Xem mẫu

  1. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM 1.1. RỦI RO - NGUỒN GỐC CỦA BẢO HIỂM 1.1.1. Định nghĩa và các nguyên nhân gây ra rủi ro Từ “rủi ro” rất thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, nh ưng ít ng ười ngồi lại để tìm ra một định nghĩa cho nó. Điều đặc bi ệt là v ới m ột s ố ít ng ười (các nhà kinh tế, những người nghiên cứu bảo hiểm…), định nghĩa về rủi ro đ ược đ ưa ra r ất nhiều dưới nhiều góc độ khác nhau thậm chí là rất khác nhau. Có th ể ghi nh ận m ột vài định nghĩa sau: - Theo nhiều tác giả trong cuốn Dictionnaire d'assurance (Francias – Vietnamien), Ha Noi 1994 định nghĩa: “R ủi ro là m ột s ự c ố không ch ắc ch ắn x ảy ra ho ặc ngày gi ờ xảy ra không chắc chắn. Để ch ống l ại điều đó, ng ười ta có th ể yêu c ầu b ảo hi ểm” Ví dụ: Cái chết là chắc chắn nhưng ngày gi ờ x ảy ra là không ch ắc ch ắn - Theo tác giả Allan Willett trong sách “The Economic theory of risk and insurance”- Philadelphia University of Pensylvania press, USA 1951: “R ủi ro là s ự b ất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi” Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song đều đề cập đến cùng hai vấn đề: - Sự không chắc chắn, yếu tố bất trắc - Một khả năng xấu: một biến cố không mong đợi Như vậy, có thể kết luận: Rủi ro là khả năng xảy ra bi ến c ố bất th ường có h ậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi. Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, dù đã luôn chú ý để ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người v ẫn có nguy c ơ g ặp ph ải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro do nhiều nguyên nhân: * Nguyên nhân khách quan - Rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hạn hán, động đất, dịch bệnh… - Rủi ro do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công ngh ệ. Khoa h ọc k ỹ thu ật và công nghệ một mặt làm tăng năng suất lao đ ộng, thúc đ ẩy n ền kinh t ế phát tri ển và tạo cho cuộc sống con người phát triển thuận l ợi nh ưng m ặt khác nó luôn t ồn t ại m ặt trái của nó, đó là làm tăng nguy cơ thất nghiệp, tai n ạn lao đ ộng, tai n ạn giao thông… bất ngờ xảy ra. - Rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội gây nên. Rủi ro loại này có thế gây nên thiệt hại ở phạm vi rất rộng và thường ảnh hưởng tới mọi thành viên trong xã hội chẳng hạn như: ốm đau, dịch bệnh do môi trường ô nhiễm, nền kinh tế khủng hoảng dẫn đến người lao động mất việc, khủng bố, chiến tranh làm nhà cửa đổ nát, người dân bị chết chóc… * Nguyên nhân chủ quan: - Do lỗi bất cẩn của con người - Do lỗi của người thứ ba Bất kể nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người nh ững khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, phá ho ại nhi ều tài s ản, làm ng ưng 1
  2. trệ quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ ch ức, doanh nghi ệp, cá nhân….làm ảnh hưởng đời sống kinh tế xã hội nói chung. 1.1.2. Phân loại rủi ro Tùy theo mục đích của việc đánh giá và quản lý rủi ro, rủi ro đ ược phân lo ại c ụ thể theo nhiều tiêu thức khác nhau. Liên quan đến k ỹ thuật bảo hi ểm, r ủi ro th ường được xếp thành những cặp sau: a. Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính Xét về tính chất hậu quả của biến cố có thể chia rủi ro thành hai lo ại: Lo ại th ứ nhất có thể tính toán và xác định được hậu quả bằng tiền - rủi ro tài chính. Lo ại th ứ hai không thể tính toán và xác định hậu quả bằng tiền - r ủi ro phi tài chính. H ỏa ho ạn xảy ra đối với các tòa nhà hoàn toàn có th ể xác đ ịnh giá tr ị thi ệt h ại c ủa tài s ản b ị cháy còn những cung bậc trạng thái tâm lý: khó chịu , chán ch ường, bu ồn bã... mà nh ững s ự biến trong đời sống con người gây ra lại không phải là th ước đo tài chính c ủa vi ệc đánh giá hậu quả. b. Rủi ro động và rủi ro tĩnh Rủi ro động là những rủi ro vừa có thể dẫn đến kh ả năng xảy ra t ổn th ất v ừa có khả năng kiếm lời. Cũng vì khả năng kiếm lời đó mà người ta còn gọi nh ững r ủi ro này là rủi ro suy tính hay rủi ro đầu cơ Rủi ro tĩnh là những rủi ro chỉ có khả năng d ẫn đ ến t ổn th ất ho ặc không t ổn th ất chứ không có khả năng kiếm lời. Do nó luôn luôn và ch ỉ g ắn li ền v ới m ột kh ả năng xấu, khả năng tổn thất nên người ta gọi là rủi ro thuần tuý (hay r ủi ro thu ần). R ủi ro tĩnh phát sinh có thể làm tổn thất xảy ra đối với cả ba đối tượng: - Tài sản; - Con người; - Trách nhiệm. Ba điểm khác nhau cơ bản giữa rủi ro động và rủi ro tĩnh là: - Rủi ro tĩnh thường liên quan đến sự huỷ hoại vật chất, còn r ủi ro đ ộng liên quan đến sự thay đổi giá cả, giá trị; - Rủi ro tĩnh tồn tại với cả tổng thể nhưng chỉ phát động ảnh hưởng tới một vài phần tử, ngược lại, rủi ro động khi phát động sẽ ảnh hưởng đến tất cả các phần tử trong tổng thể đó; - Xét về mặt thời gian, rủi ro tĩnh phổ biến hơn rủi ro động. c. Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt Rủi ro cơ bản là những rủi ro xuất phát từ sự tác đ ộng h ỗ t ương thu ộc v ề m ặt kinh tế, chính trị, xã hội và đôi lúc thuần tuý về m ặt v ật ch ất. Nh ững t ổn th ất h ậu qu ả do rủi ro cơ bản gây ra không chỉ do từng cá nhân và ảnh h ưởng đ ến t ừng nhóm ng ười nào đó trong xã hội. Rủi ro riêng biệt là các rủi ro xuất phát từ t ừng cá nhân con ng ười. Tác đ ộng c ủa các rủi ro không ảnh hưởng tới toàn bộ xã h ội mà chỉ có tác đ ộng đ ến m ột s ố ít con người Phân loại theo các tiêu thức trên là những c ơ s ở cho vi ệc xác đ ịnh r ủi ro có th ể được bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm được. Thực tế, với các lo ại r ủi ro phi tài chính và rủi ro tài chính, rủi ro động và rủi ro tĩnh, r ủi ro c ơ b ản và r ủi ro riêng bi ệt, 2
  3. vẫn xảy ra với con người nói chung cũng như hàng lo ạt các s ự c ố, tai n ạn, b ất tr ắc có thể tác động xấu tới một đối tượng cụ thể (một con tàu, m ột lô hàng, m ột công trình xây dựng hoặc sinh mạng của một người chẳng hạn), người bảo hi ểm ch ỉ b ảo hi ểm được một số trường hợp. Rủi ro có thể được bảo hiểm đ ược xác đ ịnh d ựa trên c ơ s ở đánh giá rủi ro và theo một số tiêu chí nhất đ ịnh. Xác đ ịnh r ủi ro có th ể đ ược b ảo hi ểm hoặc không thể bảo hiểm được liên quan tới rất nhiều vấn đề nh ư là: ho ạch đ ịnh chiến lược phát triển sản phẩm bảo hiểm, soạn thảo h ợp đ ồng bảo hi ểm m ẫu, ch ấp nhận yêu cầu bảo hiểm…Vì thế, cách phân loại này có ý nghĩa đ ặc bi ệt quan tr ọng trong kinh doanh bảo hiểm. 1.1.3. Một số phương thức xử lý rủi ro. Rủi ro thường để lại những hậu quả thiệt hại hay nh ững kết quả không mong đợi. Ví dụ: tàu bị nạn đắm ngoài khơi, hay lạm phát làm thu nh ập th ực t ế gi ảm…Đ ể đối phó với các rủi ro con người đã có nhiều bi ện pháp khác nhau nh ằm phòng tránh, kiểm soát và khắc phục hậu quả của chúng. Hiện nay, theo quan đi ểm c ủa các nhà quản lý rủi ro, có hai biện pháp đối phó với rủi ro và h ậu qu ả c ủa r ủi ro gây ra, đó là nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro và nhóm biện pháp tài trợ rủi ro. 1.1.3.1. Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các biện pháp tránh né rủi ro, ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất. Các biện pháp này th ường dùng để ngăn ch ặn hay gi ảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro. a. Tránh né rủi ro - Tránh né rủi ro: Đây là biện pháp được sử dụng th ường xuyên trong cu ộc s ống. Mỗi người, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đều lựa ch ọn nh ững bi ện pháp thích h ợp để né tránh rủi ro có thể xảy ra, để loại trừ những nguy c ơ d ẫn đ ến t ổn th ất. Theo các nhà nghiên cứu, tránh né rủi ro là việc thực hiện những lựa chọn tốt, lấy các quyết định thích nghi trong cuộc sống hàng ngày. Ví d ụ: sau vụ 11/09/2001 t ại M ỹ, m ột s ố ng ười không đi máy bay để né tránh rủi ro khủng bố; m ột s ố người mu ốn tránh r ủi ro nhi ễm bệnh đường hô hấp do môi trường bị ô nhiễm bụi khói công nghi ệp thì có th ể chuy ển về vùng nông thôn hay vùng đồi núi để sinh sống… Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều rủi ro bất ngờ mà con người không thể né tránh được. Ví dụ: ốm đau, bệnh tật, chết chóc… Như vậy con người không thể lợi dụng phương pháp này vì bản thân cu ộc s ống của con người đã hàm chứa sự chấp nhận và đương đầu với rủi ro. b. Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất - Ngăn ngừa tổn thất: là hành động của con người đưa ra để làm giảm mức thiệt hại nếu tổn thất gây ra. Ví dụ: để ngăn ngừa xảy ra tai nạn lao động người ta tổ chức các khoá tập huấn nâng cao trình độ người lao động hay nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn lao động; để phòng ốm đau bệnh tật người ta thực hiện khám chữa bệnh định kỳ…Biện pháp này người ta còn gọi là biện pháp giảm thiểu nguy cơ gây ra tổn thất. - Giảm thiểu tổn thất: khi tổn thất xảy ra người ta có th ể gi ảm thi ểu t ổn th ất thông qua các biện pháp làm giảm giá trị thi ệt h ại. Ví d ụ: khi b ị ho ả ho ạn ng ười ta c ố gắng cứu những tài sản còn dùng được… Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất là hai biện pháp hai bi ện pháp có liên quan ch ặt chẽ với nhau. Các cuộc khám bệnh không ngăn ngừa đ ược bệnh mà ch ỉ phát hi ện và chữa trị kịp thời cho người mắc bệnh, nhưng việc khám s ức kh ỏe đ ịnh kỳ đó l ại có tác 3
  4. dụng nhắc nhở mọi người tuân thủ đúng nguyên tắc phòng bệnh dẫn đ ến s ố ng ười mắc bệnh vì vậy sẽ ít đi. Mặc dù biện pháp kiểm soát rủi ro rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro nhưng khi rủi ro đã xảy ra người ta không thể lường trước được hậu quả. 1.1.3.2. Nhóm biện pháp tài trợ rủi ro Nhóm biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm chấp nhận rủi ro và hoán chuy ển r ủi ro (trong đó có bảo hiểm) a) Chấp nhận rủi ro (Chấp nhận tự gánh chịu): Đây là hình thức mà các cá nhân hoặc tổ chức t ự gánh ch ịu trách nhi ệm v ề h ậu quả thiệt hại vật chất, tài chính mà rủi ro gây ra cho h ọ, có nhi ều nguyên nhân d ẫn đ ến quyết định lựa chọn phương pháp này như: + Có đủ khả năng tài chính đ ể bù đ ắp các thi ệt h ại v ề v ật ch ất mà r ủi ro gây ra. Ví dụ: trong sản xuất kinh doanh ng ười ta l ập qu ỹ d ự phòng đ ể t ự bù đ ắp các t ổn thất… + Không còn phương pháp nào khác tốt hơn để giải quyết. Ví d ụ: chúng ta ch ấp nhận rủi ro cháy nổ, rơi phương tiện khi di chuyển t ừ n ơi này sang n ơi khác mà không thể tránh né nó bằng cách đi bộ.… + Thiếu hiểu biết về quản lý rủi ro. Ví dụ: m ột người có thể tránh r ủi ro b ị b ệnh đường hô hấp đi về vùng đồi núi sinh sống, có th ể lúc nào đó h ọ s ẽ là n ạn nhân c ủa của một vụ lở đất do vô tình xây cất nhà trên vùng địa chất phức tạp, không ổn định… + Chấp nhận gánh chịu một rủi ro suy tính, một rủi ro đầu cơ. Điều này dễ thấy trong kinh doanh. Mức độ rủi ro càng cao, khoản lời có thể mang lại càng lớn. Ví dụ: một cascadeur chấp nhận đóng thế vai trong các pha nguy hiểm để được nhận tiền công hậu hĩnh… Có rất nhiều cách thức khác nhau trong bi ện pháp ch ấp nh ận r ủi ro, tuy nhiên có thể phân làm hai nhóm: ch ấp nhận rủi ro th ụ đ ộng và ch ấp nh ận r ủi ro ch ủ đ ộng. Trong chấp nhận rủi ro thụ đ ộng, người gặp t ổn th ất không có s ự chu ẩn b ị tr ước và họ có thể vay mượn để khắc phục h ậu quả t ổn thất. Trong ch ấp nh ận r ủi ro ch ủ động người ta lập quỹ dự phòng, dự trữ ti ết ki ệm và qu ỹ này ch ỉ s ử d ụng đ ể bù đ ắp tổn thất do rủi ro gây ra. Tuy nhiên vi ệc l ập qu ỹ d ự phòng ch ưa đ ủ đ ể ch ống đ ỡ v ới những rủi ro nguy hiểm với kh ả năng xảy ra t ổn th ất l ớn vì r ủi ro hoàn toàn có th ể xảy ra với một cá nhân, một gia đình tr ước khi h ọ ti ết ki ệm đ ủ l ượng v ốn c ần thi ết để khắc phục hậu quả. Quy mô c ủa d ự phòng r ủi ro không th ể quá l ớn và m ột doanh nghiệp không thể trông đ ợi vào quỹ đó đ ể khôi ph ục ho ạt đ ộng s ản xu ất kinh doanh khi xảy ra tai hoạ thiêu huỷ toàn b ộ ho ặc ph ần l ớn tài s ản hi ện có c ủa doanh nghi ệp. Mặt khác, việc lập quỹ dự phòng dẫn đến ngu ồn v ốn không đ ược s ử d ụng m ột cách tối ưu hay nếu đi vay thì s ẽ th ụ đ ộng về v ốn và còn g ặp ph ải v ấn đ ề gia tăng v ề lãi suất… b) Hoán chuyển rủi ro Sử dụng phương pháp này, hậu quả tài chính của rủi ro x ảy ra cho cá nhân hay t ổ chức được chuyển giao cho các cá nhân hoặc tổ chức khác cùng gánh ch ịu. M ột s ố hình thức hoán chuyển rủi ro có thể kể đến như sau: + Hoán chuyển rủi ro một chiều. Ví dụ: trong việc mua bán s ản ph ẩm nông nghiệp còn non với điều kiện giao hàng trong t ương lai, trong tr ường h ợp này r ủi ro 4
  5. tăng và giảm giá được chuyển từ người sản xuất (người bán nông sản non) sang ng ười mua non hàng hoá… + Hoán chuyển rủi ro theo nguyên tắc tương hỗ, số lớn bù s ố ít. Với ph ương pháp này, rủi ro xảy ra cho một số ít thành viên trong một cộng đồng thì h ậu quả tài chính s ẽ được chia nhỏ và chuyển cho số lớn thành viên c ộng đ ồng cùng gánh ch ịu. Chuy ển giao rủi ro trên cơ sở phân tán, tương hỗ số lớn bù s ố ít đã đ ược v ận d ụng trong nhi ều hoạt động, tổ chức mà điển hình là cứu trợ và bảo hiểm. * Cứu trợ bao gồm các biện pháp liên quan đ ến kh ắc ph ục h ậu qu ả r ủi ro có c ơ sở cho việc thực thi là lòng t ừ thi ện nhân đ ạo c ủa con ng ười, các hình th ức quyên góp ủng hộ, cứu tế…vẫn được tiến hành th ường xuyên và mang ý nghĩa xã h ội r ất l ớn. * Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro đ ược th ực hiện b ởi các t ổ ch ức chuyên nghiệp hoá việc chuyển giao rủi ro. Ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức đó chính là hệ thống Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hi ểm ti ền g ửi Vi ệt Nam và các t ổ chức kinh doanh bảo hiểm. 1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM 1.2.1. Khái niệm Theo các nhà kinh tế bảo hiểm, một định nghĩa đầy đủ và thích h ợp cho b ảo hi ểm phải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hi ểm), s ự hoán chuy ển r ủi ro và phải bao gồm cả sự kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng l ẻ và đ ộc l ập, ch ịu cùng một rủi ro như nhau thành một nhóm tương tác. Tuy nhiên, bảo hiểm do đáp ứng nhu cầu an toàn c ủa con ng ười v ốn r ất phong phú và biến động nên các định nghĩa về bảo hiểm cũng rất đa d ạng và phong phú. Các nhà nghiên cứu kinh tế, xã hội, các học giả bảo hi ểm đã lần l ượt đ ưa ra nh ững đ ịnh nghĩa khác nhau. Có thể ghi nhận một vài định nghĩa sau: - Theo Dennis Kessler, Risque No 17, Jan-Mars 1994: “B ảo hi ểm là s ự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít” - Theo Nguyễn Phong, Bài giảng bảo hiểm tại Đại học Tài chính, T ổng công ty bảo hiểm Việt Nam – BAOVIET/HCM-1988, p.14: “Bảo hiểm có th ể đ ịnh nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp m ột s ố l ượng đầy đ ủ các đ ơn v ị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự đoán được” - Luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam, điều 3, chương I: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” Qua ba định nghĩa vừa nêu chúng ta th ấy rằng các đ ịnh nghĩa khác nhau xu ất phát từ việc nhìn nhận bảo hiểm ở các góc độ và cách thức ti ếp cận khác nhau. Xong ta thấy các định nghĩa đều đề cập đến hai vấn đề: - Sự đóng góp của nhiều người - Các khoản đóng góp của nhiều người cho phép bù đ ắp cho rủi ro c ủa m ột s ố ít người theo luật thống kê số lớn. Như vậy có thể kết luận: Bảo hiểm là một hoạt động đ ược t ổ ch ức h ợp lý b ởi tập hợp những người có chung rủi ro có thể xảy ra hay s ự kiện b ảo hi ểm. Các kho ản đóng góp tài chính của họ cho phép bồi thường hay chi trả theo lu ật th ống kê s ố l ớn 5
