Xem mẫu

  1. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan Chuyên đề thanh tra Chủ đề: Thực trạng hoạt động thanh tra trong phòng ngừa và xoá bỏ tình trạng lao động trẻ em SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 1
  2. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan MỤC LỤC I. LỜI MỞ ĐẦU II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Các khái niệm có liên quan 1.1. Khái niệm Thanh tra 1.2. Khái niệm Kiểm tra 1.3. Khái niệm trẻ em. 1.4. Trẻ em bị lạm dụng sức lao động 2. Mục đích, nguyên tắc của cuộc thanh tra 2.1 Mục đích thanh tra 2.2 Nguyên tắc của hoạt động thanh tra 3. Quan điểm của ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra đối với tình hình sử dụng lao động trẻ em hiện nay. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng chung hoạt động thanh tra hiện nay. 2. Thực trạng thanh tra đối với tình hình sử dụng lao động trẻ em. 3. Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành thanh tra. IV. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 1. Giải pháp. 2. Kiến nghị với Nhà nước và với địa phương. 2.1. Với Nhà nước. 2.2. Với địa phương. KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo. SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 2
  3. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan I. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, tình trạng sử dụng lao động trẻ em đang là một hiện tượng phổ biến và càng ngày càng phát triển. Rất nhiều trẻ em trên thế giới bị bóc lột sức lao động triệt để và phải làm việc trong những điều kiện nguy hiểm. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), có ít nhất 250 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi tham gia vào các hoạt động kinh tế, phần lớn trong số này là ở các nước đang phát triển. Mức độ sử dụng, hình thức sử dụng lao động trẻ em (LĐTE) thay đổi từ vùng này sang vùng khác và từ nước này sang nước khác. Theo một điều tra của ILO tại 26 nước, lao động trẻ em có rất nhiều loại khác nhau và tập trung chủ yếu ở nông thôn và khu vực phi kết cấu. Phần lớn lao động trẻ em là thuộc dạng làm công. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Các khái niệm có liên quan. 1.1. Khái niệm thanh tra. Thanh tra là một chức năng thiết yếu của QLNN, là hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; Thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý vi phạm, góp phần hoang thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. 1.2. Khái niệm Kiểm tra. Theo từ điển tiếng Việt: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” 1.3. Khái niệm trẻ em. Khái niệm quyền trẻ em theo pháp luật quốc tế. SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 3
  4. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: Trẻ em là những người dưới 18 tuổi trừ một số nước quy định khác hơn. Theo luật bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam: Trẻ em là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. - Những người chưa thành niên là những người chưa đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi những người chưa đủ quyền công dân. - Trẻ em vị thành niên là những người từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. 1.4. Trẻ em bị lạm dụng sức lao động: Là trẻ em đi làm ở độ tuổi nhỏ dưới quy định của pháp luật đã đi làm vì mưu sinh cho bản thân và gia đình mà công việc đó các em chịu trách nhiệm lớn hoặc quá sức mình, những công việc ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần và thể chất. Theo bộ Luật lao động : Trẻ em từ 15 tuổi được giao kết hợp đồng lao động trừ một số ngành đặc biệt được sử dụng trẻ em sớm hơn (Ngành nghề do BLĐTB-XH quy định). 2. Mục đích, nguyên tắc của cuộc thanh tra. 2.1 Mục đích thanh tra:  Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.  