Xem mẫu

  1. Dương Văn Hiếu Nguyễn Viết Thịnh Trường Đại học Tiền Giang Tóm tắt: Bài tham luận này nghiên cứu đặc điểm chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học, yêu cầu về nền tảng và nguyên tắc quản trị đại học, yêu cầu về đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo; đề xuất thực hiện một số nội dung trong chuyển đổi số ở cơ sở giáo dục đại học để đáp ứng yêu cầu quản trị đại học và đảm bảo chất lượng giáo dục. 1. Giới thiệu Luật số 34/2018/QH14 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học” đã sửa đổi, bổ sung nhiều điều của Luật Giáo dục đại học. Trong đó có “Điều 32. Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học”, “Điều 49. Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học” và “Điều 50. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học”. Các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) đang tìm kiếm và thực hiện lộ trình tự chủ đại học theo quy định của Luật số 34/2018/QH14. Một trong những nội dung mà nhiều CSGDĐH đang xây dựng đó là mô hình quản trị đại học theo định hướng tự chủ và giải pháp đảm bảo chất lượng cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo. Bên cạnh việc xây dựng mô hình quản trị đại học thì các CSGDĐH phải xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong CSGDĐH. Vừa phải đảm bảo chất lượng cơ sở đào tạo vừa phải đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo (CTĐT) ở cấp độ đại học để tiếp tục tuyển sinh và tự chủ đào tạo sau đại học. Một trong những nền tảng quan trọng giúp các CSGDĐH thực hiện tốt “Điều 32. Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học, Điều 49. Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Điều 50. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học” là chuyển đổi số (CĐS) CSGDĐH. 145
  2. Phần tiếp theo của bài tham luận này, chúng tôi phân tích những nguyên tắc trong quản trị đại học và yêu cầu của công tác đảm bảo chất lượng giáo dục để làm nổi bậc vai trò quan trọng của CĐS trong CSGDĐH. Hơn nữa, chúng tôi cũng tìm hiểu về CĐS trong giáo dục đại học và đối chiếu hiện trạng CĐS của Trường Đại học Tiền Giang (ĐHTG) với các yêu cầu về CĐS. Từ các kết quả phân tích, chúng tôi đề xuất một số nội dung CĐS CSGDĐH dưới góc nhìn của công tác quản trị đại học và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. 2. Quản trị đại học và nguyên tắc trong quản trị đại học Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa “quản trị đại học là các phương thức và quy trình pháp lý mà thông qua đó các trường đại học điều hành các công việc của họ; quản trị và quá trình điều hành trường đại học tương tác với các bên liên quan từ bên trong và bên ngoài trường nhằm đạt được trạng thái cân bằng và ổn định hoạt động của trường” [1]. Có nhiều mô hình quản trị đại học đã được áp dụng từ những năm 1900 như quản trị tập thể (collegial governance), quản trị bằng mệnh lệnh (Bureaucratic Governance), quản trị bằng điều hành (Managerial Governance), quản trị kiểu doanh nghiệp (Entrepreneurial Governance) [2]. Khi nền kinh tế toàn cầu phát triển. Các CSGDĐH thay đổi cấu trúc tổ chức và mở rộng các mối quan hệ với các đối tác bên ngoài như các trường đại học quốc gia gồm có nhiều trường đại học thành viên, các trường đại học quốc tế gồm nhiều chi nhánh tại nhiều nơi, các tập đoàn kinh tế đầu tư vào các trường đại học, v.v. thì mô hình quản trị theo mạng lưới (Network Governance) được áp dụng tại các tập đoàn giáo dục hay các cơ sở giáo dục [3]. Bài tham luận này không phân tích các mô hình quản trị đại học mà chỉ phân tích nền tảng và nguyên tắc để có được mô hình quản trị tốt. Từ đó, làm rõ mối quan hệ giữa CĐS trong trường đại học với yêu cầu về nền tảng và nguyên tắc quản trị đại học. Theo giáo sư Abigail Levrau, một mô hình quản trị tốt phải dựa trên 6 nền tảng sau [4]:  Được sự phân quyền/ủy quyền rõ ràng của cơ quan quản lý cấp trên, có sự phân quyền rõ ràng đối với từng thành phần tham gia vào hoạt động quản trị của trường;  Có cơ chế thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên liên quan, đặc biệt là giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư, người học và viên chức trong trường; 146
  3.  Mọi hoạt động phải minh bạch, đặc biệt là những hoạt động có liên quan đến việc xây dựng chính sách và thực hiện các chính sách của trường.  Công khai rõ ràng chính sách, quyết định, báo cáo tài chính đến các bên liên quan;  Người làm công tác quản lý phải ra quyết định một cách chuyên nghiệp và khách quan dựa trên các quy định, chiến lược, nguồn lực, thông tin chính xác;  Căn bằng về lợi ích và những mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên liên quan đến hoạt động của trường. Theo hướng dẫn của Trường đại học Scranton thì quản trị đại học cần đảm bảo 6 nguyên tắc sau [5, 6]:  Đảm bảo sự truyền thông, thấu hiểu và tham gia rộng rãi của các bên liên quan để tạo ra sự đồng thuận;  Giải quyết các vấn đề cấp bách một cách hợp lý, linh hoạt và thích ứng với hoàn cảnh;  Làm tốt công tác tuyên truyền để viên chức và sinh viên hiểu được lý do trường phải đưa ra các chính sách trong quản lý và thực hiện tốt các chính sách này;  Thực hiện tốt việc tiếp thu ý kiến của các bên liên quan khi xây dựng và thực thi chính sách quản lý;  Người tham gia xây dựng chính sách phải được tiếp cận kịp thời và đầy đủ các nguồn thông tin có liên quan;  Phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, minh bạch đối với từng cá nhân, đơn vị trong trường trong việc hoạch định chính sách, thực thi chính sách và ra quyết định trong từng lĩnh vực hoạt động của trường. Rõ ràng, để đáp ứng các yêu cầu về nền tảng cũng như nguyên tắc quản trị đại học thì các cơ sở giáo dục đại học cần phải thực hiện các hoạt động số hóa trường đại học ở nhiều góc độ khác nhau và bằng nhiều hình thức cụ thể khác nhau. Kết quả CĐS ở mức độ cơ bản, nền tảng mà các CSGDĐH đã có là Website, Email; các phần mềm quản lý đào tạo, quản trị (nhân sự, tài chính - kế toán, văn thư – lưu trữ, cơ sở vật chất), nghiên cứu khoa học, thư viện. Để phục vụ tốt cho công tác quản trị thì các CSGDĐH cần có các hệ thống thông tin tích hợp với đầy đủ dữ liệu; có chức năng thu thập, lưu trữ, quản lý, phân tích dữ liệu liên quan đến hoạt động của trường và các bên liên quan. Hơn nữa, các CSGDĐH cũng cần có các hệ thống hỗ trợ ra quyết định dùng cho các hoạt động hoạch định chiến lược, xây dựng và thực thi các chính sách quản lý trong trường. 147
  4. 3. Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học vừa là trách nhiệm vừa là công cụ để đảm bảo sự tồn tại của các CSGDĐH trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh và toàn cầu hóa về giáo dục. Trách nhiệm của CSGDĐH trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học được quy định tại Điều 50 của Luật 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 và được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018. Công tác đảm bảo chất lượng CSGDĐH được quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục. Công