  6. những thiệt hại mà một số ít người trong cộng đ ồng người tham gia hay ng ười th ứ ba phải gánh chịu khi tổn thất hay sự kiện bảo hiểm xảy ra. Trên phương diện lý thuyết cơ bản, bảo hiểm là phương pháp chuy ển giao r ủi ro được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm ch ấp nh ận tr ả phí bảo hiểm và tổ chức bảo hiểm hay doanh nghiệp bảo hi ểm cam kết b ồi th ường ho ặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 1.2.2. Đặc điểm của bảo hiểm Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra một số đặc đi ểm c ủa hình th ức chuy ển giao rủi ro bằng bảo hiểm như sau: - Phải thông qua hợp đồng bảo hiểm: việc chuyển giao rủi ro đ ược th ực hi ện giữa hai bên, bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm. Vi ệc bồi th ường khi có s ự ki ện b ảo hiểm xảy ra và các quyền lợi và trách nhiệm c ủa hai bên đ ược ghi trong h ợp đ ồng. (là sự thoả thuận bằng văn bản chứ không phải bằng miệng kể cả giao d ịch b ằng đi ện t ử doanh nghiệp bảo hiểm vẫn buộc phải soạn thảo, theo dõi và l ưu tr ữ m ột kh ối l ượng lớn các tài liệu liên quan đến hợp đồng bảo hiểm) - Dựa trên nguyên tắc tương hỗ số lớn bù số ít - Quy trình chuyển giao rủi ro không phải là một chiều - Phạm vi chuyển giao rủi ro qua bảo hiểm rất rộng và phức tạp - Lợi thế hay tác dụng đặc biệt của phương pháp chuyển giao rủi ro b ằng b ảo hiểm so với các loại khác là có khả năng chống đỡ được những tổn thất lớn - Hạn chế của phương pháp chuyển giao rủi ro này là kỹ thuật b ảo hi ểm truy ền thống chưa bảo hiểm được cho mọi rủi ro. Ví dụ: tử hình, chán nản…. 1.3. TÁC DỤNG VÀ PHÂN LOẠI BẢO HIỂM 1.3.1. Tác dụng của bảo hiểm Bảo hiểm ra đời có tác dụng rất lớn. - Nhanh chóng góp phần ổn định cuộc sống, khôi ph ục s ản xuất và làm cho s ản xuất kinh doanh của người tham gia bảo hiểm phát tri ển bình th ường n ếu đ ối t ượng bảo hiểm của họ gặp rủi ro sự cố tổn thất. Bởi vì thông qua quỹ bảo hi ểm đ ược l ập từ trước một cách chủ động, có ý thức từ phí của nh ững người tham gia b ảo hi ểm, t ổn thất của một hay một số người sẽ được phân tán, dàn mỏng theo quy lu ật s ố l ớn bù s ố ít và họ sẽ được trợ cấp, bồi thường những thiệt hại th ực tế do rủi ro gây ra thu ộc phạm vi bảo hiểm. - Bảo hiểm cùng với những người tham gia bảo hi ểm ph ối h ợp th ực hi ện các biện pháp để phòng ngừa tai nạn rủi ro xảy ra nhằm gi ảm và hạn ch ế h ậu quả thi ệt hại. Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa đối với người tham gia b ảo hi ểm mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội và thực chất là góp phần đảm bảo an toàn xã h ội. - Do đặc điểm của bảo hiểm là cần phải có các quỹ dự trữ, dự phòng, qu ỹ b ồi thường chi trả….Khi các quỹ này chưa sử dụng đến, chúng sẽ là nguồn đầu tư đáng k ể góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế. Cả bảo hiểm xã h ội và b ảo hi ểm th ương mại đều thực hiện theo “nguyên tắc ứng trước”, vì vậy các t ổ ch ức bảo hi ểm xã h ội và các công ty bảo hiểm thương mại thường nắm gi ữ m ột quỹ ti ền t ệ r ất l ớn, ngu ồn quỹ nhàn rỗi này thực sự làm cho họ trở thành nh ững nhà đ ầu t ư l ớn, là trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế. M ặt khác, bảo hiểm còn làm gi ảm gánh n ặng cho 6
  7. ngân sách nhà nước và nhất là bảo hiểm thương mại còn góp ph ần tăng tích lu ỹ cho ngân sách nhà nước. - Về phương diện tâm lý, bảo hiểm là chỗ dựa tinh th ần cho m ọi ng ười, m ọi t ổ chức, giúp họ yên tâm trong cuộc sống, trong sinh hoạt s ản xuất kinh doanh, b ảo hi ểm thể hiện tính cộng đồng, tương trợ và nhân văn sâu sắc. - Các tổ chức, các doanh nghiệp bảo hiểm còn thu hút m ột l ượng l ớn lao đ ộng và tạo thêm công ăn việc làm cho họ. Điều này làm gi ảm bớt tình tr ạng lao đ ộng b ị th ất nghiệp cho xã hội. Như vậy bảo hiểm có tác dụng rất lớn về cả kinh tế lẫn xã h ội. Vì v ậy, ông Wiston Churchill - một chính khách đã nói: “Nếu có thể tôi sẽ vi ết t ừ “B ảo hiểm” trong mỗi nhà và lên trán mỗi người – càng ngày tôi càng tin ch ắc r ằng, v ới m ột giá khiêm tốn, bảo hiểm có thể giải phóng các gia đình ra kh ỏi thảm ho ạ không l ường tr ước được”. Một nhân vật nổi tiếng trong giới kỹ nghệ - Henry Ford đã qu ả quy ết : "... không phải các kiến trúc sư mà là các nhà bảo hi ểm đã xây d ựng nên New York, chính là vì không một nhà đầu tư nào dám mạo hiểm bỏ ra hàng t ỷ đô la c ần thi ết đ ể xây dựng những toà nhà chọc trời ở Manhattan mà không có bảo đ ảm đ ược bồi th ường n ếu hỏa hoạn hoặc sai phạm về xây dựng xảy ra". Do đòi hỏi về sự tự chủ và an toàn về tài chính cũng nh ư các nhu c ầu c ủa con người, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và không th ể thi ếu đ ối v ới cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Ngày nay, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia ngày càng phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng phát tri ển và m ở r ộng. Vì v ậy khái niệm bảo hiểm trở nên gần gũi gắn bó với con người, các đ ơn vị s ản xu ất kinh doanh. Có được quan hệ đó là vì bảo hiểm đã mang l ại l ợi ích kinh t ế xã h ội thi ếu h ụt cho mọi thành viên, mọi đơn vị có tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rủi ro đều đ ược ch ấp nh ận b ảo hi ểm. Nhà bảo hiểm hiện nay chỉ bảo hiểm cho những rủi ro thuần tuý và rủi ro tài chính. Ví d ụ một người cảm thấy chán nản thất vọng vì chiếc xe mình mua thì không th ể b ảo hi ểm trong trường hợp này. 1.3.2. Phân loại bảo hiểm Trong hệ thống tài chính nói riêng, h ệ th ống kinh t ế xã h ội nói chung, b ảo hi ểm tồn tại như là một bộ phận cấu thành với hai hình th ức chính: b ảo hi ểm th ương m ại và các loại bảo hiểm phi l ợi nhuận. Bảo hiểm thương mại được thực hiện bởi các doanh nghi ệp b ảo hi ểm nh ằm mục đích cung cấp cho xã h ội m ột lo ại hàng hoá, d ịch v ụ “an toàn”, trên c ơ s ở đó nhà bảo hiểm tìm kiếm một khoản lợi nhuận kinh doanh b ảo hi ểm. B ảo hi ểm th ương mại không chỉ đảm bảo cho các rủi ro v ề con ng ười hay nh ững kho ản ti ền g ửi t ại ngân hàng, các tổ chức tín d ụng mà còn đ ảm b ảo c ả và r ủi ro v ề tài s ản (nhà c ửa, hàng hoá, phương tiện sản xuất kinh doanh…) và trách nhi ệm (trách nhi ệm ch ủ tàu biển, trách nhiệm nghề nghi ệp, trách nhi ệm công c ộng, trách nhi ệm s ản ph ẩm…). Bảo hiểm thương mại có mức phí, mức bồi th ường chi tr ả ph ụ thu ộc vào tho ả thu ận theo nhu cầu và khả năng c ủa bên mua b ảo hi ểm (tr ừ m ột s ố lo ại b ảo hi ểm b ắt bu ộc theo luật kinh doanh bảo hi ểm quy đ ịnh). Các loại bảo hiểm phi lợi nhuận gồm ba lo ại: b ảo hi ểm xã h ội, b ảo hi ểm y t ế, bảo hiểm tiền gửi. Bảo hiểm phi l ợi nhuận đ ược th ực hi ện b ởi các c ơ quan nhà nước như cơ quan bảo hiểm xã h ội, quỹ bảo hi ểm y t ế qu ốc gia tr ực thu ộc c ơ quan bảo hiểm xã hội, tổ chức bảo hiểm ti ền gửi Vi ệt Nam, không nh ằm m ục đích kinh 7
