Xem mẫu

  1. PHẦN THỨ NHẤT THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
  2. Chương I CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG Nội dung: I. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng II. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
  3. I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học a) Nội dung vấn đề cơ bản của triết học ♦ Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại (giữa tinh thần với tự nhiên, giữa ý thức với vật chất). ♦ Vấn đề này có hai mặt:  Mặt thứ nhất (còn gọi là mặt bản thể luận): Tư duy có trước tồn tại hay tồn tại có trước tư duy (ý thức có trước vật chất hay vật chất có trước ý thức)  Mặt thứ hai (còn gọi là mặt nhận thức luận): Tư duy có nhận thức được tồn tại? (con người có nhận thức được thế giới không?)
  4. Hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học      Mặt bản thể luận   TƯ DUY   TỒN TẠ I          Mặt nhận thức luận    
  5. b. Các trào lưu triết học đối lập nhau (trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học): - Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm - Thuyết nhất nguyên, thuyết nhị nguyên, thuyết đa nguyên - Thuyết khả tri và thuyết bất khả tri
  6.  Chủ nghĩa duy vật (Materialism) là trào lưu triết học cho rằng vật chất (tồn tại, tự nhiên) có trước, sinh ra và quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy vật có 3 hình thức lịch sử:  CNDV cổ đại.  CNDV cận đại (thế kỷ XVII-XVIII).  CNDV hiện đại (CNDV Mác-Lênin) là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
  7.  Chủ nghĩa duy tâm (Idealism) là trào lưu triết học cho rằng tinh thần (tư duy, ý thức) có trước sinh ra và quyết định tự nhiên (tồn tại, vật chất). CNDT KHÁCH QUAN CNDT CHỦ QUAN Một lực lượng siêu tự Cảm giác, ý thức nhiên (ý niệm, linh có trước và quyết định hồn vũ trụ, Thượng tất cả. Sự vật, hiện đế...) có trước, sáng tượng không tồn tại tạo ra và quyết định độc lập với cảm giác, thế giới. tư duy  
  8. 2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – hình thức phát triển cao nhất của CNDV Chủ nghĩa duy vật ra đời từ thời cổ đại trong các nền triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. Tuy nhiên CNDV cổ đại có tính trực quan. Trong thời kỳ Trung cổ, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị. Trong thời cận đại, nhờ sự phát triển của khoa học thực nghiệm và cơ học, cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, CNDV được khôi phục và phát triển, nhưng do những hạn chế của khoa học nên CNDV cận đại mang tính siêu hình, máy móc.
  9. Trên cơ sở kế thừa và khắc phục những hạn chế của các hình thức chủ nghĩa duy vật trước đó, dựa trên những thành tựu mới của khoa học, C. Mác và Ph. Ăngghen đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng.
  10. Trên cơ sở giải quyết đúng đắn hai mặt vấn đề cơ bản của triết học, khẳng định vật chất quyết định ý thức và khả năng nhận thức của con người, vai trò to lớn của ý thức trong sự tác động trở lại vật chất, CNDVBC nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến, những quy luật vận động phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
  11. CNDVBC được vận dụng trong lĩnh vực xã hội, vạch ra vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, những quy luật phát triển chung nhất của xã hội (Chủ nghĩa duy vật lịch sử). CNDVBC là CNDV triệt để Tóm lại, CNDVBC là hình thức phát triển cao nhất của CNDV.
  12. II. QUAN ĐiỂM DVBC VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1. Vật chất a) Phạm trù vật chất b) Phương thức và các hình thức tồn tại của vật chất c) Tính thống nhất của thế giới
  13. a) Phạm trù vật chất  Các quan điểm trước Mác:  Chủ nghĩa duy vật cổ đại: đi tìm một thực thể vật chất bất biến làm cơ sở của toàn bộ thế giới vật chất. Họ đồng nhất vật chất với những dạng tồn tại cụ thể của vật chất. - Talet ở Hy Lạp cổ đại coi nước là bản nguyên của vũ trụ - Anaximen: không khí - Hêraclit: lửa - Triết học Ấn Độ, VC gồm 4 yếu tố: đất, nước, lửa, gió
  14. Đỉnh cao trong sự phát triển quan điểm duy vật về vật chất thời cổ đại là thuyết nguyên tử của Lơxip, Đêmôcrit.  Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII: Dựa trên những thành tựu khoa học thực nghiệm, các nhà triết học duy vật khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới. Tuy nhiên do những hạn chế trong sự phát triển của khoa học lúc bấy giờ, các nhà duy vật đồng nhất vật chất với nguyên tử và khối lượng.
  15.  Những bế tắc trong quan điểm trước Mác về vật chất Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một loạt phát minh khoa học làm cho các quan điểm duy vật siêu hình rơi vào khủng hoảng: - Phát minh ra hiện tượng phóng xạ của uranium do các nhà bác học Pháp Beccơren (Antoine  Henri  Becquerel),  và ông bà Pie Quyri (Piere Curie) và Mari Quyri (Marie Curie). - Phát hiện điện tử của nhà vật lý học Anh Tomxơm (Sir Joseph Thomson) - Phát hiện sự thay đổi khối lượng điện tử của nhà bác học Đức Kaufman. - Thuyết tương đối của Albert Eisntein (1905).
  16. Các phát minh này gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học. Một số các nhà vật lý học giải thích một cách duy tâm các hiện tượng vật lý: vật chất đang tiêu tan. Các nhà triết học duy tâm chủ quan lợi dụng tấn công phủ nhận vật chất và chủ nghĩa duy vật. Tình hình đó đòi hỏi Lênin phải đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật.
  17.  Quan điểm duy vật biện chứng về vật chất  Định nghĩa vật chất của Lênin: Kế thừa tư tưởng của Mác và Ăngghen, đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lênin đưa ra định nghĩa về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. (V.I. Lênin, Toàn tập,
  18.     Phân tích định nghĩa:     - Vật chất là một phạm trù triết học: nghĩa là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất. Vật chất là khái niệm trừu tượng dùng để chỉ đặc điểm chung của tất cả các dạng tồn tại cụ thể trong vũ trụ, nhưng không đồng nhất với bất cứ một dạng cụ thể nào. - Vật chất là thực tại khách quan: vật chất là tất cả những gì tồn tại thực sự, ở bên ngoài, không lệ thuộc cảm giác. Thực tại khách quan là đặc điểm phân biệt vật chất với ý thức.
  19. - Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác: Vật chất không phải là cái gì hư vô, huyền bí, mà trái lại nó tồn tại dưới những dạng cụ thể, khi tác động vào giác quan thì gây ra cảm giác, được cảm giác phản ánh. Cảm giác, ý thức chỉ là phản ánh của vật chất
  20.  Ý nghĩa của định nghĩa: - Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật - Bác bỏ các quan điểm duy tâm khách quan và chủ quan về vật chất - Khắc phục những hạn chế của quan điểm duy vật siêu hình - Có thể vận dụng trong đời sống xã hội để phân biệt vật chất với tinh thần. - Giải quyết được cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học lúc bấy giờ; định hướng cho khoa học đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất.
nguon tai.lieu . vn