Xem mẫu

MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………….

2

PHÀN I: NHỮNG THÀNH TỰU KINH TẾVIỆT NAM………………..

3

1. KẾT QUẢ KINH TẾ VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM QUA……………………………………………

4

1.1.Tăng trưởng kinh tế qua các năm………………………………

4

1.2.Những thành công trong tăng trưởng kinh tế khác…………….
KẾT LUẬN PHẦN I…………………………………………………….
PHẦN II MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM……..

7
10
11

2.1. BẢN CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA MÔ HÌNH KINH
TẾ VIỆT NAM………………………………………………………

11

2.2. ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM…………………..

12

2.2.1 Xuất khẩu tài nguyên chiểm tỷ trọng lớn……………………….

12

2.2.2. Lao động trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam………………

13

2.2.3 Tỷ lệ phân phối vốn đầu tư……………………………………

15

2.3 HỆ QUẢ CỦA CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM…………………

17

KẾT LUẬN PHẦN 2…………………………………………………….

19

PHẦN 3NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH
TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO…………………

20

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN……………………..

22

3.1.1. Quan điểm………………………………………………………..

22

3.1.2. Mục tiêu…………………………………………………………...
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, ĐỔI MỚI

22

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG ………………………………………………………..
1

3.2.1. Các mất cân đối kinh tế vĩ mô…………………………………

24

3.2.1. Nút thắt vi mô…………………………………………………….

25

3.2.3.Tạo lập nền tảng để tiến lên mức thu nhập trung bình và xa hơn
nữa…………………………………………………………………
Những kiến nghị chính sách…………………………………………….

26

KẾT LUẬN……………………………………………………………..

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….

31

2

26

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, thuộc
nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Duy trì được tốc độ tăng
trưởng trung bình khoảng 7% một năm. Trong 10 năm thực hiện Chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi,
vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai
cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những
thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát
triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững
mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo
ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh là một hiện thực, không
chỉ dưới con mắt người nước ngoài, cũng không chỉ dưới lăng kính kinh tế vĩ
mô, mà sự tăng trưởng này còn có thể được cảm nhận ở đại bộ phận hộ gia
đình và các tế bào của nền kinh tế. Thế thì tại sao lại phải lo lắng và hoài nghi
về triển vọng tăng trưởng? Vấn đề là ở chỗ, liệu chúng ta đã phát huy hết tiềm
năng tăng trưởng của quốc gia hay chưa? Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng
phát triển của chúng ta ra sao? Chúng ta có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng cao trong những năm tới hay không?
Cũng trong bản báo cáo về Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt
Nam, Giáo sư Michael Porter đưa ra nhận xét: “Nếu Việt Nam tiếp tục tăng
trưởng theo kiểu cũ, tức là dựa chủ yếu vào đặc điểm địa lý hay dân cư thì
không có nghĩa là khủng hoảng sẽ đến vào năm sau. Tuy nhiên các bạn chắc
chắn không thể duy trì mô hình này trong vòng 5-10 năm tới”.
Qua thực tế quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế của Việt Nam và
nhận xét của Giáo sư Michael Porter chúng ta thấy Việt Nam hiện chủ yếu
vẫn dựa vào những “lợi thế tự nhiên được thừa hưởng”, gồm tài nguyên thiên
3

nhiên, vị trí địa lý và đặc điểm dân số. Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã
sử dụng các lợi thế tự nhiên để phát huy thông qua việc mở cửa thị trường và
đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản, cần nhìn nhận đánh giá quá trình tăng
trưởng kinh tế trong những năm qua và rút ra những định hướng cho sự phát
triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Chuyên đề bàn luận về ý kiến Giáo sư Michael Porter được chia làm 3
phần:
Phần I: Tổng quan về kinh tế Việt Nam
Phần II: Những đặc điểm cơ bản trong mô hình tăng trưởng kinh tế
Việt Nam
Phần III: Những định hướng chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam
trong những năm tiếp theo

4

PHẦN I: NHỮNG THÀNH TỰU KINH TẾVIỆT NAM
1. KẾT QUẢ KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA
Nâng cao mức sống, hay mức độ thịnh vượng, là mục tiêu cuối cùng
của phát triển kinh tế. Trên thực tế, nhiều bản kế hoạch kinh tế, kể cả chiến
lược mười năm của Việt Nam đang được thảo luận gần đây, cũng đặt ra các
chỉ tiêu về mức sống làm mục tiêu chính sách. Việc so sánh các quốc gia dựa
trên những chỉ tiêu này giúp đánh giá một cách tương đối mức độ cạnh tranh
của nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng có thể tìm ra những gợi ý chính sách ban
đầu từ việc đánh giá các thước đo thu nhập và phi thu nhập của sự thịnh
vượng, từ việc bóc tách các yếu tố thành phần tạo nên mức sống ví dụ như
mức độ huy động nguồn và việc các nguồn lực này được sử dụng hiệu quả ra
sao đóng góp phần nâng cao mức sống.
1.1.Tăng trưởng kinh tế qua các năm
Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển
sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình
mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của CNH
XHCN trong chặng đường đầu tiên. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ
chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới
đời sống KTXH và giải phóng sức sản xuất.
1991-1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt
được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện.GDP bình quân
năm tăng 8,2%. Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy
mạnh CNH - HĐH đất nước.
5

nguon tai.lieu . vn