Xem mẫu

  1. Chương 4 CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TRÁI CÂY XUẤT KHẨU 4.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TRÁI CÂY XUẤT KHẨU CỦA KHU VỰC TÂY BẮC 4.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế sâu và rộng đã tạo ra sự tự do hóa thương mại và đầu tư với sự di chuyển dễ dàng của hàng hóa, vốn, lao động trong một quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới. Từ đó, đã tạo điều kiện cho việc phân công lao động trở nên sâu sắc và hiệu quả hơn. Tính chuyên môn hóa cao hơn trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất định hướng xuất khẩu, do đó đặt ra yêu cầu liên kết và quản lý mạng lưới các hoạt động này. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi các sản phẩm nông sản Việt Nam nói chung và các sản phẩm trái cây đặc sản nói riêng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua lợi thế về chi phí và lợi thế khác biệt. Để đáp ứng các yêu cầu này một trong những giải pháp quan trọng là cần phải hình thành được các chuỗi cung ứng để từ đó đưa ra những phương pháp tối ưu chuỗi cung ứng để đạt được lợi thế cạnh tranh. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA… với các quốc gia châu Á Thái Bình Dương và EU. Các thị trường khó tính này sẽ có những đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Sản phẩm trái cây Việt Nam nói chung và trái cây khu vực Tây Bắc nói riêng sẽ không thể cạnh tranh bền vững nếu như không xây dựng được một chuỗi trồng trọt, sản xuất, phân phối khép 233
  2. kín để sản phẩm đảm bảo độ đồng đều, chất lượng. Như vậy, yếu tố toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành chuỗi cung ứng trái cây đặc sản xuất khẩu của các tỉnh Tây Bắc. Ngoài ra, với sự cạnh tranh như hiện nay đã đặt ra thách thức cho chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu phải nhanh hơn trong việc đưa sản phẩm ra thị trường cùng với tỷ lệ cao hơn về sự sẵn sàng sản phẩm cho người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng với quy mô sản xuất còn nhỏ, manh mún, sản xuất chủ yếu vẫn là các hộ đơn lẻ, phân tán năng suất thấp trong sản xuất nông nghiệp ở khu vực Tây Bắc sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đầy đủ được nhu cầu của khách hàng quốc tế. Chính sách của nhà nước Để hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp thì rất nhiều bộ tiêu chuẩn mới của Nhà nước đã được đưa ra nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho trái cây xuất khẩu Việt Nam nói chung và Tây Bắc nói riêng. Tuy nhiên trước mắt sẽ đặt các hộ trồng trái cây đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Hiện nay các sản phẩm trái cây tươi của Việt Nam đều phải đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP. Nhìn chung VietGAP được biên soạn dựa trên ASEANGAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP), các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp được quốc tế công nhận như GLOBALGAP, EUREPGAP… với 12 nội dung trong quy trình thực hành VietGAP thì không phải hộ nông dân trồng hoa, trồng cây ăn quả nào cũng có thể thực hiện được khi phải đối mặt với bài toán về chi phí. Những nội dung cụ thể này sẽ là công cụ hữu ích đóng vai trò hướng dẫn những người trồng trái cây có thể sản xuất ra những sản phẩm thoả mãn thị trường khó tính nước ngoài. Bên cạnh đó Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều các văn bản nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng đối với những khu vực kinh tế trọng điểm. Một số văn bản cụ thể như: 234
  3. - Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông, lâm nghiệp và thủy sản; - Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; - Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; - Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020; - Quyết định số 111/2008/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành đề án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm quả, chè và thịt giai đoạn 2009-2015; - Quyết định số 2374/QĐ-BNN-QLCL ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành đề án tăng cường quản lý chất lượng nông, lâm nghiệp và thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã tích cực phối hợp với một số quốc gia có kinh nghiệm về trồng trái cây như Úc, Nhật Bản để trồng thí nghiệm một số loại hoa, quả có chất lượng cao tại các nước 235
  4. này tại khu vực Tây Bắc, để từ đó cho phép lựa chọn ra những giống cây phù hợp nhất với khu vực Tây Bắc. Ban quản lý các tỉnh Tây Bắc cũng có nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp cũng như hoạt động trồng trái cây xuất khẩu. Cụ thể, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp gom đất, mở rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Sơn La có cơ chế thu hồi đất nông nghiệp. Theo đó, mỗi hộ gia đình và cá nhân có đất bị thu hồi sẽ được hỗ trợ 800 triệu đồng/ha (trong 50 năm), sau đó giao cho doanh nghiệp để họ yên tâm đầu tư xây dựng. Cùng với đó Nhà nước cũng chú ý đến việc tăng cường thể chế cho phát triển nông nghiệp nói chung và trong sản xuất trái cây xuất khẩu Tây Bắc nói riêng theo định hướng thị trường như: tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tài chính cung cấp đa dạng loại hình cho vay, bảo hiểm và các dịch vụ khác trong nông nghiệp, tăng cường vai trò và năng lực của hiệp hội nông dân, hiệp hội ngành hàng; hỗ trợ phát triển hợp đồng trái cây giữa nông dân với doanh nghiệp, phát triển các loại hình giao dịch thị trường hiện đại sẽ thúc đẩy chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu được mở rộng hơn và phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính này vẫn còn nhiều hạn chế và phần nào khiến cho những người nông dân vẫn đang còn e dè với việc ứng dụng công nghệ trong trồng trái cây định hướng xuất khẩu theo các tiêu chuẩn thế giới. Sự phát triển của khoa học và công nghệ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và kỹ thuật đã tạo ra những cơ hội và những thách thức to lớn cho chuỗi cung ứng trong đó có chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu các tỉnh Tây Bắc. Sự tác động của khoa học công nghệ là rất rõ nét; yếu tố này tác động đến tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng, từ giai đoạn cung cấp (giống, vật tư), sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến cho đến phân phối xuất khẩu nông phẩm. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thách thức mà các tỉnh Tây Bắc phải đối mặt. Mặc dù các tỉnh vùng núi Tây Bắc như Hà Giang, Sơn La, Lào Cai 236
  5. … có nguồn quỹ gen cây có múi phong phú, song phần lớn có chất lượng thấp chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Quả vẫn còn nhiều hạt, tỷ lệ xơ bã cao và mã quả xấu. Hiện nay theo báo cáo của sở nông nghiệp tỉnh Hà Giang thì khu vực miền núi phía Tây Bắc mới chỉ có cam Sành là được đánh giá cao về chất lượng. Một trong những vấn đề người trồng cây ăn quả quan tâm ngoài chất lượng giống thì đó là các vấn đề liên quan đến sâu bệnh. Có thể nói sâu, bệnh luôn là vấn đề cản trở lớn nhất đối với sản xuất cây có múi không chỉ ở trong nước mà với tất cả các nước trồng cây có múi và các tỉnh vùng núi Tây Bắc cũng không phải là một ngoại lệ. Theo nghiên cứu của tiến sỹ Nguyễn Quốc Hùng - Viện nghiên cứu Rau quả (2015), vùng Tây Bắc các cây trồng như cam, quýt… dễ nhiễm một số bệnh như bị nhiễm bệnh vàng lá greening và tristeza, các bệnh do nấm phytophthora (bệnh chảy gôm), Capnodium citri (bệnh nấm muội đen) và vi khuẩn xanthomonas (bệnh loét) vv… Các nghiên cứu đều cho thấy bệnh vàng lá greening và tristeza đã tàn phá nhiều vùng trồng cam, quýt. Bệnh là nguyên nhân chính làm giảm sức sống vườn cây nhanh chóng, thậm chí phải hủy bỏ trước thời gian cây cho quả bói. Do vậy thành công của phát triển cây có múi ngoài việc có giống tốt, kỹ thuật, công nghệ cao thì việc phòng chống sâu, bệnh phá hoại cần phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, công tác phòng chống sâu, bệnh không chỉ dừng ở việc phát hiện, trừ diệt bằng các biện pháp hóa học hay các biện pháp khác mà nó liên quan tới vấn đề quản lý và sản xuất giống. Với thực trạng sản xuất giống bằng chiết cành và trao đổi mua bán giống không kiểm soát như hiện nay tại khu vực Tây Bắc thì việc bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Sự phát triển của Internet cũng mở ra cơ hội cho người nông dân, các nhà xuất khẩu các sản phẩm trái cây đặc sản cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian. Người nông dân có khả năng tìm kiếm ra các giống cây mới, các phương pháp trồng, lai giống, các phương pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng nhờ tiếp cận với các kênh thông tin đa dạng trên Internet. 237
  6. Các nhà xuất khẩu, phân phối có điều kiện tìm hiểu thị trường, các yêu cầu của thị trường để trên cơ sở đó hoàn thiện các khâu trong chuỗi để gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm trái cây đặc sản xuất khẩu. Tuy nhiên với đặc trưng là một trong những khu vực nghèo nhất tại Việt Nam cho nên việc tiếp cận với Internet của những người trồng cây ăn quả tại khu vực này còn rất nhiều hạn chế. Sự phát triển của quy trình công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm đang tạo ra những điều kiện có tính cách mạng để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ tại những thị trường xuất khẩu xa xôi và trong thời gian dài hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu nông phẩm. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hình thành và phát triển chuỗi cung ứng. Một khu vực với điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển sẽ giúp cho các thành viên trong chuỗi liên kết phối hợp với nhau tốt hơn. Đối với khu vực các tỉnh Tây Bắc, cơ sở hạ tầng nhìn chung còn thấp kém. Lấy ví dụ một số tỉnh tại khu vực Tây Bắc có tiềm năng lớn về các trái cây xuất khẩu như Hà Giang, cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây có múi vẫn còn rất khó khăn và yếu kém. Khó khăn lớn nhất của các tỉnh Tây Bắc khi phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ sản xuất đó là địa hình núi cao và sự chia cắt của sông suối. Do phần lớn cây có múi ở khu vực Tây Bắc là trồng trên các đồi núi dốc ven các sông suối, nên đầu tư để xây dựng được hệ thống đường giao thông thuận lợi là tốn kém rất nhiều lần so với vùng đồng bằng. Mặc dù vậy, nếu không phát triển giao thông thì việc cung ứng vật tư, phân bón và ngay cả chuyên chở sản phẩm hoặc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất cũng không thể thực hiện được một cách dễ dàng. Đây là một thách thức lớn đối với sản xuất cây có múi ở các tỉnh Tây Bắc hiện nay trong bối cảnh cần phải mở rộng diện tích hơn nữa. Trong những năm gần đây 238
