Xem mẫu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Thanh Nga MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì một loại hình doanh nghiệp nào cũng muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường. Để có thể đứng vững được trên thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải đạt được hiệu quả cao trong lao động sản xuất kinh doanh, tức là phải có lợi nhuận. Nhưng để đạt được lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp cần phải chú trọng, quan tâm đến các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất sao cho phù hợp, có hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao mà giá cả phải chăng. Có như thế thì mới thu hút được khách hàng và chiếm lĩnh thị trường hiện nay. Trong một đơn vị sản xuất, yếu tố cơ bản không thể thiếu được cho qui trình sản xuất đó là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, nó là cơ sở tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm. Do đó chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm, nó có tác động và quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung cần phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu từ khâu thu mua đến khâu đến khâu sử dụng, có như thế mới vừa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất ­ tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, vừa có biện pháp hữu hiệu để chống mọi hiện tượng xâm phạm tài sản của đơn vị. Để làm được yêu cầu trên, các doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ quản lý trong đó kế toán là một công cụ quản lý giữ vai trò trọng yếu nhất. Nhận thấy sự cần thiết của công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kế toán nguyên vật liệu ” nhằm tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong Công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường Việt Nam, tìm ra được những ưu điểm, nhược điểm trong công tác quản lý và SV: Phạm Thị Hiệp Trang 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Thanh Nga hạch toán nguyên vật liệu của công ty. Từ đó rút ra những kinh nghiệm học tập và làm cơ sở cho quá trình công tác của bản thân sau này. Vì thời gian thực tập và khả năng có hạn nên chuyên đề thực tập chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây em rất mong các anh chị, cô chú kế toán của công ty góp ý kiến để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đoàn Thanh Nga cùng các thầy, cô giáo trong Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và anh chị, cô chú tại phòng Tổ chức ­ Kế toán Công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. 2. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em đã hoàn thành gồm ba chương: Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường Việt Nam. ChươngII: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường Việt Nam. Chương III:Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường Việt Nam. SV: Phạm Thị Hiệp Trang 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Thanh Nga CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1: Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường Việt Nam Trong mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Mỗi loại nguyên vật liệu lại có vai trò, công dụng, tính chất lý, hoá học khác nhau. Do đó, việc phân loại nguyên vật liệu có cơ sở khoa học là điều kiện quan trọng để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Phân loại nguyên vật liệu là việc nghiên cứu, sắp xếp các loại nguyên vật liệu theo từng nội dung, công dụng, tính chất thương phẩm của chúng, nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp thì nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường Việt Nam được chia thành các loại sau: + Nguyên vật liệu chính: là vật tư thiết bị như Máy biến áp, cầu dao, cầu chì, cột điện, dây xà, sứ.... + Vật liệu phụ: Là các loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm như thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn, dầu nhờn, … SV: Phạm Thị Hiệp Trang 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Thanh Nga + Nhiên liệu: Là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh gồm: xăng, dầu, than, củi, khí gas… được sử dụng để phục vụ cho công nghệ sản xuất, cho phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn. + Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ, vật kết cấu… dùng cho công tác xây lắp, xây dựng cơ bản. + Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên, các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra, phế liệu thu hồi từ việc thanh lý tài sản cố định… Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ từng nhóm nguyên vật liệu. Và là cơ sở để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp (theo dõi số lượng, giá trị). Căn cứ vào nguồn hình thành: Nguyên vật liệu được chia thành hai nguồn: + Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh, nhận biếu tặng,… + Nguyên vật liệu tự chế: do doanh nghiệp tự gia công chế biến hay còn gọi là nguyên vật liệu tự chế. Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho. * Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu có thể chia nguyên vật liệu thành: ­ Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm: SV: Phạm Thị Hiệp Trang 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Thanh Nga + Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. + Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: Nhượng bán; đem góp vốn liên doanh; đem quyên tặng. * Các đối tượng quản lý có liên quan đến việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu cần thiết phải tiến hành mã hoá như: Mã hoá các loại nguyên vật liệu bao gồm: Các loại nguyên vật liệu chính, các loại nguyên vật liệu phụ, các loại nguyên vật liệu khác. Mã hóa các kho chứa Mã hóa hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sử dụng Mã hoá các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp. * Đối với các doanh nghiệp tổ chức kế toán nguyên vật liệu trên máy tính. Hiện nay trong các doanh nghiệp, nguyên vật liệu có rất nhiều chủng loại phong phú và biến động thường xuyên. Do đó, để tổ chức kế toán nguyên vật liệu được chặt chẽ, hợp lý yêu cầu đặt ra là phải quản lý tới từng loại, từng nhóm, và từng thứ, từng danh điểm. Với yêu cầu này, đòi hỏi phải mã hoá đối tượng kế toán nguyên vật liệu đến từng danh điểm. Vì vậy danh mục nguyên vật liệu được xây dựng chi tiết từng danh điểm và khi kết hợp với TK hàng tồn kho (TK 152) sẽ tạo ra hệ thống sổ chi tiết từng nguyên vật liệu. Khi nhập dữ liệu nhất thiết phải chỉ ra danh điểm nguyên vật liệu và để tăng cường tính tự động hoá, có thể đặt sẵn mức thuế suất thuế GTGT của từng nguyên vật + Do giá trị của CCDC thường không lớn nên để đơn giản cho công tác quản lý thì hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tượng sử dụng hoặc là phân bổ dần trong một số kỳ. SV: Phạm Thị Hiệp Trang 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn