Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ­­­­­­­­­­­­­­­­ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:  Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ HƯƠNG  TRÊN ĐỊA BÀN XàQUỐC TUẤN, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH  HẢI DƯƠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : GS.TS. NGÔ THẮNG LỢI SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN ANH DŨNG  LỚP : KINH TẾ PHÁT TRIỂN 57B MSSV : 11150964
  2. Hà Nội ­ 2018
  3. Chuyên đề tốt nghiệp 3  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi MỤC LỤC SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  4. Chuyên đề tốt nghiệp 4  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi DANH MỤC VIẾT TẮT BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường CN : Công nghiệp CNH­HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa  COD: Nhu cầu oxy hóa học DV : Dịch vụ HD: Hải Dương KT&HT: Kinh tế và hạ tầng NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSNN : Ngân sách nhà nước NTM: Nông thôn mới QCVN :Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QĐ: Quyết định SCT: Sở Công Thương STNMT: Sở Tài nguyên môi trường TC­KH: Tài chính – kế hoạch TSS: Tổng chất rắn lơ lửng TTCN: Tiểu thủ công nghiệp TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  5. Chuyên đề tốt nghiệp 5  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi DANH MỤC BẢNG SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  6. Chuyên đề tốt nghiệp 6  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi DANH MỤC HÌNH SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  7. Chuyên đề tốt nghiệp 7  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế  tư  nhân là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh phát triển   kinh tế  tư  nhân trong đó khôi phục và phát triển các làng nghề  đã và đang được  Đảng và Nhà Nước rất quan tâm. Khôi phục và phát triển các làng nghề không chỉ  giữ  bản sắc mà còn giúp cho nền kinh tế có sự  đa dạng hóa sản phẩm. Phát triển  các làng nghề vừa là điều kiện vừa là kết quả của quá trình tập trung hóa và phân   công lao động ở nông thôn. Cuộc sống của người dân hiện này dần trở nên ổn định  cùng với sự phát triển của các làng nghề. Sự phát triển của các làng nghề góp phần  đáng kể  trong chuyển dịch cơ  cấu kinh tế   ở  địa phương: Góp phần tạo công ăn   việc làm và thu nhập cho dân cư ở khu vực nông thôn; Cải thiện đời sống gia đình,   tận dụng lao động lúc nông nhàn và góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất   lượng cuộc sống người dân, cải thiện bộ  mặt nông thôn tươi đẹp, văn minh hơn.   Bên cạnh những mặt tích cực đó, việc phát triển các làng nghề đã xuất hiện nhiều  vấn đề  cần phải khắc phục, đặc biệt là vấn đề  ô nhiễm môi trường làng nghề  đang diễn ra rất phổ biến  ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, khắc phục ô nhiễm   môi trường  ở các làng nghề là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu ở  các tỉnh, thành phố  để giúp cho kinh tế tư nhân thật sự trở thành động lực của nền kinh tế. Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ và cũng là tỉnh có rất nhiều  làng nghề. Hiện nay, các làng nghề ở đây đã dần dần được phục hồi và phát triển   rất mạnh mẽ, đóng góp rất lớn vào GDP toàn tỉnh đồng thời đem lại việc làm  ổn  định và nguồn thu nhập cao cho người lao động. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh với   khoảng 66 làng nghề trải rộng trên 20 nhóm ngành nghề sản xuất chính. Trong đó,  làng nghề mộc vẫn chiếm số lượng lớn với 14 làng nghề (chiếm 21%) và tiếp theo   sau là làng nghề chế biến thực phẩm, làng nghề thêu ren, làng nghề hương và một   số làng nghề khác. Tuy nhiên, việc khôi phục và phát triển các làng nghề vẫn gặp   rất nhiều khó khăn như  phát triển sản xuất theo kiểu tự phát, chưa nắm bắt được   thị  trường, chưa có thị  trường  ổn định.... Bên cạnh đó thì nhiều hộ  vẫn làm thủ  công, máy móc cũ kỹ, thô sơ.... điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc bảo vệ môi  trường làng nghề và  ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các làng nghề  tại  