Xem mẫu

  1. Đỗ Văn Dũng Bùi Văn Hồng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ, tác động của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và những thách thức toàn cầu như đại dịch Covid - 19 vừa qua, buộc giáo dục đại học phải thay đổi, đặc biệt là chuyển đổi số. Trong giáo dục, chuyển đổi số giúp gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của người học và ứng phó với sự thay đổi, qua đó tăng hiệu quả đào tạo và quốc tế hóa hoạt động giáo dục. Từ kinh nghiệm thực tiễn triển khai, với những thuận lợi và thách thức của quá trình chuyển đổi số tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi số cho giáo dục đại học và kết quả thực hiện của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM trong hơn 10 năm qua. Kết quả này là nền tảng cơ bản giúp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM đạt được mục tiêu chuyển đổi số và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho giáo dục đại học ở nước ta. Từ khóa: Chuyển đổi số; Giáo dục đại học; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM 1. Mở đầu Trước bối cảnh Khoa học - Công nghệ ngày càng phát triển, kiến thức ngày càng gia tăng, nhu cầu học tập của người học ngày càng đa dạng, đã xuất hiện nhiều loại hình học tập khác nhau, phi truyền thống [1]. Trong đó, nổi bật và thu hút nhiều sự quan tâm nhất trong giáo dục, đó là học tập trực tuyến (Online Learning), một bản số hóa của học tập truyền thống trong môi trường mạng internet. Bên cạnh đó, sự tác động của CMCN 4.0 đến giáo dục, công nghệ IoTs (Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thực tế ảo (VR), dữ liệu lớn (Big data) mạng 5G& wifi toàn cầu, điện toán đám mây (Icloud) đã giúp quá trình số hóa hoạt động dạy học diễn ra ngày càng nhanh [2], [3]. Cùng với chương trình chuyển đổi số quốc gia, giáo dục nước ta đang đứng cơ hội lớn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Với tính năng linh hoạt cao, tính đa dạng và toàn cầu trong tương tác hợp tác mà các lớp học số mang lại cho cả người dạy và người học, cho thấy mục tiêu giáo dục số là đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu học tập của 294
  2. người học. Chuyển đổi số sẽ giúp giáo dục đại học tăng tính mở, liên thông, linh hoạt, qua đó góp phần gia tăng hiệu quả đào tạo. Chuyển đổi số có thể được hiểu là quá trình thay đổi cơ bản cách thức hoạt động của một doanh nghiệp để tích hợp công nghệ ở mọi cấp độ và chuyển sang chiến lược kinh doanh hoàn toàn trực tuyến [4]. Theo cách hiểu này, thì chuyển đổi số được đề cập nhiều thông qua các mô hình số hóa trong doanh nghiệp. Trong đó, điểm nổi bật là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và tự động hóa nhằm tối ưu về thời gian, nhân lực và tài chính. Llopis-Albert và cộng sự đã nghiên cứu tác động của chuyển đổi số đối với công nghiệp ô tô dựa trên quan điểm của các bên liên quan, trong đó nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần thiết có các giải pháp phù hợp, nhằm thích ứng với chuyển đổi số. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận, năng suất và khả năng cạnh tranh lớn hơn, người tiêu dùng sẽ được tiếp cận với nhiều dịch vụ ngày càng tốt hơn và sự hài lòng cao hơn với các dịch vụ theo yêu cầu [5]. Chuyển đối số tác động không chỉ đến hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, mà còn lan rộng ra các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Mergel và cộng sự đã đề xuất khung chuyển đổi số một cách có hệ thống, với quy trình và kết quả chuyển đổi số mong đợi trong các lĩnh vực công [6]. Do tính tất yếu trong quy luật tồn tại và phát triển, xu hướng chuyển đổi số đã lan rộng ở quy mô quốc gia với nhiều chính sách và chiến lược khác nhau như phát triển chính phủ điện tử, chương trình chuyển đổi số quốc gia. Trong lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số là sự thay đổi vật lý và triết lý dạy học được thiết kế để đáp ứng nhu cầu học tập đang dạng ngày càng phát triển của người học, tạo ra môi trường học tập kết nối mọi thứ. Đây là một hệ sinh thái kết hợp công nghệ, dịch vụ, bảo