Xem mẫu

Chuyên đề năm học 2013­2014 TRƯỜNG THPT LỘC THÁI Tổ: HÓA Chuyên đề: CÁC DẠNG BÀI TẬP PEPTIT­PROTEIN H2N­CH2­COOH ­CO­NH­ Giáo viên thực hiện: Nguyễn Hồng Tài Môn: Hóa học Gv thực hiện: Nguyễn Hồng Tài ­ THPT Lộc Thái – Bình Phước 1 Chuyên đề năm học 2013­2014 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Năm học: 2013­2014 NỘI DUNG A. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ Kính thưa quý đồng nghiệp cùng các em học sinh! Chuyên đề peptit – protein là chuyên đề khá mới ở bậc phổ thông, đọc sách giáo khoa xong ta rất khó tổng hợp được kiến thức và vận dụng để giải bài tập. Mặt khác sách tham khảo trên thị trường tác giả cũng “né”chuyên đề này. Hoặc chưa đi sau vào bản chất. Do đó các em sẽ rất khó khăn khi gặp bài tập peptit­protein. Đặc biệt là đề thi tuyển sinh ĐH­CĐ những năm gần đây liên tục xuất hiện các câu hỏi của peptit – protein rất hay, nếu không hiểu bản chất sâu sắc bản chất thì các em rất khó để giải quyết được. Trên tinh đó tôi viết chuyên đề “các dạng bài tập của peptit ­ protein ” nhằm giúp các em khắc phục các khó khăn trên và tự tin khi xử lí các câu hỏi về peptit­ protein. Đề tài chỉ xuất phát từ sự khó khăn của học sinh và bản thân củng muốn tổng hợp, bổ sung để cho công việc giảng dạy ngày càng đạt hiệu quả cao. Rất mong các đồng nghiệp đọc, góp ý và bổ sung thêm để vấn đề ngày càng được đầy đủ dễ hiểu làm tài liệu cho các em trong học tập. Chân thành cám ơn. Lộc Ninh, tháng 02/2013 Gv thực hiện: Nguyễn Hồng Tài ­ THPT Lộc Thái – Bình Phước 2 Chuyên đề năm học 2013­2014 B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ­ Giáo viên + Chuẩn bị hệ thống lí thuyết của chuyên đề + Hệ thống bài tập trắc nghiệm từ cơ bản đến nâng cao + Tổ chức phản biện đánh giá trong tổ ­ Học sinh + Đọc tài liệu trước khi thực hiện chuyên đề + Làm hệ thống câu hỏi bài tập giáo viên giao + Làm bài kiểm tra C. CƠ SỞ THỰC HIỆN I. Nhân lực ­ Giáo viên + Thầy Nguyễn Hồng Tài, chịu trách trách nhiệm chính thiết kế bài giảng, hệ thống lí luyết bài tập thiết kế bà giảng. + Giáo viên dạy 12 Cô Bùi Thị Thanh Tùng kiểm tra lớp 12T, 12A2; 12A7 Cô Nguyễn Thị Thanh Thu kiểm Tra lớp 12A3, 12A5, 12D Thầy nguyễn Hồng Tài kiểm tra lớp 12A1, 12A4, 12A6 II. Cơ sở vật chất Dùng phần mềm McMic trộn các câu hỏi trắc nghiệm Giáo viên photo tài liệu phát cho học sinh làm bài, thống kê, đánh giá TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ I. Thời gian. Từ 05/09 đến 10/09/2013 học sinh học lí thuyết Gv thực hiện: Nguyễn Hồng Tài ­ THPT Lộc Thái – Bình Phước 3 Chuyên đề năm học 2013­2014 1. PEPTIT a. Các khái niệm. ­ Liên kết peptit là liên kết giữa nhóm ­CO­ và ­NH­ => ­CO­HN­ , liên kết này kém bền trong môi trường axit, môi trường kiềm và nhiệt độ. ­ Peptit là những hợp chất có từ 2­ 50 gốc ­ aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit. Như vậy: Peptit là trong phân tử có liên kết peptit: ­CO­HN­. Sự tạo thành peptit do sự trùng ngưng của các ­ aminoaxit. * Lưu ý: Một liên kết peptit hình thành thì tách ra một phân tử H2O. b. Phân loại. Gồm hai loại a. Oligopeptit: Là peptit trong phân tử có chứa từ 2­10 gốc b. Polipeptit: Là peptit trong phân tử có chứa từ 11­ 50 gốc ­ aminoaxit ­ aminoaxit c. Danh pháp. c.1. Cấu tạo và đồng nhân. ­ Phân tử peptit hợp thành từ các gốc ­amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm ­NH2, amino axit đầu C còn nhóm ­COOH ­ Nếu phân tử peptit chứa n gốc ­amino axit khác nhau thì số đồng phân loại n peptit sẽ là n! ­ Nếu trong phân tử peptit có i cặp gốc ­amino axit giống nhau thì số đồng phân chỉ còn n!/2i ­ Nếu có n amino axit cấu tạo thành peptit thì số liên kết peptit tạo thành là n – 1 ­ Nếu có n amino axit thì số peptit loại n tạo thành là n2 c.2. Danh pháp. Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các ­amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên). Ví dụ: H2N­CH2­CONH­CH(CH3)­CONH­CH2­COOH: Glyxylalanylglyxin. Tên thu gọn: Gly­Ala­Gly. d. Tính chất hóa học: d.1: Phản ứng thủy phân: Khi thủy phân peptit thu được sản phẩm là hỗn hỗn hợp các peptit mạch ngắn hơn Nếu thủy phân hoàn toàn thì thu được hỗn hợp các ­aminoaxit Thí dụ: Gly ­ Gly ­ Gly­Gly + H2O Gly + Gly ­ Gly­Gly Gly ­ Gly ­ Gly­Gly + 3H2O 4Gly Gv thực hiện: Nguyễn Hồng Tài ­ THPT Lộc Thái – Bình Phước 4 Chuyên đề năm học 2013­2014 Phương trình tổng quát để làm bài tập: peptit + (n­1) H2O n. ­amioaxit Từ phương trình này áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta giải một số dạng bài tập quan trọng( sẽ trình bày ở phần sau) d.2: Phản ứng màu biure: ­ petit + Cu(OH)2/OH­ tạo phức màu xanh tím đặc trưng. * các aminoaxit và đipeptit không tham gia phản ứng biure. 2. PROTEIN. a. Tính chất vật lí. a.1. Hình dạng: ­ Dạng sợi: karetin( tóc, móng sừng..), miozin( bắp thịt...), fibroin( tơ tằm...) ­ Dạng hình cầu: anbumin( lòng trắng trứng...), hemoglobin( trong máu...) a.2. Tính tan trong nước: ­ protein hình sợi không tan trong nước. ­ protein hình cầu tan trong nước. b. Tính chất hóa học: ( tương tự peptit) ­ Thủy phân protein thu được chuỗi polipeptit, nếu thủy phân đến cùng thu được hỗn hợp các ­amioaxit. ­ protein tạo phức màu xanh tím với đặc trưng với Cu(OH)2/OH­ ( phản ứng màu biure) Từ ngày 11/09 đến ngày 30/09/ 2013 học sinh làm bài tập và kiểm tra C. CÁC DẠNG BÀI TẬP CỦA PEPTIT­PROTEIN Dạng 1: Xác định loại peptit nếu đề cho khối lượng phân tử M: (đipeptit, tripetit, tetrapetit, pentapeptit…) + Từ phương trình tổng quát: n.aminoaxit (peptit) + (n­1)H2O ( phản ứng trùng ngưng ) + Áp dụng bảo tào khối lượng phân tử cho phương trình trên ta có: n.Ma.a = Mp + (n­1)18. Tùy theo đề cho aminoaxit mà ta thay vào phương trình tìm ra n rồi chọn đáp án. Gv thực hiện: Nguyễn Hồng Tài ­ THPT Lộc Thái – Bình Phước 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn