Xem mẫu

Chương trình REDD+
Việt Nam
Tài liệu thảo luận
CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD

21/2/2011

1

Giới thiệu

Vấn đề “Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng” (REDD) đã được
Papua New Guinea và Costa Rica đưa vào chương trình nghị sự UNFCCC trong Hội nghị các bên lần
thứ 11 (COP) năm 2005. Lý do đáng chú ý nhất để đạt được sự đồng thuận về REDD là 17,4% tổng
lượng phát thải khí nhà kính, và khoảng 20% lượng phát thải CO2 toàn cầu, là từ mất rừng. Do đó, mặc
dù có những thách thức lớn, các bên đã đạt được sự đồng thuận lớn về việc UNFCCC nên xem nguồn
phát thải này là mối quan tâm của tất cả các thành viên công ước và biến REDD thành một công cụ để
giảm thiểu biến đổi khí hậu. Kể từ đó, REDD đã được đưa vào trong Lộ trình Bali, được COP-13 của
UNFCCC phê duyệt.
REDD đã chính thức được mở rộng thành “REDD+” tại những cuộc họp sau đó. REDD+ có nghĩa
là giảm phát thải thông qua việc giảm mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn rừng, quản lý bền vững tài
nguyên rừng và tăng cường bể chứa các bon của rừng. REDD+ đã được đưa vào trong Hiệp ước
Copenhagen tại UNFCCC COP-15 năm 2009; Hiệp ước này đã được nhiều nước thành viên tham gia.
Việt Nam ủng hộ hoàn toàn Hiệp ước Copenhagen1. REDD hiện vẫn đang được thảo luận trong khuôn
khổ UNFCCC, nhưng việc thí điểm chủ đề này đã được bắt đầu với sự quan tâm và hỗ trợ tài chính
đáng kể từ cộng đồng quốc tế, cả chính phủ, phi chính phủ và xã hội dân sự. Mục tiêu là từ nay đến
COP-17 tại Johannesburg vào tháng 12/2011, các quy định, mô hình và hướng dẫn quản lý REDD+
theo một cơ chế giảm thiểu biến đổi khí hậu trong tương lai sẽ được đàm phán chi tiết đến một mức đủ
để cho phép lồng ghép REDD+ vào trong một bộ hiệp định, hy vọng sẽ có được tại COP
Johannesburg.

1.1 Tổng quát về tình hình phát triển liên quan đến REDD+ tại Việt Nam
1.1.1 Phát triển về mặt dân số
 
Trong 100 năm qua, dân số Việt Nam đã tăng nhanh, từ khoảng 15 triệu người trong những năm
đầu thế kỷ 20 lên đến 25 triệu vào năm 1940, và tới 84 triệu vào năm 2007, với mật độ bình quân là
254 người/km2. Con số này hơn gấp năm lần so với mật độ dân số bình quân thế giới (GSO2007).
Khoảng 25 triệu người trong số này sống tại các khu vực vùng núi và nông thôn. Hầu hết người dân
vùng núi sống phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp, tài nguyên rừng và các hoạt động dựa vào rừng.
Họ thường là người nghèo do khó tiếp cận các thị trường, cơ sở hạ tầng kém, đất đai thoái hóa, canh
tác nhỏ và trình độ giáo dục thấp. Người nghèo ở các vùng sâu vùng xa phải phụ thuộc chủ yếu vào
việc khai thác và sử dụng các sản phẩm lâm nghiệp từ gỗ và ngoài gỗ, và dựa vào đất lâm nghiệp để
canh tác nông nghiệp. Tỷ lệ tăng dân số nhanh tại các khu vực này tạo thêm áp lực cho rừng và đất
lâm nghiệp, và do đó càng tăng mức độ nghèo đói.
 
Với mức tăng trưởng dự kiến 1,3% trong giai đoạn 2011-2020 (con số này của giai đoạn từ 20012010 là 1,5%), dân số Việt Nam dự kiến sẽ đạt 100 triệu người vào năm 2020.
1.1.2 Những tác động của biến đổi khí hậu
Thông báo Khí hậu quốc gia Việt Nam 2009 đã cung cấp những dự đoán về tác động của biến đổi khí
hậu tại Việt Nam2:
• Tăng nhiệt độ không khí bề mặt từ 1,1 đến 1,9oC trong kịch bản thấp và từ 2,1 đến 2,6oC trong
kịch bản phát thải cao trước năm 2070, có thể có mức tăng cao hơn đáng kể tại các khu vực
cao nguyên;

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1


 Letter
 of
 VN
 Ambassador
 to
 UN
 
 to
 Executive
 Secretary
 UNFCCC,
 dated
 31-­‐03-­‐2010
 

 Institute
 of
 Strategy
 and
 Policy
 on
 Natural
 Resources
 and
 Environment
 (ISPONRE),
 2009:
 Viet
 Nam
 Assessment
 Report
 on
 Climate
 Change,
 
Hanoi.
 