mật để thu hẹp khoảng cách số và tạo ra trải nghiệm học tập hợp tác, tương tác và cá nhân hóa [7]. Mặt khác, trong lĩnh vực giáo dục có thể thấy rằng sự phát triển của công nghệ thông tin trong những thập niên đã qua đã tác động rất lớn trong giáo dục đại học trong đó công nghệ truyền thông trực tuyến đã làm thay đổi môi trường học thuật với nhiều hệ sinh thái số khác nhau xuất hiện và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số trong giáo đại học. Quá trình thay đổi này được diễn ra một cách tự nhiên và theo một quy luật lô-gic. Sinh viên ngày nay càng trở nên thân thiện với điện thoại thông minh và hạ tầng thông tin ngày càng được cải thiện, tương tác giữa giảng viên và sinh viên không còn thuần túy trong lớp học mà đã trở nên mọi lúc mọi nơi [8]. Các cơ sở giáo dục đại học do đó đang phát triển và triển khai hạ tầng thông tin nhằm thích ứng với quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, tuy nhiên do khác nhau về tầm nhìn, năng lực và quyết tâm thực hiện của các bên liên quan nên mức độ triển khai và sự thành công là khác nhau [9], [10]. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định 295
  3. hướng đến năm 2030 [11]. Đây là một văn bản quan trọng, xác định tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho chuyển đổi số Việt Nam. Trong xu hướng này, việc chuyển đổi số tại các trường Đại học tại Việt nam cũng đã được thực hiện với các mức độ khác nhau. Sự phát triển nhanh chóng của Khoa học – Công nghệ và tác động của CMCN 4.0 càng đặt ra yêu cầu chuyển đổi số cho giáo dục và triển khai giáo dục đại học sẻ chia để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực bậc cao và tiết kiện chi phí đào tạo trong xu thế tự chủ. Qua phân tích kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy, chuyển đổi số bắt đầu với một chiến lược được xác định một cách rõ ràng thông qua công nghệ mới để đáp ứng mục tiêu của các bên liên quan. Mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số là cung cấp một nền tảng duy nhất làm nền tảng cho cơ sở hạ tầng mạng và truyền thông, cho dù sử dụng lưu trữ tại chỗ hay trên đám mây [7]. Với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm và kết quả về chuyển đổi số tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về xu hướng chuyển đổi số cho giáo dục, chuyển đổi số cho Giáo dục đại học và kết quả thực hiện tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM. Kết quả của bài viết là cơ sở cho việc tham khảo vận dụng tại các cơ sở Giáo dục đại học phù hợp với điều kiện dạy học riêng của từng trường. 2. Nội dung 2.1 Xu hướng chuyển đổi số cho giáo dục Theo Daniel Newman (2019), có 5 xu hướng hàng đầu về chuyển đổi số hàng cho giáo dục năm 2020 như sau [12]: 1. Trải nghiệm học tập thay đổi theo nhu cầu người học (Customized Learning Experiences): Mọi người học đều có những phong cách học tập (kiểu học tập) khác nhau, nên xu hướng chuyển số sẽ giúp họ dễ dàng lựa chọn cách thức học tập phù hợp nhất. 2. Khả năng tiếp cận (Accessibility): Với khối lượng kiến thức khổng lồ, xu hướng chuyển đổi số giúp bất kỳ người học nào cũng có thể truy cập và đọc được những thông tin và kiến thức của khóa học. 3. Internet vạn vật (Internet of Things): IoTs giúp tạo ra những trường học kết nối và thông minh hơn. Nó giúp các trường tiết kiệm tài chính trong sử dụng điện, nước, … Nó cũng giúp cho nhà trường và người học giữ được kết nối an toàn và tốt hơn. 296
  4. 4. Bảo mật (Security): Bảo mật và an toàn trong học tập trực tuyến là ưu tiên hàng đầu. Việc minh bạch và kiểm soát trong học tập trực tuyến được quan tâm, giúp người học có thể dễ dàng truy cập nội dung học tập và an toàn phù hợp với nhu cầu học tập của họ. 5. Trường học bị ràng buộc về tài chính (Schools are strapped): Kinh phí phục vụ phát triển giáo dục cho các trường luôn bị thiếu. Nhiều hạng mục đầu tư cần kinh phí. Như vậy, nhu cầu kinh phí sẽ tăng lên và ảnh hưởng đến kính phí cho việc chuyển đổi số của nhà trường. 2.2. Chuyển đổi số cho Giáo dục đại học Trong lĩnh vực giáo dục, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động lớn đến giáo dục đại học trong đó công nghệ truyền thông trực tuyến đã làm thay đổi môi trường học thuật với nhiều hệ sinh thái số khác nhau và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ trong giáo đại học. Quá trình thay đổi này được diễn ra một cách tự nhiên và theo một quy luật lô-gic. Thực tế, nhu cầu về chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học xuất phát từ các điểm sau [13]: - Việc sử dụng các kênh truyền thông số như mạng xã hội facebook, youtube, website, email, truyền hình, apps,… nhằm tiếp cận một cách nhanh nhất các sinh viên tương lai, truyền thông các chính sách và các thông tin của cơ sở đào tạo đến các bên liên quan; - Xây dựng hệ thống quản trị số đồng bộ nhằm tối ưu thời gian và hiệu quả công việc; - Xây dựng và phân tích hệ thống dữ liệu lớn nhằm đánh giá, dự báo và đưa ra các quyết định quản trị kịp thời; - Xây dựng tài nguyên số như giáo trình, tài liệu và học liệu điện tử giúp nhiều sinh viên có thể tham khảo trong cùng một thời điểm và có thể truy cập mọi lúc mọi nơi; - Xây dựng hệ thống dạy học trực tuyến từ đó tương tác giữa giảng viên và sinh viên không còn thuần túy trong lớp học mà đã trở nên mọi lúc mọi nơi. Từ đó phát triển hệ sinh thái giáo dục kiến tạo trong đó chuyển giáo dục thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc và mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời; - Xây dựng phòng thí nghiệm thực tế ảo, từ đó công nghệ này có thể mang các sinh viên kiến trúc đến ngay công trình xây dựng hay các sinh viên Y khoa đến với bệnh viện; - Xây dựng trường đại học ảo nhằm tạo ra hệ sinh thái học thuật kiến tạo, học tập đa chiều, không giới hạn không gian và thời gian; 297
  5. - Phát triển giáo dục sẻ chia nhằm chia sẻ nguồn nhân lực và tài nguyên số giữa các cơ sở đào tạo. Hình 1: Mô hình chiến lược chuyển đổi số cho Giáo dục đại học [13] Có thể thấy rằng chuyển đổi số là một nhu cầu trong sự tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên của xã hội. Sinh viên ngày nay càng trở nên thân thiện với điện thoại thông minh, hạ tầng thông tin ngày càng được cải thiện trong đó mạng 5G đã xuất hiện và được xem như là chìa khóa để đi vào thế giới IoT, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo,... Do đó quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học đang là thách thức và cũng là thời cơ lớn để các cơ sở giáo dục chuyển mình. Để thực hiện quá trình chuyển đổi số thành công, một trong những rào cản lớn nhất trong chiến lược này là chuyển đổi nhận thức trong CBVC (Hình 1). Một trường đại học có thể tiến hành ngay chuyển đổi số thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Tuy nhiên nếu không có sự cam kết và quyết tâm thực hiện từ đối tượng trung tâm này thì sẽ là một rào cản lớn để triển khai. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên số cần thiết được xây dựng nhằm tiết kiệm thời gian và tài chính, các chính sách và hạ tầng công nghệ cũng sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển chuyển đồi số. 2.3. Kết quả tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM 2.3.1. Xây dựng cấu trúc nền tảng Năm 2013 Nhà trường nhận hỗ trợ miễn phí phần mềm quản lý dạy học (LMS) từ trường Đại học bang Arizona (ASU), với server của họ đặt Singapore. Platform này đã sử dụng để triển khai dạy học online trong toàn trường đến hết năm học 2019 - 2020. Năm 2018, Nhà trường nhận hỗ trợ từ BlackBoard và platform này được sử dụng dạy học online cho chương trình đào tạo chất lượng 298
  6. cao (CLC) của trường đến hết học kỳ 1 năm học 2020 - 2021. Tháng 4 năm 2019, Nhà trường thành lập trung tâm dạy học ảo (UTEx) để tổ chức các khóa học trực tuyến hoàn toàn (Online Courses) trong môi trường mạng internet. Hiện nay, nền tảng UTEXLMS (utexlms.hcmute.edu.vn) của Nhà trường đã thay thế hoàn toàn platform của Pearson Education và BlackBoard trong tổ chức dạy học online trong toàn trường, cả hệ đào tạo đại trà và chất lượng cao. Với kinh nghiệm được tổng kết từ nhiều năm thực hiện quá trình chuyển đổi số, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM đã thành lập ban chỉ đạo dạy học số, cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia trong và ngoài nước đã xây dựng kịch bản, chương trình và chính sách triển khai dạy học số, đặc biệt là đã xây dựng được cấu trúc nền tảng cho dạy học số (như minh họa ở hình 2) Hình 2: Cấu trúc nền tảng dạy học số tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM Trong cấu trúc này, Trung tâm Dạy học số được thành lập để ráp nối các đơn vị vận hành, triển khai các hoạt động dạy học số tại Trường như: - Phòng đào tạo lên kế hoạch dạy học, ráp nối giáo viên và sinh viên dạy học số dựa trên nền tảng quản lý cơ sở dữ liệu hiện tại. - Trung tâm thông tin máy tính cung cấp hạ tầng kết nối internet và các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết. - Các Khoa chuyên ngành định hướng giảng viên và sinh viên trong công tác triển khai dạy học số. Tất cả các bộ phận trong kiến trúc này cần phối hợp nhịp nhàng và thông suốt với nhau, theo sự chỉ đạo của ban chỉ đạo dạy học số. Trung tâm dạy học số đại diện ban chỉ đạo để ráp nối và báo cáo kết quả kịp thời. 299
  7. 2.3.2. Kết quả chuyển đổi số Hoạt động dạy học số tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM được bắt đầu từ rất sớm. Năm 2013 Nhà trường nhận hỗ trợ miễn phí phần mềm quản lý dạy học (LMS) từ Pearson Education thông qua dự án hợp tác với trường Đại học bang Arizona (ASU), với server của họ đặt Singapore và studio dạy số đặt tại trường. Platform này đang sử dụng để triển khai dạy học online trong toàn trường. Khởi đầu từ HK1 năm học 2014-2015 với 52 khóa học và cho đến nay HK2 năm học 2019-2020 đã có 5265 khóa học (Hình 3). Số lượt tương tác trong năm trên hệ thống LMS của Pearson Education đạt đến 90 triệt lượt tương tác. 5265 2019-2020 - HK1 5664 5190 2018-2019 - HK1 5826 4782 2017-2018 - HK1 4267 4260 2016-2017 - HK1 1536 1067 2015-2016 - HK1 1036 102 2014-2015 - HK1 52 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2014- 2014- 2015- 2015- 2016- 2016- 2017- 2017- 2018- 2018- 2019- 2019- 2015 - 2015 - 2016 - 2016 - 2017 - 2017 - 2018 - 2018 - 2019 - 2019 - 2020 - 2020 - HK1 HK2 HK1 HK2 HK1 HK2 HK1 HK2 HK1 HK2 HK1 HK2 Số khóa học 52 102 1036 1067 1536 4260 4267 4782 5826 5190 5664 5265 Hình 3: Biểu đồ số lớp học dạy học số được mở Năm 2018, Nhà trường triển khai với BlackBoard. Platform này đang sử dụng dạy học online cho chương trình đào tạo chất lượng cao (CLC) của trường. Hàng năm, có hơn 96 triệu lượt tương tác học tập trên cả nền tảng của Pearson Education và BlackBoard. Đây là con số rất vượt trội và chưa có trường nào ở Việt Nam đạt được. Chuyển đổi số cho giáo dục tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM đã trở nên mạnh mẽ hơn với việc ra đời Trường Đại học ảo UTEx năm 2019, trong đó hướng đến những trải nghiệm cho người học và giảng viên không giới hạn về không gian, thời gian, khối lượng tri thức thông qua giao tiếp, hỗ trợ và kết nối liên tục. Trong năm học 2019-2020, 16 khóa học UTEx-MOOC đầu tiên đã được nghiệm thu và triển khai trong năm học mới. Trong năm học 2020 - 2021, UTEx đang triển khai xây dựng 116 khóa học UTEx-MOOC và nền tảng UTEXLMS (utexlms.hcmute.edu.vn) tổ chức dạy học online cho toàn trường, cả hệ đào tạo đại trà và chất lượng cao. Chiến lược chuyển đổi số trong dạy và học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM đang diễn ra và đã đạt được những thành quả nhất định (Hình 4) [13]. 300
  8. Hình 4: Chuyển đổi số tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM [13] Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội do dịch Covid – 19, trên nền tảng của Pearson Education, mỗi ngày có 356.959 lượt sinh viên và 26.644 lượt giảng viên tương tác; trên nền tảng của BlackBoard, mỗi ngày có 222.012 lượt sinh viên và 54.087 lượt giảng viên tương tác (Hình 5). Hình 5: Biểu đồ số tương tác sinh viên theo mỗi phút trên trang web dạy học số LMS.HCMUTE.EDU.VN Nhận xét: Từ những số liệu trên cho thấy, việc triển khai dạy học số của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM bước đầu thành công. Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) đã chứng tỏ ưu thế trong phát triển các năng lực cho người học như năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong học và tự học. Trung tâm UTEx bước đầu cho thấy sự chủ động của Nhà trường trong xây dựng nền tảng dạy học số và hướng đến cung cấp các khóa học MOOC cho mọi người học có nhu cầu, thực hiện mục tiêu giáo dục sẻ chia và quốc tế hóa giáo dục. Kết quả này đã góp phần đem lại sự thành công bước đầu cho quá trình chuyển đổi số của Nhà trường. 301