  7. chính phủ cũng đã có rất nhiều sự đầu tư phù hợp nhằm nâng cao hệ thống giao thông của khu vực vùng núi Tây Bắc như: - Đường bộ: QL2 là tuyến đường quan trọng nối tỉnh Hà Giang với các tỉnh và thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đoạn qua tỉnh dài 104km. Hiện nay, đã và đang được nâng cấp trên toàn tuyến. - Các tuyến QL34, QL279, QL4 đều liên kết với QL2 đi tới các huyện vùng cao phía Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc với tổng chiều dài 280 km. Hiện nay một số tuyến đã được nâng cấp rải nhựa tạo thuận lợi giao lưu đi lại đến các huyện. - Đường tỉnh lộ 117 Bắc Quang - Xín Mần dài 95 km, trong đó 60 km (Bắc Quang - Hoàng Su Phì) đạt tiêu chuẩn cấp 4 miền núi, 35 km còn lại đường hẹp, mặt đường xấu đi lại khó khăn. Tuyến Yên Minh - Mèo Vạc dài 47 km qua địa hình núi đá cao, hiện nay đang được đầu tư nâng cấp. - Hệ thống đường huyện và liên xã có tổng chiều dài trên 2.000 km chủ yếu là đường đất, nền đường hẹp, mặt đường gồ ghề. Hiện nay 100% số xã trong tỉnh có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhất là với các xã vùng sâu, vùng xa. - Đường thuỷ: Chủ yếu hoạt động giao thông thuỷ trên sông Lô với chiều dài trên địa bàn tỉnh 63 km. Phương tiện vận tải chủ yếu bè, mảng, thuyền nhỏ phục vụ vận chuyển lâm sản và nguyên vật liệu. Nhìn chung mạng lưới giao thông khu vực Tây Bắc trong thời gian gần đây đã được đầu tư cải tạo nâng cấp, nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế hàng hoá, đặc biệt là giao thông tới các huyện và các xã vùng cao. Các trục đường liên xã phần lớn là đường đất vào mùa mưa hay bị sạt lở, lầy lội... Ngoài cơ sở hạ tầng giao thông khó khăn, các cơ sở dịch vụ khác như cơ sở cung ứng vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh, nhà sơ chế đóng gói, bảo quản sau thu hoạch vv… phục vụ cho sản xuất cây có múi 239
  8. nói riêng ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc vẫn còn thiếu và yếu, chưa có sự đầu tư, quản lý tập trung có tính chuyên biệt của các cơ quan quản lý nhà nước. Hiện tại, người dân trồng cây có múi chủ yếu dựa vào các cơ sở đại lý vật tư, phân bón tư nhân cung ứng tổng hợp các loại, không có sự chuyên biệt đối với từng loại cây trồng. Đây cũng là sự khác biệt giữa sản xuất cây có múi không chỉ ở Tây Bắc mà ở hầu hết các vùng trồng cây có múi ở Việt Nam nói chung với các nước có nghề trồng cây có múi phát triển là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất, chất lượng quả có múi không cao và bất ổn định. Về thuỷ lợi, năm 2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt đề án quy hoạch thuỷ lợi với hai giai đoạn với mục đích nâng cấp sửa chữa các công trình thuỷ lợi phục vụ cho đồng bào miền núi. Tuy nhiên số lượng các công trình thuỷ lợi đáp ứng cho việc sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế đặc biệt là đối với một số địa hình phức tạp (vùng cao núi đá). Đồng thời nguồn nước dùng cho sinh hoạt của nhân dân địa phương chủ yếu khai thác từ nguồn nước mặt hoặc nước tự nhiên nên về mùa khô vẫn xảy ra tình trạng hạn hán, cạn kiệt. Trong thời gian tới công tác thuỷ lợi cần phải được các tỉnh chú ý hơn. Vấn đề quan trọng chính là cần xây dựng được các hồ chứa nước nhằm dự trữ nguồn nước trong mùa mưa, kiên cố hoá kênh mương. Đối với vùng núi đá, cần xây dựng các bể treo hoặc tận dụng hồ nhỏ trong các núi để chứa nước nhằm đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên Các yếu tố thuộc về tự nhiên như: Đất đai, khí hậu, nguồn nước, thiên tai, sâu bệnh… là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Những yếu tố đất đai, khí hậu, nguồn nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất, nó quyết định mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất, ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng và đặc tính nổi trội của trái cây xuất khẩu. Đối với khu vực Tây Bắc, theo báo cáo của hiệp hội rau củ quả Việt Nam, Tây Bắc là khu vực 240
