Xem mẫu

  1. 1
  2. 2
  3. LỜI CẢM ƠN Sách chuyên khảo Nghiên cứu chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc được biên soạn dựa trên kết quả nghiên cứu Đề tài "Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc" thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Bắc” với mã số: KHCN-06XTB/13-18. Tập thể tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban chủ nhiệm và Văn phòng Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Bắc, Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng và các tổ chức trong và ngoài nước, Trường Đại học Thương mại hỗ trợ nhóm tác giả trong quá trình biên soạn sách chuyên khảo này. TẬP THỂ TÁC GIẢ 3
  4. 4
  5. PHẦN MỞ ĐẦU Tây Bắc là khu vực giàu tiềm năng, với lợi thế phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu. Đây là nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của Vùng và của cả nước. Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của đất nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, bức tranh kinh tế Tây Bắc nhìn chung đã có những khởi sắc mới trong nhiều lĩnh vực. Nông- lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như chè 86.000 ha, cây ăn quả 180.000 ha; phát triển chăn nuôi đại gia súc, cây dược liệu, mía đường, bước đầu đã đưa cây hoa, quả vào trồng ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên với diện tích trên 20.000 ha. Công nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển, giá trị sản xuất hàng năm tăng 18%, tiềm năng lợi thế kinh tế như thủy điện, chế biến khoáng sản, kinh tế cửa khẩu, du lịch được khai thác. Kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sạch, điện, viễn thông được đầu tư xây dựng làm tăng năng lực mới cho sản xuất và nền kinh tế. Các nguồn vốn đầu tư đã tập trung cải tạo nâng cấp 3.060 km quốc lộ như quốc lộ 1A, quốc lộ 2,3,6 và các tuyến vành đai quốc lộ 4, 279, 32... Đã có 1.481/1.559 xã có đường ô tô tới trung tâm (chiếm 95%) và 72,6% số xã có bưu điện, 100% trung tâm huyện phủ sóng di động, 100% số xã có điện thoại... Vốn đầu tư tuy tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 25,59% nhưng phân tích cho thấy, khả năng huy động nguồn lực tại chỗ của các tỉnh khu vực Tây Bắc còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, chưa tăng mạnh được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Định hướng phát triển kinh tế dài hơi các tỉnh khu vực Tây Bắc là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông - lâm nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động. Tây Bắc muốn phát triển nhanh và bền vững, tiến tới hoà nhập với sự phát triển chung của kinh tế cả nước cần huy động mạnh mẽ các nguồn 5
  6. lực và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, yêu cầu có tính cấp thiết và chiến lược là phải xây dựng các chính sách đầu tư phù hợp, như: Chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút vốn ODA, FDI, vốn trong nước; chính sách phát triển hợp tác kinh tế với Trung Quốc, Lào; chính sách kinh tế cửa khẩu, biên mậu... Nhà nước tập trung vốn để đầu tư cho các công trình của Trung ương trên địa bàn các tỉnh và điều chỉnh chính sách, cơ cấu chi tiêu ngân sách Nhà nước để địa phương có nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng thiết yếu, bảo đảm các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù kinh tế khu vực Tây Bắc đã có những chuyển biến quan trọng nhưng về cơ bản vẫn còn nghèo, các tiềm năng và lợi thế lớn chưa được khai thác. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, dù xuất phát điểm thấp nhưng có hướng đi thích hợp, Tây Bắc vẫn có thể phát triển mạnh mẽ. Để đánh thức những tiềm năng, lợi thế đó, cần có giải pháp huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, xây dựng các chính sách hỗ trợ để Tây Bắc phát triển bền vững, tiến tới hoà nhập với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Ngoài một số nông sản đã được xuất khẩu, phần lớn các sản phẩm là đặc sản của vùng miền nhưng chưa tận dụng được giá trị để đẩy mạnh tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu sang các quốc gia khác trên thế giới. Với các nông sản đã xuất khẩu, do chủ yếu là xuất thô nên giá trị gia tăng thấp, hiệu quả chưa cao, tính chuyên nghiệp từ khâu tổ chức sản xuất đến khâu tổ chức tiêu thụ còn thấp. Hình thức chủ yếu xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch qua biên giới, không có các hỗ trợ nên thường bị ép giá, còn hiện tượng tranh mua, tranh bán ảnh hưởng đến quyền lợi của bà con nông dân, doanh nghiệp và cả sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sách chuyên khảo Nghiên cứu chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc được tập thể tác giả biên soạn và do GS.TS Đinh Văn Sơn làm chủ biên gồm 6 chương: 6
