Xem mẫu

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................... 3
PHẦN II:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................ 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NÂNG CAO HIỆU QUẢ ................ 5
1.1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH:........................................................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh: ...................................... 5
1.1.2. Quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường............................................................................................................. 6
1.1.3. Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.................... 7
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh:........... 7
1.1.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện vị trí địa lý:............................................. 8
1.1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân của doanh nghiệp: .......................... 8
1.1.4.3. Nhóm nhân tố về thị trường:.............................................................. 9
1.1.4.4. Nhóm nhân tố về cơ chế chính sách của Nhà nước: ........................... 9
1.1.5. Vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp: 10
1.1.6. Hệ thống chỉ tiêu phân tích:................................................................ 11
1.1.6.1. Hệ thống chỉ tiêu chung phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp:............................................................................................... 12
1.1.6.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động:......................................... 13
1.1.6.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn:................................ 15
1.2. Cơ sở thực tiễn: ..................................................................................... 17
1.2.1. Tính chất, đặc điểm của ngành sản xuất dược Việt Nam:.................... 17
1.2.2. Sơ lược về tình hình ngành Dược ở nước ta:....................................... 18
1.2.2.1. Tình hình chung:.............................................................................. 18
1.2.2.2. Một số thành tựu đạt được: .............................................................. 19
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QUẢNG
BÌNH.................................................................................................................. 21
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY. ................................................. 21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dược phẩm
Quảng Bình. ................................................................................................. 21
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ: ..................................................................... 22
2.1.3. Mạng lưới cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh: .................................. 22
2.2. Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình. ................... 23
2.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh:............................... 24
2.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý ................................................................... 25
2.2.3. Đặc điểm về quy trình công nghệ kỷ thuật sản xuất sản phẩm. ........... 27
2.2.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị của Công ty......................................... 29
2.2.4.1. Tình hình biến động nguồn lao động của Công ty qua 3 năm (2008 2010)............................................................................................................ 29

Sinh viên : Phạm Văn Thành

Lớp : Cao đẳng quản trị kinh doanh K50

1

Chuyên đề tốt nghiệp
2.2. 4.2. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty qua 3 năm
(2008 - 2010)................................................................................................ 32
2.2.4.3. Tình hình tài chính, nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dược phẩm
Quảng Bình. ................................................................................................. 33
2.2.4.4. Đánh giá một số thành tựu đạt được của Công ty qua 3 năm (2008 2010):........................................................................................................... 36
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QUẢNG BÌNH ................................ 38
3.1. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm
Quảng Bình hiện nay. .................................................................................. 38
3.1.1. Môi trường vĩ mô. .............................................................................. 38
3.1.1.1. Môi trường kinh tế:.......................................................................... 38
3.1.1.2. Môi trường chính trị pháp luật: ........................................................ 38
3.1.1.3. Môi trường văn hoá- xã hội: ............................................................ 39
3.1.1.4. Môi trường kỷ thuật công nghệ:....................................................... 39
3.1.1.5. Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng: ............................................. 40
3.1.2. Môi trường vi mô. .............................................................................. 40
3.1.2.1. Khách hàng:..................................................................................... 40
3.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh: .......................................................................... 41
3.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..................... 41
3.2.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Dược phẩm Quảng Bình qua 3 năm (2008 - 2010). ...................................... 41
3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong thời gian gần đây
(2008 - 2010)................................................................................................ 46
3.2.4. Phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng
Bình trong những năm gần đây (2008 - 2010). ............................................. 48
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QUẢNG
BÌNH ............................................................................................................... 50
4.1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. ..... 50
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty CP Dược phẩm Quảng Bình. .................................................... 52
PHẦN III:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 59
1.1. Kết luận:................................................................................................ 59
1.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước. ...................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62

Sinh viên : Phạm Văn Thành

Lớp : Cao đẳng quản trị kinh doanh K50

2

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra các sản
phẩm dịch vụ đầu ra phải sử dụng các nguồn lực, yếu tố đầu vào như: vốn, lao
động, tài nguyên ... Tất cả các nguồn lực này đều có hạn và có rất nhiều cách
thức khác nhau để sử dụng chúng, mỗi cách thức có một mức tiêu hao các nguồn
lực khác nhau, có cách thức sử dụng rất tiết kiệm các nguồn lực nhưng cũng có
các cách thức tiêu hao rất nhiều các nguồn lực. Do đó, để đạt được hệ thống các
mục tiêu của mình, trong đó mục tiêu cơ bản và bao trùm lâu dài nhất là tối đa
hoá lợi nhuận trong điều kiện môi trường nền kinh tế thị trường đầy biến động,
cạnh tranh ngày càng gay gắt quyết liệt, các nguồn lực ngày càng khan hiếm thì
vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và
không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của mình.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình là một doanh nghiệp nhà nước
có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, từ khi chuyển sang cơ chế mới
Công ty đã sớm xác định: "Hiệu quả kinh doanh là thước đo quan trọng của sự
phát triển". Công ty luôn tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngày
càng khẳng định vị thế của mình trong ngành dược.
Với những kiến thức đã học, hững thông tin thu thập được trong thời gian
thực tập tại công ty và được sự hướng dẩn tận tình của giảng viên hướng dẫn em
quyết định chọn chuyên đề: " Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình".
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là nhằm làm rõ cơ sở khoa học về
vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị
trường và bước đầu vận dụng vào đơn vị thực tập của mình, em đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp duy vật biện chứng & duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận
chung .

Sinh viên : Phạm Văn Thành

Lớp : Cao đẳng quản trị kinh doanh K50

3

Chuyên đề tốt nghiệp
* Phương pháp điều tra, quan sát thu thập số liệu và các thông tin liên
quan.
* Phương pháp tổng hợp thống kê nhằm xử lý và hệ thống hoá số liệu
điều tra.
* Phương pháp thống kê, phân tích kinh doanh để xác định nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh.
* Phương pháp hệ thống hoá đề rút ra các giải pháp và kết luận cần thiết.
Do điều kiện thời gian và trình độ kiến thức có hạn, chuyên đề không
tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ giáo tận tình của quý thầy cô
và các bạn để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Đồng Hới, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Phạm Văn Thành

Sinh viên : Phạm Văn Thành

Lớp : Cao đẳng quản trị kinh doanh K50

4

Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN II:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH DƯỢC PHẨM.
1.1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH:
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế diễn ra
gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác
là phải hoạt động có hiệu quả. Vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh là gì? Hiệu
quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự tập trung phát
triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh các nguồn lực sẵn có. Nó là đại lượng xác
định bằng cách so sánh giữa các chi phí bỏ ra và kết quả thu vào. Hiệu quả kinh
doanh phản ánh đầy đủ thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp về trình độ tổ
chức quản lý, địa vị của doanh nghiệp trên thương trường. Doanh nghiệp kinh
doanh có hiệu quả là doanh nghiệp có lợi nhuận ngày càng tăng, với mức lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn, trên doanh thu đạt cao. Đó là cơ sở để
doanh nghiệp tích luỹ, để phát triển vốn và mở rộng sản xuất theo chiều sâu,
đồng thời cũng cố vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, không ngừng cải
thiện đời sống của CBCNV.
Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh là nâng cao năng suất lao
động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết
của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản
xuất xã hội và quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian.
Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm
thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu cần phải khai thác,
tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh,
các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại và phát huy năng lực,

Sinh viên : Phạm Văn Thành

Lớp : Cao đẳng quản trị kinh doanh K50

5

nguon tai.lieu . vn