  9. có đơn vị lạnh cần thiết để trồng các loại cây ăn quả ôn đới yêu cầu đơn vị lạnh thấp và trung bình (281 đơn vị lạnh - CU tại Mộc Châu, Sơn La và 615 đơn vị lạnh - CU tại Sa Pa, Lào Cai). Vì vậy với đặc tính thổ nhưỡng khí hậu của mình đã cho phép Tây Bắc trồng nhiều loại trái cây có chất lượng vượt trội so với trồng tại các khu vực khác như đào, mận, xoài... Những năm qua, từ các chương trình, dự án, nông dân một số tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Sa Pa, Mộc Châu, Sơn La đã trồng thử nghiệm được 12 giống đào, 12 giống mận, 25 giống lê, 7 giống táo, 5 giống sơ ri, 7 giống kiwi, 17 giống nho và 6 giống dâu tây. Phần lớn các giống này đều sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện thời tiết của các tỉnh vùng Tây Bắc đã mở ra những cơ hội rất lớn cho việc trồng và xuất khẩu các loại trái cây có chất lượng cao này. Bên cạnh khí hậu thì đất đai cũng là một trong những đặc điểm lợi thế của khu vực vùng núi Tây Bắc. Theo Tổng cục Thống kê (2013), diện tích cây ăn quả có múi nước ta hiện nay khoảng 138.000 ha với sản lượng hàng năm khoảng 1.350.000 tấn, tập trung chủ yếu ở miền Nam, chiếm 70%, khoảng 91.250 ha và sản lượng 1.010.000 tấn; miền Bắc chỉ có 47.000 ha và sản lượng 340.000 tấn. Trong số 47.000 ha cây có múi ở miền Bắc, các tỉnh miền núi phía Bắc (gồm Đông Bắc và Tây Bắc) chiếm 18.625 ha. Có thể thấy khu vực Tây Bắc diện tích còn nhỏ, việc phân bổ quỹ đất cho các loại trái cây đặc sản còn mang tính chất manh mún, năng suất thấp. Để có thể xuất khẩu được các trái cây đặc sản thì đòi hỏi các tỉnh Tây Bắc phải có chính sách dài hạn; ngoài việc duy trì quỹ đất thì cần có các giải pháp cải thiện chất lượng đất để tăng năng suất đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế khó tính. 4.1.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành Trong chuỗi cung ứng xuất khẩu trái cây đặc sản Tây Bắc, vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế. Tình hình vùng nguyên liệu cung cấp cho chế biến và xuất khẩu: vùng trồng cây và quả ở các tỉnh Tây Bắc chủ yếu phát triển tự phát, nhỏ 241
  10. lẻ dẫn đến việc hình thành vùng nguyên liệu đảm bảo cung cấp lâu dài và ổn định sản phẩm còn ít. Ví dụ như, hồng không hạt chủ yếu được trồng ở khu vực một vài xã ở huyện Quản Bạ (Hà Giang) trong khi cam sành và hoa được trồng rải rác ở một số huyện không tạo được thành vùng nguyên liệu tập trung dẫn đến việc thu mua phục vụ cho thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, với đặc điểm nhỏ lẻ, tự phát nên các hộ gia đình trồng cây ăn trái bị tư thương ép giá và chịu nhiều rủi ro hơn. Tình hình thu mua, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay hầu như chưa có mạng lưới tiêu thụ sản phẩm chính thức cho sản phẩm trái cây xuất khẩu khu vực Tây Bắc. Việc thu mua, phân loại, vận chuyển, chế biến hầu hết mang tính tự phát. Hiện người dân khu vực Tây Bắc chỉ thông qua các hợp tác xã thu mua nông sản cho nông dân như: HTX 20/10, HTX Tầm Xuân, HTX Thu Thành, Công ty Vạn Đạt… để giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm. Việc tiếp thị mở rộng thị trường tuy đã có đề án, văn bản của ủy ban nhân dân tỉnh nhưng còn chậm triển khai, dẫn đến thị trường tiêu thụ chưa phát triển mạnh như kỳ vọng. Công tác khuyến nông và xây dựng mô hình phát triển quả an toàn mới chỉ được một vài tỉnh quan tâm chú trọng đầu tư. Hoạt động này chưa được nhân rộng ra trên quy mô toàn khu vực Tây Bắc. Hiện nay phát triển nhất vẫn là hai tỉnh Sơn La và Hà Giang. Trên địa bàn Hà Giang hiện có hai trung tâm giống cây trồng do sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý là trung tâm giống cây trồng Đạo Đức và trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng. Hai đơn vị này có nhiệm vụ và chức năng là tổ chức nghiên cứu khảo nghiệm, thuần hóa lai tạo và dịch vụ các loại giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế cao; nhân giống và dịch vụ chuyển kỹ thuật; cung ứng cây, hạt giống, vật tư chuyên dùng phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến đến người sản xuất rau hoa, tăng giá trị sản xuất trên diện tích canh tác. 242
  11. 4.1.3. Các yếu tố nội bộ chuỗi cung ứng trái cây đặc sản xuất khẩu vùng Tây Bắc Tây Bắc là một khu vực có diện tích lớn của Việt Nam với hơn 5 triệu hecta (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015). Với đặc điểm khí hậu mang tính chất lục địa với chế độ bức xạ dồi dào, quanh năm nhiều nắng, ít mây, mùa đông khí hậu lạnh, độ ẩm thấp; mùa hè đến sớm và mưa nhiều (Tiến, 2015), khu vực Tây Bắc là nơi phù hợp với nhiều cây trái cây đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao như: đào, mận, xoài, cam, dứa, nhãn… Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu này, nhóm tác giả giới thiệu khái quát qua một số loại trái cây đặc sản có tiềm năng xuất khẩu của vùng núi Tây Bắc. (1) Đào: Đào là loại trái cây đặc sản nổi tiếng và phổ biến nhất của vùng Tây Bắc. Loại đào được trồng lâu đời nhất ở vùng này là đào Bích Nhị trồng tại Sa Pa (Lào Cai). Giống đào này do người dân tộc Mông đen trồng với quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu để lấy hoa nên sản lượng đào Bích Nhị không được cao, thường chỉ vài chục kg/hộ gia đình và được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường miền Bắc dưới dạng quả tươi, không được bảo quản sau thu hoạch. Bên cạnh giống đào Bích Nhị truyền thống, trong vài năm trở lại đây, các tỉnh miền núi Tây Bắc đã tích cực đưa vào nghiên cứu và thử nghiệm một số giống đào ăn quả có nguồn gốc từ nước ngoài phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương như: Đào Pháp; Maraviha, Flora Prince, Vivian nguồn gốc từ Mỹ, giống Hakuko nguồn gốc từ Nhật Bản; giống Sunray, Sunwright từ Australia nhưng diện tích trồng còn khiêm tốn. Qua theo dõi, các giống này tỏ ra thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu cận ôn đới ở Sa Pa (Lào Cai) và nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc có độ cao và điều kiện khí hậu tương ứng, tỷ lệ ra hoa và đậu quả cao, chất lượng quả ngon. Tuy vậy, diện tích trồng đào của Lào Cai nói riêng và Tây Bắc nói chung hiện còn khá khiêm tốn, sản lượng không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, và bị các loại đào nhập từ Trung Quốc nhái nhãn hiệu làm ảnh hưởng tới thương hiệu và uy tín của đào Tây Bắc. 243