tác đảm bảo chất lượng CTĐT được quy định tại các Thông tư số 23/2011/TT-BGDĐT ngày 16/6/2011, số 49/2012/TT-BGDĐT ngày 12/12/2012, 22/2014/TT-BGDĐT ngày 02/10/2014, 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016, 02/2020/TT-BGDĐT ngày 05/02/2020 và 39/2020/TT-BGDĐT ngày 09/10/2020 của Bộ GD&ĐT. Để đạt kiểm định chất lượng CSGDĐH thì các CSGDĐH phải đạt được các mốc chuẩn thể hiện trong Bảng hướng dẫn đánh giá kèm theo Công văn số 1668/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quản lý chất lượng. Cơ bản là phải có đầy đủ dữ liệu và minh chứng cho 111 tiêu chí của 25 tiêu chuẩn. Dữ liệu và minh chứng phải được lưu trữ một cách có hệ thống bằng văn bản giấy và trong hệ thống các phần mềm quản lý của nhà trường trong 5 năm liên tục. Tùy vào mức độ yêu cầu và quyền sử dụng mà các bên liên quan có thể nhìn thấy tất cả hoặc một phần dữ liệu và minh chứng đó. Để đạt kiểm định chất lượng CTĐT trình độ đại học thì các CSGDĐH cũng phải có đầy đủ dữ liệu và minh chứng trong 5 năm liên tục đối với từng CTĐT theo yêu cầu về mốc chuẩn của các hướng dẫn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục thuộc các nhóm: sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học; giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm; giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học; điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng; đào tạo từ xa trình độ đại học; các trình độ của giáo dục đại học. Giống như đảm bảo chất lượng CSDGĐH, để đạt kiểm định chất lượng CTĐT thì các CSDGĐH cũng phải có giải pháp lưu trữ dữ liệu và minh chứng, phân quyền sử dụng, công bố công khai đến các bên liên quan một cách có hệ thống và khoa học. Rõ ràng, để đảm bảo chất lượng CTĐT thì ngoài các kết quả CĐS thuộc dạng truyền thống như Website, Email; các phần mềm quản lý đào tạo, quản trị (nhân sự, tài chính – kế toán, văn thư – lưu trữ, cơ sở vật chất), nghiên cứu khoa học, thư viện thì các CSDGĐH cần có thêm các hệ thống thông tin tích hợp và hỗ trợ ra quyết định phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, hoạt động của CSDGĐH như thư viện số, dạy và học trực tuyến, lấy ý kiến người học về công 148
  5. tác giảng dạy, lấy ý kiến của giảng viên về công tác phục vụ giảng dạy, lấy ý kiến của các bên liên quan về chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo và nhiều nội dung cần thiết khác… 4. Chuyển đổi số và chuyển đổi số trong giáo dục đại học Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm CĐS. Định nghĩa được nhiều người chấp nhận là “Chuyển đổi số dùng để chỉ quá trình, chiến lược sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thay đổi cách thức tổ chức, hoạt động, văn hóa, cách phục vụ khách hàng của doanh nghiệp, cơ quan, trường học nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn trong thời đại kỹ thuật số” [7-10]. Theo Giáo sư Hồ Tú Bảo thì “Chuyển đổi số là quá trình con người thay đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất với các công nghệ số” [11]. Hoạt động CĐS nói chung dựa trên sự phát triển của nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) bao gồm công nghệ truyền thông thế hệ thứ năm (5G), kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud computing), trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence), phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics), các hệ thống quản trị dữ liệu (Data management systems). Mặt khác, người ta thực hiện CĐS để đáp ứng nhu cầu về nội dung số, dịch