  7. Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu của các tỉnh vùng Tây Bắc do GS.TS Nguyễn Bách Khoa và PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt biên soạn. Chương 2. Chuỗi cung ứng sản phẩm chè xuất khẩu do PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan và TS. Lục Thị Thu Hường biên soạn. Chương 3. Chuỗi cung ứng sản phẩm gạo xuất khẩu do PGS.TS Đỗ Minh Thành và PGS.TS Mai Thanh Lan biên soạn. Chương 4. Chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu do PGS.TS Nguyễn Hoàng Long và TS. Đỗ Thị Bình biên soạn. Chương 5. Chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu do PGS.TS Bùi Xuân Nhàn và PGS.TS Hà Văn Sự biên soạn. Chương 6. Đề xuất chính sách hỗ trợ chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu cho các tỉnh khu vực Tây Bắc do GS.TS Đinh Văn Sơn, PGS.TS Nguyễn Viết Thái và PGS.TS Phạm Thị Thu Thủy biên soạn. Trong quá trình biên soạn tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng tổng hợp, khảo cứu các nguồn dữ liệu cho chủ đề nghiên cứu, tuy nhiên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của độc giả để cuốn sách hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! TẬP THỂ TÁC GIẢ 7
  8. 8
  9. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 PHẦN MỞ ĐẦU 5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC 21 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU 21 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 21 1.1.2. Chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu vùng Tây Bắc 35 1.1.3. Thiết kế và quản trị chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu vùng Tây Bắc 45 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu vùng Tây Bắc 50 1.2. KHUNG PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VÙNG TÂY BẮC 52 1.2.1. Xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu hiệu suất tham gia chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu vùng Tây Bắc 52 1.2.2. Mô hình khung phân tích chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu vùng Tây Bắc 66 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản vùng Tây Bắc 73 1.2.4. Khung phân tích mô hình và hiệu suất chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản vùng Tây Bắc 77 Chương 2. CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU 79 2.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU CỦA CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC 79 2.1.1. Yếu tố môi trường vùng Tây Bắc 79 2.1.2. Yếu tố môi trường ngành chè và xuất khẩu chè của Việt Nam 85 2.1.3. Yếu tố môi trường quốc tế 91 2.1.4. Đánh giá chung về tác động của yếu tố môi trường 93 9
  10. 2.2. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU CỦA KHU VỰC TÂY BẮC 94 2.2.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm chè XK của khu vực Tây Bắc 94 2.2.2. Thực trạng khâu trồng trọt và thu hái 96 2.2.3. Thực trạng khâu thu gom chè xuất khẩu vùng Tây Bắc 100 2.2.4. Thực trạng khâu sản xuất và chế biến chè xuất khẩu 102 2.2.5. Thực trạng khâu xuất khẩu 106 2.2.6. Thực trạng liên kết giữa các thành viên chuỗi cung ứng 110 2.2.7. Đánh giá chung về chuỗi cung ứng sản phẩm chè xuất khẩu 119 2.3. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH CÁC VÙNG TƯƠNG ỨNG VỚI TỪNG KHÂU TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU CỦA CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC 125 2.3.1. Định hướng, quan điểm phát triển ngành chè và chuỗi cung ứng sản phẩm chè xuất khẩu khu vực Tây Bắc 125 2.3.2. Đề xuất quy hoạch cho chuỗi cung ứng chè xuất khẩu Tây Bắc 129 2.3.3. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch 134 2.4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU CHO CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC 137 2.4.1. Dự báo thị trường chè thế giới và năng lực cung ứng của Việt Nam 137 2.4.2. Căn cứ và quan điểm đề xuất mô hình chuỗi cung ứng chè xuất khẩu khu vực Tây Bắc 142 2.4.3. Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm chè xuất khẩu cho các tỉnh khu vực Tây Bắc 144 2.4.4. Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm chè xuất khẩu khu vực Tây Bắc 147 Chương 3. CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU 157 3.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU CỦA CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC 157 3.1.1. Yếu tố môi trường vùng Tây Bắc 157 3.1.2. Yếu tố môi trường ngành gạo và xuất khẩu gạo của Việt Nam 162 3.1.3. Yếu tố môi trường quốc tế 170 3.1.4. Đánh giá chung về tác động của yếu tố môi trường 172 10
  11. 3.2. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU CỦA CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC 174 3.2.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm gạo xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc 174 3.2.2. Thực trạng khâu trồng trọt và thu hoạch 176 3.2.3. Thực trạng khâu thu gom 181 3.2.4. Thực trạng khâu sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu 182 3.2.5. Thực trạng khâu xuất khẩu 184 3.2.6. Thực trạng liên kết giữa các thành viên chuỗi cung ứng 186 3.2.7. Đánh giá chung về chuỗi cung ứng sản phẩm gạo xuất khẩu 201 3.3. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH CÁC VÙNG TƯƠNG ỨNG VỚI TỪNG KHÂU TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU CỦA CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC 203 3.3.1. Định hướng, quan điểm phát triển ngành gạo và chuỗi cung ứng sản phẩm gạo xuất khẩu khu vực Tây Bắc 203 3.3.2. Đề xuất quy hoạch cho chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu Tây Bắc 206 3.3.3. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch 209 3.4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU CHO CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC 211 3.4.1. Dự báo thị trường gạo thế giới và năng lực cung ứng của Việt Nam 211 3.4.2. Căn cứ và quan điểm đề xuất mô hình chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu cho các tỉnh khu vực Tây Bắc 215 3.4.3. Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm gạo xuất khẩu cho các tỉnh khu vực Tây Bắc 216 3.4.4. Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm gạo xuất khẩu cho các tỉnh khu vực Tây Bắc 219 Chương 4. CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TRÁI CÂY XUẤT KHẨU 233 4.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TRÁI CÂY XUẤT KHẨU CỦA KHU VỰC TÂY BẮC 233 4.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 233 4.1.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành 241 4.1.3. Các yếu tố nội bộ chuỗi cung ứng trái cây đặc sản xuất khẩu vùng Tây Bắc 243 11
  12. 4.2. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TRÁI CÂY XUẤT KHẨU CỦA KHU VỰC TÂY BẮC 252 4.2.1. Thực trạng cấu hình chuỗi cung ứng trái cây đặc sản xuất khẩu vùng Tây Bắc 252 4.2.2. Thực trạng khâu trồng trọt và thu hoạch trái cây xuất khẩu vùng Tây Bắc 255 4.2.3. Thực trạng khâu thu gom trái cây xuất khẩu vùng Tây Bắc 260 4.2.4. Thực trạng khâu sản xuất và chế biến trái cây xuất khẩu vùng Tây Bắc 263 4.2.5. Thực trạng khâu xuất khẩu trái cây đặc sản vùng Tây Bắc 267 4.2.6. Đánh giá hiệu suất chuỗi cung ứng trái cây đặc sản xuất khẩu vùng Tây Bắc 270 4.2.7. Đánh giá chung về chuỗi cung ứng đặc sản trái cây xuất khẩu của khu vực Tây Bắc 288 4.3. ĐỀ XUẤT CÁC VÙNG QUI HOẠCH SẢN XUẤT, THU MUA, CHẾ BIẾN GẮN VỚI CÁC KHÂU TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TRÁI CÂY XUẤT KHẨU KHU VỰC TÂY BẮC 293 4.3.1. Định hướng, quan điểm qui hoạch 293 4.3.2. Đề xuất qui hoạch cho chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu Tây Bắc 295 4.4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TRÁI CÂY XUẤT KHẨU CHO CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC 305 4.4.1. Dự báo thị trường trái cây thế giới và năng lực cung ứng của Việt Nam 305 4.4.2. Căn cứ và quan điểm đề xuất mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm trái cây xuất khẩu khu vực Tây Bắc 308 4.4.3. Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm trái cây xuất khẩu cho khu vực Tây Bắc 315 4.4.4. Các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu khu vực Tây Bắc 319 Chương 5. CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU 337 5.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC 339 5.1.1. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc 339 5.1.2. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của khu vực Tây Bắc 346 12