  8. doanh thu lợi nhuận mà là chính sách c ủa nhà n ước nh ằm đ ảm b ảo các ch ế đ ộ phúc lợi xã hội và đảm bảo ổn định tình hình kinh t ế chính tr ị c ủa qu ốc gia. B ảo hi ểm phi lợi nhuận đảm bảo rủi ro về con người và các kho ản ti ền g ửi t ại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Bảo hiểm phi l ợi nhuận có m ức phí và m ức b ồi th ường chi tr ả theo luật định không phải trên s ự tho ả thuận c ủa ng ười b ảo hi ểm và ng ười đ ược b ảo hiểm như đối với bảo hiểm thương mại. 8
  9. Chương 2 BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI 2.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI 2.1.1. Khái niệm về bảo hiểm thương mại Bảo hiểm thương mại còn được gọi là bảo hiểm kinh doanh Theo điều 3, chương 1, luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam định nghĩa về kinh doanh bảo hiểm như sau: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” Ta có thể phân biệt điểm khác nhau giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động của các loại bảo hiểm phi lợi nhuận như sau: Kinh doanh bảo hiểm Hoạt động của các loại bảo hiểm phi lợi nhuận Các doanh nghiệp bảo Cơ quan quản lý nhà nước như - Cơ quan thực hiểm: doanh nghiệp nhà cơ quan bảo hiểm xã hội, quỹ hiện nước, công ty cổ phần, bảo hiểm y tế, tổ chức bảo doanh nghiệp tư nhân… hiểm tiền gửi Việt Nam Phi lợi nhuận (quản lý nhà - Mục đích Lợi nhuận nước, ổn định cuộc sống của nhân dân, an toàn xã hội) Như vậy, bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm được thực hiện, triển khai bởi các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời. Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người mua bảo hiểm đóng phí để doanh nghiệp cam kết trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm đã thoả thuận trên hợp đồng bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam tuân theo các quy định của luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam. 2.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm thương mại Nhu cầu an toàn của cá nhân và tổ chức trong xã h ội là vĩnh c ửu, lúc nào con người cũng tìm cách để bảo vệ chính bản thân và tài s ản c ủa mình tr ước nh ững b ất hạnh của số phận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh doanh. Ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện những tổ chức gần giống với bảo hi ểm, chẳng h ạn, Kho ảng năm 4500 trước Công nguyên, những người thợ đẽo đá ở Ai C ập đã l ập ra các qu ỹ tương hỗ để giúp đỡ, chia sẻ rủi ro cho những người gặp hoạn n ạn. Nh ững ng ười Trung Hoa cổ đại, thời nhà Chu vào khoảng những năm 500 trước Công nguyên cũng đã sử dụng kỹ thuật phân chia rủi ro đơn giản bằng cách t ổ ch ức các đoàn thuy ền v ận chuyển hàng hóa và súc vật trên dòng sông Dương Tử, trong đó hàng hóa c ủa m ỗi ch ủ hàng được chia nhỏ cho mỗi thuyền chuyên chở và n ếu chiếc nào b ị chìm thì các thương gia cùng nhau gánh chịu. 9
  10. Ở Babylone, vào khoảng năm 1700 trước Công nguyên và ở Athens (Hy Lạp) khoảng năm 500 trước Công nguyên đã xuất hiện quan hệ tín dụng với lãi suất rất cao trong lĩnh vực buôn bán, vận chuyển hàng hóa trên biển và qua sa mạc. Điều đặc biệt trong quan hệ tín dụng này là nếu hàng hóa bị tổn thất thì người cho vay phải chịu rủi ro mất vốn và lãi. Tại Rôme - Italia, hệ thống cho vay với điều kiện tương tự cũng đã ra đời, lãi suất có thể lên đến 50%. Thực chất đó đã là một sự kết hợp giữa hoạt đ ộng tín dụng với ý đồ bảo hiểm và do đặc trưng bằng cơ chế lãi suất cao đi đôi với chấp nhận rủi ro nên được mệnh danh là "cho vay mạo hiểm lớn". Lãi suất cao có thể hiểu nh ư tiền thân của phí bảo hiểm. Hoạt động cho vay mạo hiểm lớn tồn tại khá lâu và ph ố bi ến trên nhi ều khu v ực trên thế giới. Tại Rôme - Italia, kéo dài đến tận thời kỳ Trung Cổ - thời kỳ th ống trị c ủa Nhà thờ Thiên chúa giáo. “Cho vay mạo hiểm lớn” đã bị lạm d ụng và vào năm 1234, Giáo hoàng Grégoire IX đã ra sắc lệnh nghiêm cấm hoạt đ ộng cho vay n ặng lãi. V ấn đề đặt ra là cần phải tìm ra một phương thức bảo đ ảm cho các kho ản tín d ụng mà ch ủ nhà băng đã cấp cho nhà buôn (con nợ có rủi ro cao) khi không còn s ự bảo đ ảm bằng lãi suất "cắt cổ”. Trước sự đòi hỏi đó, đã hình thành m ột h ệ th ống bảo đ ảm m ới - b ảo hiểm hàng hải: các nhà buôn chấp nhận m ột kho ản ti ền ấn đ ịnh tr ước, đ ể nh ận đ ược đảm bảo giá trị tàu thuyền và hàng hóa chuyên ch ở trong tr ường h ợp t ổn th ất. Nh ững thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên được gắn liền với hoạt đ ộng th ương m ại và v ận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã ra đời vào kho ảng gi ữa th ế k ỷ 14. Bút tích c ủa bản hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm th ấy đ ược ký k ết t ại Genoa, Italia năm 1347, và cũng chính tại Genoa, Italia năm 1424, công ty b ảo hi ểm hàng h ải đầu tiên ra đời, đánh dấu sự phát triến của ngành bảo hiểm và s ự ra đ ời c ủa ho ạt đ ộng kinh doanh bảo hiểm. Có thể đã có những bản hợp đồng cổ hơn mà người ta không tìm thấy do chúng đã bị hủy ngay sau khi con tàu c ập bến - đ ồng nghĩa v ới vi ệc th ực hi ện xong bảo đảm. Sau bảo hiểm hàng hải, tiếp đến là sự ra đời c ủa các loại b ảo hi ểm khác. T ại London, ngày 2 tháng 9 năm 1666 hoả hoạn đã xảy ra và kéo dài trong nhi ều ngày, thiêu cháy khoảng 13.200 nóc nhà, trong đó 87 nhà th ờ. M ức đ ộ nghiêm tr ọng c ủa th ảm h ọa đó đã khiến các nhà chức trách thành phố London mở văn phòng cháy đ ầu tiên vào năm 1667. Năm 1684, công ty bảo hiểm cháy đ ầu tiên ra đ ời, l ấy tên là Friendly Society Fire Office. Công ty hoạt động trên nguyên tắc tương h ỗ với h ệ th ống phí b ảo hi ểm c ố định, người được bảo hiểm phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Sau đó, nhi ều công ty bảo hiểm cháy khác tiếp tục ra đời ở nước Anh, như là: Amicable (1696); Sun (1710); Union (1714); London (1714); Westminister (1717). Tại Pháp, Văn phòng b ảo hi ểm h ỏa hoạn mang tên "La Royal Incendie" do CLAVER thành lập năm 1786 t ại Paris. H ợp đồng bảo hiểm nhân thọ cổ xưa nhất được lưu giữ đến ngày nay đã đ ược ký năm 1583 tại London và vào năm 1762, công ty bảo hiểm nhân th ọ đ ầu tiên có tên là Equitable được thành lập tại nước Anh. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển mạnh m ẽ nh ất t ừ cuối th ế k ỷ XVII và đến nay nó đã trở thành lĩnh vực kinh doanh đ ặc bi ệt và ph ổ bi ến ở t ất c ả các n ền kinh tế trên thế giới. 2.1.3. Phân loại bảo hiểm thương mại Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại bảo hiểm th ương m ại, tuỳ theo m ục đích và ý nghĩa nghiên cứu. Hiện nay, m ột số tiêu th ức th ường đ ược s ử d ụng là: tính chất pháp lý, kỹ thuật bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, luật kinh doanh b ảo hi ểm và lịch sử ra đời của các nghiệp vụ bảo hiểm 10