2

2
 

 







Tăng nhiệt độ trung bình tối thiểu và tối đa trong năm;
Tăng số ngày có nhiệt độ dưới 20oC và trên 25oC;
Thay đổi hình thái lượng mưa;
Tăng mực nước biển từ 15 đến 90cm;
Tăng tần số và cường độ các hiện tượng khí hậu nghiêm trọng.

Những sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến cây trồng nông nghiệp và các
chủng loài trong rừng, và dẫn đến sự tăng lượng sâu bệnh. Việc tăng tần số và cường độ của bão, lụt
và hạn hán sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, và hạn hán sẽ có thể dẫn đến cháy rừng lan rộng.
Bờ biển dài của Việt Nam với các khu rừng ngập mặn còn lại, và các khu vực sản xuất lúa thuộc Đồng
bằng sông Cửu Long đặc biệt dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và các tác động của nó3. ADB4 báo
cáo rằng hiện nay sản xuất nông nghiệp và các khu rừng tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi biến đổi
khí hậu dưới nhiều hình thức. Mực nước biển dâng cao đã làm tăng nhanh hiện tượng xói lở bờ biển,
đe dọa hủy hoại các khu rừng ngập mặn, ví dụ như khu vực mũi Cà Mau (ADB 2009). Các tác động
của biến đổi khí hậu cũng mang theo nguy cơ gây nhiễm mặn, và mất đất sản xuất lúa tại vùng duyên
hải và vùng đồng bằng trũng, và gây ra thiếu nước vào mùa khô. Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sinh kế của người dân, đến an ninh lương thực cũng như kinh tế của cả nước. Việc mất đất lâm
nghiệp dọc theo bờ biển và sông cũng sẽ dẫn đến nguy cơ tăng áp lực đối với các diện tích rừng còn
lại.
Do vậy, UNFCCC COP-13 tại Bali đã công nhận Việt Nam là một trong năm nước bị ảnh hưởng
nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.
Những phương án lựa chọn để thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp
bao gồm:














Tiếp tục tăng cường năng lực dự báo lũ lụt;
Ngăn chặn phá rừng tràm và rừng ngập mặn;
Tăng độ che phủ rừng ngập mặn;
Bảo vệ rừng trên đất chua phèn. Các nghiên cứu5 đã cho thấy rừng có thể giúp ém phèn, hỗ
trợ giảm ô nhiễm gây ra bởi chua phèn. Việc tác động đến các loại đất này, ví dụ như chuyển
đổi đất lâm nghiệp sang các mục đích sử dụng khác, sẽ làm tăng quá trình giải phóng axit6;
Ngăn chặn phá rừng và suy thoái rừng trên đất dốc và các lưu vực;
Phòng và chống cháy rừng;
Tăng độ che phủ rừng;
Giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ để tránh ô nhiễm nước;
Đa dạng giống lúa, ví dụ như làm ra các giống lúa chịu úng lâu, và chịu được đất chua;
Tăng độ cao của thân đê;
Tăng cường xây dựng hệ thống thủy lợi, bao gồm các hồ chứa nước nhằm thích ứng với hạn
hán;
Tạo các cơ hội thu nhập ngoài canh tác nông nghiệp.

1.2 Mục tiêu
Chương trình REDD+ quốc gia (NRP)7 sẽ đóng góp cho việc giảm phát thải từ mất rừng và suy
thoái rừng (REDD), nhằm thúc đẩy việc bảo vệ rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3
 

WB,
 2003:
 Climate
 Change
 and
 Development
 in
 Viet
 Nam:
 Agriculture
 and
 adaptation
 for
 the
 Mekong
 Delta
 Region.
 Climate
 Protection
 

 
Programme

 
Asian
 Development
 Bank
 (ADB),
 2009:
 The
 economics
 of
 climate
 change
 in
 Southeast
 Asia:
 a
 regional
 review,
 Manila.
5
 
WB,
 2003:
 Climate
 Change
 and
 Development
 in
 Viet
 Nam:
 Agriculture
 and
 adaptation
 for
 the
 Mekong
 Delta
 Region.
 Climate
 Protection
 

 
Programme
 

 
6
 
idem
4
 

3
 

 

bể chứa các bon (REDD+), và đồng thời cải thiện sinh kế của người dân nông thôn Việt Nam8. Đặc
biệt, NRP sẽ tăng cường:




Những lợi ích cho người dân sống trong và gần rừng của Việt Nam;
Quản lý bền vững các diện tích rừng tại Việt Nam;
Sự quan tâm của các nhà tài trợ và nhà đầu tư cho việc hỗ trợ hoặc tham gia tổ chức vận hành
NRP.

