Xem mẫu

  1. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi Chuyên đề Phan Thiết Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 1
  2. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi MỤC LỤC PHẦN I. ...................................................................................................................................3 Mở đầu .....................................................................................................................................3 I.1 Giới thiệu chung ...........................................................................................................3 PHẦN II. .................................................................................................................................7 Các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, thiên tai và tiềm năng phát triển kinh tế xã hội ...................................................................................................7 II.1. Các điều kiện tự nhiên............................................................................................7 a) Nhiệt độ: ............................................................................................................................8 a. Mạng đường giao thông : .........................................................................................43 b. Công trình đầu mối phục vụ giao thông :.......................................................43 a. Nguồn nước: ...................................................................................................................43 b. Nhu cầu dùng nước đợt đầu ..................................................................................43 c. Quy hoạch mạng lưới cấp nước đợt đầu .........................................................44 a. Nguồn điện : ...................................................................................................................44 b. Lưới điện : .......................................................................................................................45 a. Hệ thống thoát nước bẩn: .........................................................................................45 b. Vệ sinh môi trường : ..................................................................................................46 PHẦN V ................................................................................................................................47 Kết luận ..................................................................................................................................47 Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 2
  3. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi PHẦN I. Mở đầu I.1 Giới thiệu chung Bình Thuận là tỉnh nằm ở phía Nam vùng Nam Trung Bộ, trung tâm của ba vùng kinh tế (Tây Nguyên – Nam Trung Bộ – Vùng KTTĐPN). Có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng mạnh của vùng TP. Hồ Chí Minh. Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 28, Quốc lộ 55 nối Bình Thuận với các tỉnh thành trong cả nước. Bình Thuận có nhiều tiềm năng phát triển, kinh tế biển như dầu khí, hải sản, dịch vụ du lịch, công nghiệp tập trung, phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp. Thành phố Phan Thiết là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận, thành phố Phan Thiết nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 200km, cách thành phố Nha Trang 250km, cách thành phố Vũng Tàu 120km, cách thành phố Đà Lạt 130 km. Với vị trí địa lý như trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, TP. Phan thiết có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt tạo điều kiện cho Thành phố đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật, thương mại, du lịch, đầu tư. Thành phố Phan Thiết đạt tiêu chuẩn đô thị loại II và được công nhận là thành phố vào năm 2009, thành phố Phan Thiết đã có những bước phát triển mạnh mẽ dựa trên tiềm năng, lợi thế và phát huy vai trò vị thế của Thành phố là đô thị cấp quốc gia. Quy hoạch Kinh tế – xã hội Vùng KTTĐPN, Vùng Nam Trung Bộ đã được thiết lập. Các dự án như đường bộ cao tốc, tuyến đường sắt cao tốc đang triển khai. Các tuyến giao thông quan trọng đã và đang được nâng cấp mở rộng nối thành phố Phan Thiết với các vùng kinh tế của tỉnh Bình Thuận. Đồng thời quy hoạch ngành Dầu khí, quy hoạch các vùng phát triển du lịch, quy hoạch Kinh tế – Xã hội Tỉnh được rà soát và điều chỉnh đã đặt thành phố Phan Thiết trong mối quan hệ và bối cảnh phát triển mới. Với thời gian hoạch định quy hoạch bằng tầm nhìn đến năm 2020 đòi hỏi Thành phố phải đánh giá lại toàn bộ vai trò vị thế, tiềm năng và nguồn lực phát triển. Cần phải xác định lại mối quan hệ vùng, tính chất đô thị và động lực phát triển, xác định lại các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; quy mô dân số, quy mô đất đai, hạ tầng kỹ thuật và hướng phát triển không gian, bổ sung các chức năng của đô thị Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 3