Phát hiện trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục.  Phát huy nhân tố tích cực.  Góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động QLNN.  Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2.2 Nguyên tắc của hoạt động thanh tra. Nguyên tắc thanh tra là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuản hành động mà các cơ quan QLNN, các tổ chức thanh tra, cán bộ thanh tra viên phải tuân theo trong quá trình hoạt động thanh tra. Bao gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1. Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật. SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 4
  5. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan Nguyên tắc 2. Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, các nhân là đối tượng thanh tra. Nguyên tắc 3. Đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. 3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác Thanh Tra, Kiểm Tra đối với tình hình sử dụng lao động trẻ em hiện nay. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác Thanh Tra (TTr), Kiểm Tra (KTr) từ trước tới nay đều nhất quán; pháp lệnh TTr năm 1991 đã quy định mục đích của TTr, KTr là: “Nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, của tổ chức và của công dân”. Ở nước ta, theo các số liệu điều tra dân số định kỳ các năm 1979, 1989, 1999 và điều tra chọn mẫu giữa các kỳ cho thấy, số trẻ em 13-14 tuổi tham gia lao động (hoạt động kinh tế) ở thành thị khoảng 18%, ở nông thôn khoảng 38%. Hơn hai thập kỷ nay, những trẻ em làm việc như người lớn để nuôi mình, nuôi gia đình không còn là hiện tượng cá biệt. Trong đó, đáng lưu ý nhất là những trẻ em tha phương, làm những công việc nặng nhọc quá sức với đồng tiền công thấp kém, rẻ mạt. Khảo sát điều tra thực trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động. Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ LĐTBXH, các viện, trung tâm nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch điều tra, đánh giá thực trạng tình hình trẻ em bị lạm dụng sức lao động trong cả nước. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng hoạt động thanh tra hiện nay. Về nguyên tắc, trẻ em mới chỉ được quyền làm việc với tư cách là rèn luyện, tập dượt trong quá trình phát triển thể chất, nhân cách và tinh thần; SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 5
  6. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan chưa được phép tham gia lao động với ý nghĩa là một thành tố của lực lượng sản xuất xã hội và chưa phải nguồn thu nhập chính đối với gia đình. Điều đó thể hiện khá rõ ràng trong luật pháp quốc tế và trong nước. Công ước số 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã quy định, tuổi tối thiểu được làm việc trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi. Còn ở nước ta, Bộ luật Lao động cũng đã nói rõ: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc (những trường hợp ngoại lệ có quy định riêng). Do các quy định đó nên các nước trên thế giới và ở nước ta hầu như không tổ chức việc thống kê theo dõi lao động trẻ em thường xuyên. Nhưng trên thực tế, từ lâu, trẻ em ở nhiều nước đã làm việc với tư cách một lao động kiếm sống cho mình và cho gia đình, nhất là các em ở độ tuổi 10-14 tuổi. 2. Thực trạng hoạt động thanh tra trong phòng ngừa và xoá bỏ tình trạng lao động trẻ em. Trên thế giới: Tỷ lệ trẻ em tham gia vào các hoạt động kinh tế ở nông thôn cao hơn ở đô thị. Chín phần mười lao động trẻ em ở nông thôn là làm nông nghiệp hoặc các hoạt động tương tự. Theo điều tra của ILO, 70% trẻ em làm công trong các hoạt động nông nghiệp với tỷ lệ ở các em gái cao hơn các em trai (75% và 69%). Ở Châu Mỹ la tinh và khu vực Caribê, hơn 15 triệu trẻ em tham gia vào thị trường lao động, 56% trong số đó làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp từ lứa tuổi 5 đến 7 tuổi. Trẻ em nông thôn phải đối phó với những rủi ro tác động đến sức khoẻ do nghèo đói cũng như những điều kiện xấu trong lao động nông nghiệp. Ở các đô thị, phần lớn trẻ em làm việc trong lĩnh vực buôn bán và dịch vụ (8,3%), sản xuất trong khu vực phi kết cấu (14,3%). Nghề nghiệp có thể rất đa dạng như khai thác nhỏ, làm gạch, chế biến thực phẩm, làm hàng thủ công, đan thảm, v.v.. Với những công việc ngoài đường phố, trẻ em có thể dễ dàng tiếp xúc với các tệ nạn xã hội khiến sức khoẻ, tinh thần và sự phát triển tình cảm của chúng bị huỷ hoại. Những mối nguy hại đe doạ trẻ em thay đổi SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 6
  7. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan tuỳ thuộc vào loại hình lao động và điều kiện lao động. Tuy nhiên cũng có thể kể ra một số nguy hại chung đe doạ phần lớn trẻ em như điều kiện vệ sinh kém, không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có nhưng không đạt yêu cầu, không gian và thiết bị lao động không phù hợp, máy móc và công cụ lao động cũ kỹ và hỏng hóc, những căng thẳng về thể lực, làm việc nhiều giờ và lương thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ em. Những mối nguy hại đe doạ trẻ em thay đổi tuỳ thuộc vào loại hình lao động và điều kiện lao động. Tuy nhiên cũng có thể kể ra một số nguy hại chung đe doạ phần lớn trẻ em như điều kiện vệ sinh kém, không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có nhưng không đạt yêu cầu, không gian và thiết bị lao động không phù hợp, máy móc và công cụ lao động cũ kỹ và hỏng hóc, những căng thẳng về thể lực, làm việc nhiều giờ và lương thấp. Phần lớn các em này làm việc 7 ngày/ tuần và bị trả lương thấp hơn người lớn tại đó. Trẻ em làm việc trong những nghề nguy hiểm phải tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại, bụi, khói và khí, các tác nhân lý học và sinh học độc hại. Một tỷ lệ rất lớn trẻ em bị tổn thương do lao động. Những chấn thương nghề nghiệp thường gặp là bị thương do công cụ lao động, bị nhiễm trùng mắt, viêm da, rối loạn hệ hô hấp, cảm nhiệt, ngộ độc do sử dụng hoá chất và thuốc trừ sâu. Những đứa trẻ này còn phải chịu đựng sự mệt mỏi, khó chịu của các bệnh không phải bệnh nghề nghiệp, sự chẩn đoán sai bệnh cũng đóng góp thêm vào các yếu tố không phải do nghề nghiệp. Mặc dù, là những nạn nhân vị thành niên của những bệnh tật và mất năng lực liên quan đến lao động nhưng trong phần lớn các trường hợp, những đứa trẻ này không được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ xứng đáng. Ở Việt Nam: Hơn 1.200 trẻ em phải lao động sớm. Tại Hà Nội, tổng số trẻ em từ 6 đến 16 tuổi phải lao động sớm là 352, nữ chiếm 74% . Trong đó, có 167 em làm giúp việc trong các gia đình, 116 em làm việc trong các nhà hàng, cơ sở dịch vụ, 15 em trong các cơ sở sản SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 7
  8. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan xuất, 44 em làm các công việc khác... Các em có thu nhập bình quân 500.000 - 750.000 đồng một tháng. Tại TP HCM, có 750 lao động trẻ em, chuyên đi bán vé số, bán báo, phụ hồ... Mức thu nhập của trẻ từ 300.000 đến 700.000 đồng một tháng. Số liệu từ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, có đến 70% trong số 45.000 doanh nghiệp cùng hàng chục nghìn cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, kinh tế hộ gia đình đang hoạt động trên địa bàn không có giấy phép đăng ký kinh doanh. Qua kiểm tra, có 62 trong 173 cơ sở được kiểm tra có sử dụng đến 149 lao động trẻ em (LĐTE). Trong đó, cơ sở không có giấy phép kinh doanh chiếm 69%, cơ sở không có đăng ký lao động chiếm 85,5%. Số lượng lao động trẻ em tập trung nhiều tại hai quận Tân Bình và Bình Tân. Các em làm việc trong điều kiện vất vả, không được ký hợp đồng lao động, thời gian làm việc 10-14 giờ/ngày. Mức thu nhập mỗi em ở các cơ sở này chỉ trên dưới 330.000 đồng một tháng, không có khoản phụ cấp nào khác. Tất cả các em lao động tại các cơ sở đều bỏ học, không được quan tâm đến kỹ năng sống, nhiều em bị lạm dụng sức lao động. Lao động trẻ em trong một cơ sở may gia công tại quận Bình Tân. (ảnh minh họa) SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 8