1.3 Cơ sở pháp lý, lý luận và quy mô
Cơ sở pháp lý của một chương trình REDD+ dựa vào một số văn bản luật, chiến lược và chương
trình của nhà nước (được nêu trong Phụ lục 1.4, 1.5 và 1.6), cũng như một số thỏa thuận quốc tế mà
Việt Nam tham gia.
Vào tháng 12 năm 2008, Chương trình mục tiêu quốc gia (NTP) nhằm ứng phó với Biến đổi khí
hậu đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt9. Dựa trên chương trình này, các tỉnh và các cơ quan
chính phủ, bao gồm Bộ NN&PTNT, được giao nhiệm vụ xây dựng khung Kế hoạch hành động nhằm
thích ứng10 với biến đổi khí hậu. NTP đòi hỏi các cơ quan chính phủ phải quyết định các phương pháp
thực hiện và lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào trong các kế hoạch chiến lược phát triển
ngành. Do NTP chủ yếu được xây dựng trước khi REDD+ trở thành một vấn đề quốc tế chủ đạo, nên
hầu hết các nội dung về lâm nghiệp đều liên quan đến việc thích ứng, và vai trò của rừng trong việc
bảo vệ trước các tác động của biến đổi khí hậu, chứ không phải là giảm thiểu. Tuy nhiên, mặc dù
REDD+ chưa được nhắc đến một cách cụ thể trong văn kiện NTP, các phương pháp thực hiện liên
quan đến REDD+ đã được nêu trong chương trình quốc gia này.
NTP cũng đã dựa trên Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-202011. Một trong những
nguyên tắc chính của chiến lược này là quản lý lâm nghiệp bền vững được coi là cơ sở cho phát triển
lâm nghiệp Việt Nam.
Ở cấp quốc tế, Việt Nam đã ký kết UNFCCC, Nghị định thư Kyoto, và Công ước về Đa dạng sinh
học (CBD). Việt Nam cũng áp dụng “Công cụ không mang tính ràng buộc pháp lý về tất cả các loại
rừng” của Diễn đàn Liên hợp quốc về lâm nghiệp (UNFF). Ngoài ra, ở cấp khu vực, năm 2009, Việt
Nam đã áp dụng Khung hành động đa ngành của ASEAN về Biến đổi khí hậu, Nông nghiệp và Lâm
nghiệp hướng tới An ninh lương thực, trong đó có các yếu tố REDD+.
Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng khung pháp lý cho việc thực hiện REDD+, có sự tham vấn với
các bên liên quan. Với tính chất và những yêu cầu của REDD+ và những hạn chế trong hệ thống pháp
lý hiện hành12 cho quản lý rừng Việt Nam, khung pháp lý này sẽ bao gồm tất cả các loại hình quy định
liên quan tới khía cạnh kinh tế, xã hội và hành chính, tránh các mâu thuẫn và giải quyết các vấn đề còn
tồn tại, như được mô tả trong văn bản RPP13.
Nguyên nhân và động cơ gây phá rừng và suy thoái rừng tại Việt nam không chỉ bắt nguồn từ
ngành lâm nghiệp, mà còn từ các ngành khác, ví dụ như nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Do đó REDD+

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
7


 The
 National
 REDD+
 Program
 results
 from
 a
 Decision
 issued
 by
 the
 Prime
 Minister
 of
 Viet
 Nam
 overarching
 and
 governing
 any
 activity
 that
 
will
 be
 undertaken
 –
 irrespective
 of
 what
 Ministry,
 Department
 or
 Institution
 (MDI)
 is
 undertaking
 it.
 
8

 See
 also
 Decision
 -­‐/CP.16
 (Outcome
 of
 the
 work
 of
 the
 AWGLCA)
 
9

 PM
 decision
 158
 on
 approval
 of
 NTP
 on
 climate
 change,
 December
 2008
 
10

 The
 Action
 Plan
 Framework
 (APF)
 for
 Adaptation
 to
 Climate
 Change
 in
 the
 Agriculture
 and
 Rural
 Development
 Sector
 for
 the
 period
 2008-­‐
2020
 was
 also
 launched
 by
 MARD
 in
 2008
 
11
th

 PM
 decision
 18/2007/
 QD-­‐TTg
 dated
 February
 05
 2007,
 
12

  MARD,
  August
  2010;
  Vietnam
  R-­‐PP
  to
  WB,
  ‘the
  legal
  framework
  is
  still
  ambiguous,
  over-­‐complex
  and
  contains
  loopholes
  that
  enable
 
criminals
 to
 make
 easy
 financial
 gains
 with
 little
 risk
 of
 legal
 sanction.
 Prosecutions
 are
 minimal
 and
 fines
 for
 forest
 crimes
 are
 extremely
 
low
 in
 relation
 to
 gains
 that
 can
 accrue’.
 