đây. SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  8. Chuyên đề tốt nghiệp 8  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi Làng nghề hương  ở xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cũng   là một làng nghề  đã tồn tại và phát triển lâu đời  ở  đây. Hiện nay, việc phát triển  làng nghề hương theo hướng bền vững cũng được lãnh đạo huyện quan tâm và đề  cập đến. Tuy nhiên, vấn đề  ô nhiễm môi trường  ở  đây vẫn rất bất cập và còn  nhiều thách thức. Thứ  nhất, về  vấn đề   ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động,  sản xuất hương vẫn mang tính thủ công, điều kiện sản xuất chưa đảm bảo, người  lao động chưa được đào tạo đầy đủ. Chính vì vậy, nguy cơ xuất hiện về bệnh tật   cho con người là rất cao. Thứ hai, việc phát triển nghề  hương đã và đang gây ra ô   nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, làm ảnh hưởng   tới đời sống mỹ  quan cũng như  sức khỏe người dân và sản xuất nông nghiệp tại  đây. Đứng trước thực trạng sức khỏe người dân và sức khỏe môi trường do sản   xuất hương gây ra, sinh viên chọn đề  tài : “Ô nhiễm môi trường tại các làng  nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải  Dương: Thực trạng và giải pháp” giúp tìm ra thực trạng, nguyên nhân và đưa ra  giải pháp giúp phát triển nghề hương và bảo vệ môi trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung:  Đánh giá mức độ  ô nhiễm môi trường tại làng nghề  sản  xuất hương xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Từ  đó đưa ra các  định hướng và giải pháp để  giải quyết vấn đề  ô nhiễm môi trường tại các làng  nghề  hương nhằm hướng đến mục tiêu phát triển làng nghề sản xuất hương theo  hướng bền vững. Mục tiêu cụ thể: Thứ   nhất,   Xây   dựng   khung   nghiên   cứu   của   chuyên   đề   về   ô   nhiễm   môi  trường và ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương và tác động của nó đối với  đời sống và sản xuất của nhân dân sinh sống trong các làng nghề hương.  Thứ hai, Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường, tác động của ô nhiễm môi  trường và hậu quả  của ô nhiễm môi trường tới sản xuất và đời sống của người   dân tại các làng nghề của xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.  Thứ  ba,  Tìm ra các nguyên nhân  ảnh hưởng đến tình trạng ô nhiễm môi   trường  ở  các làng nghề  hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách tỉnh  Hải Dương.  SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  9. Chuyên đề tốt nghiệp 9  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi Thứ tư, Đưa ra những định hướng cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm môi trường   tại các làng nghề hương của xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Thứ  năm,  Đưa ra các giải pháp để  giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các  làng nghề hương của xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. 3. Đối tượng nghiên cứu Các làng nghề hương tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương  và tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương đó.  4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian:  Thực hiện nghiên cứu khảo sát trên phạm vi  3 thôn  cũng là 3 làng nghề tại xã Quốc Tuấn: Đông Thôn, An Xá và Trực Trì. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đã tiến hành thu thập các số liệu thứ cấp vào  năm 2017 thông qua số liệu tổng hợp từ các phòng ban liên quan ở huyện Nam Sách   và tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát vào tháng 11 – 2018 và đưa  ra giải pháp giảm ô nhiễm môi trường tại ba làng nghề  xã Quốc Tuấn cho những   năm tiếp theo.  Phạm vi về  nội dung: Chuyên đề  chủ  yếu nghiên cứu về  môi trường và ô  nhiễm môi trường của các làng nghề hương trong đó tập trung vào mức độ, nguyên   nhân của ô nhiễm và hậu quả của ô nhiễm tới đời sống và sản xuất của người dân   sống trong các làng nghề hương. 5. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp làm việc tại bàn và phương pháp chuyên gia: sinh viên tiến   hành nghiên cứu, tổng hợp và phân tích các văn bản, tài liệu có liên quan đồng thời  tham khảo ý kiến của thầy cô trong khoa Kế hoạch và Phát triển, trường Đại học   Kinh tế Quốc dân để tìm hiểu cơ sở lý luận cho đề tài. ­ Phương pháp quan sát: Quan sát môi trường và hoạt động môi trường, trang  thiết bị cho các hoạt động môi trường, tìm hiểu môi trường và công tác môi trường  tại các địa phương khác để  rút ra nhận xét và đánh giá về  môi trường và các hoạt   động môi trường tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách. ­ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được thực hiện nhằm thu   thập ý kiến của các cán bộ địa phương và các hộ sản xuất hương và những hộ dân   SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  10. Chuyên đề tốt nghiệp 10  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi sống xung quanh các cơ  sở sản xuất này để  có cái nhìn tổng thể, thực tế, gần gũi  nhất về hiện trạng môi trường ở địa phương. ­ Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở  vận dụng kết quả nghiên cứu  lý luận vào trường hợp cụ thể (xã Quốc Tuấn) sinh viên tiến hành điều tra 3 cơ sở  sản xuất hương để đánh giá được thực trạng phát triển làng nghề hương, tác động   của việc phát triển làng nghề  hương tới môi trường và nguyên nhân của sự   ảnh   hưởng đó. Từ những kết luận phân tích ở trên, tác giả đưa ra một số  khuyến nghị  định hướng và giải pháp phát triển làng nghề  và bảo vệ  môi trường tại xã Quốc   Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. 6. Kết cấu đề tài CHƯƠNG 1: Làng nghề sản xuất hương và ô nhiễm môi trường tại các làng  nghề sản xuất hương. CHƯƠNG 2: Phương pháp đánh giá ô nhiễm môi trường tại các làng nghề  sản xuất hương của xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách. CHƯƠNG 3: Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương ở xã  Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương  CHƯƠNG 4: Định hướng và giải pháp giảm ô nhiễm môi trường tại các  làng nghề hương của xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  11. Chuyên đề tốt nghiệp 11  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi CHƯƠNG   I   :   LÀNG   NGHỀ   SẢN   XUẤT   HƯƠNG   VÀ   Ô   NHIỄM   MÔI  TRƯỜNG TẠI  CÁC LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT HƯƠNG 1.1. SẢN XUẤT HƯƠNG VÀ LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT HƯƠNG 1.1.1. Sản phẩm hương và đặc điểm của sản xuất sản phẩm hương 1.1.1.1. Sản phẩm hương   Sự  tồn tại và phát triển của nhang hương cùng với sự  tồn tại và phát triển  của đạo Phật cũng như đời sống tâm linh của người dân Châu Á nói chung và đời  sống tín ngưỡng của người Việt Nam nói riêng. Hương được sử dụng trong những  ngày lễ, ngày rằm và trong tục thờ  cúng của người Việt Nam.  Đặc biệt trong  những ngày tết, hương được sử dụng nhiều hơn.  Ngày nay, nhu cầu sử dụng hương ngày càng lớn nên việc sản xuất hương  được đẩy mạnh. Vì vậy ngoài sự  hoạt động của các làng nghề  sản xuất hương,   các cơ  sở  sản xuất hương cũng ngày càng mở  ra và cạnh tranh trực tiếp với các  làng nghề. Để  đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nguyên liệu đầu vào trở  nên khan   hiếm hơn nên hương hóa chất xuất hiện gây hại đối với người sản xuất và người  tiêu dùng. Hiện nay, thị trường tồn tại hai loại hương là hương sạch và hương hóa  chất.  Trong quá trình làm hương, việc phơi khô hương làm cho hương được khô  đều và dễ cháy cũng như làm chất lượng hương tốt hơn việc sấy hương. Vì vậy,  việc sản xuất hương tại các làng nghề  chủ  yếu dựa nhiều vào thời tiết. Mùa khô   và có nắng, thời tiết hanh và có gió sẽ  thích hợp cho việc sản xuất hương hơn là   mùa mưa với không khí mang hơi ẩm nhiều. Việc làm khô hương vào mùa mưa trở  nên khó khăn hơn, đặc biệt là những làng nghề  chưa phổ  biến máy sấy hương.   Việc phơi hương cũng gây ảnh hưởng tới môi trường sống và sinh hoạt của người   dân.  1.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất sản phẩm hương a. Sản xuất sản phẩm hương mang tính truyền thống Sản xuất hương hiện nay mặc dù nhiều nơi đã có sự  cải tiến về  máy móc   để  cơ  giới hóa việc sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn một số  làng nghề  sử  dụng máy  móc thô sơ, lạc hậu, chủ yếu vẫn dùng sức người để  sản xuất. Vì vậy, năng suất  SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  12. Chuyên đề tốt nghiệp 12  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi lao động vẫn chưa được cao và gây  ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất.  