Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 CHUỖI CUNG ỨNG VÀ SỰ HỢP TÁC CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG CHUỖI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐÁ MỸ NGHỆ TẠI LÀNG NGHỀ NON NƯỚC ĐÀ NẴNG SUPPLY CHAIN AND THE COOPERATION OF STAKEHOLDERS IN STONE PRODUCTS CHAIN FOR ARTS IN THE VILLAGE NON NUOC NCS. ThS. Phùng Văn Thành, TS. Nguyễn Thị Bích Thủy Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nonnuocthanh@gmail.com, thuyntb@due.edu.vn TÓM TẮT Nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ đang từng bước mở rộng và phát triển trên thế giới, đóng góp ý nghĩa vào cả đối với phát triển kinh tế và văn hóa cho cộng đồng các địa phương.Với dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thông qua phỏng chuyên gia, bài viết đã mô tả được chuỗi cung ứng hiện nay, đặc điểm các bên liên quan tham gia trong chuỗi cũng như sự hợp tác giữa họ đối với mặt hàng đá mỹ nghệ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho nghề thủ công truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước. Từ khóa: Chuỗi cung ứng,Quản trị chuỗi cung ứng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Non nước, nghệ nhân, hợp tác ABSTRACT Handicraft production is an expanding global industry partly, contributing to the significance both for economic and cultural development for the local community. With secondary data and primary data through expert interviews, the article describes the current supply chain, the characteristics of the stakeholders involved in the chain as well as the cooperation between them for stone carving items, on that basis, to propose measures to improve competitiveness for traditional crafts Non Nuoc stone carving. Key Words: supply chain, supply chain Management, handicraft products, Non Nuoc, artisans, cooperation 1. Giới thiệu Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, về phía đông nam thành phố Đà Nẵng, trên trục đường nối giữa hai di sản văn hóa thế giới là di tích cố đô Huế và phố cổ Hội An. Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ ở đây đã được hình thành hơn 400 năm, do các nghệ nhân có nguồn gốc quê Thanh Hóa - Nghệ An có công mở đất, khai thôn, lập ấp và sinh sống ở đây. Trong quá trình mưu sinh, các vị tổ nghề đá và những người dân nơi đây đã lấy đá núi đục đẽo thành vật dụng thô sơ phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày gồm những hòn bi đá buộc để neo tàu thuyền, cối giã gạo, cối xay bột, điêu khắc bia mộ, chế tác tượng tứ linh, trang trí chùa chiền, miếu mạo, lăng tẩm, cung đình.... và phát triển cho đến hôm nay. Sản phẩm điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước ngày nay không chỉ có mặt ở nhiều nơi trong nước mà đã vươn mình xuất khẩu khắp nơi trên thế giới đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho quận Ngũ Hành Sơn và thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó thì vẫn còn những tiềm ẩn khó khăn, nhiều bất ổn như: nguồn nguyên liệu không ổn định, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đồng nhất, sự thiếu hụt lao động có chuyên môn tay nghề giỏi, sản phẩm ít đa dạng, cơ cấu như yếu kém trong sản xuất, hệ thống hỗ trợ ngành chưa hiệu quả, không có nhiều tiến bộ trong đổi mới sản phẩm hay quy mô sản phẩm còn hạn hẹp. Chuỗi cung ứng sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước chủ yếu bắt đầu từ các nhà cung cấp đầu vào của khu vực cung ứng nguyên liệuđến khu vực sản xuất trong làng nghề, đến các bên liên quan như kinh doanh, vận chuyển và phân phối và đến người sử dụng cuối cùng (khách du lịch, các cá nhân, tổ chức sử dụng sản phẩm). Việc tạo lập và quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm thủ công mỹ nghệ đá Non Nước hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích cho các bên liên quan (nhà 122
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG cung ứng và người làng nghề) để cung cấp sản phẩmm và thông tin nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ đồng thời góp phần thúc đẩy Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong tương lai. Nghiên cứu này thưc hiện phân tích chuỗi cung ứng đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ Làng nghề truyền thống đá Non Nước, hiểu rõ tất cả các bên tham gia trong mỗi mắt xích trong chuỗi, khả năng tạo ra giá trị và những lợi ích và rào cản đối với sự hợp tác trong chuỗi để từ đó cung cấp thông tin thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững hơn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ Non Nước. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng Theo Thomas Friedman (2005),chuỗi cung ứng là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế chuyển đổi, marketing đến bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường (Stock và Elleam, 1998). Theo các tác giả này thì chuỗi cung ứng không chỉ là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà là mối quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau.Chuỗi cung ứng được hiểu là một chuỗi các sản phẩm dịch vụ được liên kết chặt chẽ với nhau. Theo Harland(2001), chuỗi cung ứng là một chuỗi quản lý chiến lược của một tập hợp các công ty liên mạng. Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, nó không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Chopra Sunil và Pter Meindl, 2001). Việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một công ty và giữa các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng. 2.1.2. Liên kết trong chuỗi cung ứng Theo Ketchen và Hult (2007), Bhagwat và Sharma (2007), trong việc hợp tác giữa các bên liên quan của chuỗi cung ứng có nhiều đặc điểm như: sự hợp tác cần dựa trên mạng lưới quan hệ với sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên từ nhà cung cấp, doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất đến nhà phân phối và khách hàng. Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng còn phụ thuộc vào hiệu suất vận hành doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng như xác định hệ số cân bằng dựa trên tiêu chí lợi nhuận mà các doanh nghiệp đặt ra,nó sẻ giúp doanh nghiệp xác định đâu là yếu tố mất cân bằng, yếu tố nào tác động nhiều nhất đến hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp, từ đó tập trung vào các hoạt động tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội cho các doanh nghiệp. Các yếu tố như mạng lưới quan hệ và hiệu suất vận hành của doanh nghiệp là nền tảng lý luận để phân tích đánh giá về quản trị tính rủi ro của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Đó cũng là công cụ để nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ ở thị trường các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc liên kết của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng đưa lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi. Theo Lewis (1990); Lamming (1993); Hines (1994);Gattorna và Walters (1996); Christopher (1998); Gunasekaran và ctg (2001), sự hợp tác trong chuỗi cung ứng như một chìa khóa quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Mức độ hợp tác quan trọng nhất thường ở mức 123
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 độ tiếp cận cụ thể là chiến lược, chiến thuật, hoạt động, là khá cần thiết, chứ ít khi chọn hoặc quyết định hợp tác trên tất cả các hoạt động (Stevens, 1989; Chopra và Meindl, 2001; Fawcett và Magnan, 2002). Sự kết hợp của ba yếu tố (chiến lược, chiến thuật, hoạt động) này với cường độ của sự hợp tác. Thêm chiều sâu (từ hoạt động chiến thuật và chiến lược), chiều rộng (từ đơn giản cung cấp chuỗi các hoạt động phức tạp hơn như mới phát triển sản phẩm) và số lượng các thực thể (hai hay nhiều thực thể, ngược lại) mạnh mẽ hơn trong sự hợp tác là sự thay đổi lớn để tăng sức cạnh tranh cho chính doanh nghiệp của mình. Nhiều nghiên cứu đã xác định những lợi ích phát sinh từ sự hợp tácliên quan đến các hoạt động giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng (Lewis, 1990; Ellram, 1995; Parker, 2000; Horvath, 2001; McLaren & ctg, 2002;. Simatupang và Sridharan, 2004). Nhờ vào liên kết các hoạt động trên chuỗi cung ứng có thể đưa lại những lợi ích hợp tác cụ thể như bảng 1 sau đây: Bảng 1: Những lợi ích hợp tác khi kết nối các hoạt động của chuỗi cung ứng Mặc dù có những lợi ích đã được xác định bởi sự hợp tác giữa các công ty, hợp tác có thể không thích hợp cho tất cả các mối quan hệ kinh doanh (Krause, 1999). Trong thực tế, ngoài những lợi ích, rủi ro cũng xảy ra khi tham gia vào hợp tác. Một trong những rủi ro rõ ràng nhất trong hợp tác là nguy cơ thất bại (Dwyer và ctg, 1987). Nguy cơ thất bại bao gồm sự mất mát của các khoản đầu tư đáng kể trong tiền bạc, thời gian và trì hoãn hoặc từ bỏ các kế hoạch kinh doanh, trong trường hợp hợp tác là không thành công. Ngoài ra, nguy cơ phơi bày những bí mật và bí quyết với cạnh tranh. Thật vậy, những người cộng tác tiềm năng tại một số thời điểm nào đó có thể trở thành đối tác của đối thủ cạnh tranh khác. Một nguy cơ quan trọng khác là tiềm năng tăng sự phụ thuộc của một công ty vào công ty khác. Vấn đề phụ thuộc là một trong những vấn đề phức tạp hơn trong mối quan hệ kinh doanh. Nó phát sinh trong một số trường hợp ở đó một công ty phụ thuộc nhiều hay ít vào một công ty khác qua một số quá trình. Trong thực tế, nhiều tác giả (Spekman và Salmond, 1992; Adams và Goldsmith, 1999) đã cho rằng trong quá trình mua sắm ví dụ, càng có nhiều người mua thực hiện mua 124
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG sắm từ một nhà cung cấp, nhiều khả năng người mua sẽ có thể ảnh hưởng đến các nhà cung cấp. Trong hầu hết các tài liệu nghiên cứu, sự phụ thuộc đã được xem như là một rủi ro, trong đó đặc biệt cao đối với các công ty nhỏ hợp tác với những người lớn, đặc biệt là khi kết hợp với yếu tố quyền lực. Hơn nữa, nguy cơ cố hữu liên quan đến sự phối hợp là nguy cơ gia tăng sự phức tạp hoạt động. Do đó, các bên liên quan cần phải xác định các hoạt động cụ thể khi mà họ sẽ cộng tác, vì không phải tất cả các hoạt động đều hợp tác được với nhau (Sahay, 2003). Khi chọn các hoạt động nào có thể hợp tác hỗ trợ được với nhau thì các bên cần nỗi lực cộng tác để đạt được các lợi ích. Sự hài hòa lợi ích của nhau cũng là một hạn chế cho các bên khi tham gia hợp tác, những bí mật và bí quyết của các bên đôi khi ít được chia sẽ cho nhau khi hợp tác nên dẫn đến chất lượng hợp tác sẽ không cao. 2.1.3. Chuỗi cung ứng thủ công mỹ nghệ toàn cầu Theo Mô hình chuỗi cung ứng thủ công mỹ nghệ toàn cầu (Zhang Yuhua, 2014). Ngành sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ có xuất xứ từ thời Trung cổ là một ngành đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật đặc biệt với những sản phẩm thủ công thuộc ngành công nghiệp sáng tạo, 5 sản phẩm đặc trưng trong đó bao gồm quần áo và phụ kiện, trang trí, đồ gia dụng, quà tặng, đồ chơi và văn phòng phẩm. Ngày nay, lĩnh vực Thủ công đã trải dài từ thủ công mỹ nghệ được làm bằng tay đến cả những sản phẩm yêu cầu các công đoạn sản xuất công phu trong nhà máy. Do đó, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thể được phân chia giữa hàng thủ công làm bằng tay và hàng thủ công nghiệp (Fillis, 2008). Từ góc độ thị trường, dựa vào cách sử dụng, các ngành thủ công mỹ nghệ có thể được nhóm lại thành bốn loại - đồ chức năng, nghệ thuật truyền thống, hàng thiết kế và đồ lưu niệm. Mỗi thể loại có phân khúc giá trị của nó và kênh phân phối chính của nó. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ với nhiều yêu cầu về tính sáng tạo, nghệ thuật cao với giá trị mang tính hữu hình và vô hình đem lại nhiều giá trị cho Làng nghề mang lại thu nhập cho người sản xuất thông qua việc khai thác các tài sản văn hóa và sản xuất hàng hoá dựa trên tri thức và dịch vụ (cả truyền thống và hiện đại) (UNIDO 2006). Với chuỗi cung ứng thủ công mỹ nghệ như hình dưới đây cho thấy để tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ việc đầu tiên là nguồn nguyên liệu đầu vào như thế nào, cần nguồn liệu độc đáo kết hợp với nguồn lực con người có tính sáng tạo, kỹ năng truyền thống và năng lực đổi mới và công nghệ,... Những yếu tố này cùng với nguyên liệu địa phương là đầu vào cho quá trình sản xuất thủ công mỹ nghệ. Trong giai đoạn tiếp theo, nguyên vật liệu đi qua một loạt các thủ tục, như đúc, cắt, sơn, phương pháp điều trị bảo tồn, ghi nhãn và đóng gói; sau đó có loạt công đoạn để hình thành nên sản phẩm thủ công và qua nhiều mắt xích quan trong nữa mới đến tay người tiêu dùng Nhìn vào sơ đồ chuỗi cung ứng thủ công mỹ nghệ toàn cầu (Author, based on UNIDO (2006) ta có thể đánh giá các quy trình của chuỗi cung ứng này như sau:  Đầu vào của sản xuất thủ công mỹ nghệ: Các yếu tố đầu vào được cụ thể hóa đối với chuỗi thủ công mỹ nghệ thường thấy hiện nay là: gỗ, đất sét, đá, sợi tự nhiên, ngũ cốc, trái cây, rau, hoa, giấy, da, dệt may, thủy tinh, sừng, vỏ sò, loại khác Trong đó:  Nhà cung cấp nguyên liệu: đây thường là nguồn nguyên liệu thô được cung cấp bởi nhà cung cấp nguyên liệu tại nước sở tại hoặc được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới.  Nguồn nhân lực hay vấn đề nguồn lực con người: đây là nguồn lực lớn nhất trong bất kỳ khâu nào của chuỗi cung ứng, quyết định giá trị cũng như nâng cao chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành thủ công mỹ nghệ. Những nghệ nhân, người sáng tạo ra sản phẩm thủ công đóng vai trò quan trọng 125
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Nguồn: Author, based on UNIDO (2006). APEC Policy Support Unit - May 2014 - Công nghệ: bên cạnh yếu tố quan trọng con người thì thiết bị công nghệ kèm theo để phục vụ cho quá trình tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng rất quan trọng.  Nhà sản xuất/nghệ nhân - Các thành phần của thủ công mỹ nghệ để hình thành nên một sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung. Nghệ nhân , người trực tiếp sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên thủ công mỹ nghệ.  Công đoạn sản xuất/Đại lý sản xuất - Nhà máy sản xuất/xưởng sản xuất: nơi sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ - Nhà quản lý sản xuất: quản lý tại làng nghề, trong quá trình sản xuất thủ công mỹ nghệ - Đại điện các đại lý, thương gia, các tổ chức phi chính phủ: sản phẩm sau khi sản xuất sẻ được trưng bày và được các đại lý, thương gia trong ngành kết hợp với các nhà phân phối để tiêu thụ sản phẩm Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác.  Nhà phân phối/tiếp thị, maketing: gồm nhà bán lẻ; cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm: có trách nhiệm tìm kiếm đại lí, cung cấp hàng hóa, quảng bá hình ảnh sản phẩm đến với người tiêu dùng, giữ gìn hình ảnh của mặt hàng của cơ sở sản xuất kinh doanh, bảo hành sản phẩm khi bị hư hỏng tại trung tâm bảo hành. Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết. Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm.  Người tiêu dùng: là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng. 126
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Kết luận: Chuỗi cung ứng trên bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được chia ra thành nhiều loại. Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn định theo thời gian. Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp được tìm kiếm từ số liệu thống kê thông qua các nguồn từ số liệu thu thập được từ Sở Công thương thành phố Đà Nẵng, Ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, phòng Kinh tế quận Ngũ Hành Sơn, Hội làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.Những dữ liệu thứ cấp bao gồm dữ liệu về: quy mô sản xuất của các cơ sở, nguồn vốn, nguồn nguyên liệu đầu vào, nguồn nhân lực cho sản xuất, dịch vụ kèm theo như vận tải phân phối, công tác truyền thông, quảng cáo và cuối cùng là khách hàng. Phân tích những dữ liệu thứ cấp đó cho chúng ta kết quả về quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở tại làng nghề, quá trình đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất, chi phí cho việc tạo ra một sản phẩm và đến tay người tiêu dùng. Dữ liệu sơ cấp có được từ nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên gia: . mẫu nghiên cứu là 7chuyên gia tại làng nghề gồm nghệ nhân lâu năm uy tín ở làng nghề, các chuyên gia quản lý du lịch và địa phương. Mục tiêu nghiên cứu là dựa vào thực tế, vận dụng hệ thống lý luận quản trị chuỗi cung ứng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng tại Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Những tác nhân tham gia chuỗi cung ứng đối với sản phẩm đá mỹ nghệ Non nước Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước với sự tham gia của nhiều thành phần, nhiều mắt xích như doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp sản xuất tại làng nghề, các doanh nghiệp, cơ sở thu mua để kinh doanh, các công ty vận chuyển hàng hóa trong tại làng nghề, khách hàng tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ Non Nước.Cụ thể là - Khu vực cung cấp nguyên liệu đầu vào.Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào: trong khu vực này có nhiều mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng cụ thể như: nhà sản xuất và khai thác nguyên liệu; nhà nhập khẩu nguyên liệu. + Nhà sản xuất và khai thác nguyên liệu nội địa: Vì đây là đầu vào cho các khâu khác nên cũng rất quan trọng trong chuỗi cung ứng thủ công mỹ nghệ. Nguồn nguyên liệu đá trước kia thường được khai thác tại chỗ - núi đá Ngũ Hành Sơn, chủ yếu là đá cẩm thạch, có nhiều màu sắc, hoa văn đẹp như màu đỏ, đen, trắng, kết cấu mịn, mềm, dễ đục. Từ năm 1990, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ra quyết định không cho phép khai thác đá ở Ngũ Hành Sơn nữa, thợ làng nghề phải nhập đá từ các nơi khác về chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc.Các nhóm nguyên liệu gồm: đá trắng (Nghệ An), đá vân gỗ, đá hường, đá đỏ hoa, đá firo (Hà Nội – Hà Tây cũ), đá cẩm đen ở Ninh Bình, đá sa thạch ở Quảng Nam + Nhà nhập khẩu nguyên liệu: nguyên liệu ngoại nhập khẩu ở nước ngoài chủ yếu là Pakistan để chế tác các sản phẩm cao cấp. + Nhà kinh doanh nguyên liệu: thu mua nguyên liệu từ các nhà sản xuất, khai thác nguyên liệu tại các mỏ đá trong và ngoài nước, tham gia quyết định khâu xử lý và bán nguyên liệu đã được khai thác, chọn lọc. 127
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 - Nhà vận chuyển nguyên liệu từ nguồn khai thác và các nhà kinh doanh nguyên liệu: đây là khu vực trung gian và là mắt xích phụ vận chuyểnnguyên liệu thô hoặc đã qua sàn lọc sơ bộ đến Làng nghề. - Khu vực làng nghề: hình thành nhiều mắt xích cụ thể như sau: nhà kinh doanh nguyên liệu, nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và ở đây là các cơ sở sản xuất tại làng nghề, hộ gia đình. Và sau đó là các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ đá Non Nước + Nhà kinh doanh nguyên liệu tại Làng nghề: đây là những nhà chuyên kinh doanh các nguồn nguyên liệu được mua từ các nhà sản xuất, kinh doanh và vận chuyển tại khu vực cung cấp nguyên liệu. + Nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại làng nghề: các nhà sản xuất thường là các hộ gia đình tại làng nghề, đây là lực lượng lao động chính trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Ngành điêu khắc, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước phát triển ở mức độ cao với sự xuất hiện của nhiều cơ sở đầu tư trang thiết bị tiên tiến, công nghệ mới trong sản xuất.Công cụ sản xuất bằng máy cơ giới như máy cơ khí hiện đại, máy cắt, máy cầm tay, tời kéo tự động, máy cắt của tời kéo, palăng, máy cắt, máy tiện, khoan cầm tay. Máy móc thay thế hoạt động thủ công ngày càng nhiều. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm. + Doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh tại làng nghề: sản phẩm đá mỹ nghệ sau khi được chế tác hoàn thiện được các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thu mua theo đơn đặt hàng và được bày bán tại các nơi trưng bày quanh các tuyến đường: Trường Sa, Huyền Trân Công Chúa,..Sản phẩm ở đây được bày bán cho nhiều loại khách hàng như khách du lịch tham quan, các cá nhân có nhu cầu, các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và còn xuất khẩu đến các nước trên thế giới - Doanh nghiệp nhà bán lẻ nội địa ngoài làng nghề: đây cũng là một mắt xích quan trọng: các doanh nghiệp này thường xuyên có nguồn cung cấp các mặt hàng chất lượng tại khu vực làng nghề. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thể được doanh nghiệp, nhà bán lẻ nội địa (ngoài làng nghề) mua lại và bán ra thị trường đến tay người tiêu dùng là cá nhân, tổ chức và xuất khẩu cho những đối tác ở nước ngoài.Vì vậy sản phẩm đá mỹ nghệ tại Làng nghề được trưng bày và có mặt ở nhiều nơi trong nước. - Các công ty vận chuyển và các hãng vận tải quốc tế: để sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì việc kết hợp với các công ty vận chuyển; các hãng vận tải quốc tế là rất quan trọng. Công tác này sẻ tạo niềm tin và an tâm cho khách hàng khi sản phẩm được bảo vệ và đưa đến tận tay người tiêu dùng. - Khách hàng: Ở làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thì khách hàng rất đa dạng từ khách du lịch tham quan, các cá nhân có nhu cầu trong và ngoài nước, các công ty đơn vị nước ngoài nhập khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Chuỗi cung ứng hiện nay của ngành thủ công mỹ nghệ đá Non Nước Gồm nhiều khu vực quan trọng như khu vực cung cấp nguồn nguyên liệu cho làng nghề, đây là đầu vào của quá trình sản xuất, chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Nguồn cung cấp nguyên liệu hiện nay chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Thanh Hóa..và phải qua nhiều mắt xích chính và trung gian trước khi đến tay nhà sản xuất. Khu vực sản xuất với nhiều mắt xích: cung cấp nguồn nguyên liệu ngay tại làng nghề bởi các doanh nghiệp, cơ sở chuyên kinh doanh đá nguyên liệu từ các tỉnh phái Bắc, nguồn đá nhập khẩu từ nước ngoài. Tại làng nghề với công đoạn thao tác, chế tác sáng tạo và sản xuất từ thủ công cho đến sản 128