  9. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan Một cán bộ Phòng LĐ-TB-XH quận Tân Phú, cho biết, vừa phát hiện một cơ sở có sử dụng LĐTE với chuỗi thời gian kín mít: ca sáng 7 - 12h, chiều 13 - 17h, tối từ 18 - 24h. Khi đơn hàng về nhiều, việc các em làm thêm đến 2 - 3 h hôm sau là chuyện bình thường. Tính "rộng rãi", sau 1 giờ "bán sức", LĐTE được trả công… 1.000 đồng. Những LĐTE này thường không thuê phòng riêng để ở mà ăn ngủ ngay tại xưởng sản xuất hoặc nhà của chủ cơ sở, trong khi môi trường, vệ sinh an toàn lao động không đảm bảo. Vài năm gần đây, khi nhiều doanh nghiệp phát hiện nguồn lao động giá rẻ vô tận tại các xóm lao động nghèo, các sản phẩm cần lao động thủ công: thêu trang trí quai, quốc, dép; may đồ gia công được đưa về tận xóm, trẻ em nghiễm nhiên trở thành một lao động chính trong gia đình. Toàn bộ nguyên liệu: quai guốc, kim, chỉ, hạt nhựa do chủ cung cấp. Công việc mỗi ngày của các em là ngồi kết theo đúng nguyên mẫu đưa xuống. Một em kể rằng, mới nhìn qua thì có vẻ nhẹ nhàng nhưng ngồi kết từ 7 giờ sáng, trưa nghỉ 1 tiếng rồi làm đến 9, 10 giờ đêm thì mỏi lưng không chịu được. Tuy nhiên, so với nhiều đứa trẻ ngoại tỉnh khác, em còn may mắn hơn vì chỉ làm với mẹ, mỏi quá thì nghỉ nhưng vẫn phải đảm bảo số lượng sản phẩm đạt 10.000 đến 15.000 đồng/ngày. Chịu áp lực nhiều nhất là những đứa trẻ bị ở chung với chủ, được cha mẹ gửi lên theo diện người quen, nhận lương trọn gói từ 4 triệu đến 8 triệu/năm/người, tùy theo tính chất công việc: cắt chỉ, may, thêu… Mang tiếng là ở cơ sở sản xuất nhưng thực tế chỉ là ngôi nhà thuê tạm bợ, con gái tập trung ngủ ở gác trên, con trai ngủ ở phía dưới. Mọi giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ đều bị kiểm soát rất chặt. Thời điểm hút hàng, các em phải làm từ sáng đến tận khuya. Thất học, mù chữ, không có điều kiện phát triển đầy đủ cả về thể thất lẫn tinh thần, dễ bị lạm dụng… Có cả ngàn lẻ những hệ lụy cho những đứa trẻ phải lao động sớm. Hành lang pháp lý để xử phạt các cơ sở vi phạm sử dụng lao động trẻ em, các bậc phụ huynh, những người có trách nhiệm giám sát các em đã từng bước dần được hoàn thiện nhưng để vận dụng xử phạt và xử lý SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 9
  10. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan dứt điểm tình trạng vi phạm này trong thực tế thì ngay cán bộ cơ sở cũng còn nhiều lúng túng. Theo kết quả thanh tra, kiểm tra mới đây của Sở lao động, Thương binh và xã hội TP HCM, có 69,4% số cơ sở bị kiểm tra không có giấy phép kinh doanh, 85,5% số cơ sở này không đăng ký lao động, 96,8% không có sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả theo khai báo của chủ cơ sở. Thực tế, có cả ngàn lẻ một phương thức để các chủ cơ sở "lách luật": Không khai báo tạm trú tạm vắng, khai báo ít hơn nhiều lần con số thực, khai khống tuổi hoặc nhận dưới dạng nuôi con cháu để phụ giúp công việc trong nhà… Đó là chưa kể phần lớn các chủ cơ sở lẫn đối tượng lao động trẻ em đều là người ngoại tỉnh, đến địa bàn thuê nhà tạm thời. Có khi văn bản phạt hành chính đưa đến nơi thì tất cả đã di chuyển đi nơi khác. Nhiều cơ sở chấp nhận phạt vì thực tế, so với mức lợi nhuận thu về thì tiền phạt chưa đáng bao nhiêu… 3. Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành thanh tra. 3.1 Khó khăn. - Quy định pháp luật liên quan đến LĐTE nằm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau gây khó khăn cho việc áp dụng. Mặt khác, chưa có văn bản hướng dẫn về danh mục những công việc nặng nhọc. Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có sự thống nhất giữa quy định trong Bộ Luật lao động và Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cụ thể Bộ Luật lao động quy định trẻ từ 15 tuổi trở lên đã được lao động, nhưng Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em lại quy định trẻ 16 tuổi trở xuống vẫn được bảo vệ và chăm sóc”. - Với rất nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn, con số vài triệu đồng tiền công mỗi năm của con em từ thành phố gửi về là khoản tiền rất lớn, phải cậy nhờ quen biết mới có được suất lao động ấy. Thế nên, làm thế nào để hạn chế tình trạng vi phạm sử dụng lao động trẻ em, lạm dụng việc trẻ em lao động SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 10
  11. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan hiện nay vẫn là câu hỏi không dễ giải quyết với các địa phương tại các thành phố lớn. - Trở ngại lớn nhất trong việc ngăn chặn nạn sử dụng LĐTE trái phép là chính quyền không nắm bắt được tình hình này. Tại quận Bình Tân (Tp.HCM), nơi được xem là địa bàn "nóng" về sử dụng LĐTE trái phép, nhiều chủ lao động thuê nhà xưởng tạm bợ để đưa các em vào làm việc (như đi gõ hủ tíu, may gia công, làm giày…). Nếu bị kiểm tra, xử phạt, họ lập tức dọn đi chỗ khác. Vì trẻ em lang thang tại thành phố là người ngoại tỉnh, vì thế việc nắm thông tin lại càng khó. Nắm rõ sự biến động dân cư trên địa bàn là cảnh sát khu vực, song một phường thường có đến 15.000 nhân khẩu mà chỉ có một cán bộ chuyên trách nên "quản lý không xuể". Việc kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sử dụng LĐTE trái phép cũng gặp nhiều khó khăn, vì trước khi tiến hành kiểm tra, phải báo trước cho cơ sở, do đó khi xuống đến nơi gần như không phát hiện gì, nếu có thì chỉ xử phạt những lỗi vi phạm hành chính không đáng kể và cũng không đủ sức răn đe. - Các quận, huyện ngoại thành rất khó kiểm soát vì số lượng hộ nhập cư nhiều và không ổn định. - Các hộ này tuyển dụng trẻ em vốn cùng quê với chủ và đưa vào TP làm việc, rồi nói với người xung quanh rằng các em là con cháu trong gia đình vào làm việc. Qua kiểm tra cho thấy các em chỉ lao động ở khu vực ít bị kiểm soát, không ai để ý. Các em lại ít được tiếp xúc với người xung quanh. Một số trường hợp chủ cơ sở đưa các em vào làm việc sau nhà, trên lầu cao. Do đó, nhiều lúc cộng đồng cũng không phát hiện được. Trong điều kiện hộ nhỏ lẻ như nhà riêng không đăng ký kinh doanh, không báo cáo thuế, không báo cáo lao động, quy mô sản xuất dạng gia đình thì rất khó phát hiện và cũng khó xử lý. SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 11
  12. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan 3.2 Thuận lợi - Trong tháng 9 và Quý III/2009, kết thúc thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động đối với lao động chưa thành niên tại các tỉnh Hà Nam, Bình Phước, Bình Thuận và Tp Hồ Chí Minh. - Phát hiện và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến lạm dụng sức lao động trẻ em. IV. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ. 1. Giải pháp. Xử lý những vấn đề nói trên, không phải đơn giản. Bởi trên thực tế, các nguyên nhân có sự đan xen, lồng quyện tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế, muốn tìm kiếm một giải pháp độc lập hữu hiệu, màu nhiệm là việc rất khó. Chúng ta cần thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp tạo ra một hợp lực cùng chiều để giải quyết thì mới đạt hiệu quả cao. - Nhóm giải pháp thứ nhất là gia đình và xã hội cùng có trách nhiệm với trẻ em. Điều có tính quyết định nhất là, người làm cha, làm mẹ hơn ai hết phải ý thức được nghĩa vụ của mình với con cái; mỗi tính toán, mỗi sự định đoạt của cha mẹ là một định hướng cuộc đời tương lai của các con, vì thế không vì nghèo túng, không vì bức xúc bởi đồng tiền, bát gạo mà bắt con cái phải bỏ học, sớm dấn thân vào những công việc quá nặng nhọc, lam lũ, đánh mất tuổi thơ trong trắng. Trong trường hợp này, về phía Nhà nước và cộng đồng phải thông qua các chính sách tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, miễn giảm học phí, viện phí, cứu trợ xã hội... để giúp họ có thể vượt qua khốn khó. - Nhóm giải pháp luật pháp, chính sách, quản lý: Phải nhấn mạnh hơn nữa việc chống lạm dụng sức lao động trẻ em. Trong chương trình hành động bảo vệ và phát triển trẻ em Việt Nam (được Chính phủ quyết định từ thập niên cuối cùng của thế kỷ trước) và trong chỉ đạo thực hiện chương trình này, cho đến nay hầu như mới chỉ tập trung nhiều vào bốn loại vấn đề là sức khỏe cho mọi trẻ em; giáo dục tiểu học; chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần; quan tâm SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 12
  13. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Một chừng mực nào đó có nói đến giáo dục trẻ em hư, phạm pháp, nhưng chưa đề cập thỏa đáng đến việc chống lạm dụng sức lao động trẻ em là vấn đề xuất hiện và phát triển khá nhanh trong nền kinh tế thị trường. Năm 1994, Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ luật Lao động và Luật có hiệu lực từ 01-1-1995. Điều 119 khoản 2 nói “Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên”, nhưng từ đó đến nay, các cơ quan hữu trách cũng chưa giám sát, kiểm tra, kiểm soát xem điều khoản này được thực hiện như thế nào. Trong nền kinh tế thị trường và trong tình hình hiện nay, phải nhấn đậm vấn đề bảo vệ và phát triển của trẻ em, triệt để chống lạm dụng sức lao động trẻ em. Vì nếu trẻ em lâm vào tình trạng lao động sớm, làm việc quá sức thì các mục tiêu bảo vệ sức khỏe, giáo dục đào tạo, văn hóa tinh thần... đều khó mà thực hiện được. Mặt khác, các cơ quan chức năng phải tổ chức nhiều đợt kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện Điều 119 khoản 2 Bộ luật Lao động và xử lý vi phạm một cách nghiêm khắc, khách quan. - Nhóm giải pháp thứ ba là tuyên truyền vận động (trong đó phải quan tâm nhiều đến khu vực nông thôn): Trong nhiều thông tin khó đến được các vùng nông thôn xa xôi thì có thông tin về lao động và việc làm. Trong thông tin về lao động và việc làm thì các thông tin về lạm dụng sức lao động trẻ em và biện pháp ngăn ngừa lại càng ít ỏi và hầu như không có. Do thiếu thông tin, nên có những gia đình cho con thôi học để ra thành phố kiếm sống với mong muốn vừa bớt được nhân khẩu phải nuôi, vừa đỡ đần được cha mẹ, khi xảy ra hậu quả nặng nề thì đã muộn. Thiết nghĩ, các chương trình thời sự, chương trình vì trẻ thơ, chương trình thiếu niên nhi đồng của đài truyền hình, đài phát thanh phải nói kỹ, nói rõ, nói theo cách dân dã để ông bà, cha mẹ các cháu hiểu được vấn đề. Các chương trình văn hóa, văn nghệ cũng cần đề cập sâu sắc tới vấn đề này. Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên phải phổ biến các kiến thức thiết thực đến các em. Các cơ quan chức năng của Nhà nước phải giới thiệu, phổ biến, tập huấn sâu rộng Bộ luật Lao động (chương 11, mục lao động chưa thành SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 13