13

 idem
 

4
 

 

cần bao gồm các ngành kinh tế khác nhau, các khu vực địa lý khác nhau với mức phát triển khác nhau
và mang tính đa dạng hóa về yếu tố xã hội và địa lý.
Do việc giảm mất rừng và suy thoái rừng là một chủ đề đa ngành ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và
ngành nghề, Việt Nam cần phải cân bằng giữa các mục tiêu phát triển và các mối quan tâm khác nhau.
Cho đến gần đây, rừng vẫn bị xem như sự cản trở cho việc phát triển, và phải nhường chỗ cho việc mở
rộng nông nghiệp, quy mô đô thị, v.v… để tăng GDP.
Tuy nhiên, với việc tăng mức độ quan tâm gần đây đối với REDD+, rừng và ngành lâm nghiệp đã
có một cơ hội để đóng góp đáng kể cho việc tạo việc làm và tạo thu nhập, đóng góp cho GDP. Để có
thể tận dụng cơ hội này, cần thay đổi quan điểm về ngành lâm nghiệp, và điều chỉnh các mục tiêu,
chiến lược và chính sách phát triển của Việt Nam.

1.4 Các nguyên tắc chủ đạo




















Chương trình REDD+ quốc gia (sau đây gọi là NRP) phải đề cao luật pháp quốc gia, bao gồm
các quyền lợi truyền thống và theo tục lệ của người dân bản địa, thúc đẩy bình đẳng giới; và
tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết;
Hệ thống pháp lý cần hỗ trợ việc thực hiện NRP và liên kết với các sáng kiến/quy trình liên
quan, ví dụ như FLEGT. Do tính chất đa ngành, NRP cần bao gồm tất cả các loại văn bản quy
định (kinh tế, thương mại, phát triển nông thôn, hành chính, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp,
v.v…), tránh sự thiếu nhất quán, và giúp cân đối các mục tiêu phát triển, lồng ghép các nội
dung của REDD+ vào các ngành khác, ngoài lâm nghiệp;
NRP cần dựa trên cách tiếp cận quy hoạch và phân vùng sử dụng đất phù hợp.
Việt Nam không nên vay nợ trong quá trình thiết lập hệ thống thể chế và xây dựng năng lực để
thực hiện và quản lý NRP;
NRP phải có cơ cấu điều hành rõ ràng, bao gồm đại diện của các nhóm liên quan và người sở
hữu tài nguyên;
Các quyết định liên quan đến NRP cần hướng đến tính minh bạch, công bằng, bình đẳng, loại
bỏ tham nhũng, bình đẳng giới và tôn trọng các quyền lợi của cá nhân và tập thể;
NRP sẽ tiếp tục được xây dựng theo phương thức có sự tham gia và mang tính minh bạch
thông qua việc áp dụng FPIC;
Hệ thống PFES trong NRP cần phải công bằng và minh bạch, và phần lớn lợi ích phải đóng
góp trực tiếp cho sinh kế ổn định bền vững và phúc lợi của các cộng đồng địa phương, đồng
thời tránh việc lệ thuộc hoàn toàn và hy vọng quá mức vào hợp phần các bon của PFES như
một nguồn thu nhập duy nhất cho các cộng đồng địa phương;
Các thỏa thuận PFES chỉ có thể được thực hiện với các chủ sở hữu/sử dụng hợp pháp tài
nguyên và phải tôn trọng hệ thống truyền thống về sở hữu rừng và sử dụng đất: ít nhất 75%
chủ tài nguyên phải thể hiện sự đồng thuận tự nguyện với đầy đủ thông tin;
Việc chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên sẽ không thích hợp cho PFES và các giấy phép khai
thác gỗ và/hoặc quản lý lâm nghiệp chỉ có thể áp dụng cho PFES nếu nguyên tắc 7 được tuân
thủ, và nếu hiện tượng rò rỉ các bon giữa các ngành trong nước được loại trừ;
NRP cần bao gồm một cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại; và các hoạt động xây dựng
năng lực cho các tổ chức hỗ trợ/xúc tiến tại địa phương;
NRP phải được hỗ trợ bằng việc thu thuế sử dụng đất cho mục đích công nghiệp và các hoạt
động làm giảm khả năng của đất lâm nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ môi trường, được
công nhận trong Nghị định 99/2010/ND-CP;
MRV phải đưa ra các ước tính chính xác, giảm các yếu tố khó lượng hóa, và được thực hiện
một cách minh bạch, có tính thống nhất theo chuỗi thời gian.

5
 

 

nguon tai.lieu . vn