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG xuất dạng công nghiệp với máy móc thiết bị hiện đại được áp dụng để tăng năng suất lao động cho từng cơ sở sản xuất. 3.2. Những khó khăn trong hoạt động của chuỗi cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước Những khó khăn ngày càng gia tăng trong các mắt xích như trong hoạt động của các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng. Thực tế hiện nay có nhiều rào cản giữa khu vực cung cấp nguyên liệu và khu vực làng nghề. Những khó khăn đó tập trung vào những vấn đề then chốt sau đây: Nguồn nguyên liệu& nhà cung ứng: Thực tế cho thấy nguyên liệu cho sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước. Nguồn nguyên liệu đá đã trở thành mối quan tâm lớn của các cơ sở sản xuất tại Làng nghề. Nguồn nguyên liệu chính được nhập về từ các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Thanh Hóa. Trong những năm qua nguồn nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề phụ thuộc nhiều vào khả năng cung ứng từ nhiều nhà cung cấp do đó còn thiếu tính ổn định lâu dài. Mặt khác, giữa khu vực làng nghề và khu vực cung cấp nguyên liệu có nhiều khâu trung gian nên dẫn đến giá thành nguyên liệu đến tay nhà sản xuất rất cao ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của làng nghề. Khi thảo luận với các chuyên gia và đặc biệt là chủ doanh nghiệp kinh doanh nguồn nguyên liệu tại làng nghề, một chủ cơ sở đá cho rằng nguồn nghiên liệu đá phục vụ cho làng nghề gặp nhiều khó khăn như: giá cước tăng quá cao (có lúc tăng đến 50% ) so với trước đây (từ năm 2014 trở về trước). Sở dĩ giá cước tăng cao là do có sự độc quyền bến bãi. Chỉ những loại xe ký kết hợp đồng với mỏ đá mới được phép chuyên chở đá vào Làng nghề Non Nước, những loại xe khác hầu như không được phép chở. Chính vì vậy giá cước tăng do hãng xe độc quyền định giá, chủ cơ sở không được tự ý thuê xe khác vận chuyển. Do đó đá nguyên liệu khi về đến Làng nghề đã tăng chóng mặt làm ảnh hưởng đến đầu vào của sản xuất do đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm làng nghề.Ngoài ra chi phí đầu vào tăng còn liên quan đến lãi suất ngân hàng cao, nhiều thủ tục cho vay còn phức tạp nên nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất tại làng nghề sản xuất còn nghe ngóng, cầm chừng không dám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. Điều này là một lực cản rất lớn cho sự khai thác hết tiềm năng sản xuất, sáng tạo của làng nghề, làm giảm khả năng phát triển cho cả làng nghề Những hạn chế về nguồn lực lao động: Nguồn lao động hiện nay đã dần chuyển đổi nghề khác hoặc không mặn mà với nghề điêu khắc đá nữa, bởi nhiều lý do như: nghề điêu khắc đá rất vất vả xong chế độ đãi nghộ, bảo hộ lao động, các chính sách khác hầu như không có. Phần lớn nhiều thợ thủ công chuyển đi xin làm bảo vệ, công ty.. đã giảm đáng kể lực lượng lao động tại Làng nghề. Nếu vấn đề này tiếp diễn liên tục thì trong vài năm tới thì nguồn nhân lực cho làng nghề thiếu hụt trầm trọng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề. Khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm Theo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại Làng nghề thì thiết kế mẫu mã có vai trò rất lớn, chiếm tới 30-50% sự thành công của đơn hàng khi cho ra thị trường. Bên cạnh thiết kế mẫu mã sản phẩm là yếu tố hàng đầu khi chinh phục thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, cần phải kết hợp giữa ý tưởng độc đáo của nhà thiết kế với mong muốn về màu sắc, giá thành của người tiêu dùng. Thiết kế cần phải theo bộ sưu tập sản phẩm sẽ được nhân rộng hơn. Sản phẩm không chỉ nên đầu tư về màu sắc, chất lượng mà còn tạo nên những sản phẩm thân thiện với môi trường. Những hạn chế về đầu ra sản phẩm 129
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Sản phẩm là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay gặp khó khăn trong vấn đề đầu ra cho sản phẩm, nhiều sản phẩm cạnh tranh của Trung Quốc có mặt nhiều nơi tại Non Nước, giá cả lại rẻ, nhiều mẫu mã hấp dẫn và lạ mắt nên là một lực cản cho dòng sản phẩm của Làng nghề chỉ ưu tiên sản xuất sáng tác những loại sản phẩm có kích thước lớn, ít có sản phẩm nhỏ, gọn đồ lưu niệm nên hiện nay khoảng trống về hàng lưu niệm hiện nay tại Làng nghề đã cạnh tranh khốc liệt, hàng Trung Quốc chiếm thế thượng phong. Những hạn chế về nghiên cứu thị trường Do công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế nên nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Làng nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng đa dạng. Cụ thể như đặc điểm của thị trường Nhật Bản rất quan tâm đến sản phẩm từ kích thước, kiểu dáng phù hợp với khí hậu, đặc trưng văn hoá, tập quán sinh hoạt, độ tuổi, mức thu nhập của các đối tượng dân cư, yêu cầu thời trang, kết hợp với những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Do