  9. Tuy nhiên, với mục tiêu thực hiện thành công chuyển đổi số, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng sau [13]: - Tiếp tục phát triển hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu học tập và tương tác trực tuyến mọi lúc mọi nơi. - Lan tỏa tư duy chuyển đổi số đến toàn thể cán bộ viên chức. - Xây dựng nguồn tài nguyên số phong phú và đồng bộ. - Ban hành các quy định quả lý, quản trị số đồng bộ và tổng thể. - Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho đào tạo. 3. Kết luận Dưới sự tác động mạnh mẽ Khoa học - Công nghệ, CMCN 4.0 vào giáo dục và nhu cầu học tập của người học ngày càng đa dạng, việc chuyển đổi cho giáo dục là cần thiết. Bên cạnh đó, việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"chính là cơ hội cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch chuyển đổi số, thích ứng với CMCN 4.0 và toàn cầu hoá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Trong hơn 10 năm qua, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM đã có những thành tựu đáng kể trong việc chuyển đổi số và khẳng định Nhà trường là một trong những cơ sở Giáo dục đại học đi đầu trong công cuộc đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Tài liệu tham khảo: [1]. Bùi Văn Hồng (2019), Solutions For Applying The Educational Technology In Vietnamese Vocational EducationInstitutions, Advances in Social Sciences Research Journal, ISSN 2055-0286, DoI:10.14738/assrj.69.7105, Vol.6, No.9 (2019), pp. 172 - 177. [2]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Dự thảo Đề án thí điểm đào tạo, đào tại lại người lao động thức ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Hà Nội, 8/2018. [3]. Justin Ferriman (2019), Characteristics of a Virtual Classroom, https://www.learndash.com/characteristics-of-a-virtual-classroom/ [4]. What is Digital Transformation? (2021), https://freshdesk.com/enterprise/digital- transformation? [5]. Llopis-Albert, C., F. Rubio, and F. Valero, Impact of digital transformation on the automotive industry. Technological Forecasting and Social Change, 2021. 162: p. 120343. [6]. Mergel, I., N. Edelmann, and N. Haug, Defining digital transformation: Results from expert interviews. Government Information Quarterly, 2019. 36(4): p. 101385. [7]. https://www.al-enterprise.com/-/media/assets/internet/documents/digital-transformation- faq-en.pdf 302
  10. [8]. Santos, H., J. Batista, and R.P. Marques, Digital transformation in higher education: the use of communication technologies by students. Procedia Computer Science, 2019. 164: p. 123-130. [9]. Faria, J.A. and H. Nóvoa. Digital Transformation at the University of Porto. in Exploring Services Science. 2017. Cham: Springer International Publishing. [10]. The 2018 Digital University: Staying Relevant in the Digital Age. 2018; Available from: https://www.pwc.co.uk/assets/pdf/the-2018-digital-university-staying-relevant-in-the- digital-age.pdf. [11]. Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" [12]. https://www.forbes.com/sites/danielnewman/2019/08/01/top-5-digital-transformation- trends-in-education-for-2020/#5a915fe65739 [13]. Đỗ Văn Dũng, Bùi Văn Hồng, Nguyễn Trung Kiên, Hoàng An Quốc (2020), Chuyển đổi số và giáo dục đại học sẻ chia: Giải pháp cho đào tạo liên ngành, xuyên ngành và kết quả tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đào tạo liên ngành đáp ứng yêu cầu nhân lực trong cuộc CMCN 4.0, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, năm 2020, tr. 9 - 16. 303
nguon tai.lieu . vn