  4. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi như các điểm đô thị vệ tinh, các trung tâm chuyên ngành cấp vùng, các trung tâm dịch vụ, du lịch, trung tâm giải trí cấp quốc gia và khu ở cao cấp, các khu cảnh quan đặc trưng, tạo các dự án đột phá cho TP. Phan Thiết phát triển. Việc triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết 10 phường, các điểm dân cư, các khu đô thị mới, các khu du lịch, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng, du lịch trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các dự án đầu tư về du lịch, công nghiệp. Thành phố Phan thiết đang tồn tại những bất cập như không gian tự nhiên hạn chế, không gian xây dựng và nội thị không hợp lý. Chưa khai thác tiềm năng và sử dụng quỹ đất của Thành phố hợp lý để phát triển. Cảnh quan kiến trúc, tạo điểm nhấn và đột phá cho không gian một Thành phố Du lịch biển chưa được khai thác. Để phát huy vai trò vị thế của một đô thị cấp vùng, đô thị du lịch biển, trung tâm hạt nhân của tỉnh, đồng thời khắc phục những tồn tại và chuẩn bị cho một Thành phố đô thị loại II đòi hỏi phải lập điều chỉnh quy hoạch cho thích ứng về định hướng phát triển và mở rộng không gian thành phố là cần thiết và cấp bách. I.2 Các căn cứ pháp lý, các tài liệu tham khảo - Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Bình Thuận khoá XI. - Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020. - Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020. - Nghị quyết số 21/NQ/TU ngày 20/10/1998 của Tỉnh ủy Bình Thuận về việc xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2010. - Chương trình hành động số 554/UBBT-XDCB ngày 11/04/2000 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Bình Thuận về xây dựng và phát triển đô thị đến năm 2010. - Quy hoạch KT –XH, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2006- 2010 và tầm nhìn 2020. - Các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh Bình Thuận: du lịch - thương mại, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, … đến năm 2010 và các tài liệu khác có liên quan. - Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Phan Thiết giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn 2020. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 4
  5. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi - Bản đồ đo đạc địa hình hiện trạng TL 1/5000. I.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề I.3.1 Mục tiêu - Cụ thể hóa chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận. - Định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi đến năm 2020. - Làm cơ sở để quản lý xây dựng và phát triển đô thị về sử dụng đất đai, không gian kiến trúc cảnh quan, cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sống cho người dân thành phố và khách du lịch, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng. - Tạo cơ sở và căn cứ khoa học đáp ứng yêu cầu nâng thành phố Phan Thiết lên đô thị loại II. I.3.2. Nhiệm vụ. - Lập các luận cứ về mối quan hệ liên vùng và quan hệ vùng tác động đến việc hình thành và phát triển thành phố Phan Thiết thời kỳ 2010 -2020. - Khái quát nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Phan Thiết đã được phê duyệt năm 2000, đánh giá công tác thực hiện quy hoạch thành phố Phan Thiết qua các thời kỳ và phân tích đặc điểm tự nhiên, phân tích thực trạng phát triển đô thị hiện nay. - Nghiên cứu các dự báo chiến lược, xác định các tiền đề và động lực chủ yếu phát triển thành phố Phan Thiết. Xác định tính chất, quy mô dân số, lao động và quy mô đất đai xây dựng đô thị; các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu cho các giai đoạn phát triển đô thị. - Định hướng phát triển không gian đô thị, phát triển các khu chức năng mới của đô thị đến năm 2020 và đề xuất vùng vành đai ngoại vi đô thị. - Định hướng phát triển hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị đến năm 2020 I.3.3 Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề Ranh giới nghiên cứu gián tiếp Quy hoạch xây dựng thành phố Phan Thiết giai đoạn 2010 – 2020 bao gồm : - Thành phố Phan Thiết : diện tích 206,4659 km2, dân số 207.853 người. - Huyện Hàm Thuận Bắc : diện tích 1.283 km2, dân số 160.725 người. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 5
  6. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi - Huyện Hàm Thuận Nam : diện tích 1.052 km2, dân số 94.128 người Phạm vi nghiên cứu trực tiếp : Phạm vi nghiên cứu trực tiếp Quy hoạch xây dựng thành phố Phan Thiết giai đoạn 2010– 2020 bao gồm thành phố Phan Thiết, một số xã lân cận thuộc huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc. Với bán kính ảnh hưởng là 20km bao gồm thành phố Phan Thiết và các xã Hàm Kiệm, Hàm Mỹ, Mương Mán thuộc huyện Hàm Thuận Nam, thị trấn Phú Long, Xã Hàm Thắng, Hàm Liêm, Hàm Hiệp, Hàm Chính, Hàm Đức thuộc huyện Hàm Thuận Bắc. BAÛN ÑOÀ HAØNH CHÍNH THAØNH PHOÁ PHAN THIEÁT Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 6
  7. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi PHẦN II. Các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, thiên tai và tiềm năng phát triển kinh tế xã hội II.1. Các điều kiện tự nhiên II.1. Vị trí địa lý Tỉnh Bình Thuận nằm ở vùng cực Nam Trung Bộ, có mối liên hệ trực tiếp với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Thành phố Phan Thiết là đô thị loại II, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, công nghiệp, khai thác chế biến hải sản của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết là cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đô thị cấp vùng có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Thành phố có 14 phường nội thị và 4 xã ngoại thị (Thiện Nghiệp, Phong Nẫm, Tiến Lợi, Tiến Thành), tổng diện tích tự nhiên là 206,45 km2, chiều dài bờ biển 57,4km, nằm trong khoảng tọa độ địa lý: - 108o00’10’’ đến 108021’30’’ kinh độ Đông. - 10042’10’’ đến 11000’ vĩ độ Bắc. Và được giới hạn bởi: - Phía Bắc giáp 2 huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình. - Phía Nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam. - Phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Nam. - Phía Đông giáp biển Đông. Thành phố có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam đi qua, nối với TP. Hồ Chí Minh và TP. Nha Trang, Quốc lộ 28 nối với TP. Đà Lạt và vùng Tây Nguyên, có hệ thống đường biển nối với các vùng kinh tế biển. II.1.2. Khí hậu. Phan Thiết có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu đại dương và có nền nhiệt độ cao quanh năm. Một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 với đặc điểm khô nóng và ít mưa. Mùa Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 7
  8. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi a) Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình tháng 22,1 ° C. - Nhiệt độ lớn nhất trung bình 23,8 ° C, thấp nhất trung bình 18,6 ° C. b) Nắng: Số giờ nắng trung bình cả năm 2783 giờ. Số ngày nắng 348-360 ngày/năm. c) Mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm 1151 mm. - Lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất P = 1%: 211mm, P = 10%: 135,7mm. - Thời gian mưa kéo dài lâu nhất không vượt quá 24 giờ. d) Lượng bốc hơi, độ ẩm. - Độ ẩm không khí trung bình 79,9%. - Độ ẩm không khí cao nhất 85%, độ ẩm không khí thấp nhất 71%. - Lượng bốc hơi 1.192mm. e) Gió: chủ đạo theo 2 hướng chính : - Gió Đông thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Gió Tây thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9. - Tốc độ gió trung bình năm 3,2m/s. - Tốc độ gió mạnh nhất 23m/s (gió Tây). f) Bão: Theo tài liệu khí hậu vùng biển Việt Nam, vùng thành phố Phan Thiết nằm trong tọa độ ít bị ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. II.1.3. Địa hình Địa hình thành phố được kiến tạo bởi bồi tích sông biển, có dạng đồng bằng xen lẫn trung du và cồn cát. Nhìn chung có thể chia làm các dạng chính: - Khu vực thành phố hiện hữu: địa hình thấp và bằng phẳng, cao độ trung bình 3-4m, cao độ tôn nền ≤ 2,5m bị ngập lũ nước sông Cà Ty, ngập từ 0,3 – 2m. - Khu vực xã Tiến Lợi, Tiến Thành có độ cao trung bình 45m, thấp nhất 84m, độ dốc < 10%, là khu vực thuận lợi xây dựng. Khu vực từ trung tâm thành phố đến Hòn Rơm: trừ phần đồi cát cao độ 50- 113m không thuận lợi xây dựng, còn lại đất xây dựng thuận lợi và tương đối thuận lợi. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 8
  9. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi II.2. Địa chất, địa chất thủy văn và địa chấn II.2.1. Địa chất - Đất yếu: ở vùng đầm lầy ven biển với độ dày 0,5-1,5m - Đất mềm: phân bồ ở vùng trung tâm của thành phố với độ dày từ 3-7m. - Đất dính: phân bố trong toàn bộ thành phố với độ dày lớn hơn 4m đến 10m, gồm có 3 tầng: Đất các có màu vàng nâu phân bố ở trên mặt; đất á sét có màu vàng nâu và đất sét phân bố ở tầng thấp hơn 7m, màu xám. II.2.2. Địa chất thủy văn Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 10m. Nước ngầm mạch nông xuất hiện ở độ sâu 1,5-3m. Các khu vực xây dựng ven sông biển cần khảo sát kỹ đề phòng nước ngầm mạch nông có nhiễm mặn ảnh hưởng đến chất lượng móng công trình. II.2.3. Địa chấn Vùng thành phố Phan Thiết nằm trong vùng có chấn động cấp 6. II.3. Thủy văn, hải văn. II.3.1. Thủy văn - Sông Cà Ty: bắt nguồn từ núi Ông chảy qu thành phố đổ ra biển tại cửa Thương Chánh. Sông có diện tích lưu vực: 820km2, chiều dài 65km, độ dốc trung bình của lòng sông 0,058, lưu lượng trung bình năm 10,9m3/s, lưu lượng đỉnh lũ ứng với tần suất 5% là 1030m3/s. Theo tài liệu tính toán trong nhiều năm của trạm thủy văn. Phan Thiết tại chân cầu Lê Hồng Phong, mực nước lũ ứng với các tần suất bảo đảo P(%) 1 2 5 10 20 Hmax(m) 4,0 2,89 2,29 1,86 1,45 - Sông Cái Phan Thiết (sông Phú Hài): bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua phía Bắc thành phố đổ ra vịnh Phú Hải. Sông có diện tích lưu vực 1050km2, dài 87km, độ dốc trung bình lòng sông 0,022. Sông bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều. - Trong khu vực còn có sông Cát chảy qua phía Nam thành phố (3,3km) nhập vào sông Cà Ty và sông Cầu Ké chảy qua phía Bắc (5,4km) nhập vào sông Cái Phan Thiết. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 9