  11. 2.1.3.1. Căn cứ vào tính chất pháp lý Căn cứ vào tiêu thức này bảo hiểm thương mại được chia làm hai loại: b ảo hi ểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm tự nguyện Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được giao k ết d ựa hoàn toàn trên s ự cân nhắc và nhận thức của bên mua bảo hiểm. Đây chính là tính ch ất v ốn có c ủa b ảo hi ểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt đ ộng d ịch vụ cho s ản xu ất và sinh ho ạt của con người. Đại bộ phận các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm bắt buộc Loại bảo hiểm này được pháp luật áp dụng khi đ ối t ượng cần mua b ảo hi ểm không chỉ cần thiết cho một số ít người mà là yêu cầu c ủa toàn xã h ội v ới m ục đích bảo vệ lợi ích cho cộng đồng và an toàn xã hội. Ví dụ: bảo hiểm hành khách, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người th ứ ba….Đi ểm đáng l ưu ý là b ắt buộc nhưng không làm mất đi tính tự nguyện và bình đẳng trong quan h ệ h ợp đ ồng khi các bên được tự nguyện lựa chọn đối tác và thoả thuận nh ững vấn đề không ph ải tuân theo quy định thống nhất của pháp luật. Ở Việt Nam hi ện nay có các lo ại b ảo hi ểm bắt buộc sau: Theo quy định tại khoản 2, điều 8, chương I, luật kinh doanh b ảo hi ểm CHXHCN Việt Nam, bảo hiểm bắt buộc bao gồm: a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhi ệm dân s ự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; d) Bảo hiểm cháy, nổ. Theo luật hàng hải CHXHCN Vi ệt nam (ch ương XVI, đi ều 23 ), b ắt bu ộc v ề bảo hiểm trách nhiệm dân sự của ch ủ tàu bi ển đ ối v ới tàu bi ển chuyên dùng đ ể v ận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu m ỏ ho ặc hàng hoá nguy hi ểm khác đ ối v ới ô nhiễm môi trường khi hoạt đ ộng tại vùng n ước các c ảng bi ển và khu v ực hàng h ải khác của Việt Nam. Trên thế giới, các loại bảo hiểm bắt buộc khá đa d ạng t ại m ột s ố n ước, ví d ụ: ở Pháp có đến gần 100 loại bảo hiểm bắt buộc. Quan hệ thị trường bảo hi ểm càng phát triển thì các loại bảo hiểm bắt buộc dường như càng phong phú h ơn. Đi ều đó t ồn t ại trong một lĩnh vực kinh doanh có vẻ giống như một ngh ịch lý, song ngh ịch lý đó v ẫn được chấp nhận vì nhiều lý do. Lý do cơ bản nhất liên quan t ới ch ức năng b ảo v ệ tr ật tự xã hội của các Nhà nước. Nhằm bảo vệ lợi ích công c ộng, an toàn chung, Nhà n ước buộc phải sử dụng công cụ luật pháp để can thiệp vào vi ệc bảo hiểm cho m ột s ố đ ối tượng nếu như vấn đề đối tượng đó có được bảo hiểm hay không s ẽ can h ệ đ ến l ợi ích của nhiều thành viên xã hội, ví dụ: trách nhi ệm dân s ự c ủa ch ủ xe c ơ gi ới đ ối v ới người thứ ba. Thực tế ở nhiều nước, sự bắt buộc được áp dụng nhiều đối với loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Những nghề nghiệp như là: t ư vấn pháp luật, ki ểm toán, môi gi ới chứng khoán, cung cấp dịch vụ y tế, thiết kế xây d ựng...,với yêu c ầu chuyên môn cao và kỹ năng phức tạp nên vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra sai sót, gây t ổn h ại l ớn cho người sử dụng dịch vụ. Trong trường hợp này, bảo hiểm bắt buộc là xuất phát t ừ m ục 11
  12. đích bảo đảm nguồn tài chính để người cung c ấp d ịch vụ th ực hi ện nghĩa v ụ b ồi thường đối với khách hàng nếu chẳng may rủi ro phát sinh Trên cơ sở quy định phân loại bảo hiểm bắt buộc hoặc tự nguyện, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm có những biện pháp thích hợp đ ể t ổ chức h ệ th ống phân ph ối s ản phẩm, khai thác dịch vụ bảo hiểm. Tuyệt nhiên, các doanh nghi ệp b ảo hi ểm không được lợi dụng bằng cách giải thích sai lệch tính ch ất bắt buộc trong giao k ết h ợp đ ồng bảo hiểm. Cần nhấn mạnh rằng bảo hiểm bắt buộc không trao bất kỳ đ ặc quy ền nào cho doanh nghiệp bảo hiểm. Hiệu quả kinh doanh c ủa doanh nghi ệp b ảo hi ểm ch ỉ có thể có được bằng việc hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm, cung cấp dịch vụ có ch ất lượng cho khách hàng ngay cả khi đó là loại bảo hiểm bắt buộc. 2.1.3.2. Căn cứ vào kỹ thuật bảo hiểm Theo cách phân loại này các loại hình bảo hi ểm đ ược chia làm hai lo ại: lo ại d ựa trên kỹ thuật phân bổ và loại dựa trên kỹ thuật dồn tích vốn. Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ Là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính ch ất ổn đ ịnh theo th ời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người. H ợp đ ồng lo ại này th ường là ng ắn h ạn (nhỏ hơn hoặc bằng một năm). Như vậy, thời hạn của các h ợp đ ồng bảo hiểm có th ể sẽ nằm gọn trong 1 năm tài chính hoặc kéo dài qua 2 năm tài chính liên ti ếp c ủa doanh nghiệp bảo hiểm. Phí bảo hiểm được nộp một lần toàn bộ khi giao k ết h ợp đ ồng b ảo hiểm hoặc được chia ra nộp trong vài ba kỳ. Kỹ thuật phân bổ đòi hỏi việc xác định kết quả kinh doanh của từng năm tài chính vào thời điểm khoá sổ niên độ kế toán (31/12) phải tính đến các dự phòng nghiệp vụ đặc trưng của kỹ thuật phân chia, đó là: dự phòng phí và dự phòng bồi thường. - Việc trích lập dự phòng phí xuất phát từ sự so l ệch gi ữa th ời h ạn c ủa các h ợp đồng bảo hiểm và năm tài chính của doanh nghi ệp bảo hi ểm. H ợp đ ồng b ảo hi ểm v ẫn được ký kết liên tục trong nhiều thời điểm trong năm. Không ít h ợp đ ồng b ảo hi ểm có thời hạn kéo dài sang năm tài chính tiếp theo. Vì th ế khi khoá s ổ niên đ ộ k ế toán, ph ải trích một phần phí bảo hiểm đã thu để lại, nhằm th ực hiện cam k ết b ồi th ường (ho ặc trả tiền bảo hiểm) cho trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra trong th ời h ạn hi ệu l ực còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Việc trích lập d ự phòng phí đ ược minh ho ạ trong s ơ đồ 2.1 Phí bảo hiểm 1/7/n 1/7/n+1 31/12/n Thời hạn bảo hiểm Sơ đồ 2.1: minh hoạ việc trích lập dự phòng phí bảo hiểm Phí đã thu của các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn không trùng với năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm ( kéo dài từ 1/1 đến 31/12 ) sẽ được dành lại một phần theo cho năm sau. Trường hợp trong sơ đồ trên, khoản phí bảo hiểm thu được trong năm n phải để lại cho năm sau (năm n +1) là 1/2 phí bảo hiểm (đã trừ đi chi phí ký kết h ợp đồng bảo hiểm) Dự phòng bồi thường. Thực tế, vì nhiều lý do nên vẫn có nh ững s ự ki ện b ảo hiểm đã xảy ra trong năm nhưng cho đến 31/12 (th ời đi ểm khoá s ổ niên đ ộ k ế toán năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm) vẫn chưa đ ược gi ải quy ết thanh toán b ồi 12
  13. thường (hoặc trả tiền bảo hiểm). Có những nghiệp vụ bảo hiểm mà trách nhi ệm thanh toán bồi thường vẫn còn đeo đẳng doanh nghiệp bảo hi ểm nhi ều năm sau th ời đi ểm kết thúc thời hạn bảo hiểm, như là bảo hiểm trách nhi ệm dân s ự, b ảo hi ểm cho r ủi ro bệnh tật ... Dự phòng bồi thường được trích lập từ phí bảo hiểm nhằm thanh toán cho những vụ tổn thất, khiếu nại còn tồn đọng, cụ thể là các dạng: t ổn th ất x ảy ra ch ưa được thông báo; tổn thất đã được khai báo nhưng ch ưa xác đ ịnh đ ược trách nhi ệm b ồi thường. Dự phòng nghiệp vụ được tính cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và nh ư v ậy, ph ần phí bảo hiểm phân bổ cho một năm tài chính sẽ bằng phí bảo hi ểm thu đ ược trong năm của nghiệp vụ xác định cộng hoàn nhập dự phòng nghi ệp vụ đ ầu kỳ (s ố trích l ập d ự phòng cuối kỳ của năm tài chính trước) trừ đi số trích lập dự phòng cuối kỳ c ủa năm. Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật dồn tích vốn Là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đ ổi theo th ời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ của con người (nên gọi là b ảo hi ểm nhân thọ). Các hợp đồng loại này thường là trung và dài h ạn (5năm, 10 năm, 20 năm, tr ọn đời…) Cũng dựa trên kỹ thuật, có thể phân loại bảo hiểm theo cách th ức tr ả ti ền, theo đó các loại hình bảo hiểm được chia làm hai loại - Các loại bảo hiểm có tiền trả theo nguyên tắc bồi th ường: theo nguyên t ắc này, số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm ho ặc người đ ược h ưởng quyền lợi bảo hiểm không bao giờ lớn hơn giá trị thiệt h ại th ực tế mà h ọ ph ải gánh chịu. Các loại bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm tài s ản và bảo hi ểm trách nhi ệm dân sự (gọi chung là bảo hiểm thiệt hại) - Các loại bảo hiểm có tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán: người được b ảo hiểm hoặc người được hưởng quyền lợi bảo hiểm sẽ được nh ận s ố ti ền khoán theo đúng mức mà họ đã thoả thuận trước trên hợp đ ồng bảo hiểm v ới ng ười b ảo hi ểm tuỳ thuộc và phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng đóng phí. Đây chính là các lo ại b ảo hiểm nhân thọ và một số trường hợp của bảo hiểm tai nạn, bệnh tật. 2.1.3.3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm Theo tiêu thức này, các loại bảo hiểm được xếp vào 3 nhóm: b ảo hi ểm tài s ản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người. Bảo hiểm tài sản Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là các tài s ản và những lợi ích liên quan. Sau đây là những loại bảo hiểm tài sản thông d ụng nhất: . Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu; bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong nước . Bảo hiểm thân tàu biển; bảo hiểm thân tàu, thuyền khác . Bảo hiểm thân máy bay và bảo hiểm tổn thất hệ quả . Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới . Bảo hiểm công trình xây dựng, lắp đặt . Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt . Bảo hiểm máy móc thiết bị; bảo hiểm máy móc thiết bị điện tử . Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh 13
  14. . Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng . Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . Bảo hiểm tiền; bảo hiểm trộm cắp . Bảo hiểm công trình ngoài khơi, giàn khoan, đ ường ống...trong thăm dò và khai thác dầu khí Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhi ệm b ồi thường của người được bảo hiểm phát sinh theo quy đ ịnh về trách nhi ệm dân s ự c ủa pháp luật. Phổ biến nhất là những loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự sau: . Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển; bảo hiểm trách nhi ệm dân s ự của chủ tàu, thuyền khác . Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không; b ảo hi ểm trách nhiệm dân sự của người khai thác máy bay . Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới . Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động . Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm . Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp dặt . Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động tư vấn đầu tư, xây dựng . Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ vật nuôi . Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số nghề nghiệp đặc biệt như là: môi giới bảo hiểm; môi giới chứng khoán; tư vấn pháp luật; tư vấn tài chính, kiểm toán; nghề y... Bảo hiểm con người Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính m ạng, s ức khoẻ, khả năng lao động và tuổi thọ con người. Bảo hi ểm con ng ười đ ược chia thành bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm con người phi nhân thọ. Bảo hiểm nhân thọ có các loại cơ bản sau: . Bảo hiểm cho sự kiện tử vong của người được bảo hiểm . Bảo hiểm cho sư kiện còn sống của người được bảo hiểm . Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp . Bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư Bảo hiểm con người phi nhân thọ có các dạng chính sau: . Bảo hiểm tai nạn (tai nạn cá nhân; tai nạn hành khách; tai n ạn thuy ền viên; tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe cơ giới; tai nạn nhân viên t ổ bay; tai nạn người đi du lịch; tai nạn thân thể học sinh...) . Bảo hiểm sức khoẻ ( bảo hiểm cho rủi ro bệnh tật, ốm đau) . Bảo hiểm sinh mạng . Bảo hiểm kết hợp (bảo hiểm cho nhiều loại rủi ro: tai nạn, b ệnh t ật, t ử vong trong một hợp đồng bảo hiểm) 14
  15. Phân loại theo đối tượng bảo hiểm được sử dụng rộng rãi và rất có ý nghĩa th ực tiễn. Mỗi loại đối tượng bảo hiểm có những đặc tính riêng và vì th ế c ần có nh ững nguyên tắc, phương pháp, biện pháp tương thích trong kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm 2.1.3.4. Căn cứ theo luật kinh doanh bảo hiểm Theo Điều 7, chương I, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam, bảo hiểm thương mại được chia làm hai loại: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ Bảo hiểm nhân thọ bao gồm: a) Bảo hiểm trọn đời; b) Bảo hiểm sinh kỳ; c) Bảo hiểm tử kỳ; d) Bảo hiểm hỗn hợp; đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ; e) Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính ph ủ quy định (b ảo hi ểm liên kết đầu tư…). Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: a) Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người; b) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; c) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường bi ển, đ ường sông, đ ường sắt và đường không; d) Bảo hiểm hàng không; đ) Bảo hiểm xe cơ giới; e) Bảo hiểm cháy, nổ; g) Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu; h) Bảo hiểm trách nhiệm chung; i) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; k) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; l) Bảo hiểm nông nghiệp; m) Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định. Căn cứ vào lịch sử ra đời của các nghiệp vụ bảo hiểm Trong thực tế, có thể phân loại bảo hiểm thương m ại đ ể quản lý theo c ơ s ở l ịch sử ra đời của các nghiệp vụ bảo hiểm. Ví dụ: bảo hiểm hàng h ải đ ược coi là ra đ ời sớm nhất và là nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống c ủa các công ty b ảo hi ểm. Vì v ậy thời kỳ đầu, các công ty bảo hiểm thường phân loại bảo hiểm th ương m ại thành b ảo hiểm hàng hải (bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và h ội b ảo hiểm P&I-hội bảo trợ và bồi thường) và bảo hiểm phi hàng hải (t ất c ả các nghi ệp v ụ còn lại). Sau này, với sự phát triển của bảo hiểm th ương mại, nhi ều nghi ệp v ụ b ảo hiểm mới ra đời như bảo hiểm cháy, bảo hiểm con người, bảo hi ểm xây d ựng….và đặc biệt là sự ra đời của bảo hiểm nhân thọ với k ỹ thuật bảo hi ểm riêng, b ảo hi ểm thương mại được chia thành hai nhóm lớn: bảo hiểm nhân th ọ và b ảo hi ểm phi nhân 15