  12. (2) Mận: Cùng với đào, mận được coi là loại quả đặc trưng nhất của vùng Tây Bắc. Đây được coi là loại quả chiến lược của một số tỉnh miền núi phía Bắc trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của địa phương. Mận ở vùng Tây Bắc hiện gồm 3 loại: mận Tam hoa, mận đỏ Tả Van và mận hậu được trồng chủ yếu tại Bắc Hà (Lào Cai), Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La) và Thất Khê (Lạng Sơn)... (3) Lê: Lê cũng được xem là một loại trái cây phù hợp với đặc điểm khí hậu của Tây Bắc. Lê được trồng nhiều ở các khu vực Lai Châu, Lào Cai, Sơn La. Qua khảo nghiệm của Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây ôn đới Sa Pa (Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã xác định được giống lê VH6 (lê Tai nung 6) và đào Pháp chín sớm phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và cho thu hoạch sớm hơn sản phẩm cùng loại có nguồn gốc Trung Quốc. Riêng giống lê VH6 được sưu tầm đưa về nghiên cứu khảo nghiệm tại Trại rau quả Bắc Hà từ năm 2002, sau đó được trồng trên diện tích 103 ha tại một số hộ cho thấy năng suất và chất lượng quả tốt, thời gian thu hoạch trước giống lê Trung Quốc và lê địa phương khoảng 1 tháng. Lê trồng tập trung tại thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) và một số xã có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp như Tà Chải, Lầu Thí Ngài, Lùng Cải, Lùng Phình, Bản Già, Tả Van Chư, Hoàng Thu Phố, Na Hối, Bản Phố… (4) Hồng không hạt: Hồng cũng được coi là một trong những cây quả phù hợp với khí hậu của vùng Tây Bắc. Một số địa phương đã và đang trồng và cho thu hoạch được các loại hồng ăn quả có chất lượng tốt, có thương hiệu như: Hà Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Cao Bằng... trong đó nổi tiếng nhất là hồng không hạt Bảo Lâm của Lạng Sơn, hồng Gia Thanh và hồng Hạc Trì (Phú Thọ) và hồng Quản Bạ (Hà Giang). (5) Xoài Yên Châu: Xoài tròn Yên Châu (Sơn La) nổi tiếng bởi chất lượng và mùi thơm đặc trưng, đã được đưa vào danh mục nguồn gien cây trồng quý hiếm cần bảo tồn và phát triển theo Quyết định số 79/2005/QĐ-BNN ngày 15/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và là một trong 2 loại xoài ngon nhất trong cả nước, cùng với 244
  13. xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang) được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Xoài Yên Châu được trồng chủ yếu tại các xã Chiềng Pằn, Viêng Lán, Sập Vạt của huyện Yên Châu tập trung ở các ven sông suối, nằm trên vùng gò đồi có địa hình thấp đến trung bình, có điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu đặc biệt thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của giống xoài này. (6) Táo mèo (sơn tra): Quả táo mèo trong đông y gọi là quả Sơn Tra, tiếng dân tộc Mông gọi là Tu Di nhưng tên gọi thông dụng nhất vẫn là táo mèo, có mùi thơm đặc trưng, vị chua chát, thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, vừa là vị thuốc quý vừa dùng để giải khát trong ngày hè. Thời điểm thu hoạch phù hợp nhất đối với táo mèo là vào tháng 9 hàng năm. Táo mèo ăn có vị chát, thông thường rất khó xuất khẩu quả táo mèo sang các thị trường quốc tế. Tuy nhiên bằng việc chế biến thành những thành phẩm có giá trị gia tăng cao như rượu táo mèo, mứt táo mèo… thì có khả năng xuất khẩu tốt hơn rất nhiều. Một số thị trường đã xuất hiện rượu táo mèo của Việt Nam như Indonesia… Bên cạnh đó mứt táo mèo cũng là một đặc sản mà đã được xuất khẩu nhiều nước trên thế giới thông qua tên một số thương hiệu lớn trong thị trường ô mai như Hồng Lam, Tiến Thịnh… Tại Tây Bắc, cây táo mèo phân bố chủ yếu ở vùng có độ cao từ 1.000m trở lên, tập trung tại nhiều huyện: Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu (Sơn La); Tuần Giáo (Điện Biên); Mù Cang Chải (Yên Bái), Sa Pa, Si Ma Cai (Lào Cai)… (7) Cây ăn quả có múi: Cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) là loại cây ăn quả quan trọng của nhiều nước trên thế giới và được sản xuất với khối lượng lớn nhất trong các loại cây ăn quả (khoảng 100 triệu tấn/năm), trong đó cam là loài được sản xuất nhiều nhất (64 triệu tấn), tiếp theo là quýt (15,5 triệu tấn). Ở Việt Nam cây có múi cũng được coi là một loại cây ăn quả quan trọng, chủ lực để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa. Trong số 47.000 ha cây có múi ở miền Bắc, các tỉnh miền núi phía Bắc (gồm Đông Bắc và Tây Bắc) chiếm 18.625 ha, trong 245