  10. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi Nhìn chung do đặc điểm lũ về gặp lúc triều cường, một số khu vực cửa sông bị bồi lắng, lấn chiếm, hình thái sông uốn khúc đột ngột khi vào khu vực trung tâm nên các sông đều có khả năng gây lũ lớn với sự lên xuống rất nhanh của mực nước. Vào mùa khô hầu hết hạ lưu, nhất là sông Cà Ty và sông Cái đều nhiễm mặn. II.3.2. Hải văn. Phan Thiết nằm trong vùng chuyển tiếp giữa chế độ nhật triều ở miền Bắc và bán nhật triều không đều ở miền Nam. Chế độ nhận triều xảy ra trong khoảng thời gian 13-15 ngày/tháng (giai đoạn thủy triều lên) và chế độ bán nhật triều trong khoảng 15-17 ngày/tháng (thủy triều xuống). Theo tài liệu dự án khả thi tuyến kè đường Bà Triệu và đường Trung Trắc thì cao động mực nước triều: Hmax : 1,12m (tháng 12) ; Htrung bình : - 0,11m ; Hmin : -1,42m. Biên độ triều cường là 1,22m, có thể lợi dụng để tàu thuyền ra vào neo đậu tại các cửa sông, cửa biển. Một số năm gần đây do chế độ dòng chảy ven biển có sụ đột biến gây xói lở nghiêm trọng bò biển ở một số khu vực (phương Hưng Long, Mũi Né,…). Cần phải có biện pháp xây dựng đập chắn sóng… để hạn chế tình trạng này. II.4. Tài nguyên và cảnh quan tự nhiên. II.4.1.Tài nguyên đất đai Bao gồm 6 nhóm đất chính, chủ yếu là đất cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa. Phù hợp với việc trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả, lương thực, hoa màu. Do điều kiện khô hạn, nhóm đất cát chiếm tỷ lệ cao nhất (82,21%) nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng, kết cấu không bền vững, một số nơi bị xói mòn, rửa trôi, cát bay, cát chảy, cát sụt nghiêm trọng. Tiềm năng đất đai của TP. Phan Thiết có 20.646,59ha đất tự nhiên trong đó đất đang sử dụng 19.175,41ha (Đất nông nghiệp 15.921,06ha, đất phi nông nghiệp 3.254,35ha); đất chưa sử dụng 1.471,18ha phần lớn là đất đồi cát chiếm 64,54% đất chưa sử dụng, còn lại chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng ven biển có diện tích tập trung (phường Mũi Né, Hàm Tiến, Xuân An, Phú Hài …) sẽ chuyển sang đáp ứng cho các mục đích phi nông nghiệp. II.4.2. Tài nguyên nước * Nước mặt: Chủ yếu từ hệ thống sông suối, trữ lượng không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong nguồn tài nguyên nước của thành phố. Các sông chính là Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 10
  11. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi * Nước ngầm: Theo kết quả khảo sát thì nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn, phèn, ít có khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất, chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất. Tại vùng động cát phía Đông và Đông Nam (Mũi Né, Hàm Tiến, Phú Hài) và phía Tây Nam (Tiến Thành, Tiến Lợi) có nước ngầm mạch ngang, chảy dọc theo cồn cát, lưu lượng trung bình 0,5 – 2l/s, chất lượng khá tốt, chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt tại chỗ cho nhân dân. Về lâu dài, nguồn nước ngầm này có thể là nguồn nước quan trọng để xây dựng hệ thống cung cấp nước tập trung trên địa bàn các xã, phường Hàm Tiến, Thiện Nghiệp, Mũi Né, Tiến Lợi, Tiến Thành. II.4.3. Tài nguyên rừng Thành phố Phan Thiết không có rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng phân bố tập trung ở Thiện Nghiệp, Tiến Thành, Mũi Né, Phú Hải, Hàm Tiến với chức năng phòng hộ chắn gió, chắn cát và cân bằng sinh thái là chính, ít có giá trị về mặt kinh tế. Các loại cây rừng phần lớn là keo lá tràm, bạch đàn, xà cừ, phi lao và các loại cây chịu hạn, tập trung ở trạng thái rừng nghèo kiệt và rừng non, chất lượng không cao. II.4.4. Tài nguyên biển và ven biển Bờ biển dài 57,4km có 2 sông lớn đổ ra vịnh Phan Thiết là sông Cái và sông Cà Ty, đây là một trong 3 ngư trường lớn của Bình Thuận. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 85.000 tấn, trong đó khả năng khai thác khoảng 40 - 50 nghìn tấn/năm. Biển Phan Thiết được đánh giá là một trong những vùng biển giàu nguồn lợi về các loại hải sản. Ngoài những yếu tố về môi trường, nhiệt độ, nồng độ muối,... rất thích nghi với nguồn lợi biển, còn có những đặc điểm khác mà những vùng biển khác không có, đó là vùng giao của 2 dòng hải lưu, đưa theo các loài cá hải dương, hình thành vùng nước trồi với đa dạng các loài động thực vật phù du, là nguồn thức ăn dồi dào cho cá và các loài đặc sản biển. Đây cũng là môi trường hình thành nhiều bãi sinh sản và sinh trưởng của các loài hải sản. Là vùng biển nằm trong địa bàn hoạt động của ngành dầu khí Việt Nam, với các mỏ dầu đang và chuẩn bị khai thác như Ruby, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng...chỉ cách bờ biển Bình Thuận hơn 60km, nên việc quy hoạch phát triển dịch vụ dầu khí sẽ đem lại hiệu quả về kinh tế rất lớn cho tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, các vùng đất ven biển còn có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, làm muối và khai thác phát triển du lịch. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 11
  12. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi II.4.5. Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn thành phố có nguồn khoáng sản Zircon – Titan nằm dọc biển Mũi Né với trữ lượng khoảng 523.400 tấn, mỏ đá Mirco-Granit ở khu vực Lầu Ông Hoàng với trữ lượng 200.000 tấn, cát thủy tinh 18,43 triệu tấn. Nguồn tài nguyên của TP. Phan Thiết tương đối dồi dào, nhưng chất lượng không cao, khả năng để khai thác còn hạn chế do thuộc các khu bảo tồn (rừng phòng hộ, khu di tích văn hóa). II.4.6. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên : Tài nguyên du lịch biển và núi: - Bãi biển Đồi Dương – Phan Thiết: là một trong những bãi biển có môi trường trong sạch với nước biển trong xanh, bờ biển rộng kéo dài cùng bãi cát trắng mịn, thoải dần ra biển. Đây là điểm du lịch đẹp thu hút nhiều khách tham quan, hiện đã có một số khu nghỉ dưỡng, các dịch vụ du lịch phục vụ du khách. - Hòn Rơm: có bãi tắm đẹp nên ngoài tắm biển, tổ chức tham quan, đốt lửa trại, ghé thăm suối Hồng, chinh phục đồi cát Mũi Né và câu cá. - Đồi cát bay Mũi Né : đã trở thành đề tài nổi bật trong các cuộc thi ảnh nghệ thuật, là một danh thắng cảnh nổi tiếng, là biểu tượng và hình ảnh đẹp của tỉnh Bình Thuận. Bên cạnh đó Mũi Né, có nhiều bãi biển, cảnh quan còn hoang sơ như Bãi Đá Ông Địa, Bãi Trước, Bãi Sau … là những nơi tắm biển, nghỉ dưỡng, du thuyền, dã ngoại, câu cá, săn bắn và ngắm mặt trời trên đồi cát. II.5. Chất lượng môi trường. II.5.1. Các vấn đề môi trường a) Suy thoái tài nguyên đất : Tình trạng suy thoái tài nguyên đất gia tăng do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và tác động của con người như phá rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản bừa bãi, lạm dụng phân bón hóa học và thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) trong canh tác nông nghiệp, chế độ canh tác chưa hợp lý, … gây nên hiện tượng bồi lấp, sạt lở, xói mòn, rửa trôi, chai cứng, nghèo kiệt đất. b) Sự giảm tài nguyên rừng Tình trạng suy thoái tài nguyên đất gia tăng do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và tác động của con người như phá rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản bừa bãi, lạm dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp, chế độ canh tác chưa hợp lý, … gây nên hiện tượng bồi lấp, sạt lở, xói mòn, rửa trôi, chai cứng, nghèo kiệt đất. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 12
  13. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi c) Sự giảm tài nguyên thủy sản Tài nguyên thủy sản ngày càng bị suy giảm rõ rệt. Nguyên nhân do tàu thuyền có công suất nhỏ tập trung đánh bắt ven bờ, kỹ thuật đánh bắt còn lạc hậu, khai thác mang tính hủy diệt hàng loạt vẫn còn xảy ra. Bên cạnh đó các nguồn chất thải sinh hoạt, sản xuất, dầu nhớt … thải ra trên đất liền và trên biển chưa được xử lý và quản lý chặt chẽ, gây ảnh hưởng tới đời sống của các vi sinh vật thủy sinh. d) Hoang mạc hóa, nhiễm mặn và xói lở bờ biển. Do ảnh hưởng của thủy triều và ruộng muối, ao nuôi tôm, hiện có tới 2.260 ha đất ven biển bị nhiễm mặn. Do đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu, thủy văn … hàng năm thường xảy ra hiện tượng xâm thực, xói mòn, sạt lở làm ảnh hưởng lớn tới đời sống và tính mạng của cộng đồng. Đáng ngại là sự hoang mạc hóa những vùng đất nằm dọc ven biển. Cát bay diễn ra hàng năm đã lấn chiếm ruộng vườn, ao hồ nước ngọt. Khu vực có nguy cơ hoang mạc hóa trải dài ven biển từ Cà Ná đến Mũi Né với diện tích 133.000ha. Thời gian qua đã trồng rừng chắn cát dọc theo khu vực bờ biển này, song đây là vùng khô hạn nhất nước, đất cát có độ dinh dưỡng và giữ nước kém, do đó hiệu quả rừng trồng thấp. e) Ô nhiễm môi trường đô thị và khu đông dân cư. Có 23.324 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Phan Thiết đã sử dụng nước máy, còn lại sử dụng nước giếng khoan và giếng đào, chất lượng nguồn nước cấp cho các nhà máy nước đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, vi sinh. Kết quả phân tích hàm lượng BOD5 tại hồ sông Quao và đập Phú Hội vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) trung bình 4 lần, mùa khô tổng số Coliform vượt TCCP 3,4 lần. Tại cửa sông Cà Ty bị ô nhiễm nặng hữu cơ, vi sinh và đang có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ. Chất lượng không khí ngày càng bị ô nhiễm về tiếng ồn, bụi, mùi hôi do sự gia tăng các phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong khi cơ sở hạ tầng có cải thiện nhưng còn thấp. Tiếng ồn tại một số nút giao thông vượt TCCP trung bình 1,3 lần, bụi vượt trung bình 3 lần, các khí CO, NO2, SO2, Pb ở gần mức TCCP và có nhiều hướng gia tăng qua các năm; nồng độ Methyl Mercaptan tại Đức Thắng lên đến 0.04mg/m3. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 13