  13. 5.2. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC 357 5.2.1. Khái quát về thực trạng sản xuất và thương mại mặt hàng thủy sản của các tỉnh khu vực Tây Bắc 357 5.2.2. Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc 364 5.2.3. Đánh giá chung thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc 374 5.3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 381 5.3.1. Một số dự báo và quan điểm, định hướng phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc đến năm 2020 và những năm tiếp theo 381 5.3.2. Một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc đến năm 2020 và những năm tiếp theo 391 Chương 6. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHO CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC 413 6.1. KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC BỘ VÀ CÁC HIỆP HỘI NGÀNH NGHỀ 413 6.1.1. Các chính sách liên quan đến các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu 413 6.1.2. Đối với Bộ Công Thương 425 6.1.3. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 426 6.1.4. Đối với Bộ Tài chính 428 6.1.5. Đối với Hiệp hội nghề nghiệp, ngành hàng nông sản xuất khẩu 431 6.2. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHU VỰC TÂY BẮC 432 6.2.1. Thúc đẩy liên kết vùng với tiền đề liên kết hạ tầng giao thông 432 6.2.2. Đề xuất chính sách tăng cường liên kết trong chuỗi cung ứng và xúc tiến xuất khẩu nông sản 434 6.2.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 435 13
  14. 6.2.4. Chính sách đầu tư, áp dụng công nghệ sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực 436 6.2.5. Đối với chính quyền địa phương các tỉnh 438 TÀI LIỆU THAM KHẢO 443 14
  15. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Những lợi thế và hạn chế của các hình thức xuất khẩu khác nhau 29 Bảng 1.2. Các loại nông sản xuất khẩu chủ yếu vùng Tây Bắc Việt Nam 44 Bảng 2.1. Sản xuất, sản lượng và giá trị xuất khẩu chè Việt Nam (2000-2018) 85 Bảng 2.2. Giá trị xuất khẩu chè của 10 quốc gia đứng đầu thế giới 93 Bảng 2.3. Đặc điểm mẫu khảo sát, người trồng chè vùng Tây Bắc 97 Bảng 2.4. Yếu tố tác động đến việc trồng chè hữu cơ 100 Bảng 2.5. Địa điểm giao dịch và thu gom chè vùng Tây Bắc 100 Bảng 2.6. Giá giao dịch chè bình quân vùng Tây Bắc (VND/kg) 101 Bảng 2.7. Đặc điểm mẫu khảo sát doanh nghiệp chế biến chè vùng Tây Bắc 103 Bảng 2.8. Lí do khiến cơ sở chế biến chè hoạt động dưới công suất thiết kế 106 Bảng 2.9. Tầm quan trọng của các thị trường xuất khẩu khác nhau 107 Bảng 2.10. Mong muốn của doanh nghiệp chế biến từ đối tác xuất, nhập khẩu chè 108 Bảng 2.11. Các khu vực sản xuất giống chè năng suất cao của Yên Bái 130 Bảng 2.12. Giá chè bình quân trên thế giới, hiện tại và tương lai 139 Bảng 2.13. Dự báo về sản xuất, xuất khẩu chè Việt Nam đến năm 2020 140 Bảng 3.1. Top 10 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm 2017 172 15
  16. Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu khảo sát người trồng lúa khu vực Tây Bắc 177 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất lúa các tỉnh Tây Bắc 179 Bảng 3.4. Tình hình sản xuất lúa cạn tại một số xã vùng cao của khu vực Tây Bắc 180 Bảng 3.5. Đặc điểm mẫu khảo sát cơ sở thu mua, chế biến gạo vùng Tây Bắc 182 Bảng 3.6. Điều chỉnh quy hoạch một vài cây trồng hàng năm tới năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu tại khu vực Tây Bắc 205 Bảng 3.7. Triển vọng tiêu thụ gạo trên thế giới giai đoạn 2020 - 2050 (Triệu tấn) 212 Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát - người trồng trái cây vùng Tây Bắc 255 Bảng 4.2. Địa điểm giao dịch và thu gom trái cây vùng Tây Bắc 262 Bảng 4.3. Giá một số loại trái cây vùng Tây Bắc năm 2018 263 Bảng 4.4. Số lượng doanh nghiệp chế biến nông sản phân theo ngành hàng 264 Bảng 4.5. Tầm quan trọng của các thị trường xuất khẩu khác nhau 268 Bảng 4.6. Mong muốn của DN chế biến từ đối tác xuất, nhập khẩu trái cây 269 Bảng 4.7. Đề xuất việc bố trí cây, trái cây các loại theo diện tích các tỉnh 300 Bảng 4.8. Qui hoạch mạng lưới chợ thu mua nông sản đến năm 2025 302 Bảng 4.9. Phân tích TOWS chuỗi cung ứng trái cây đặc sản xuất khẩu vùng Tây Bắc 309 16