  14. đó các tỉnh có diện tích lớn là: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái và Lạng Sơn. Hai vùng chuyên canh cây có múi lớn nhất của khu vực Tây Bắc là Hà Giang và Hòa Bình. (8) Quả na: Na được coi là cây siêu lợi nhuận bởi công chăm sóc không nhiều, lại ít khi bị mất mùa nhưng lại là giống kén đất. Ở miền Bắc, quả na được phân thành hai loại là na dai và na bở dựa vào đặc tính của quả (sự liên kết giữa các múi với vỏ và giữa các múi với nhau). Na dai có ưu điểm ăn ngọt, để được lâu, không dễ nát, dễ bóc vỏ, múi na nhằn dễ tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn. Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh, thịt trắng lại ít hạt. Thêm vào đó, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị ngọt sắc nổi bật hơn so với na bở. Tại Tây Bắc, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) được coi là "vựa na" lớn nhất cả nước với 2 khu vực trồng na nổi tiếng là na bở ở khu vực thị trấn Đồng Mỏ, Lũng Cút (huyện Chi Lăng) và na dai khu vực Đồng Bành, xã Chi Lăng. (9) Mơ: Mơ là trái cây giàu vitamin và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Ở Việt Nam, mơ mọc nhiều ở vùng núi quanh chùa Hương Tích (Mỹ Đức, Hà Nội), các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai.... Cây thường ra hoa vào cuối đông đầu xuân, cho thu hoạch vào khoảng tháng 3-4 hàng năm. Mơ có thể được chế biến dưới dạng: ăn tươi, ngâm đường, chế biến dạng sấy khô, làm mứt, ngâm rượu… Loại quả này chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội địa. Để hình thành và phát triển một chuỗi cung ứng nông phẩm xuất khẩu nói chung và chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu nói riêng nhất thiết phải có sự gia nhập của các thành viên vào chuỗi. Với đặc điểm của chuỗi cung ứng là các thành viên trong chuỗi hoàn toàn tự do trong việc quyết định gia nhập hoặc rời bỏ chuỗi, do đó khi nghiên cứu các nhân tố thuộc nội bộ chuỗi ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển chuỗi chính là các nhân tổ ảnh hưởng đến khả năng gia nhập bền vững vào chuỗi của các thành viên này. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia nhập chuỗi cung ứng mặt hàng trái cây xuất khẩu bao gồm: nhận thức về 246
  15. chuỗi và lợi ích của việc gia nhập chuỗi, niềm tin giữa các thành viên trong chuỗi, thực hiện cam kết giữa các thành viên. 4.1.3.1. Nhận thức về chuỗi cung ứng và lợi ích của việc gia nhập chuỗi cung ứng Nhận thức của những thành viên tham gia vào chuỗi đóng vai trò quan trọng với việc hình thành, duy trì và phát triển chuỗi cung ứng. Khi các thành viên hiểu biết về chuỗi cung ứng, tầm quan trọng của chuỗi và sự cần thiết phải gia nhập chuỗi khi đó họ sẽ tự nguyện gia nhập và hình thành chuỗi. Trên cơ sở đó họ sẽ dễ dàng đáp ứng những yêu cầu của chuỗi về số lượng chất lượng, chủng loại, số lượng, thời gian giao hàng… Đó sẽ là nền tảng cơ bản để có thể hình thành một chuỗi cung ứng bền vững. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2008), những nhận thức này có thể được chia ra làm hai nhóm là nhận thức về chuỗi và nhận thức trong chuỗi. Những nhận thức về chuỗi bao gồm nhận thức về chiến lược chuỗi, thông tin chuỗi, tổ chức chuỗi, thiết kế chuỗi, quản trị chuỗi. Nhận thức trong chuỗi bao gồm nhận thức về marketing chuỗi, hậu cần chuỗi, đảm bảo chất lượng… Đối với chuỗi cung ứng trái cây đặc sản xuất khẩu thì nhận thức về chuỗi cung ứng càng cần thiết khi mà đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao cả về số lượng, chất lượng và độ ổn định; đặc biệt trong đó là yêu cầu về chất lượng khi sản phẩm muốn xuất khẩu phải đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn khắt khe trên thế giới. Do đó cần có sự phối hợp nhịp nhàng từ nhà cung cấp đến các nhà sản xuất chế biến và nhà xuất khẩu để có thể duy trì mối quan hệ bền vững trong chuỗi cũng như gia tăng giá trị cho các sản phẩm trái cây đặc sản xuất khẩu. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay người nông dân vùng cao Tây Bắc đang thiếu và yếu trong việc nắm bắt các thông tin thị trường cũng như hạn chế trong việc tiếp nhận và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác và quản lý sau thu hoạch. Theo báo cáo của sở Nông nghiệp Hà Giang, khi nghiên cứu một số hộ kinh doanh giỏi điển hình tại khu vực này thì báo cáo chỉ ra rằng việc ứng dụng hoặc làm theo quy trình kỹ thuật còn ít. Việc tuân thủ các quy 247