Sản xuất vẫn mang tính manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chưa có quy mô lớn và  chuyên môn hóa trong sản xuất hương. b. Lực lượng công nhân sản xuất hương chủ yếu là nông dân. Sản xuất hương và sản xuất nông nghiệp vẫn được đan xen lẫn nhau trong   các làng và người làm hương vừa là thợ thủ công vừa người nông dân và tranh thủ  thời gian nông nhàn của mình để  sản xuất hương. Hiện nay thì đã có sự  chuyên   môn hóa khi một số  người nông dân đã chuyển hẳn sang làm hương để  tăng thu   nhập cho gia đình. Trong thời gian giáp tết, để  đáp  ứng nhu cầu của người tiêu   dùng, đã có sự  di cư  lao động từ  các nơi khác đến để  sản xuất hương. Thợ  thủ  công tại các làng nghề sản xuất hương được truyền nghề và dạy nghề rất tỉ mỉ và   khắt khe. Vì vậy, lao động làng nghề  hương thường có tay nghề  cao và giúp gìn   giữ, phát huy được những truyền thống của làng nghề. c. Nguyên liệu sản xuất hương chủ  yếu tại chỗ  và công nghệ  dùng để  sản xuất   hương tương đối lạc hậu. Công nghệ dùng để sản xuất hương Việc sản xuất hương chủ  yếu vẫn sử  dụng những công nghệ  thô sơ, lạc  hậu, sử dụng kĩ thuật thủ công và bán thủ công là chủ yếu. Tuy nhiên, hiện nay, sự  cạnh tranh của thị trường và nhu cầu lớn hơn thì một số làng nghề đã áp dụng công  nghệ  mới vào việc sản xuất hương để  tăng năng suất và chất lượng hương để  cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường.  Nguyên liệu để sản xuất hương Hương trên thị  trường hiện nay được sản xuất chính từ  ba nguyên liệu là :   các cây bài, cây trầm hương và các chất hóa học. Ở các làng nghề, ban đầu là sản  xuất từ các cây thảo dược và các nguyên liệu hầu hết gần nơi sản xuất. Tuy nhiên,   vì sự cạnh tranh của các cơ sở sản xuất hương khác nên các làng nghề đã bắt đầu   sử dụng những nguyên liệu đầu vào giá rẻ hơn hoặc các nguyên liệu có quanh năm   để sản xuất hương nhằm cạnh tranh cả về giá và số lượng hương trên thị trường. d. Sản phẩm của nghề sản xuất hương SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  13. Chuyên đề tốt nghiệp 13  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi Sản phẩm hương đa dạng và phong phú về hình dạng và mẫu mã. Có thể kể  đến như  hương thẳng và hương vòng, có những nơi dùng hương quấn giấy. Trên  thị  trường hiện nay có 2 loại hương đó là hương sạch và hương hóa chất. Hương  sạch được sản xuất từ những cây thảo hương và tinh dầu tạo mùi. Hương hóa chất  được tạo ra từ các hóa chất của benzen và đồng vị  của benzen. Tuy vậy, việc sản  xuất hương sạch hay hương hóa chất đều gây ra những sự ô nhiễm nhất định cho  môi trường và ảnh hưởng tới những hộ sản xuất và hộ dân xung quanh. 1.1.2. Quy trình sản xuất và tiêu thụ hương Quy trình sản xuất và tiêu thụ hương trại qua 7 bước, được mô tả qua mô  hình sau: Hình 1.1: Quy trình sản xuất hương Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát Mô tả cụ thể quy trình sản xuất và tiêu thụ hương Trước khi cho nguyên liệu vào nghiền, người sản xuất sẽ phơi khô các thảo  dược, dược phẩm và đặc biệt là cây bài. Thứ nhất, Đối với khâu nghiền nguyên liệu, tất cả những nguyên liệu, dược   phẩm như hồi, tùng, quế, đinh hương, thuốc bắc, hoàng đàn... và cây bài được cho   vào máy và nghiền nhỏ  để  khi tạo bột hương không bị  sạn và bột hương được   nhuyễn và tạo được mùi đặc trưng của hương. Để  có thể  đạt chất lượng bột tốt,   trước khi nghiền nhỏ cần lựa chọn, phân loại và loại bỏ các tạp chất kỹ lưỡng. SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  14. Chuyên đề tốt nghiệp 14  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi Thứ  hai,  Sau đó, người thợ  thủ  công cho nguyên liệu đã được nghiền nhỏ  vào máy đảo bột để  tạo ra bột chuẩn bị cho bước tiếp theo. Trước khi sang khâu  sản xuất thứ  ba, người thợ  thủ  công cần ray mịn bột nhằm có thể  lấy được bột  hương mịn tối đa, tạo điều kiện cho việc sản xuất ra sản phẩm hương đẹp mắt và   chất lượng hơn.   