vụ số của các bên liên quan. Theo kết quả các nghiên cứu về CĐS thì việc CĐS của các CSGDĐH hay của tổ chức nói chung đều có 6 đặc điểm sau:  Có chiến lược CĐS phù hợp;  Có quy trình thích ứng kịp thời với các mô hình nghiệp vụ hiện đại;  Tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng ứng dụng CNTT&TT;  Tất cả quy trình nghiệp vụ được hỗ trợ bởi CNTT&TT;  Nghiên cứu và phân tích chi tiết việc ra quyết định của khách hàng trong thời đại số;  Việc đưa ra mục tiêu, chiến lược dựa trên kết quả phân tích dữ liệu. Theo John W. Branch [9], A. A. Bilyalova [12], Ravi Kapur [13], L. Seres [14] thì “chuyển đổi số trong giáo dục đại học là định nghĩa lại dịch vụ đại học và xây dựng lại quy trình, nội dung hoạt động của cơ sở giáo dục dựa trên nền tảng công nghệ số”. Để thực hiện CĐS trong các CSGDĐH thì cần thực hiện 3 bước như sau:  Bước 1: Chuyển đổi và sử dụng dịch vụ số. CSGDĐH cần xây dựng lộ trình, lựa chọn dịch vụ quan trọng cần phải CĐS trước để làm tiền đề thúc đẩy sự chuyển đổi quy trình, hoạt động của cơ sở giáo 149
  6. dục. Sử dụng cơ sở hạ tầng đang có hoặc đầu tư thêm cơ sở hạ tầng để cung cấp dịch vụ số cơ bản cho các bên liên quan.  Bước 2: Chuyển đổi quy trình, hoạt động. CSGDĐH xây dựng lại quy trình, nội dung hoạt động dựa trên các dịch vụ số. Hơn nữa, cần phải bổ sung các nội dung dịch vụ số vào các quy định quản lý của CSGDĐH.  Bước 3: Vận hành hệ thống. Kết nối dịch vụ số với quy trình, nội dung hoạt động số để vận hành CSGDĐH. Theo Ylber Limani [15] thì dịch vụ số của CSGDĐH bao gồm 5 nhóm như sau:  Hành chính - Quản trị: Các dịch vụ số về hành chính và quản trị phục vụ viên chức và sinh viên;  Giao tiếp: Các dịch vụ phục vụ giao tiếp dạng số giữa viên chức trong trường học, giữa giảng viên với sinh viên và các bên liên quan;  Học liệu số: Các dịch vụ cung cấp học liệu số cho giảng viên và sinh viên, bảo gồm cả thư viện số;  Giảng dạy và học tập: Các dịch vụ phục vụ giảng dạy và học tập bằng công nghệ số;  Kiểm tra và thi: Các dịch vụ liên quan đến ôn tập, kiểm tra và thi bằng công nghệ số. 5. Chuyển đổi số tại Trường Đại học Tiền Giang Đối chiếu quy trình 3 bước để thực hiện CĐS trong CSGDĐH với hiện trạng CĐS của Trường ĐHTG, chúng tôi nhận thấy rằng Trường ĐHTG đang đi đúng lộ trình CĐS CSGDĐH theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu về CĐS trong CSGDĐH như sau: Bảng 1. Hiện trạng chuyển đổi số tại Trường ĐHTG Bước Hiện trạng của Trường ĐHTG Bước 1: - Đã trang bị đầy đủ hạ tầng CNTT&TT, thực hiện chuyển đổi Chuyển đổi và sử dụng dịch vụ số: và sử dụng + Trang tin điện tử (http://tgu.edu.vn/); dịch vụ số + Hệ thống thư điện tử (@tgu.edu.vn); + Văn phòng điện tử (http://dhtg.vpdttg.vn/); + Hệ thống thông tin tích hợp (http://qldt.tgu.edu.vn/); + Hệ thống phần mềm tổ chức thi trắc nghiệm; 150
  7. Bước Hiện trạng của Trường ĐHTG + Thư viện số (http://thuvienso.tgu.edu.vn/ ); + Hệ thống E-Learning: https://tgu.lms.vnedu.vn/; + Các Fanpage của Trường, đơn vị thuộc trường. - Chưa xác định và công bố lộ trình CĐS theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu. Bước 2: - Đã xây dựng quy trình, nội dung hoạt động dựa trên các dịch Chuyển đổi vụ số ở bước 1, củng cố việc thực hiện bước 2. quy trình, - Chưa xác định bổ sung các nội dung dịch vụ số vào các quy hoạt động định quản lý của CSGDĐH. Bước 3: Vận - Đã vận hành ổn định từ lâu các quy định và dịch vụ số liên hành hệ thống quan đến trang tin điện tử, thư điện tử, văn phòng điện tử, hệ thống thông tin