  16. thọ. Hiện nay có những công ty chuyên kinh doanh bảo hi ểm nhân th ọ ho ặc phi nhân thọ hoặc nếu kinh doanh cả hai loại hình thì phải tổ chức hạch toán riêng biệt. 2.1.4. Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại 2.1.4.1. Nguyên tắc số đông Về bản chất, hoạt động bảo hiểm thương mại là nhận một khoản tiền mà người ta gọi là phí bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ phải trả cho bên đã đóng góp khoản ti ền phí đó một số tiền (bồi thường, chi trả) lớn hơn gấp nhiều lần. Để làm được điều này hoạt động bảo hiểm thương mại phải dựa trên nguyên tắc số đông. Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể thiếu được trong bất kỳ một nghiệp bảo hiểm thương mại nào, theo đó hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bởi số tiền gom được từ rất nhiều người có cùng khả năng gặp rủi ro như nhau. Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết để giải quyết chi bồi thường cho các tổn thất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm đã thực hiện việc bù trừ rủi ro theo quy luật thống kê số lớn. Nguyên tắc số đông bù số ít cho biết rằng càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm tích tụ càng lớn và việc chi trả trở nên dễ dàng hơn, rủi ro được chia sẻ cho nhiều người hơn. Thông thường, một nghiệp vụ bảo hiểm chỉ có thể triển khai được khi có nhiều nhu cầu về cùng một loại bảo đảm đó. 2.1.4.2. Nguyên tắc lựa chọn rủi ro Hoạt động bảo hiểm thương mại cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho nh ững cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Tuy nhiên, không ph ải trong m ọi tr ường h ợp, ng ười b ảo hiểm đều chấp nhận các yêu cầu bảo đảm. Hiếm có nhà kinh doanh b ảo hi ểm nào l ại dại dột hứa sẽ bồi thường cho ông chủ một ngôi nhà trong tr ường h ợp có cháy x ảy ra khi ngôi nhà đó chứa đầy hoá chất, không hề trang b ị phòng cháy ch ữa cháy, và n ằm ngay cạnh một xưởng rèn. Nguyên tắc lựa chọn rủi ro là một nguyên tắc không th ể thi ếu đ ược trong kinh doanh bảo hiểm. Theo nguyên tắc này, các rủi ro đã xảy ra, ch ắc ch ắn ho ặc g ần nh ư chắc chắn sẽ xảy ra thì sẽ bị từ chối bảo hiểm. Ví d ụ: hao mòn t ự nhiên c ủa v ật ch ất, xe vi phạm luật giao thông…Nói cách khác, những rủi ro có th ể đ ược b ảo hi ểm ph ải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được Để bảo đảm cho nguyên tắc này, trong đơn bảo hiểm luôn có các loại rủi ro loại trừ tuỳ thuộc vào từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau; còn với các loại rủi ro được bảo hiểm lại được xem xét để phân loại, xắp xếp theo từng mức độ khác nhau (nếu cần thiết) và áp dụng các mức phí thích hợp. Đối với rủi ro có xác suất xảy ra l ớn h ơn thì mức phí phải nộp lớn hơn. Chẳng hạn, cùng là người ở một độ tuổi tham gia bảo hiểm nhân thọ nhưng những người bị bệnh tim phải đóng mức phí khác với những người khoẻ mạnh bình thường. Chính vì vậy, một yêu cầu đối với người tham gia bảo hiểm là ph ải trung thực tuyệt đối khi khai báo rủi ro để bên bảo hiểm có thể xác định được chính xác rằng rủi ro đó có thể chấp nhận bảo hiểm hay không, nếu có thì với m ức phí như thế nào Nguyên tắc lựa chọn rủi ro nh ằm tránh cho ng ười b ảo hi ểm ph ải b ồi th ường cho những tổn thất thấy trước mà nhi ều trường h ợp nh ư v ậy ch ắc ch ắn s ẽ d ẫn đ ến phá sản, đồng thời cũng giúp cho các công ty b ảo hi ểm có th ể tính đ ược các m ức phí chính xác, lập nên được m ột quỹ bảo hiểm đầy đ ủ đ ể đ ảm b ảo cho công tác b ồi thường. Không chỉ đảm bảo cho quyền l ợi c ủa phía ng ười b ảo hi ểm mà ngay chính những người tham gia bảo hiểm cũng th ấy công b ằng h ơn trong tr ường h ợp có nh ững 16
  17. rủi ro không thuần nhất (xác suất không b ằng nhau) khi nguyên t ắc này đ ược áp dụng. 2.1.4.3. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ khi người bảo hiểm nghiên c ứu đ ể so ạn thảo một hợp đồng bảo hiểm đến khi phát hành khai thác bảo hi ểm và th ực hi ện giao dịch kinh doanh với khách hàng (người tham gia bảo hiểm) Trước hết, nguyên tắc trung th ực tuy ệt đ ối đòi h ỏi ng ười b ảo hi ểm ph ải có trách nhiệm cân nhắc các đi ều kho ản đ ể so ạn th ảo h ợp đ ồng b ảo đ ảm cho quy ền l ợi của hai bên. Sản phẩm cung cấp c ủa nhà b ảo hi ểm là s ản ph ẩm d ịch v ụ nên khi mua người tham gia bảo hiểm không thể n ắm nó trong tay nh ư các s ản ph ẩm v ật ch ất khác để đánh giá chất lượng và giá c ả…mà ch ỉ có th ể đ ược m ột h ợp đ ồng h ứa s ẽ đảm bảo. Chất lượng của sản phẩm bảo hiểm có b ảo đ ảm hay không, giá c ả (phí bảo hiểm) có hợp lý hay không, quy ền l ợi c ủa ng ười đ ược b ảo hi ểm có đ ược đ ảm bảo đầy đủ, công bằng hay không…đ ều ch ủ y ếu d ựa vào s ự trung th ực c ủa phía bên bảo hiểm. Đồng thời, nguyên tắc này cũng đặt ra một yêu c ầu với người tham gia b ảo hi ểm là phải khai báo rủi ro một cách trung thực khi tham gia b ảo hi ểm đ ể giúp cho ng ười bảo hiểm xác định mức phí phù hợp với rủi ro mà h ọ đảm nhận. Thêm vào đó, các hành vi gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm khi thông báo, khai báo các thi ệt h ại đ ể đòi bồi thường (khai báo lớn hơn thiệt hại thực tế, sửa ch ữa ngày tháng c ủa h ợp đ ồng b ảo hiểm…) sẽ bị xử lý theo pháp luật. 2.1.4.4. Nguyên tắc phân chia, phân tán rủi ro Phân tán rủi ro Ví dụ: Người bảo hiểm không thể đảm bảo cho tất cả các nông dân trong cùng một vùng chống rủi ro lũ lụt, không thể khai thác bảo hi ểm cháy cho m ột s ố l ượng l ớn đối tượng bảo hiểm có vị trí tập trung tại một thành ph ố đông đúc nào đó…Đó chính là hoạt động phân tán rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm. Phân tán rủi ro được thể hiện ở hai m ặt: không gian và th ời gian, m ặt khác, s ự phân tán còn được là phân tán về m ặt giá tr ị. S ự phân tán v ề không gian cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đ ược vi ệc bù tr ừ r ủi ro gi ữa vùng b ị t ổn th ất v ới những vùng khác. Đa d ạng hoá s ản ph ẩm b ảo hi ểm - m ột gi ải pháp chi ến l ược mà doanh nghiệp bảo hiểm vẫn quan tâm hàng đ ầu m ột ph ần cũng vì m ục tiêu phân tán rủi ro. Phân chia rủi ro Là người nhận rủi ro được chuyển từ người tham gia bảo hiểm, nhà b ảo hi ểm lúc này sẽ là người phải đối mặt với những tổn thất lớn nếu rủi ro xảy ra. Mặc dù quỹ bảo hiểm là một quỹ tài chính lớn, được lập ra bởi s ự đóng góp c ủa nhi ều ng ười theo nguyên tắc số đông và như vậy, với tư cách là người huy đ ộng và qu ản lý qu ỹ, các công ty bảo hiểm có khả năng thực hiện các nhi ệm vụ chi tr ả b ảo hi ểm. Nh ưng trên thực tế, không phải lúc nào công ty bảo hi ểm cũng luôn đ ảm b ảo đ ược kh ả năng này. Điều này có thể thấy rõ nhất với những trường h ợp quỹ bảo hi ểm huy đ ộng đ ược còn chưa nhiều (công ty bảo hiểm mới thành lập hoặc công ty bảo hi ểm có quy mô nh ỏ) trong khi đó giá trị bảo hiểm lại rất lớn hoặc những trường h ợp có r ủi ro liên ti ếp x ảy ra gây tổn thất lớn. Một kinh nghiệm của các nhà kinh doanh bảo hi ểm th ương m ại là không nh ận những đối tượng bảo hiểm có giá trị quá lớn, vượt quá khả năng tài chính c ủa công ty 17