  16. định vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt, làm giảm uy tín và sức cạnh tranh của các loại trái cây vốn nổi tiếng của vùng. Năng suất và lợi nhuận thu được cao chủ yếu nhờ vào điều kiện đất đai thuận lợi và một số ít vốn đầu tư vào phân bón và thuốc trừ sâu, bệnh. Tính hợp tác trong sản xuất còn rất hạn chế, trong khi quy mô sản xuất phổ biến còn manh mún, phân tán, nhưng tính liên kết, hợp tác trong sản xuất và thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản còn rất yếu. Tình trạng phát triển tự phát nhiều cơ sở chế biến nhỏ, công nghệ lạc hậu dẫn đến tranh chấp nguyên liệu gay gắt, không coi trọng chất lượng nguyên liệu đầu vào làm cho chất lượng sản phẩm đầu ra thấp. 4.1.3.2. Quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng Niềm tin giữa các thành viên trong chuỗi Trong hoạt động của chuỗi cung ứng, niềm tin giữa các thành viên ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng các sản phẩm trái cây đặc sản xuất khẩu nói riêng. Sự tin tưởng này dựa trên sự sẵn sàng chia sẻ, cảm thông những khó khăn cùng nhau giữa các thành viên trong chuỗi. Các thành viên trong chuỗi phải nhận thấy được mức độ phụ thuộc lẫn nhau và sự công bằng trong hợp tác (Morgan và Hunt, 1994). Khi có sự tin tưởng các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mới sẵn sàng đầu tư cho các nhà sản xuất, các hộ gia đình trồng cây ăn quả cũng như trồng hoa và ngược lại các nhà sản xuất, các hộ gia đình trồng cây ăn quả, trồng hoa mới thực hiện các yêu cầu của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong quá trình sản xuất. Cũng nhờ có niềm tin này thì các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hoặc các hộ nông dân sẽ sẵn sàng thực hiện theo những cam kết đã đưa ra và khi đó sẽ trở thành thành viên trong chuỗi. Mối quan hệ chuỗi cung ứng càng bền vững khi mà các thành viên trong chuỗi thực sự hiểu nhau và cùng nhau hướng tới sự phát triển dài hạn. Tuy nhiên đối với khu vực Tây Bắc thì do người nông dân chưa thực sự nhận thức đúng đắn vai trò của chuỗi cung ứng cho nên niềm tin họ đặt vào các thành viên 248
  17. trong chuỗi cung ứng là chưa cao. Mối quan hệ giữa nhà cung cấp giống, thuốc trừ sâu với nhà nông dân, nhà chế biến xuất khẩu chưa tạo được sự gắn kết bền vững. Hệ thống khuyến nông, mạng lưới dịch vụ cung ứng giống, vật tư, vốn phục vụ sản xuất còn mỏng và chưa đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất. Công tác quản lý chất lượng vật tư và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa chặt chẽ. Độ tin cậy của cam kết giữa các thành viên Theo nghiên cứu của Morgan và Hunt (1994), sự cam kết là một mong muốn để duy trì mối quan hệ lâu dài. Cam kết là trung tâm của tất cả các quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi. Các thành viên trong chuỗi khi đã có các cam kết rõ ràng sẽ làm cho mối quan hệ trong chuỗi trở lên bền vững hơn. Khi thực hiện cam kết các thành viên trong chuỗi cần phải chấp nhận chịu ảnh hưởng của thành viên khác với mục đích nhận được lợi ích từ họ. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các sản phẩm trái cây đặc sản sẵn sàng đầu tư về vốn, khoa học kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất, các hộ gia đình trồng cây và trồng hoa khi họ nhận được lợi ích nhiều hơn và ngược lại nhà sản xuất, các hộ gia đình trồng cây và trồng hoa sẽ cam kết thực hiện các yêu cầu của doanh nghiệp chế biến khi họ nhận được giá bán cao hơn, dễ tiêu thụ sản phẩm hơn. Cam kết sẽ tạo ra sự tin tưởng để gia nhập vào chuỗi của các thành viên dựa trên các cam kết chuỗi sẽ từng bước tích hợp các tác nhân tham gia sản xuất kinh doanh sản phẩm trái cây đặc sản xuất khẩu vào chuỗi. Hiện nay không chỉ khu vực các tỉnh Tây Bắc mà trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung cam kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng chưa có độ tin cậy cao. Các thành viên trong chuỗi quá chú trọng vào lợi ích của mình mà thiếu đi sự chia sẻ với các thành viên khác trong chuỗi. Rất nhiều lời hứa cung cấp cây giống, thuốc trừ sâu, công nghệ… từ các nhà cung cấp đầu vào, nhiều lời hứa về hỗ trợ vốn từ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nhưng thực tế những người nông dân nhận được quá ít sự hỗ trợ. Đây chính là rào cản lớn làm mất đi tính bền vững trong chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu khu vực Tây Bắc. 249
  18. 4.1.3.3. Các điều kiện về nguồn lực Nền tảng của học thuyết chung về lợi thế so sánh và tăng trưởng từ thương mại là sự tồn tại của các tài nguyên khác nhau giữa các quốc gia. Các quốc gia có lợi thế về đất đai, xuất khẩu sản phẩm hàm chứa đất đai, trong khi các quốc gia có lợi thế về lao động, xuất khẩu các sản phẩm hàm chứa lao động. Các nghiên cứu trước đây của một số tác giả như M.Porter (1985) đã chỉ ra rằng bên cạnh nguồn lực về tài chính thì nguồn nhân lực có kỹ năng cao cũng là nguồn lực chính của sự cạnh tranh. Micheal Porter (1985) phân loại các nhân tố nguồn lực thành căn bản và nâng cao. Các nguồn lực căn bản này thường là tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí, lao động không có kỹ năng hoặc trung bình. Trong những nhân tố này, có những nhân tố không thể thay đổi như tài nguyên thiên nhiên, khí hậu… Nhưng cũng có những nhân tố có thể thay đổi được đó chính là trình độ người lao động. Thông qua quá trình đào tạo, tay nghề của người lao động sẽ được nâng lên và giúp cho năng suất lao động sẽ tăng lên trong quá trình hoạt động sản xuất. Các nhân tố nâng cao khan hiếm hơn và đòi hỏi những khoản đầu tư lớn, được kéo dài để phát triển. Những nhân tố nâng cao này quyết định sự khác biệt và mang tính đột phá trong sức cạnh tranh giữa các quốc gia. Các