  14. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan niên) đến mọi người dân, có lưu ý đầy đủ đến những người sử dụng lao động nhất là các cơ sở, các hộ tư nhân sản xuất, kinh doanh. 2. Kiến nghị với Nhà nước và địa phương. 2.1 Với Nhà nước. Nhà nước giữ vai trò chủ chốt trong việc phát triển và thực hiện các chính sách dài hạn để loại bỏ hẳn LĐTE. Sau đây là 4 hình thức hoạt động cơ bản chống lại LĐTE chỉ có thể do Nhà nước (chính phủ) thực hiện: a) Luật pháp về LĐTE và các cơ chế tăng cường phù hợp. b) Một chính sách quốc gia về LĐTE đưa ra những ưu tiên công cộng liên quan tới mọi thành phần xã hội. c) Thiết lập một hệ thống cơ sở giáo dục đảm bảo chất lượng học đường (thể chất cũng như kinh tế) đối với mọi trẻ em, kể cả những gia đình nghèo nhất. d) Các chính sách hữu hiệu cho việc tạo việc làm cho người lớn. Để xử lý vấn đề này một cách căn bản, có hiệu quả, Nhà nước cần tiến hành một cuộc điều tra để đánh giá đúng hiện trạng, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp. Ðối với số trẻ em lao động làm thuê tại các cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể tại các địa bàn, UBDSGÐ & TE đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các quận huyện tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát theo định kỳ để nắm bắt các vấn đề liên quan đến trẻ như: môi trường làm việc, chăm sóc sức khỏe, giờ giấc làm việc, tiền công, hợp đồng lao động,... 2.2. Với địa phương : - Đề nghị UBNDTP, sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban dân số - gia đình và trẻ em cùng quận huyện phải có sự quyết tâm trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả việc quản lý lao động trẻ em trên địa bàn, giảm mạnh tình trạng lạm dụng và bóc lột sức lao động trẻ em, giảm tối đa và tiến SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 14
  15. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan tới nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng lao động trẻ em trong điều kiện làm việc nặng nhọc và độc hại trên địa bàn thành phố. - UBND thành phố chỉ đạo ngay Sở Lao động –thương bình và xã hội tiến hành thực hiện việc kiểm tra tình hình lao động của trẻ tại các cơ sở có sử dụng trẻ em. - Xác định trách nhiệm của UBND phường – xã trong việc ngăn chận trẻ lao động, phát hiện trẻ lao động sớm ở trên địa bàn, phát huy vai trò của các đoàn thể ở địa phương, đặc biệt là Ðoàn TNCSHCM trong việc phát hiện trẻ lao động sớm, tập hợp, chăm lo và bảo vệ quyền lợi của trẻ em lao động tự do trên địa bàn, giúp các em vừa lao động, vừa học tập văn hóa và học nghề. Giải pháp tích cực nhất hiện nay vẫn chủ yếu là tuyên truyền cho chính các chủ cơ sở sử dụng lao động và sự tích cực tạo điều kiện, giúp đỡ các em được đến với các lớp học văn hóa bổ túc ban đêm, các sinh hoạt vui chơi giải trí dịp lễ, Tết và thành lập, cung cấp những địa chỉ tin cậy cho các em tìm đến cầu cứu kịp thời trong trường hợp bị lạm dụng qua mức… SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 15
  16. Chuyên đề Thanh tra GVHD: Ths. Đặng Thị Phương Lan KẾT LUẬN Do LĐTE có cội nguồn từ sự nghèo khó, việc loại trừ hẳn LĐTE sẽ mất thời gian và đòi hỏi những cải thiện dần dần về mức sống và các điều kiện kinh tế - xã hội của nhiều đất nước. Tuy nhiên, nếu nguồn tài chính có hạn, việc bảo vệ trẻ em từ những nghề nghiệp độc hại nhất cũng không thể chờ đợi những thay đổi cơ chế hoặc những cải thiện đáng kể về mức sống chung của đất nước đó. Một số nước đang phát triển ở châu Á và Mỹ la tinh đã giảm được đáng kể tỷ lệ LĐTE ngay cả khi mức tăng trưởng và phát triển kinh tế thấp. Trẻ em cần phải trải qua một qúa trình phát triển thể lực, trí tuệ và xã hội. Dù trẻ em có làm gì thì công việc đó cũng phải phù hợp với sự phát triển về thể lực, tâm lý - xã hội của chúng. Mọi đòi hỏi đều phải phù hợp với tình trạng sức khoẻ của chúng, cho chúng khả năng phát triển để phục vụ xã hội như người lớn mà không làm tổn thương đến sức khoẻ và tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tạp chí Thanh tra.  Báo Đất Việt  http://tintuconline.vietnamnet.vn  http://tim.vietbao.vn/  http://vnexpress.net/ SVTH: Nguyễn Văn Huy – C11CT2 16
nguon tai.lieu . vn