Thứ  ba, Sau khi thu được bột hương mịn tối đa, ta trộn bột hương với bột  keo và nước bằng một tỷ  lệ  vừa đủ, sự  kết dính này không làm  ảnh hưởng đến   chất lượng và mùi của hương đồng thời giúp cho việc sản xuất hương tốt hơn. Sau   đó, người thợ thủ công  đổ  bột vào máy bắn hương và cho que hương vào máy và  tạo thành hương nén. Hệ  thống máy nghiền và máy đảo bột chỉ có 1 đầu vào và 1  đầu ra. Tuy nhiên, hệ thống máy bắn hương có 2 đầu vào và 1 đầu ra. Hai đầu vào   gồm 1 đầu  ở trên để  cho bột hương và 1 đầu nằm ngang để  cho chân hương vào.   Đầu ra là nơi để chân hương sau khi được quấn thêm 1 lớp bột hương. Người thợ  thủ công có trách nhiệm theo dõi quy trình ra hương để có thể xử lý kịp thời những   vấn đề như tắc máy hay chân hương bị gãy... Thứ tư, Sau khi hương nén được thành hình thành, người thợ thủ công mang   hương đi phơi khô để thu được sản phẩm hương cuối cùng. Hiện nay, 1 số hộ sản   xuất dùng máy sấy hương để khắc phục lại thời tiết ẩm mùa xuân và đầu mùa hạ,   giúp cho việc sản xuất và tiêu thụ hương được thông suốt.   Thứ  năm, Sau khi thu được sản phẩm hương cuối cùng, người làm hương  kiểm tra và loại bỏ  những cây hương không đạt yêu cầu như  bột hương bị  vỡ,   không đều, chân hương bị gãy... và cắt cây hương theo tỷ lệ nhất định để đạt được   hiệu quả cao khi xử dụng.  Sau cùng, người thợ  thủ  công đóng gói và đóng hộp để  giao đến các cơ  sở  bán buôn, bán lẻ  hương. Sản phẩm còn lại sẽ được đóng thùng để  kho làm thành   phẩm dự trữ khi cần. Trong quy trình sản xuất hương, ô nhiễm môi trường được hình thành ở các  khâu nghiền nguyên liệu, đảo bột, ra hương, phơi hương, loại bỏ hương hỏng và  sự ô nhiễm này được phân tích cụ thể ở các phần sau. SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  15. Chuyên đề tốt nghiệp 15  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi 1.1.3. Làng nghề sản xuất hương 1.1.3.1. Khái niệm và đặc điểm làng nghề a. Khái niệm làng nghề Trên nhiều phương tiện thông tin  ở trung  ương và địa phương hai từ  “Làng   nghề” đã xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống  nhất, mà chủ yếu được coi là một phạm trù trong văn hoá. Theo một số nghiên cứu,  làng nghề được hiểu là sự kết hợp giữa làng và nghề, cùng tồn tại ở một vị trí nhất   định và các hộ trong làng đều sống bằng nghề đó. Theo một số nghiên cứu khác thì  làng nghề vẫn diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp theo lối tiểu nông và hộ gia  đình cùng với sự tồn tại của một số nghề khác tuy nhiên đã có sự nổi trội của một  nghề  truyền thống với niên đại từ  rất lâu và có rất nhiều lao động đi theo nghề  truyền thống đó. Hoặc như  làng nghề  được định nghĩa là là làng có một nghề  tồn  tại độc lập được tách khỏi nghề nông nghiệp và thu hút nhiều lao động cũng như  tạo thu nhập chính cho họ. Từ đó, ta thấy được để thành một làng nghề, cần hội tụ  3 điều kiện: (i) Nghề  đó phải tách khỏi nông nghiệp; (ii) Có một số  lượng tương   đối các hộ  hoặc nhiều người cùng sản xuất một nghề; (iii)Thu nhập do sản xuất   nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng.   Hiện nay, làng nghề tồn tại dưới hai dạng đó là làng nghề  truyền thống và   làng nghề mới với những đặc điểm khác nhau.  b. Đặc điểm của làng nghề Ở mỗi làng nghề tuy bao giờ cũng có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy   trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung một số đặc điểm sau:  Làng nghề tồn tại ở nông thôn và gắn bó với quá trình sản xuất nông nghiệp,  nông thôn. Hộ gia đình là đơn vị sản xuất nhỏ nhất của làng nghề và cũng là đơn vị  sản xuất chiếm đa số  và phổ  biến trong các làng nghề. Người lao động từ  hai   nguồn là các thành viên trong gia đình và lao động đi thuê với các cơ sở vật chất tự  xây dựng.  Có sự  chuyên môn hóa sản xuất trong các làng nghề. Làng nghề  sản xuất  càng phức tạp thì tính chuyên môn hóa càng cao. Việc chuyên môn hóa giúp tăng  năng suất lao động cũng như việc quy hoạch các khu sản xuất dễ dàng hơn. SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  16. Chuyên đề tốt nghiệp 16  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi Công nghệ  sản xuất lạc hậu vẫn còn khá đơn giản, chủ  yếu vẫn dựa vào   sức của người lao động là chính. Kỹ  thuật sản xuất vẫn dựa theo bí quyết được   truyền từ  đời này sang đời khác. Vì vậy chưa tạo được năng suất cao cũng như  chưa tận dụng hết nguồn lực của làng nghề. Sản phẩm của các làng nghề  có tính độc đáo, mang tính nghệ  thuật cao  nhưng hầu như được sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất 1 sản phẩm. Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ  để  tạo ra sản phẩm giúp gia tăng thu  nhập cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ  của các  làng nghề gần như đã hết và không đủ đáp ứng cho sản xuất. Vì vậy, các làng nghề  đã chuyển hướng sang nhập khẩu nguyên liệu. Điều này  ảnh hưởng rất lớn đến   sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 1.1.3.2. Khái niệm và đặc điểm của làng nghề hương a. Khái niệm của làng nghề sản xuất hương Làng nghề  sản xuất hương hầu hết là những làng nghề  truyền thống với   việc sản xuất tách khỏi ngành nông nghiệp và có đa số  hộ  trong làng cùng làm   hương. Đồng thời, người lao động trong làng nghề  hương có thu nhập chính từ  nghề  này. Nghề  sản xuất hương có từ  rất lâu đời gắn liền với sự  phát triển của   đạo Phật và phong tục tập quán của người Việt Nam. Hàng năm, số  lượng hương   được sản xuất rất nhiều với lượng từ 500 đến 800 tấn mỗi năm ở mỗi làng hương   chủ  yếu để  đáp  ứng nhu cầu của người dân địa phương và một phần xuất khẩu.   Việc tiêu thụ hương được diễn ra trong những người lễ, tết, ngày rằm, mùng một,   đặc biệt là dịp cuối năm với mỗi tháng, người sản xuất hương có thể tiêu thụ được   khoảng 300 – 400 thùng và mỗi thùng khoảng 2,5 đến 3 vạn nén. Hiện nay, ở Việt  Nam có rất nhiều làng nghề hương được phân bố rải rác ở cả  3 miền Bắc, Trung,   Nam điều này cho thấy nghề sản xuất hương khá phát triển ở Việt Nam. b. Đặc điểm của làng nghề hương Các làng nghề ở Việt Nam có những đặc điểm chung giống nhau. Tuy nhiên,   làng nghề hương với những đặc điểm sản xuất hương đã có những đặc điểm riêng  biệt của mình.  Thứ nhất, Làng nghề sản xuất hương tồn tại ở nông thôn và gắn với yếu tố lịch sử SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  17. Chuyên đề tốt nghiệp 17  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi Trước đây, làng nghề  hương xuất hiện  ở  nông thôn và thuộc nhóm ngành  nông nghiệp. Việc hình thành làng nghề  hương xuất phát từ  lúc người nông dân   tranh thủ  lúc nông nhàn để  cải thiện bữa ăn và tăng thu nhập cho gia đình. Tuy   nhiên sau đó, nghề sản xuất hương được tách ra và sát nhập vào nhóm ngành tiểu   thủ công nghiệp vì những tính chất và đặc điểm của sản xuất hương. Mặc dù vậy,  làng nghề hương vẫn tồn tại ở nông thôn và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đặc điểm   sản xuất của nông thôn. Hiện nay, kinh tế  làng nghề  hương liên kết với kinh tế  nông nghiệp để tạo ra một kết cấu vững chắc cho phát triển kinh tế nông thôn. Thứ hai, Làng nghề sản xuất hương thường là các làng nghề truyền thống,   quy mô sản xuất nhỏ Hiện nay đã có sự xuất hiện của nhiều làng nghề mới. Tuy nhiên, làng nghề  hương hầu hết vẫn sản xuất theo hướng truyền thống. Chính vì thế, lao động  ở  làng nghề hương thường có tay nghề cao, hỗ trợ tốt cho quá trình sản xuất hương.   Vì vẫn là các làng nghề  truyền thống nên thị  trường tiêu thụ  hương không những   không giảm mà còn tăng theo thời gian, giúp cho việc sản xuất và tiêu thụ  hương  trở  nên dễ  dàng hơn. Tuy nhiên, các làng nghề  hương truyền thống vẫn tồn tại   những điểm hạn chế như công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu và thói quen sản xuất  của người nông dân, làm cho năng suất lao động bị  giảm đi so với sản xuất theo   hướng làng nghề  mới. Bên cạnh đó, quy mô hộ  sản xuất nhỏ  sẽ  không đáp  ứng   được những đơn hàng lớn, chưa góp phần phát triển mạnh làng nghề hương. Thứ  ba, hình thức tổ  chức sản xuất hương là trong các hộ  gia đình và số   lượng hộ tham gia sản xuất lớn  Chính vì tồn tại là các làng nghề  truyền thống nên hình