nhân tố này bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, hệ thống truyền thông, số lượng tốt nghiệp đại học, số lượng các nhà nghiên cứu, số lượng kỹ sư và các nhà khoa học vi tính và các công nhân trình độ chuyên môn cao khác (thường các nhân tố nâng cao trong quá khứ là nguồn lực căn bản ở hiện tại). Thực tế là, các nhân tố nâng cao được sử dụng để vượt qua những trở ngại do các nguồn lực căn bản gây ra. Những nguồn lực căn bản và các nhân tố nâng cao này, cùng tập trung trong một quốc gia, là cốt lõi để đạt được thành công kinh tế chung của quốc gia đó. Cách khác để phân loại các nguồn lực là phân biệt giữa các nhân tố chung và các nhân tố chuyên biệt. Các nhân tố chung có thể được thuê ở nhiều ngành kinh doanh, chúng chưa thể trở nên quan trọng để dẫn tới 250
  19. thành công. Một hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh và kết cấu hạ tầng khá, tỷ lệ phần trăm lớn những người đỗ đại học, và hệ thống tài chính mạnh là những nhân tố quan trọng khiến các ngành kinh doanh hoạt động năng suất hơn. Các nhân tố này gần như là cần thiết với tất cả các ngành kinh doanh. Các nhân tố được sử dụng trong các ngành kinh doanh chuyên môn hóa được gọi là các nhân tố chuyên biệt. Chúng bao gồm lao động được đào tạo, kết cấu hạ tầng đặc thù, hoặc các năng lực chuyên môn khác liên quan tới một ngành kinh doanh riêng biệt. Sự phát triển các nhân tố chuyên biệt này thường gặp rủi ro hơn so với các nhân tố khác bởi vì chúng quy tụ trong các ngành kinh doanh chuyên sâu. Thông thường, các khoản đầu tư cho các nhân tố chuyên biệt được thực hiện bởi Chính phủ, bởi các tổ chức đào tạo chuyên ngành, bởi ngành kinh doanh, bởi chính các công ty hoặc sự phối hợp của các tổ chức này. Để phát triển các ngành kinh doanh mang tính cạnh tranh, sự tồn tại của các nhân tố chuyên biệt này là rất cần thiết. Sự tồn tại của chúng cũng làm các nguồn tài nguyên gặp khó khăn trong dịch chuyển từ ngành kinh doanh này tới ngành kinh doanh khác - vì vậy đôi khi các điều kiện thị trường thay đổi, các ngành kinh doanh luôn có nhu cầu bảo vệ các nhân tố chuyên biệt hóa này. Sức cạnh tranh dựa vào các nguồn lực căn bản và nguồn lực chung có thể bị thay đổi bởi những nhân tố này là kết quả tự nhiên của tiến trình phát triển. Khi các quốc gia phát triển chúng sẽ tăng các nguồn lực căn bản và nhân tố chung cả về số lượng lẫn chất lượng, cho phép chúng cạnh tranh hiệu quả hơn với các ngành kinh doanh lợi thế hơn. Nếu có đủ thời gian, các quốc gia sẽ tìm cách vượt qua những bất lợi do các nhân tố chung và các nhân tổ căn bản gây ra thông qua những cuộc đổi mới lao động, giảm những ảnh hưởng của khí hậu, kiểm soát sự tận dụng các kẽ hở, và đòi hỏi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ít hơn. Đối với ngành kinh doanh, các nhân tố này đem lại lợi ích không chắc chắn, bởi điều quan trọng là có được các nhân tố nâng cao và chuyên biệt để đưa nó lên hàng đầu trong hoạch định chính sách cạnh tranh quốc tế. 251
  20. Đối với sản phẩm trái cây xuất khẩu thì chất lượng đội ngũ nhân sự đặc thù là rất quan trọng. Những cá nhân có trình độ này sẽ là người nghiên cứu để tìm ra những giống cây ăn quả, cây hoa mới cho phép trồng phù hợp với các loại đất đai với năng suất cao nhất. Nguồn nhân lực này có thể có được nhờ sự phối hợp giữa tổ chức với các viện nghiên cứu. Tại Việt Nam thì Học viện Nông nghiệp được coi là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về giống, cây trồng. Lượng những người có bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ cung cấp cho các công ty, những cá nhân có trình độ cao giúp nền nông nghiệp của quốc gia cạnh tranh với các ngành nông nghiệp của các quốc gia khác. Những hoạt động R&D từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cung cấp các nhân tố được nâng cao nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong nông nghiệp. Tuy nhiên vai trò của những tổ chức này trong mối liên kết nhà nông, nhà khoa học, nhà sản xuất là chưa tốt trong chuỗi cung ứng sản phẩm trái cây đặc sản Tây Bắc. Điều này đến từ hai phía, về phía người nông dân, một phần do nhận thức và một phần do điều kiện tài chính không cho phép nên không áp dụng các quy trình chuẩn trong sản xuất. Từ phía các cơ quan, các viện nghiên cứu thì đội ngũ nghiên cứu vẫn còn thiếu và cũng chưa thực sự tâm huyết với những dự án nông nghiệp tại các tỉnh Tây Bắc. Do đó trong thời gian tới, muốn nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm trái cây để hướng tới xuất khẩu thì cần có những giải pháp phát triển đội ngũ người làm nông nghiệp, cũng như đội ngũ các nhà nghiên cứu. Để từ đó xây dựng mối quan hệ bền vững, nhà nông nghiệp, nhà khoa học. 4.2. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TRÁI CÂY XUẤT KHẨU CỦA KHU VỰC TÂY BẮC 4.2.1. Thực trạng cấu hình chuỗi cung ứng trái cây đặc sản xuất khẩu vùng Tây Bắc Thực tiễn sản xuất định hướng xuất khẩu các đặc sản vùng Tây - Bắc nước ta thời gian qua cho phép tổng hợp thành mô hình chuỗi cung ứng xuất khẩu đặc sản cơ bản như trong hình 4.1. 252
nguon tai.lieu . vn