Xem mẫu

  1. Chương 2: THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Thu NSNN 2. Chi NSNN 3. Cân đối NSNN
  2. 1. Thu NSNN a. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thu NSNN b. Nguồn thu NSNN c. Nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN d. Phân loại thu NSNN
  3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của a. thu NSNN • Khái niệm Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà nước. • Đặc điểm - Nguồn tài chính là khoản thu nhập của NN - Thu NSNN nảy sinh trong quá trình phân chia nguồn tài chính quốc gia - Gắn với thực trạng kinh tế và sự vận động của giá cả, lãi suất, thu nhập...
  4. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của a. thu NSNN • Vai trò của thu NSNN - Là công cụ động viên, huy động các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ tiền tệ. - Là công cụ của NN trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế. - Góp phần hướng dẫn và điều tiết hoạt động SXKD - Góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của NN đối với hoạt động SXKD.
  5. b. Nguồn thu NSNN • Thu thuế - Khái niệm - Đặc điểm - Yếu tố cấu thành sắc thuế - Vai trò thuế - Phân loại thuế • Phí và lệ phí • Thu từ hoạt động kinh tế của NN
  6. Thu thuế • Khái niệm Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ đối với NN được quy định bởi pháp luật do các pháp nhân và thể nhân thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN. • Đặc điểm - Là hình thức động viên mang tính bắc buộc theo nguyên tắc luật định - Là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. - Là hình thức đóng góp được quy định trước
  7. Thu thuế • Các yếu tố cấu thành sắc thuế - Tên gọi - Người nộp thuế, - Người chịu thuế - Đối tượng đánh thuế - Căn cứ tính thuế - Thuế suất
  8. Các yếu tố cấu thành của 1 sắc thuế • Người nộp thuế Là chủ thể của thuế, là 1 pháp nhân hay thể nhân có nghĩa vụ phải nộp khoản thuế do luật thuế quy định. • Người chịu thuế Là người trích 1 phần thu nhập của mình để gánh chịu khoản thuế của NN. • Đối tượng đánh thuế Là các khách thể của thuế, khoản thu nhập, lợi nhuận… • Căn cứ tính thuế Là những yếu tố mà người thu thuế dựa vào đó để tính số thuế phải nộp. Loại thuế khác nhau thì căn cứ tính thuế cũng khác nhau.
  9. Thuế suất + Thuế suất tỷ lệ: thuế suất được quy định theo tỷ lệ % trên đối tượng đánh thuế. + Thuế suất lũy tiến: thuế suất tăng dần lên theo từng nấc của đối tượng đánh thuế. Gồm 2 loại: * Thuế suất lũy tiến từng phần: thuế suất tăng dần lên theo từng nấc của đối tượng đánh thuế * Thuế suất lũy tiến toàn phần: thuế suất tăng lên theo toàn bộ mức tăng của đối tượng đánh thuế. + Đối tượng tính thuế: là đơn vị được sử dụng làm phương tiện tính toán của đối tượng đánh thuế.
  10. Thu thuế - Giá tính thuế - Miễn, giảm thuế - Thưởng phạt - Thủ tục về thuế
  11. Vai trò của thuế • Thuế là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu quan trọng của NSNN và có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế. • Chính sách thuế tác động trực tiếp đ ến giá cả, cung cầu, sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế. • Thuế là công cụ phân phối lại lợi tức, làm gia tăng tiết kiệm trong khu vực tư nhân và đảm bảo công bằng xã hội. • Là 1 biện pháp để kiềm chế lạm phát.
  12. Thu thuế • Phân loại thuế Căn cứ vào phương thức đánh thuế 1. Căn cứ vào cơ sở đánh thuế 2. Căn cứ theo chế độ phân cấp và điều 3. hành ngân sách Căn cứ theo phương thức sử dụng 4.
  13. 1. Căn cứ vào phương thức đánh thuế • Thuế trực thu • Thuế gián thu
  14. Thuế trực thu • Là loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các thể nhân và pháp nhân khi có thu nhập hoặc tài sản được quy định nộp thuế. • Người nộp thuế là người chịu thuế và không được chuyển số thuế ấy sang cho người khác • Số thuế trực thu nhà nước sẽ thực hiện phân phối và điều tiết thu nhập của người nộp thuế lúc phát sinh thu nhập
  15. Thuế gián thu • Là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và được ấn định trong giá cả hàng hóa hoặc chi phí dịch vụ. • Là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng • Qua cơ chế giá cả thuế gián thu được chuyển cho người tiêu dùng gánh chịu, người sản xuất, kinh doanh hàng hóa cung ứng dịch vụ thu hộ thuế gián thu cho nhà nước.
  16. 2. Căn cứ vào cơ sở đánh thuế • Thuế • Thuế tiêu • Thuế thu tài nhập sản dùng
  17. Thuế thu nhập • Bao gồm các sắc thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập có được. Thu nhập có được hình thành từ các nguồn: tiền lương, thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức, cổ phần… • Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
  18. Thuế tiêu dùng • Là loại thuế có cơ sở đánh thuế trên giá trị hàng hóa được tiêu thụ. • Thuế tiêu dùng là các khoản thuế gián thu như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.
  19. Thuế tài sản • Là loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản của các thể nhân, pháp nhân. Tuy nhiên, không phải mọi thể nhân và pháp nhân đều bị đánh thuế tài sản mà tùy thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ • Tài sản của thể nhân và pháp nhân gồm: chứng khoán, thương phiếu, nhà cửa, đất đai, máy móc, nhãn hiệu… • Thuế nhà, thuế đất
  20. 3. Căn cứ theo chế độ phân cấp và điều hành ngân sách • Thuế trung ương • Thuế địa phương
nguon tai.lieu . vn