thức tổ  chức sản  xuất hương vẫn theo các hộ gia đình và theo hướng nhỏ lẻ vì vậy số lượng hộ sản  xuất hương trong làng nghề  lớn và đã duy trì được việc sản xuất hương trong  nhiều năm. Hộ gia đình vừa là đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị kinh tế trong làng  nghề. Việc tổ chức theo hộ gia đình có thể  huy động được toàn bộ  thành viên của  gia đình tham gia vào việc sản xuất và tận dụng được mặt bằng sản xuất của gia  đình. Làng nghề  hương hiện nay mang lại doanh thu lớn cho m ỗi hộ s ản xu ất và  gia tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên hiện nay, làng nghề  hương rất ô   nhiễm từ  việc sản xuất hương tạo ra, gây  ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản  xuất của người dân xung quanh.  SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  18. Chuyên đề tốt nghiệp 18  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi 1.1.3.3. Vai trò của làng nghề hương đối với phát triển kinh tế xã hội ở nông   thôn a. Giải quyết việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân Trước khi có làng nghề  hương xuất hiện, người dân  ở  các làng nghề  chủ  yếu thực hiện việc canh tác nông nghiệp, chủ  yếu là cây lúa. Việc cày cấy được   thực hiện theo thời vụ và phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Vì vậy, thời gian lao  động của người dân không được ổn định và có nhiều thời gian nông nhàn. Khi đó,  thu nhập người nông dân không cao cũng như sự gia tăng các vấn đề xã hội. Đồng   thời, sức ép từ việc gia tăng dân số cũng như tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh  như quá trình CNH – HĐH làm cho đất canh tác nông nghiệp bị hạn chế đi nhiều, vì   vậy sản xuất nông nghiệp cũng bị hạn chế. Khi làng nghề hương xuất hiện, ngoài  việc canh tác nông nghiệp, người dân tranh thủ  thời gian nông nhàn của mình để  sản xuất hương, giúp gia tăng thu nhập cho người dân và giảm các vấn đề xã hội.  Ngoài ra, làng nghề có thể tận dụng những người nông dân không có việc làm khi  ruộng đất bị thay đổi mục đích sử dụng hay những người dân quá độ tuổi lao động,  trẻ  em và những người khuyết tật  ở  trong làng nghề  hương. Vì vậy, làng nghề  hương có vai trò rất quan trọng và là động lực quan trọng trong việc giải quyết tình   trạng thất nghiệp tạm thời cho người nông dân. Sự xuất hiện của làng nghề hương kéo theo sự xuất hiện của một số ngành   khác như  du lịch và vận tải, tạo điều kiện để  giải quyết vấn đề  việc làm và làm  gia tăng thu nhập, giúp cho người dân có thể ổn định được cuộc sống của mình tại  nơi sinh sống, làm phong phú hơn cuộc sống nông thôn cũng như  làm giảm quá  trình di dân từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm. Điều này có tác động tích cực   đến việc quản lý xã hội  ở  các đô thị. Đây là sự  phát triển hiệu quả  và bền vững  trong bối cảnh hạn chế việc làm ở nông thôn hiện nay.  b. Tăng tỷ trọng nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Với những đặc tính riêng biệt, làng nghề hương được tách khỏi nhóm ngành  nông nghiệp để gia nhập nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp. Sự di chuyển này góp  phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ  trọng nhóm ngành  tiểu thủ công nghiệp và giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền  kinh tế.  SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  19. Chuyên đề tốt nghiệp 19  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi Làng nghề hương xuất hiện góp phần xóa bỏ  sự độc canh cây lúa, làm tăng  nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, xuất khẩu, giúp cho thu nhập   người dân tăng lên, góp phần xóa đói giảm nghèo  ở  trong các làng nghề  cũng như  địa phương lân cận. Khi khối lượng hàng hóa tăng lên, thị trường được mở rộng và   nền kinh tế  dịch vụ  có cơ  hội phát triển. Khi đó, cơ  cấu kinh tế  nông thôn sẽ  chuyển dịch theo hướng tích cực. c. Phát triển du lịch văn hóa lịch sử Làng nghề  truyền thống tồn tại và phát triển cùng với sự  tồn tại và phát  triển của dân tộc, nó gắn liền với sự  phát triển văn hóa, lịch sử  dân tộc. Vì vậy,  gắn kết làng nghề với phát triển du lịch hiện nay đang là hướng