tờ Lao Động, Minh Trí viết một bài, cũng về Tre trên tờ Nhân Dân, tất nhiên Cừ viết trên Thanh Niên, sẵn đó gửi luôn cho đặc san. Như vậy, Đinh Văn Tre bị ba anh nhà báo “luôc” ba bài mà in 4 lần.
  8. Cứ tưởng, “luộc” một chàng kỹ sư 27 tuổi như thế đã là “quá đáng” lắm rồi nhưng câu chuyện đâu có dừng lại ở đó. Không lâu sau, phóng viên Hà Minh của Báo Sài Gòn Giải Phóng thấy chúng tôi xào qua nấu lại anh Tre tơi bời nên Minh cũng… xông vô “luộc” tiếp một bài nữa. Chưa hết, ông Lê Hoài Thạnh, Trưởng Phòng Giáo dục Sơn Tây cũng ra đặc san, lại đặt tôi viết bài về một gương điển hình điển hình học tập mà phải là người Ca Dong. Ai qua mặt Tre ở Sơn Tây bây giờ? Thế là, Tre được đươc lên báo lần nữa. Hôm Tre ở Sơn Tây, hỏi chuyện một hồi, thấy anh vui vẻ, tôi lấn tới: Viết một bài nữa nhé? Chàng kỹ sư nông nghiệp nói một câu rất … nghề nghiệp: “Được rồi anh ơi! Em là Tre nhưng các anh luộc hoài, giờ chín nẫu hơn măng rồi!”. Tôi cười mếu máo: “Ờ ừ, chưa thấy nhân vật nào mà bị nhà báo “luộc” nhiều như Đinh Văn Tre!”.
nguon tai.lieu . vn