đó Làng nghề cần chủ động trong việc tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sáng tạo nên những sản phẩm phù hợp. - Chi phí vận chuyển, các loại giá cước cũng là một hạn chế cho Làng nghề Giá cước vận chuyển tăng liên tục cũng là rào cản cho sự phát triển bền vững tại Làng nghề. 3.3. Liên kết hợp tác giữa các bên liên quan của chuỗi cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước Mặc dầu nếu các bên liên quan trong chuỗi cung ứng thực hiện hợp tác các hoạt động khác nhau từ mua sắm, dự báo nhu cầu cho đến bán hàng và dịch vụ khách thì đưa lại nhiều lợi ích cho các bên trong hoạt động kinh doanh và do đó làm gia tăng hiệu quả hoạt động cho mỗi cá nhân trong chuỗi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay sự liên kết hợp tác giữa các bên liên quan trong chuỗi theo mô hình chuỗi cung ứng thủ công công mỹ nghệ toàn cầu từ nhà cung cấp đầu vào là nguyên liệu, nhân lực kỹ năng tay nghề, đến khu vực sản xuất tại địa phương và các nhà phân phối, vận chuyển, nhập khẩu là chưa được nhận thức đầy đủ và thực hiện đối với các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ tại Non Nước. Do đó, hiệu quả cuối cùng, lợi ích đem lại cho từng công đoạn, từng doanh nghiệp ở mỗi khâu chưa cao, không tạo ra được khả năng cạnh tranh. Hiện nay những hợp tác chỉ mới chủ yếu diễn ra ở khâu sản xuất như nhiều cơ sở có thể nhận và sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ có thế mạnh của cơ sở mình cho cơ sở khác hay doanh nghiệp khi cần. Phần lớn các cá nhân đơn lẻ tự lo liệu tất cả các hoạt động từ nguyên liệu, sản xuất, lực lượng lao động, bán sản phẩm đến quảng bá thương hiệu. Đây cũng là thực tế yếu nhất của làng nghề hiện nay bởi phần lớn các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất manh mún, sản xuất chủ yếu theo kiểu tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể, quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề lao động không đồng đều. Đặc biệt, các cơ sở vẫn chưa chú trọng đến phối hợp để có được chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình, do đó, có hiện tượng hàng không đảm bảo, mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong thời gian qua làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước hầu như không thay đổi về mô hình, vẫn chủ yếu là sản xuất kinh doanh theo dạng hộ, mô hình doanh nghiệp và hợp tác xã còn ít. Hoạt động sản xuất kinh doanh tự phát, các hộ làm nghề trong làng nghề chưa có sự gắn kết với nhau, với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Đó là nguyên nhân cơ bản khiến làng nghề vẫn manh mún, nhỏ lẻ, chưa thể phát triển mạnh, vì kinh doanh hộ khó tiếp cận với vốn vay, công nghệ, thị trường. Sự khó khăn trong tiếp cận vốn khiến quy mô sản xuất của các làng nghề khó có thể mở rộng, mang tính thời vụ, dẫn đến tình trạng phá giá, cạnh tranh không lành mạnh, làm cho làng nghề không thể bứt phá. Việc không tạo dựng được thương hiệu khiến năng lực tiếp cận các thị trường lớn, thị trường mới rất hạn chế, phần lớn sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều phải xuất qua khâu trung gian. Các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ ở làng nghề 130
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG vẫn sản xuất theo mẫu cũ, ít được cải tiến, sáng tạo mới. Kiến thức, khả năng quản lý điều hành cơ sở sản xuất của các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa được tiếp cận theo hướng tiên tiến. Lực lượng lao động qua đào tạo trong tại làng nghề còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông hoặc theo hình thức truyền nghề bởi công tác dạy nghề truyền thống chưa phát huy hiệu quả tại làng nghề, các mô hình đào tạo nghề đơn lẻ hạn chế về chất lượng và thiếu tính bền vững. Vấn đề đăng ký thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi phải có sự tham gia liên kết để chia sẻ chi phí nhưng chưa được quan tâm đầu tư. 4. Đề xuất các giải pháp 4.1. Đối với các hộ và doanh nghiệp Làng nghề - Vấn đề nguồn nghiên liệu: Để làng nghề phát triển ổn định bền vững thì vấn đề nguồn nguyên liệu rất quan trọng nó là một trong những đầu vào của sản xuất quyết định giá trị sản phẩm. Hiện nay giá nguyên liệu tang chóng mặt. Nguồn nguyên liệu chủ yếu từ Nghệ An, Thanh Hóa. Ở tại các mỏ đá này xuất hiện sự độc quyền thâu túng giá thong qua kênh tang phí vận chuyển. So với năm 2014 trở về trước thì giá nguyên liệu ổn định, nhưng từ năm 2015 đến nay thì các hang xe tại các mỏ đá đã liên kết tăng giá đá nguyên liệu lên thông qua tăng phí vận chuyển. Khách hàng mua đá không được tự ý chuyên chở cũng như thuê xe khác do đó rất khó khan. Vấn đề này về lâu dài sẻ ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra sản phẩm, làm giảm sự cạnh tranh của sản phẩm làng nghề do đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững cho Làng nghề.Cần phải có những tổ chức với đủ tư cách pháp nhân đứng ra để thực hiện việc ký kết hợp đồng khai thác và cung ứng đá nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu sản xuất ổn định của cả làng nghề. Cụ thể như khuyến khích thành lập nhiều mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp lớn là đầu tàu giải quyết các vấn đề khó của Làng nghề. Các tổ chức này sẽ có tiềm lực tài chính, khả năng quản trị và đặc biệt sẽ có tiếng nói lớn với nhà nước, ngân hàng để đảm bảo cho sự phát triển của cả