  18. nếu rủi ro tổn thất xảy ra. Tuy nhiên, để tránh đ ược đi ều t ối k ỵ là ph ải t ừ ch ối h ợp bảo hiểm đồng thời vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh, các công ty b ảo hi ểm thực hiện nguyên tắc phân chia rủi ro. Có hai phương th ức phân chia r ủi ro là đ ồng b ảo hiểm và tái bảo hiểm. a) Đồng bảo hiểm Đồng bảo hiểm là sự phân chia theo tỷ lệ đối với cùng m ột rủi ro gi ữa nhi ều người bảo hiểm với nhau theo sơ đồ 2.2. Người bảo hiểm A (25%) Sơ đồ 2.2: Mối quan hệ trong đồng bảo hiểm Người bảo hiểm B (25%) Rủi ro được bảo hiểm (Người được bảo hiểm) Người bảo hiểm C (25%) Người bảo hiểm D (25%) Như vậy mỗi nhà bảo hiểm chỉ chấp nhận một phần trăm nào đó của rủi ro, đổi lại cũng chỉ nhận một tỷ lệ tương ứng về phí và cũng phải chi trả một tỷ lệ bồi thường như thế. Tỷ lệ phần trăm rủi ro được chấp nhận bởi mỗi nhà đồng bảo hi ểm tuỳ thu ộc vào các đặc điểm được xác định trước. Nó bị chi ph ối bởi khả năng tài chính c ủa m ỗi người đồng bảo hiểm. Vì thế mỗi người đồng bảo hiểm phải xác định cho mình m ột “mức chấp nhận” hay còn gọi là “mức ký kết”. Mức ch ấp nhận là s ố ti ền t ối đa mà một nhà bảo hiểm có thể chấp nhận đảm bảo đối với một rủi ro nhất định. Về mặt pháp lý, người tham gia bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đ ồng b ảo hiểm. Khi có tổn thất xảy ra, anh ta phải thực hi ện vi ệc khi ếu n ại đòi b ồi th ường đ ối với mỗi người bảo hiểm nói trên. mỗi người bảo hiểm chỉ chịu trách nhi ệm cho ph ần của mình và không phải chịu trách nhiệm cho nhau. Nh ư vậy, đ ồng b ảo hi ểm có th ể coi là một rủi ro được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng dưới giá trị. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu đồng bảo hiểm được thể hiện bằng hàng lo ạt h ợp đồng riêng lẻ thì rất bất lợi cho người được bảo hi ểm. Do đó, ch ỉ có m ột h ợp đ ồng duy nhất được thiết lập mang tên tất cả các nhà đ ồng bảo hiểm và các ph ần r ủi ro mà họ chấp nhận đảm bảo. Bản hợp đồng này sẽ do m ột trong các nhà đ ồng b ảo hi ểm đứng ra đại diện, quản lý trong mối quan hệ với khách hàng. Ng ười này đ ược g ọi là người bảo hiểm chủ trì hay tổ chức chủ trì. Ví dụ: Một công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị 2.000.000 USD. Có 3 t ổ ch ức tham gia đồng bảo hiểm. Khả năng của các tổ chức như sau: - Tổ chức A chủ trì có mức nhận tối đa là 1.000.000 USD - Tổ chức B có mức nhận tối đa là 800.000 USD - Tổ chức C có mức nhận tối đa là 200.000 USD Phí bảo hiểm (phí gộp hay phí thương mại) là 8.000 USD. 18
  19. Yêu cầu: Hãy phân chia phí bảo hiểm và bồi thường tổn thất gi ữa các t ổ ch ức A, B, C trong 2 trường hợp sau: i) Xảy ra sự cố tổn thất bộ phận = 25% giá trị bảo hiểm . ii) Xảy ra tổn thất toàn bộ 100% giá trị bảo hiểm b) Tái bảo hiểm Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một tổ chức bảo hi ểm chuyển cho m ột t ổ chức bảo hiểm khác một phần rủi ro mà anh ta đã ch ấp nh ận đ ảm b ảo trên c ơ s ở nhượng lại cho người đó một phần phí bảo hiểm. Hay nói m ột cách chung và d ễ hi ểu nhất là: “tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho nhà bảo hiểm” Hợp đồng bảo hiểm giữa người được bảo hiểm với người bảo hiểm trực ti ếp được gọi là hợp đồng bảo hiểm gốc. Hợp đồng bảo hi ểm gi ữa người b ảo hi ểm chuyển nhượng dịch vụ bảo hiểm với những người bảo hiểm khác gọi là h ợp đ ồng tái bảo hiểm. Người bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm gốc trở thành ng ười nh ượng tái bảo hiểm, người bảo hiểm nhận lại một phần rủi ro c ủa người nh ượng tái b ảo hi ểm gọi là người nhận tái bảo hiểm. Người nhận tái bảo hi ểm có th ể là m ột doanh nghi ệp bảo hiểm được phép kinh doanh cả bảo hiểm gốc lẫn tái bảo hi ểm ho ặc là doanh ngiệp chuyên kinh doanh tái bảo hiểm. Sau khi nhận tái bảo hi ểm, ng ười nh ận tái có thể nhượng tái bảo hiểm cho những người nhận tái bảo hi ểm khác, ho ạt đ ộng nh ượng tái có thể tiếp tục nhiều lần (Retrocession) với s ự liên kết c ủa các doanh nghi ệp b ảo hiểm trên phạm vi quốc tế. Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – Vinare là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tái bảo hiểm. Mối quan hệ trong tái bảo hiểm thể hiện trong sơ đồ 2.3. Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ trong tái bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm Người được bảo Người bảo hiểm gốc A hiểm (người nhượng tái bảo hiểm) Hợp đồng tái bảo hiểm Người bảo hiểm B (Người nhận tái bảo hiểm) Hợp đồng tái bảo hiểm Người bảo hiểm C (Người nhận chuyển nhượng tái bảo hiểm) Ví dụ: Tổ chức bảo hiểm X trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các h ợp đ ồng g ốc với số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm gốc và thiệt hại phải bồi thường như sau: Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm gốc Hợp đồng gốc Thiệt hại (USD) (USD) (USD) 1 10.000.000 15.000 8.000.000 2 7.000.000 10.500 - 3 8.000.000 12.000 4.000.000 19
  20. Phân chia trách nhiệm s ố ti ền bảo hi ểm, phân chia phí b ảo hi ểm và s ố ti ền b ồi thường sẽ tuân theo các tỷ lệ 35% và 65% đã tho ả thu ận trong h ợp đ ồng tái b ảo hiểm. Yêu cầu: Phân chia trách nhiệm về số tiền bảo hiểm, phí b ảo hi ểm và s ố ti ền bồi thường giữa người nhượng tái và người nhận tái trong trường hợp trên. Về phương diện pháp lý, trong tái bảo hiểm, người đ ược bảo hi ểm ch ỉ c ần bi ết nhà bảo hiểm gốc ban đầu và là người duy nhất ch ịu trách nhi ệm đ ảm b ảo r ủi ro c ủa mình chứ người được bảo hiểm không cần biết đến người nhận tái bảo hiểm. Trong thời kỳ đầu, các hợp đồng tái bảo hiểm thường ký kết d ưới dạng tạm th ời (facultative) cho từng dịch vụ đơn lẻ. Sau này, bên c ạnh h ợp đ ồng tái b ảo hi ểm t ự nguyện xuất hiện hợp đồng tái bảo hiểm mở (open cover) và rất ph ổ bi ến là h ợp đ ồng tái bảo hiểm cố định (treaty). Với nhiều phương pháp tái bảo hi ểm, nhi ều d ạng h ợp đồng tái bảo hiểm, hoạt động tái bảo hiểm tạo nên s ự gắn k ết và ph ụ thu ộc l ẫn nhau giữa các thị trường bảo hiểm các quốc gia trên th ế gi ới và ph ạm vi chuy ển giao r ủi ro đã trở thành không biên giới cho mục tiêu phân chia rủi ro c ủa doanh nghi ệp bảo hi ểm. Việc sử dụng đồng bảo hiểm hay tái bảo hiểm là tuỳ thuộc ph ần l ớn vào các đ ặc tính của rủi ro, đối tượng bảo hiểm và không ít các trường h ợp k ết h ợp c ả đ ồng b ảo hiểm , tái bảo hiểm , đồng- tái bảo hiểm sẽ là phương án t ối ưu cho vi ệc chuy ển giao rủi ro. Sơ đồ 2.4 minh hoạ khái quát sự kết hợp đó : Sơ đồ 2.4: sự kết hợp trong đồng – tái b ảo hi ểm Rủi ro được bảo hiểm (người được bảo hiểm) Đồng bảo hiểm Người bảo hiểm A Người bảo hiểm B Đồng tái Tái bảo bảo hiểm hiểm Người bảo hiểm C (Người nhận tái bảo hiểm) Người bảo hiểm D Người bảo hiểm E (Người nhận tái bảo (Người nhận tái bảo hiểm) hiểm) Có một nghịch lý là: nghề bảo hiểm bán sự an toàn và vì thế lại tiềm ẩn không ít rủi ro nguy hiểm. Các phương pháp phân chia, phân tán rủi ro là sự cụ thể hóa phương châm "không để mọi quả trứng vào trong một giỏ" mà người bảo hiểm cần phải sử dụng để giảm thiểu hậu quả bất lợi của những rủi ro đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, mỗi loại hình bảo hiểm thương m ại sẽ có thêm các nguyên tắc khác phù hợp với đặc điểm của từng loại. Ví d ụ trong b ảo hi ểm tài s ản có nguyên tắc bồi thường nhưng trong bảo hiểm con người lại có nguyên tắc khoán. 20
nguon tai.lieu . vn