tích hợp, hệ thống phần mềm tổ chức thi trắc nghiệm, các Fanpage. - Thành công bước đầu trong vận hành thư viện số và hệ thống E-Learning. Kết quả đối chiếu dịch vụ số của Trường ĐHTG với 5 nhóm dịch vụ số trong giáo dục địa học heo Ylber Limani [15] như trong Bảng 2. Bảng 2. Dịch vụ số của Trường ĐHTG Nhóm Dịch vụ hiện tại của Trường ĐHTG - Đã có dịch vụ số về hành chính và quản trị phục vụ viên chức và sinh viên bao gồm: + Trang tin điện tử cung cấp thông tin, quy trình và biểu mẫu hành chính (http://tgu.edu.vn/); Nhóm 1: + Hệ thống thư điện tử (@tgu.edu.vn); Hành chính - + Văn phòng điện tử (http://dhtg.vpdttg.vn/ ); Quản trị + Hệ thống thông tin tích hợp (http://qldt.tgu.edu.vn/); + Các Fanpage. - Đã có quy định, quy trình liên quan đến quản lý và sử dụng một số dịch vụ số. 151
  8. Nhóm Dịch vụ hiện tại của Trường ĐHTG Nhóm 2: - Viên chức, giảng viên, sinh viên đã sử dụng các dịch vụ số để Giao tiếp giao tiếp bên trong và bên ngoài trường gồm: + Hệ thống thư điện tử (@tgu.edu.vn); + Văn phòng điện tử (http://dhtg.vpdttg.vn/ ); + Điện thoại, fax; + Fanpage https://www.facebook.com/truongdaihoctiengiang và các trang Fanpage của các Khoa, Trung tâm, cố vấn học tập, … Nhóm 3: - Thư viện cung cấp học liệu số đến sinh viên thông qua thư Học liệu số viện số (http://thuvienso.tgu.edu.vn/). - Giảng viên cung cấp học liệu số đến sinh viên thông qua website cá nhân của giảng viên, email, hệ thống E-Learning (https://tgu.lms.vnedu.vn/). Nhóm 4: - Có quy định về việc sử dụng hệ thống thông tin tích hợp, dạy Giảng dạy và học trực tuyến, kiểm tra – đánh giá trực tuyến. học tập - Tất cả giảng viên, sinh viên và hầu hết viên chức sử dụng thống thông tin tích hợp (http://qldt.tgu.edu.vn/); - Tất cả giảng viên, sinh viên sử dụng hệ thống e-learning (https://tgu.lms.vnedu.vn/). Nhóm 5: Ôn - Đã sử dụng hệ thống thi trắc nghiệm để kiểm tra giữa kỳ, cuối tập, kiểm tra, kỳ, chứng chỉ ứng dụng CNTT,… thi - Đã sử dụng hệ thống e-learning (https://tgu.lms.vnedu.vn/) có chức năng tổ chức kiểm tra và thi. Như vậy, Trường ĐHTG cũng đã đáp ứng cơ bản yêu cầu về dịch vụ số theo định nghĩa về CĐS trong giáo dục đại học. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt yêu cầu về quản trị đại học và đảm bảo chất lượng thì Trường ĐHTG cần phải thực hiện thêm nhiều nội dung CĐS như đã phân tích trên. 6. Một số đề xuất về chuyển đổi số trong giáo dục đại học ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản trị đại học và đảm bảo chất lượng giáo dục Trên cơ sở phân tích các nền tảng để xây dựng mô hình quản trị đại học tốt, các nguyên tắc trong quản trị đại học, các văn bản quy định mốc chuẩn để đạt 152
  9. kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo và CTĐT, đặc điểm của CĐS trong các CSGDĐH, các nhóm dịch vụ số của CĐS CSGDĐH, chúng tôi đề xuất các CSGDĐH thực hiện một số nội dung sau trong CĐS để đáp ứng yêu cầu quản trị đại học và đảm bảo chất lượng giáo dục: 1. Xác định và công bố lộ trình CĐS. - Lộ trình CĐS có thể không giống nhau giữa các CSGDĐH (tùy vào hiện trạng, kinh nghiệm, mức độ mong muốn và điều kiện của từng CSGDĐH). - Lộ trình cần có những nội dung cơ bản theo 3 bước (Bước 1: Chuyển đổi và sử dụng dịch vụ số; Bước 2: Chuyển đổi quy trình, hoạt động; Bước 3: Vận hành hệ thống). - Lộ trình cần xác định nội dung các dịch vụ số theo 5 nhóm (Nhóm 1: Hành chính - Quản trị; Nhóm 2: Giao tiếp; Nhóm 3: Học liệu số; Nhóm 4: Giảng dạy và học tập; Nhóm 5: Ôn tập, kiểm tra, thi). - Điểm đặc biệt cần lưu ý