phát triển được các  địa phương áp dụng và rất thành công. Đối với làng nghề hương, việc gắn kết làng  nghề với phát triển du lịch ngoài việc giúp duy trì việc sản xuất hương, nó còn giúp   bảo tồn và phát triển di tích lịch sử của các đình, chùa, thu hút khách tham quan và   quảng bá được những văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Bên cạnh đó, việc gắn   kết hai lĩnh vực giúp đa dạng hóa các ngành kinh tế, có thể giải quyết việc làm và   tăng thu nhập cho người dân tại làng nghề. Tuy nhiên, việc kết hợp này cần phải  xem xét kỹ càng để có thể thực hiện có hiệu quả tốt nhất. d. Góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp Với những đặc điểm của việc sản xuất hương, người làm hương có tay   nghề  cao do được truyền nghề  với những quy định khắt khe. Người thợ  thủ  công  sẽ được rèn thói quen, kỷ luật và phương pháp làm việc công nghiệp. Từ  đó hình   thành thị trường lao động đáp  ứng được cả về  số  và chất lượng cho những ngành  công nghiệp, tiểu thủ  công nghiệp. Đồng thời xây dựng và đạo tạo được những   cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp tư nhân. Khi xã hội ngày càng phát triển việc có   các nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thay thế  cho những cánh đồng.  Khi đó, những lao động trong tiểu thủ công nghiệp có thể  dễ dàng di chuyển sang   ngành công nghiệp để  lao động. Điều này góp phần giúp phát triển công nghiệp  theo hướng bền vững và hiệu quả. e. Thúc đẩy kinh tế tư nhân, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng NTM Với đặc điểm của làng nghề  hương truyền thống thì việc sản xuất hương  tại các làng nghề  thuộc vào lĩnh vực kinh tế  tư  nhân. Việc phát triển làng nghề  hương cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tư nhân phát triển. Góp phần vào tăng   SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
  20. Chuyên đề tốt nghiệp 20  GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi trưởng kinh tế  theo hướng bền vững cũng như  thực hiện được chủ  trương của  Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân cũng như lấy kinh tế tư nhân làm  động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.  Khi kinh tế  tư  nhân  ở  nông thôn được phát triển, sẽ  kéo theo thu nhập của   người dân  ở  nông thôn tăng lên, đây là điều kiện cần để  phát triển kinh tế  nông   thôn. Cùng với việc xây dựng nông thôn mới hiện nay thì các cơ  sở  hạ  tầng kỹ  thuật và cơ sở hạ tầng xã hội được phát triển, kéo theo sự tiến bộ và công bằng xã  hội được nâng cao. Kết hợp với sự  chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  nông thôn theo  hướng tích cực. Tất cả điều đó kéo theo sự phát triển kinh tế nông thôn theo hướng  bền vững. f. Góp phần làm gia tăng nguồn ngân sách địa phương Làng nghề hương cũng là một bộ phận của nền kinh tế, hoạt động sản xuất   hương cũng tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. Vì vậy, xây dựng và phát triển làng   nghề hương cũng góp phần làm tăng nguồn ngân sách địa phương nói riêng và ngân  sách của nền kinh tế nói chung, làm giảm thiểu nợ công và có thêm nguồn kinh phí   để thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đưa ra như xóa đói giảm  nghèo, bất bình đẳng giới, chính sách cho người già.... 1.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT HƯƠNG 1.2.1. Ô nhiễm môi trường và các loại ô nhiễm môi trường  ở  làng nghề  sản  xuất hương 1.2.1.1. Ô nhiễm môi trường và các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại các làng   nghề sản xuất hương. a. Ô nhiễm môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường 2014: “ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của  các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và  tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Như vậy, ô  nhiễm môi trường chịu việc con người phản  ứng với những tác động từ  chất thải   gây ra những  ảnh hưởng xấu  đối với con người như  thay đổi gen di truyền, làm  cho sự  đa dạng của sinh học bị giảm sút và làm giảm chất lượng nông nghiệp và  gây hại cho sức khỏe con người. SV: Trần Anh Dũng Lớp: Kinh tế phát triển 57B
nguon tai.lieu . vn