  14. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi Rác thải đô thị trung bình thu gom được 70% và chưa có các bãi xử lý hợp vệ sinh kể cả rác thải y tế. Cây xanh đô thị có tăng nhưng vẫn còn ít so với quy hoạch. f) Ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất kinh doanh. Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, nằm xen kẽ trong khu dân cư. Trong quá trình hoạt động các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đầu tư đúng mức để thu gom, xử lý các chất thải đạt TCCP trườc khi thải ra nguồn tiếp nhận. Kết quả kiểm tra nước thải của một số cơ sở chế biến hải sản cho thấy chỉ tiêu BOD5 vượt 8 đến 17 lần, COD vượt 6.7 – 14.1 lần. TSS vượt 2.8 -3.9 lần, tổng Nitơ vượt 1.5-3.8 lần TCCP thải ra lưu vực nước loại B. Không khí xung quanh tại một số nhà máy xay xát lúa có độ ồn dao động 79 – 80dBA (TCCP là 75 dBA), nồng độ bụi trung bình vượt TCCP 1.8 lần. Không khí xung quanh cơ sở chế biến hạt điều nồng độ Phenol vượt TCCP đến 13.3 lần … g) Ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn và nông nghiệp. Rác thải ở các vùng nông thôn một phần được thu gom chôn lấp hoặc tiêu hủy, phần lớn nhân dân có thói quen đổ ra các khu đất trống, đường xá, sông suối … để phân hủy tự nhiên. Cung cấp nước sạch gần đây từng bước được cải thiện nhưng nhiều khu vực còn thiếu nước sạch trầm trọng vào mùa khô, phải sử dụng nước ao hồ, sông, suối để sinh hoạt. Chất lượng của một số nguồn nước cấp sinh hoạt ở nông thôn chưa đảm bảo vệ sinh. Kết quả theo dõi bước đầu nguồn nước giếng ven biển và khu vực Phan Thiết cho thấy vi sinh vượt TCCP từ 4-20 lần, đặc biệt là có xuất hiện dư thuốc BVTV sử dụng phổ biến hiện nay. Dư lượng thuốc BVTV của một số mẫu rau vùng quanh thị xã Phan Thiết vào vụ Đông Xuân 1996-1997, có mẫu dư lượng Monitor vượt đến 900 lần, ở bắp cải là 270 lần, ở cà chua là 120 lần so với tiêu chuẩn cho phép của WHO. h) Ô nhiễm du lịch ven biển. Các hoạt động từ đất liền, vùng ven biển và biển ven bờ đã thải ra khối lượng lớn chất thải với nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm khác nhau mà chưa có biện pháp xử lý làm cho nước biển ven bờ ngày càng có dấu hiệu ô nhiễm, suy giảm tài nguyên sinh học, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 14
  15. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi Chất lượng nước biển ven bờ tại các bãi tắm Hàm Tiến, Vĩnh Thủy (Phan Thiết) ô nhiễm hữu cơ có chiều hướng gia tăng, bãi tắm Vĩnh Thủy hàm lượng TSS vượt TCCP từ 9,3-9,4 lần, các bãi tắm nằm gần các cửa sông, bến neo đậu của tàu thuyền đang có dấu hiệu ô nhiễm dầu; nước biển ven bờ tại Hàm Tiến năm 1998 đã lên tới 0.02mg/l. Nguồn nước giếng ven khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né chỉ tiêu vi sinh đều vượt TCCP. l) Hiện trạng môi trường khai thác khoáng sản. Khoáng sản đang được khai thác mạnh là cát, sỏi, cát thủy tinh, đá ốp lát, đá xây dựng các loại, ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là việc khai thác cát trên sông Cà Ty. m) Thiên tai, bão lụt và hạn hán. Tuy ít bị bão và áp suất nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào, song TP. Phan Thiết cũng chịu thiệt hại nặng về người và tàu thuyền, nhà cửa, công trình công cộng, đường giao thông, cầu cống, kênh mương thủy lợi. Đặc biệt vùng Bắc Bình thường xuyên bị hạn hán. II.5.2. Chất lượng không khí và độ ồn. Hàm lượng bụi: dao động từ 0.15- 0.3 mg/m3, nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng các khí CO, SO2, NO2 nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Tiếng ồn: khu vực dân cư tập trung, độ ồn cao dao động từ 58 đến 60 dBA vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Độ ồn khu vực ven biển trục giao thông chính dao động từ 65 đến 70 dBA, xấp xỉ vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép. II.5.3. Chất lượng nước mặt. Chế độ dòng chảy các sông của thành phố Phan Thiết có sự phân bố rõ nét theo mùa lũ và mùa cạn. Lượng dòng chảy mùa mưa chiếm 75-80% tổng lượng dòng chảy cả năm, lượng dòng chảy mùa khô chiếm 20-25% tổng lượng dòng chảy năm, đa số các sông suối ở vùng phía Bắc của tỉnh vào mùa khô gần như khô cạn. Tổng lượng chảy 3 tháng kiệt nhất (tháng 2,3 và 4) chỉ chiếm 2,75 đến 3.5% tổng lượng dòng chảy năm. Đa số hạ lưu các sông bị xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền. Khi thuỷ triều lên, nước mặn xâm nhập vào sông từ 3km đến 7km tuỳ thuộc vào độ dốc lòng sông. Việc xây dựng các hồ chứa thượng lưu cũng là nguyên nhân gây xâm nhập mặn ở hạ lưu. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 15
  16. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi d) Chất lượng nước ngầm. Nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn, phèn, tổng độ khoáng hoá nhỏ hơn 0,5g/l, ít có khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất, chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất. Tại vùng động cát phía Đông và Đông Nam (Mũi Né, Hàm Tiến, Phú Hài) và phía Tây Nam (Tiến Thành, Tiến Lợi) có nước ngầm mạch ngang, chảy dọc theo cồn cát, chất lượng khá tốt, chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt tại chỗ cho nhân dân. Về lâu dài, nguồn nước ngầm này có thể là nguồn nước quan trọng để xây dựng hệ thống cung cấp nước tập trung trên địa bàn các phường, xã Hàm Tiến, Mũi Né, Thiện Nghiệp, Tiến Lợi, Tiến Thành. Hiện nay, các vùng nông thôn chủ yếu khai thác nguồn nước ngầm tầng nông phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay việc chôn cất tại các khu nghĩa trang trong thành phố, đặc biệt là khu nghĩa trang phía Bắc thuộc phường Phú Hài ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt cho người dân nên cần có biện pháp giải quyết. e) Rừng Chủ yếu là rừng trồng tập trung ở Tiến Thành, Thiện Nghiệp, Hàm Tiến và Mũi Né với chức năng phòng hộ chắn gió, chắn cát và cân bằng sinh thái là chính, ít có giá trị về mặt kinh tế. Độ che phủ rừng trung bình hiện nay đạt 45,14%. Các loại cây rừng phần lớn là keo lá tràm, bạch đàn, xà cừ, phi lao và các loại cây chịu hạn khác, tập trung ở các trạng thái rừng nghèo kiệt và rừng non, chất lượng không cao. II.6. Thiên tai - So với những nơi khác thì Thành phố Phan Thiết đang đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ tiềm ẩn. Nguồn lợi thuỷ sản và các tài nguyên thuỷ sinh có chiều hướng suy giảm. Chất lượng nước ven bờ, đặt biệt là tại các vùng nước cửa sông, bến cảng, khu đô thị và dân cư ven biển đang là vấn đề nổi cộm. Hiện tượng bồi lấp và xói lở tại nhiều vùng cửa sông, ven biển và các khu cảng khá nghiêm trọng, làm thay đổi các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển. Khu vực này là nơi chụi thiệt hại nhiều do thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, nước dâng; chụi tác động bởi hiện tượng cát bay, cát chảy, kể cả các tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu. Sự gia tăng dân số và đa số dân sống ở vùng ven biển làm nghề nông nghiệp, đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản, đời sống chủ yếu nhờ vào nguồn lợi biển nên thiếu ổn định, tỷ lệ nghèo cao. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 16
  17. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi - Mặt dù giàu tài nguyên và có tiềm năng lớn để phát triển, song dải ven biển vùng Nam Trung Bộ đang đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý tài nguyên và môi trường, với nhiều vấn đề vượt quá khuôn khổ của một ngành, một địa phương. Tính phân tán, thiếu sự đồng bộ trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường một cách bừa bãi là nguyên nhân chính gây nên hậu qủa nghiêm trọng. Những hạn chế chính trong quản lý tài nguyên và môi trường biển là chưa có một khuôn khổ chính sách, pháp luật thống nhất đối với đới bờ; thiếu cơ chế hợp tác đa ngành trong quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường. II.7. Tiềm năng phát triển - Thành phố Phan Thiết có vị trí rất chiến lược, nằm trong Vùng kinh tế Nam Trung Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên và nằm trong khu vực ảnh hưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố nằm cách không xa thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy rất thuận lợi cho việc giao lưu trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại và dịch vụ du lịch, dịch vụ dầu khí, gắn với trục phát triển kinh tế biển, trục phát triển hệ thống đô thị vùng và trục kinh tế quốc gia. Phan Thiết là cửa ngõ trung chuyển khách du lịch, thương mại dịch vụ giữa TP. Hồ Chí Minh và khu vực phía Bắc, chia sẻ về thương mại dịch vụ, các ngành công nghiệp đa ngành … - Phan Thiết có khí hậu thời tiết, các nguồn tài nguyên (tài nguyên đất, rừng, nước, khoáng sản, tài nguyên du lịch…) đa dạng, phong phú là nguồn lực quan trọng để phát triển các ngành kinh tế như thương mại, dịch vụ du lịch, nông lâm nghiệp tạo động lực phát triển đô thị. - Khí hậu quanh năm nắng ấm, lượng mưa thấp, ít ảnh hưởng bão, là điều kiện thuận lợi để tổ chức hoạt động du lịch. - Thành phố có những bãi biển đẹp như Đồi Dương, Mũi Né, Hòn Rơm, thắng cảnh đồi cát bay Mũi Né duy nhất ở Việt Nam. Vùng biển Phan Thiết là một trong những ngư trường lớn của tỉnh Bình Thuận và vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, có nước mắm Phan Thiết nổi tiếng trong và ngoài nước. Phan Thiết từng được mệnh danh là vùng đất “Biển xanh - Nắng vàng - Cát trắng”, đã biến sự khắc nghiệt của khí hậu miền Trung thành những lợi thế, xuất phát điểm lý tưởng cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển, có cơ hội thành một đô thị giàu có bằng kinh tế du lịch, kinh tế biển, dịch vụ dầu khí. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 17