Làng nghề. - Tăng cường liên kết trong làng nghề:Liên kết doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các cơ sở sản xuất và phát triển thương hiệu là yếu tố hết sức quan trọng để giúp Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đứng vững trong cuộc hội nhập toàn cầu này. Liên kết lẫn nhau sản xuất theo quy trình thống nhất từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra sẻ giảm thiểu chi phí, gia tăng giá trị sản phẩm tạo sức cạnh tranh cho làng nghề. Các cơ sở sản xuất liên kết sẻ tương tác giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để phát triển kinh tế, tạo dựng, tổ chức được làng nghề đoàn kết, tạo điều kiện cho các thành viên trong làng nghề phát triển kinh tế. Nhiều sản phẩm đẹp, được sáng tạo công phu nhưng do không có thương hiệu nên đã bỏ mất bản quyền của nghệ nhân. Vì vậy rất cần hợp tác giữa các doanh nghiệp làng nghề để xây dựng thương hiệu, bảo đảm và phát huy khả năng cạnh tranh của sản phẩm của mình. - Vốn đầu tư cho làng nghề:Làng nghề muốn tồn tại và phát triển thì phải có vốn đầu tư. Để giải quyết vấn đề vốn thì vấn đề hướng đẫn người dân làng nghề tiếp cận với các ngân hàng thông qua tổ chức các buổi gặp đối thoại giữa các ngân hàng thương mại với làng nghề qua đó các cơ sở đá mỹ nghệ có cách thức tiếp cận nhanh nguồn vốn vay hiện nay. - Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp lớn:Từ quy mô sản xuất nhỏ theo hộ là chủ yếu đến hợp tác sản xuất hàng hóa, đảm bảo năng suất hàng hóa, bảo đảm năng suất, chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài là xu hướng tất yếu của thị trường. Việc hình thành các doanh ngiệp trong làng nghề là chỗ dựa cho những hộ sản xuất nhỏ trong Làng nghề. Mặt khác, việc hình thành các doanh nghiệp trong làng nghề còn giúp cho Làng nghề có điều kiện phát triển tốt. Điển hình như các cơ sở sản lớn như: Tiến Hiếu, Nguyễn Hùng, Xuất Ánh, Út Lan…Sự hình thành các cơ sở lớn và các doanh nghiệp trong làng nghề dù chỉ là tự phát, nhưng đã giữ vai trò hết sức 131
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 quan trọng trong việc tìm kiếm thị trường, cung cấp nguyên liệu, đầu tư cho sản xuất. Tại Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước có nhiều cơ sở lớn, doanh nghiệp đá mỹ nghệ đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương - Thiết bị công nghệ:Làng nghề hiện nay đã áp dụng máy móc vào sản xuất nên sản phẩm làm ra nhiều, mẫm mã cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên nhiều công nghệ hiện đại vẫn chưa được đưa vào sử dụng tại làng nghề và có cũng chỉ vài cơ sở lớn có tiềm lực tài chính lớn. Do đá các cơ sở, doanh nghiệp cần đầu tư và tiếp cận khoa học công nghệ, áp dụng nhiều máy móc hiện đại vào các khâu của quá trình sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm. - Vấn đề con người:Cần quan tâm đến các nghệ nhân lâu năm uy tín tại Làng nghề, có chính sách đãi ngộ phù hợp và giúp đở để họ truyền nghề, duy trì và phát triển đội ngũ thợ giỏi yêu nghề là yếu tố quan trọng giúp làng nghề phát triển bền vững. Đặc biệt có các chính sách đào tạo nghề, lực lượng lao động quan trọng cho Làng nghề, có các chính sách khuyến khích nhiều người học nghề điêu khắc, các chế độ đãi ngộ thòa đáng để những người thợ yên tâm với nghề, yêu nghề và khuyến khích những người khác tham gia. - Yếu tố thị trường:Hiện nay sản phẩm của Làng nghề tiêu thụ không chỉ ở nội địa mà còn xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Tiềm năng xuất khẩu của Làng nghề rất lớn. Tuy nhiên, do năng lực quản lý, kinh doanh hạn chế nên bị chèn ép về giá, bị các tư thương chiếm dụng về vốn nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Do đó cần quan tâm nghiên cứu thị trường, dự báo và chú trọng thương mại điện tử. Thông qua tiếp cận thông tin và nghiên cứu thị trường các danh nghiệp có dự báo thị trường, đánh giá được các đối thủ cạnh tranh, các rào cản thương mại và phi thương mại.,, - Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp: + Cần có chính sách hổ trợđào tạo nghề, truyền nghề, có cam kết bố trí việc làm cho học viên sau đào tạo, hỗ trợ 100% học phí và tiền mua tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo, thời gian đào tạo cho từng ngành nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp cho chủ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề. Sở Công thương là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện hoạt động này - Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề + Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã khi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nguồn kinh phí được UBND thành phố hổ trợ trên cơ sở xây dựng dự toán hàng năm + Hỗ trợ các làng nghề xây dựng thương hiệu làng nghề: đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu; đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (lô gô) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề; tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề. - Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề + Có chính sách hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề: hổ trợ doanh nghiệp hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tại làng nghề xử lý nước thải, chất thải tập trung tại các làng nghề. Đặc biệt hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn. + Về hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề cần quan tâm hổ trợ: Cần có khu trưng bày giới thiệu sản phẩm chung cho làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Thực tế vấn đề mặt bằng kinh doanh, trưng bày sản phẩm đá mỹ nghệ hiện nay rất khó khăn, phần lớn các cơ sở lớn như: Tiến Hiếu, Xuất Ánh, Nguyễn Hùng, Út Lan, Quốc Hiệp,..đã có những mặt bằng kinh doanh rất thuận lợi, nguồn tài chính dồi dào thì các cơ sở còn lại không có hoặc có rất ít mặt bằng để trưng bày giới thiệu sản phẩm của mình sản xuất 132
