Xem mẫu

  1. Chương IV Ch TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
  2. - có vị trí quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ có Chí Minh: + Chuẩn bị công phu về công tác tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng tiền phong vì Sự lãnh đạo của ĐCS Việt nam trở thành vấn đề then chốt, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt nam. + Qua quá trình giác ngộ của Bác, các tổ chức cộng sản đã ra đời - tiền thân ĐCSVN + Bác có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Đảng ta: là ngưòi sáng lập, chỉ đạo , là lãnh tụ của Đảng
  3. I. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ I. BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam - Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Đảng cộng sản là nhân tố chủ quan đặc biệt của GCCN trong tiến trình thực hiện sứ mệnh lịch sử - Kinh nghiệm cách mạng thế giới: thắng lợi của cách mạng tháng 10 dẫn đến việc thành lập các đảng cộng sản trên thế giới - Kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam: Khi chưa có đảng cách mạng rơi vào tình trạng khủng hoảng đường lối cứu nước, từ 1924 khi CNMLN truyền vào Vn, làm cho cách mạng Việt nam phát triển từ đtkt tiến lên đtct
  4. Quy luật hình thành Đảng cộng sản Việt nam Quy - Khái quát sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam : “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công ông nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập nhân Đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”. (Trong bài 30 năm hoạt động của Đảng - 1960) - Thực tiễn cách mạng Việt nam đã chứng tỏ: Công nhân Việt nam tuy số lượng ít nhưng có tinh thần cách mạng triệt để, “gan góc nhất”, có tổ chức, có kỷ luật…dễ dàng tiếp thu CNMLN giác ngộ vai trò lịch sử và có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt nam: “ Việc thành lập đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng ”
  5. chủ nghĩa Mác - Lênin có thể kết hợp với phong trào - yêu nước vì: + PTYN có vị trí vai trò to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc. “ CNDT là động lực lớn…” + PTCN và PTYN có mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, xây dựng nền dân chủ mới. + Nông dân và trí thức có liên hệ gắn bó với GCCN với sự thống nhất lợi ích cơ bản “ Sự tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đã chuẩn bị sẵn tàn đất rồi. Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống cho công cuộc giải phóng nữa mà thôi”
  6. 2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Đảng ra đời là để tổ chức, tập hợp quần chúng trong nước , liên hệ với các nước bạn tiến hành cách mạng vì: vì: - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng quần Cách chúng không tự tổ chức được. “Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ; chí khí phải kiên quyết. Vì vậy phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh…” “ cách mạng thắng lợi rồi quần chúng vẫn cần có đảng lãnh đạo”
  7. “ Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có đảng lãnh đạo mới chăc thắng” ( t9 - 290) Đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho cách mạng “ Cách mệnh trước hết phải có gì? Trước hết phải có Cách đảng, … thuyền mới chạy” (Đuờng cách mệnh - 1927) “ Những cuộc đấu tranh “ tự phát” của nhân dân thường Nh không có mục đích rõ ràng, kế hoạch đầy đủ, tổ chức chắc chắn. Vì vậy, mà lực lượng rời rạc, nơi này lên thì nơi khác xẹp. Kết quả là thất bại. Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một Đảng ( cộng sản) lãnh đạo”
  8. 3. Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam 3. “Chính vì vậy Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” ( HCM toàn tập, t6, tr175). “Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc”. Điều này định ”. Đi hướng cho việc xây dựng đảng gắn bó máu thịt với nhân dân + Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân vì: * Lập trường quan điểm của công nhân: lập trường cộng sản chủ nghĩa
  9. * Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân: CNMLN * Mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp + Đảng của dân tộc vì: * Đảng đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân, cho sự phát triển cường thịnh của Tổ quốc * Có sự thống nhất giữa lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của nhân dân lao động, của cả dân tộc. * Đảng luôn là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp , của dân tộc “Đảng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, đảng không có lợi ích gì ngoài lợi ích của giai cấp, của dân tộc”
  10. 4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền 4. a) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền. - Giành được chính quyền, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đảng CSVN trở thành Đảng cầm quyền, “nắm chính quyền trong cả nước” - Trở thành Đảng cầm quyền, mục tiêu lý tưởng của Đảng không thay đổi nhưng sự lãnh đạo của Đảng có thêm điều kiện mới, phương thức mới, đảng phải “tận tâm”, “tận lực” phụng sự và trung thành với lợi ích của dân tộc
  11. b) Quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền b) - Người lãnh đạo + Lãnh đạo chính quyền: bằng đường lối, công tác tổ chức cán bộ, bằng kiểm tra. + Lãnh đạo nhân dân: bằng tuyên truyền, vận động tổ chức nhân dân khi đó cán bộ đảng viên của đảng vừa là lãnh đạo vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân - Đảng viên đi trước, làng nước theo sau; đảng viên phải là người “ lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”
  12. “Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải gìn giữ Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” - Đảng lãnh đạo, dân là chủ: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân…quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân - Tăng cường mối quan hệ giữa đảng với dân: tin vào dân, lắng nghe ý kiến của dân, học hỏi quần chúng nhưng ko theo đuôi quần chúng
  13. II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY II. DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH 1. Xây dựng Đảng – quy luật tồn tại và phát triển của Đảng Thường xuyên tự xây dựng sẽ làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh “ Các cơ quan, các đảng viên mỗi ngày phải Các thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm dồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công”( sửa đổi lối làm việc - 1947
  14. Xây dựng và chỉnh đốn đảng là công việc thường - xuyên để mỗi cán bộ đảng viên tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành những nhiệm vụ mà nhân dân giao phó, giữ được phẩm chất đạo đức tiêu biểu: “ nếu mỗi cán bộ, đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa” “ Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại đảng, làm cho Vi mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi” ( Di chúc – năm 1968)
  15. - Xây dựng chỉnh đốn Đảng làm cho cán bộ đảng viên Xây hiểu đúng, hiểu rõ và làm tốt đường lối của đảng, giúp cán bộ đảng viên nhìn lại mình, phát huy mặt tốt, loại bỏ mặt xấu…nâng cao năng lực lãnh đạo góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng vẻ vang “Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu biết, đã tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu. Vì tính xấu của một người thường chỉ có hại cho người đó; còn tính xấu của một đảng viên, một cán bộ, sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân ”
  16. “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng, nữa nếu xa vào chủ nghĩa cá nhân” Vì vậy phải luôn tự kiểm điểm, hoàn thiện đạo đức ngưòi cách mạng…HCM còn nhắc nhở phải thường xuyên tự tu dưỡng rèn luyện và Người còn thấy 2 mặt của quyền lực: một mặt tạo ra sức mạnh to lớn để hoàn thành nhiệm vụ, mặt khác là điều kiện dẫn đến tha hoá, biến chất…
  17. 2. Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt 2. Nam a) Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận - Lý luận và vai trò của lý luận: Quan điểm của Lênin “ Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động…chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong ” HCM: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” (Đường kách mệnh - 1927)
  18. Theo Bác CNMLN “là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ Theo đạo đảng chúng tôi, làm cho đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi” - Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên phải luôn phù hợp với từng đối tượng - Việc vận dụng chủ nghĩa mác – Lênin phải luôn phù hợp với hoàn cảnh - Phải chú ý kế thừa, học tập những kinh nghiệm tốt của các đảng cộng sản khác, đồng thời phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung chủ nghĩa Mác – Lênin - không vận dụng một cách máy móc, chống những luận điểm xuyên tạc, xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin
  19. b) Xây dựng Đảng về chính trị b) - Xây dựng đường lối chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị - Xây dựng đường lối cách mạng khoa học và đúng đắn ( dựa trên nền tảng của CNMLN), giáo dục đường lối, chính sách của Đảng - Thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên thuờng xuyên để họ luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh cách mạng
  20. c) Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ c) - Hệ thống tổ chức của Đảng: để gắn kết các thành viên trong một chỉnh thể, khi có tổ chức thật khoa học, vững chắc thì đảng sẽ trở nên “ rắn như thép, vững như đồng” Lênin: “ Hãy cho tôi một tổ chức những người cách mạng, tôi sẽ lật ngược nước Nga lên” - Hệ thống tổ chức của đảng phải chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. đặc biệt Người coi trọng vai trò của chi bộ: chi bộ là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân Để đảm bảo xây dựng được tổ chức vững chắc thì HCM dựa trên những nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của Lênin để đưa ra các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng
nguon tai.lieu . vn