  18. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi - Địa hình đa dạng với những cảnh quan đẹp, là tiềm năng xây dựng một đô thị biển mang nét đặc trưng riêng, góp phần trong chuỗi đô thị Duyên Hải Nam Trung bộ. - Đất đai phù hợp với việc trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, lương thực, hoa màu, đặc biệt Bình Thuận được xem là vùng đất của thanh long, chiếm 70% sản lượng cả nước. - Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, người dân cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi sáng tạo và đoàn kết. Khả năng thu hút dân cư, lao động và các nguồn đầu tư cao, vùng lân cận đô thị phát triển khá thuận lợi, là động lực thúc đẩy cho đô thị phát triển bền vững. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 18
  19. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi PHẦN III Định hướng trong quá trình Quy hoạch thành phố Phan Thiết III.1.Thực trạng hình thành phát triển thành phố: III.1.1. Về tính chất đô thị : Phan Thiết là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận, là trung tâm chính trị, trung tâm công nghiệp, TTCN, trung tâm khai thác và chế biến hải sản của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết là đô thị có vị trí quan trọng đối với vùng, là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phan Thiết là trung tâm du lịch của tỉnh Bình Thuận, là điểm du lịch của vùng và cả nước. Phan Thiết có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng. III.1.2. Về quy mô đô thị : Dự báo dân số thành phố đến năm 2020: 282 ngàn dân, nội thị: 230 ngàn dân. Quy mô đất đai xây dựng đô thị đến 2020: 2575 ha, đất dân dụng: 1840 ha. III.1.3. Về hướng phát triển không gian đô thị: Đô thị có hướng phát triển về Mũi Né theo đường TL706, phía Tây – Tây Bắc đến tuyến tránh QL 1A và mở rộng về phía Phú Long (huyện Hàm Thuận Bắc) và xã Tiến Thành. a) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu (đến năm 2020) : - Dân số : 282.000 người. - Đất xây dựng đô thị : 2575 ha. - Chỉ tiêu đất đô thị : 112m2/người. - Đất dân dụng : 1840 ha. - Chỉ tiêu đất dân dụng : 80,1m2/người. - Mật độ đường chính : 7km/km2. - Chỉ tiêu đất giao thông nội thị : 19,1m2/người. - Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt : 120 l/người/ngày. - Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt : 1000KWh/người/năm. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 19
  20. Nghiên cứu và xây dựng luận chứng KHKT cho việc định hướng quy hoạch phát triển bền vững và quản lý tổng hợp thành phố Phan Thiết và ngoại vi - Đất ở : 41,3m2/người. - Đất công trình công cộng : 4,1m2/người. - Đất cây xanh – TDTT : 12m2/người. b) Cơ cấu phân khu chức năng : - Khu dân cư: 5 khu đô thị cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới và đô thị hóa. - Hệ thống công trình công cộng : hoàn chỉnh trung tâm dịch vụ công cộng, nâng cấp trung tâm dịch vụ thương mại hiện có, xây mới các trung tâm công cộng tại khu phía Nam, khu Văn Thánh, Xuân An, Phú Hải và Mũi Né. - Hệ thống cây xanh mặt nước : mở rộng các vườn hoa hiện có, nâng cấp sân vận động Phan Thiết; xây dựng công viên Tiến Lợi, Dục Thanh, Phong Nẫm, Sở Muối, Mũi Né, trung tâm TDTT tại xã Phú Hải, cải tạo cảnh quan hai bên bờ sông Cà Ty. - Hệ thống khu du lịch: Nâng cấp các khu du lịch hiện có dọc bờ biển Đồi Dương - Hòn Rơm, hình thành một số khu du lịch, lâm viên tại xã Tiến Thành. - Công nghiệp - TTCN: xây dựng khu công nghiệp Phan Thiết, khu công nghiệp Phú Hài- Hàm Thắng, Mũi Né. III.1.4. Khái quát về lịch sử hình thành phát triển thành phố Phan Thiết: - Năm 1693 tên gọi Phan Thiết xuất hiện cùng thời hình thành tỉnh Bình Thuận. - Ngày 20/10/1898 niên hiệu Thành Thái thứ 10 Phan Thiết tách khỏi phủ Bình Thuận để thành Thành phố (CENTRE URBAN). - Ngày 28/11/1933 được công nhận thành phố cấp III (COMMUNE) với 5 đơn vị hành chính: Thôn Thiềng Đức, thôn Nhuận Đức, xã Đức Thắng, xã Lạc Đạo, hộ Đảng Bình và 4 làng ngoại vi: Phú Tài, Trinh Tường, Hưng Long, Tú Luông. - Ngày 11/09/1934 quyết định của nhà cầm quyền bây giờ thành lập 6 phường trên cơ sở các đơn vị hành chính trên: Phường Đức Nghĩa, Đức Thắng, Lạc Đạo, Đức Thắng. Các đơn vị hành chính này tồn tại đến 8/1945. - Ngày 31/10/1946 sát nhập hai xã Tiến Lợi, Tiến Thành của huyện Hàm Thuận vào Phan Thiết. - Năm 1957, Phan Thiết đổi thành xã Châu Thành thuộc quận Hàm Thuận, phường đổi thành ấp và lập thêm ấp mới Vĩnh Hải, Vĩnh Thủy, Vĩnh Phú, Hưng Long. - Ngày 19/04/1975 giải phóng Thị xã Phan Thiết. Sau ngày giải phóng Phan Thiết là thị xã tỉnh lỵ tỉnh Thuận Hải, có 9 phường và hai xã. Chuyên đề: Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong mối liên kết khu vực đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 20
nguon tai.lieu . vn