là để công tác CĐS đáp ứng tốt yêu cầu quản trị đại học và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học thì cần phải tập trung nhiều vào các dịch vụ số của nhóm Hành chính - Quản trị. Vừa đảm bảo có đủ nội dung về Hành chính - Quản trị mà các CSGDĐH đang sử dụng, vừa đảm bảo các nguyên tắc về quản trị đại học, đồng thời đảm bảo đạt các mốc chuẩn về hoạt động quản lý - vận hành, lưu trữ dữ liệu và minh chứng, khả năng tiếp cận của các bên liên quan để đạt kiểm định chất lượng CSGDĐH và CTĐT. 2. Xây dựng trung tâm dữ liệu số của các CSGDĐH. - Muốn CĐS thì các CSGDĐH cần xây dựng trung tâm dữ liệu số để phục vụ công tác quản lý, lưu trữ các dạng thông tin, dữ liệu được số hóa hoặc được sinh ra trong quá trình hoạt động của CSGDĐH. - Bên cạnh những cơ sở dữ liệu (CSDL) truyền thống phục vụ cho quá trình quản trị (nhân sự, văn thư, tài chính, cơ sở vật chất), đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và quan hệ doanh nghiệp,... thì cần có thêm các CSDL mới để phục vụ cho công tác quản trị đại học (dựa trên nguyên tắc và nền tảng của quản trị đại học) và đảm bảo chất lượng giáo dục (theo yêu cầu các mốc chuẩn để đạt kiểm định) như: + CSDL về nội dung phản hồi của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách quản trị của CSGDĐH; + CSDL về sự đóng góp của các bên liên quan trong quá trình lấy ý kiến xây dựng và phát triển CTĐT; 153
  10. + CSDL về sự phản hồi của giảng viên, sinh viên về chất lượng nội bộ của trường (cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy và đánh giá, học liệu, thư viện, quy trình, biểu mẫu, dịch vụ, phục vụ,...); + CSDL về sự phản hồi của nhà tuyển dụng về chất lượng của sinh viên sau khi tốt nghiệp so với nhu cầu của nhà tuyển dụng; + CSDL về nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với từng vị trí việc làm mà sinh viên thuộc từng CTĐT của CSGDĐH có thể làm việc; + CSDL về minh chứng cho tất cả 111 tiêu chí của 25 tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng CSGDĐH, minh chứng cho từng tiêu chí của tất cả các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng CTĐT. 3. Xây dựng lại quy định, quy trình quản lý và sử dụng dịch vụ số của CSGDĐH. - Khi có lộ trình CĐS và xác định được nội dung dịch vụ số thì CSGDĐH cần phải xây dựng lại tất cả các quy định, quy trình quản lý và sử dụng dịch vụ số. - Quy định, quy trình quản lý và sử dụng dịch vụ số cần phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác quản trị đại học và đảm bảo chất lượng: + Đảm bảo sự phân quyền quản lý và sử dụng dữ liệu số, dịch vụ số đến từng đối tượng tham gia vào quá trình quản trị đại học, đảm bảo chất lượng giáo dục; + Đảm bảo sự truy cập dữ liệu kịp thời đối với những người có quyền truy cập dữ liệu phục vụ công tác quản trị và đảm bảo chất lượng; + Đảm bảo tránh các rủi ro phát sinh do áp dụng quy định mới về CĐS trong CSGDĐH (bao gồm các vấn đề về an ninh và bảo mật dữ liệu, những vấn đề về pháp lý). 4. Hoàn thiện hệ thống phần mềm gắn với trung tâm dữ liệu số. - Để sử dụng được trung tâm dữ liệu số, dịch vụ số thì các CSGDĐH cần phải hoàn thiện lại hệ thống phần mềm vận hành, khai khác trung tâm dữ liệu số. - Ngoài các chức năng truyền thống của phần mềm phục vụ cho công tác quản trị (nhân sự, văn thư, tài chính, cơ sở vật chất), đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và quan hệ doanh nghiệp,... thì cần có thêm các chức năng quản trị và khai thác các CSDL mới để phục vụ cho công tác quản trị đại học (dựa trên nguyên tắc và nền tảng của quản trị đại học) và đảm bảo chất lượng giáo dục (theo yêu cầu các mốc chuẩn đạt kiểm định) đã nói ở trên trước. - Ngoài ra, hệ thống phần mềm cần có thêm các công cụ phân tích dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định dựa trên quá trình, kết quả phân tích dữ liệu. 154
  11. 7. Kết luận Chuyển đổi số trong giáo dục đại học là một yêu cầu tất yếu, khách quan của quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục và xây dựng xã hội số. Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó giáo dục và đào tạo là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện. Luật “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học” đã sửa đổi, bổ sung nhiều điều của Luật Giáo dục đại học. Trong đó, “Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học”, “Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học”, “Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học” là 3 trong những nội dung quan trọng mà các CSGDĐH phải thực hiện. Để thực hiện tốt công tác quản trị đại học và đảm bảo chất lượng giáo dục thì các CSGDĐH cần phải có các nội dung CĐS phù hợp với quan điểm và góc nhìn của công tác quản trị đại học và đảm bảo chất lượng giáo dục. Tài liệu tham khảo: [1]. Fabric Henard, Alexander Mitterle (2007), “Governance and quality guidelines in Higher Education”, a review of governace arrangements and quality assurance guidlines. [2]. Ian McNay (1995). From the collegial academy to corporate enterprise: The changing cultures of universities. In T. Schuller (Ed.), The changing university? (pp. 105–115). Buckingham: The Society for Research into Higher Education and Open University Press. [3]. Julie Rowlands (2016), “University Governance Models”, Academic Governance in the Contemporary University, tr. 111-128. [4]. Abigail Levrau (2018), “University Governance and Academic Leadership”,Workshop on University Givernance, VUB, Brussels. [5]. The University of Scranton (2018), “The University Governance Structure & System: A Comprehensive Guide”. [6]. The University of Scranton (2020), “Governance at the University of Scranton”. [7]. SAS Software. Digital Transformation, truy cập onlinetại địa chỉ: https://www.sas.com/en_us/insights/data-management/ digital-transformation.html,truy cập ngày 08/07/2020. [8]. Paul Graham (2019). Digital Transformation, Industry 4.0 and Engineering for a Sustainable Future, Springer. [9]. John W. Branch và cộng sự (2020). Digital Transformation in Higher Education Institutions: Between Myth and Reality, Radical Solutions and eLearning, Springer. [10]. Reimund Neugebauerm(2010). Digital Transformation, Springer. 155
  12. [11]. Hồ Tú Bảo (2020). Chuyển đổi số thời Covid-19, truy cập online tại địa chỉ: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Chuyen-doi-so-thoi-Covid19-23135, truy cập ngày 08/07/2020. [12]. A. Bilyalova và cộng sự (2019). Digital Transformation in Education,Integrated Science in Digital Age, Springer. [13]. Ravi Kapur và cộng sự (2018). The Digital Transformation of Education, Earth Observation Open Science and Innovation, Springer. [14]. L. Seres và công sự (2018). Digital transformation of higher education: Competing on analytics. Proceedings of INTED2018 Conference 5th-7th March 2018, Valencia, Spain. [15]. Ylber Limani và cộng sự (2019). “Digital Transformation Readiness in Higher Education Institutions (HEI): The Case of Kosovo”. IFAC PapersOnLine, ScienceDirect, tr. 52–57. 156
nguon tai.lieu . vn