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ra. Đề xuất quy hoạch ngọn núi Mộc Sơn (đoạn từ đầu đường Nguyễn Duy Trinh đến đường vào đền Thạch nghệ Tổ Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước thành nơi trưng bày giới thiệu sản phẩm đá mỹ nghệ cho Làng nghề. (Hiện nay tuyến đường này phần lớn hộ dân đã bàn giao mặt bằng cho dự án Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn nên rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng cho du lịch Ngũ Hành Sơn). Qua khảo sát điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ Non Nước thì phần lớn mong muốn thành phố đầu tư vị trí này thành khu trưng bày sản phẩm đá mỹ nghệ. Thành phố cho phép xã hội hóa đầu tư, cho tư nhân, cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ tự đầu tư (theo quy định thẩm mỹ chung của thành phố) thì các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ mong muốn được đầu tư để trưng bày sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước. Kết quả mang lại là rất lớn, sẽ hình thành mới một tuyến phố kinh doanh du lịch cho quận Ngũ Hành Sơn, tạo thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách. - Chính sách khen thưởng hổ trợ: biểu dương, khen thưởng cho những người có công trong việc duy trì và phát triển kỹ thuật truyền thống, dạy nghề cho những người kế thừa hay góp phần bảo tồn làng nghề trong thời gian dài. Áp dụng khuyến khích nâng cao kỹ thuật sản xuất nghề truyền thống. - Có chính sách vận động khuyến khích các cơ sở làng nghề quan tâm đời sống bảo hiểm cho người lao động như hợp tác với các công ty bảo hiểm thực hiện phúc lợi xã hội cho các thợ thủ công, các nghệ nhân làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. 5. Kết luận Qua phân tích chuỗi cung ứng thủ công mỹ nghệ toàn cầu và phân tích thực trạng làng nghề truyền thống điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước chúng tôi đã mô tả được mô hình chuỗi thủ công mỹ nghệ cho Làng nghề và phân tích những lợi trên cơ sở đó phân tích những ưu điểm và hạn chế và đề xuất giải pháp cho sự phát triển của Làng nghề mà đặc biệt là sự liên kết ngành, sự hợp tác của các mắt xích trong chuỗi cung ứng của sản phẩm làng nghề. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] A.Matopoulos, M.Vlachopoulou, V.Manthou, B.Manos, (2007) Supply Chain Management: An International Journal, Vol. 12 Iss: 3, pp.177 – 186 -"A conceptual framework for supply chain collaboration: empirical evidence from the agrifood industry" [2] Barney, J. D., “Firm Resources Sustained Competitive Advantage”, Journal of Management, 17(1) (1991), 99-120. [3] Bhagwat, R., Sharma, M. K., “Performance Measurement of Supply Chain Management: A Balanced Scorecard Approach”, Computers and Industrial Engineering, 53 (2007), 43-62. [4] Christopher M., Logistics and Supply Chain Management, Pitman Publishing, Londres (1998). [5] Ganesham, Ran and Terry P.Harrison, 1995, An introduction to supply chain management. [6] Harland, C. M., Knight, L. A., “Supply Network Strategy: Roleand Competence Requirements”, International Journal of Operations and Production Management, 21(4) (2001), 476-489. [7] Ketchen, D. J., Jr., Hult, G. T. M., “Bridging Organization Theory and Supply Chain Management: The Case of Best Value Supply Chains”, Journal of Operations Management, 25 (2007), 573-580. [8] Lambert, D. M., M. C. Cooper, and J. D. Pagh, “Supply Chain Management: Implementation Issues and Research Opportunities”, International Journal of Logistics Management 9(2) (1998), 1-18. [9] Matopoulos, Vlachopoulou, Manthou, Manos, (2007) "A conceptual framework for supply chain collaboration: empirical evidence from the agri--‐‐food industry", Supply Chain Management: An International Journal, Vol. 12 Iss: 3, pp.177 – 186 133
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 [10] Peteraf, M. A., “The Cornerstones of Competitive Advantage: A Resource-Based View”, Strategic Management Journal, 14(3) (1993), 179-191. [11] Rungtusanatham, M., Salvador, F., Forza, C. và Choi, T. Y., “Supply Chain Linkages and Operational Performance”, International Journal of Operations & Production Management, 23(9) (2003), 1084-1099. [12]Stock và Elleam, 1998. Fundaments of Logistics Management, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill [13]Sunil Chopra, Pete Meindl, 2007, Supplychain management: strategy, planing and operation, Pear Education, Inc., Upper Saddle Rever, New Jersey [14] Thorelli, H. B., “Networks: Between Markets and Hierachies”, Strategic Management Journal, 7(1) (1986), 37-51. [15] Zhang Yuhua, Integrating SMEs into Global Value Chains: Policy Principles and Best Practices - APEC Policy Support Unit, (2014), 24-29 [16]. http://en.wikipedia.org/wiki/Supply_chain_management [17]. http://supply-chain.org/about [18] http://supplychaininsight.vn/home/ 134
nguon tai.lieu . vn