Xem mẫu

  1. CHƯƠNG VI ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
  2. Khái niệm: hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội là hệ thống các tổ chức chính trị-xã hội mà nhờ đó nhân dân lao động thực thi quyền lực của mình trong xã hội. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể chính trị-xã hội: Tổng liên đoàn lao động VN, Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân Việt Nam.
  3. I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1945-1989) 1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân giai đoạn 1945-1954 -Có nhiệm vụ thực hiện đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, xoá bỏ di tích phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, xây nền móng cho CNXH. -Dựa trên nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt giống nòi, giai cấp, tôn giáo…
  4. - Đặt lợi ích dân tộc là tối cao. - Chính quyền tự xác định là công bộc của dân, coi dân là chủ, dân làm chủ, cán bộ sống và làm việc giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. -Vai trò lãnh đạo của Đảng được ẩn trong vai trò của Quốc hội, Chính phủ, vai trò cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (9-1945 đến 2-1951) -Có một Mặt trận Liên Việt và nhiều tổ chức quần chúng rộng rãi, làm việc tự nguyện, không hưởng lương, không có điều kiện công chức hoá, quan liêu hoá.
  5. - Cơ sở kinh tế chủ yếu của hệ thống chính trị dân chủ nhân dân là nền sản xuất tư nhân hàng hoá nhỏ, phân tán, tự cấp, tự túc, bị thực dân và chiến tranh kìm hãm, chưa có viện trợ. - Đã xuất hiện ở mức độ nhất định sự giám sát của xã hội dân sự đối với Đảng, Nhà nước, sự phản biện giữa Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội đối với Đảng CSVN. Nhờ đó giảm thiểu rõ rệt các tệ nạn trong bộ máy công quyền.
  6. Hệ thống chuyên chính vô sản (giai đoạn 1955-1975 và 1975-1989) Từ 1955-1975, chuyển từ hệ thống chuyên chính dân chủ nhân dân sang làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản ở miền Bắc và từ 1975-1989 thực hiện chuyên chính vô sản trên phạm vi cả nước.
  7. a. Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta: - Lý luận Mác-Lê nin về thời kỳ quá độ và CCVS Nhà nước của thời kỳ quá độ là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản, tồn tại lâu dài, đó là sự tiếp tục đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới. - Đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới từ năm 1960-1985, hệ thống chính trị ở nước ta được gọi là hệ thống chuyên chính vô sản. - Cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta là Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối. - Cơ sở kinh tế của HTCCVS ở nước ta là nền KT kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp, không thừa nhận KT hàng hoá… - Cơ sở XH của HTCCVS là liên minh giai cấp công, nông, trí. -- Kết cấu xã hội gồm Giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Điều đó đã ảnh hưởng đến chiến lược đại đoàn kết dân tộc.
  8. b. Chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản mang đặc điểm Việt Nam Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa: -Xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức. -Nhà nước thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân đủ năng lực để xây dựng nền KT mới, văn hoá, con người mới. -Xác định Đảng CS là người lãnh đạo toàn diện. -Mặt trận và các đoàn thể quần chúng là tổ chức bảo đảm cho quần chúng kiểm tra công việc của Nhà nước… - Xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
  9. 2. Đánh giá sự thực hiện đường lối. Trong giai đoạn 1975-1986, hoạt động của hệ thống chính trị đã huy động được sức mạnh cả nước xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Hạn chế: -Mối quan hệ Đảng-Nhà nước-Nhân dân chưa được xác định rõ. -Bộ máy Nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả. -Ý kiến của dân nhiều nơi không được tôn trọng. -Sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm giai
  10. Nguyên nhân của những hạn chế -Duy trì quá lâu cơ chế quản lý KT tập trung, quan liêu bao cấp. -Hệ thống CCVS có biểu hiện bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới so với những đột phá trong cơ chế kinh tế. Do đó đã cản trở quá trình đổi mới kinh tế. -Bệnh chủ quan, duy ý chí trong vai trò lãnh đạo của Đảng. Những hạn chế sai lầm trên đây cùng với những yêu cầu của công cuộc đổi mới đã thúc đẩy ta phải đổi mới hệ thống chính trị.
  11. II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị. -Đổi mới là một quá trình, bắt đầu từ đổi mới tư duy kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị. -Tập trung đổi mới kinh tế trước hết, vì đổi mới kinh tế thành công mới đổi mới hệ thống chính trị thuận lợi. -Nếu không đổi mới hệ thống chính trị thì cản trở phát triển kinh tế…
  12. Nhận thức mới về mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị Báo cáo chính trị tại Đại hội VII (1991) nhấn mạnh: thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở nước ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
  13. Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. -Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là: thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng XH, đấu tranh chống âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch… -Động lực phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công, nông, trí dưới sự lãnh đạo của Đảng.
  14. Nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. - Đảng vừa là một bộ phận của hệ thống chính trị, vừa là “hạt nhân ” lãnh đạo hệ thống đó. - Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. - Không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
  15. Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng. Mặt trận Tổ quốc VN là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo… hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, có vai trò quan trọng trong việc phản biện, giám sát xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân…
  16. Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị Từ Hội nghị TƯ 2 khoá VII (1991) đến Đại hội X. Đảng tiếp tục khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền VN XHCN: Đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp, pháp luật; pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội; người dân được hưởng mọi quyền tự do, dân chủ, sống và làm việc theo khả năng, sở thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép.
  17. Nhận thức mới về vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Đảng Cộng sản cầm quyền là đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước. Đảng quan tâm xây dựng củng cố Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng thời với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới kinh tế.
  18. 2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới a. Mục tiêu và quan điểm xây dựng hệ thống chính trị. Mục tiêu: Mục tiêu chủ yếu của hệ thống chính trị ở nước ta nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
  19. Quan điểm: -Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. -Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
  20. Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
nguon tai.lieu . vn