  17. Bảng 4.10. Các định hướng chiến lược phát triển chuỗi cung ứng trái cây đặc sản xuất khẩu của các tỉnh vùng Tây Bắc 311 Bảng 4.11. Một số mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm trái cây xuất khẩu khu vực Tây Bắc giai đoạn tới 314 Bảng 5.1. Phân vùng sản xuất thủy sản của khu vực Tây Bắc 359 Bảng 5.2. Qui mô và sản lượng cá nước lạnh của một số tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc 367 Bảng 5.3. Hạch toán kinh tế/1 tấn cá hồi thương phẩm tại các cơ sở nuôi thủy sản của các tỉnh khu vực Tây Bắc 369 Bảng 5.4. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu năm 2020 384 17
  18. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng căn bản 23 Hình 1.2. Cấu hình chuỗi cung ứng theo chiều ngang và chiều dọc 24 Hình 1.3. Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp đa (2) tuyến sản phẩm 26 Hình 1.4. Mô hình khái niệm quản trị chuỗi cung ứng 28 Hình 1.5. Mô hình các dạng thức chuỗi cung ứng xuất khẩu đặc sản vùng Tây Bắc 39 Hình 1.6. Mô hình so sánh chuỗi cung ứng bền vững và chuỗi cung ứng năng động 46 Hình 1.7. Mô hình SCOR cấp độ 2 phiên bản 6.0 55 Hình 1.8. Mô hình nghiên cứu hiệu suất chuỗi cung ứng XK nông sản vùng Tây Bắc 65 Hình 1.9. Sơ đồ khung phân tích mô hình và hiệu suất SCXK đặc sản vùng Tây Bắc Việt Nam 78 Hình 2.1. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam so với giá thế giới (2000-2018) 88 Hình 2.2a. Tỉ trọng thị trường xuất khẩu 2018, theo sản lượng 91 Hình 2.2b. Tỉ trọng thị trường xuất khẩu 2018, theo giá trị 91 Hình 2.3. Khối lượng sản xuất và xuất khẩu chè trên toàn cầu 92 Hình 2.4. Cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm chè xuất khẩu vùng Tây Bắc 95 Hình 2.5. Chất lượng cấu hình chuỗi cung ứng chè xuất khẩu Tây Bắc 111 18
  19. Hình 2.6. Chất lượng quan hệ đối tác chuỗi cung ứng chè XK Tây Bắc 113 Hình 2.7. Chất lượng điều phối chuỗi cung ứng chè xuất khẩu Tây Bắc 114 Hình 2.8. Chất lượng trợ giúp của các doanh nghiệp tâm điểm 116 Hình 2.9. Chất lượng hỗ trợ chuỗi cung ứng của Nhà nước và các nhà cung ứng dịch vụ ngoài chuỗi 117 Hình 2.10. Chất lượng vận hành chuỗi cung ứng chè xuất khẩu Tây Bắc 119 Hình 2.11. Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng chè xuất khẩu vùng Tây Bắc 144 Hình 3.1. Giá bán lẻ gạo ở một số nước trong khu vực 165 Hình 3.2. Mô hình A (Thu mua gạo - XK) 175 Hình 3.3. Mô hình B (Đầu tư vùng lúa chuyên canh - XK) 175 Hình 3.4. Khái quát quy trình thu mua, chế biến, cung cấp gạo Séng Cù tại Lào Cai 183 Hình 3.5. Kết quả phân tích về chất lượng cấu hình trong chuỗi cung ứng gạo XK Tây Bắc 188 Hình 3.6. Kết quả phân tích về chất lượng quan hệ đối tác trong chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu Tây Bắc 190 Hình 3.7. Kết quả phân tích về chất lượng điều phối trong chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu Tây Bắc 192 Hình 3.8. Kết quả phân tích về chất lượng trợ giúp các OEMs của các doanh nghiệp xuất khẩu tâm điểm trong chuỗi cung ứng gạo XK Tây Bắc 195 Hình 3.9. Kết quả phân tích về chất lượng hỗ trợ chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu Tây Bắc của Nhà nước và các nhà cung ứng dịch vụ ngoài chuỗi 199 19
  20. Hình 3.10. Kết quả phân tích về chất lượng vận hành chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu khu vực Tây Bắc 201 Hình 3.11. Sản lượng và giá lúa gạo 214 Hình 3.12. Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu khu vực Tây Bắc 217 Hình 4.1. Mô hình chuỗi cung ứng xuất khẩu đặc sản vùng Tây Bắc 253 Hình 4.2. Chất lượng cấu hình trong chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu Tây Bắc 270 Hình 4.3. Chất lượng quan hệ đối tác chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu Tây Bắc 272 Hình 4.4. Chất lượng điều phối chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu Tây Bắc 280 Hình 4.5. Chất lượng trợ giúp của các doanh nghiệp xuất khẩu tâm điểm 281 Hình 4.6. Chất lượng hỗ trợ chuỗi cung ứng của Nhà nước và các nhà cung ứng dịch vụ ngoài chuỗi 286 Hình 4.7. Chất lượng vận hành chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu Tây Bắc 287 Hình 4.8. Mô hình đề xuất các dạng thức chuỗi cung ứng xuất khẩu trái cây 315 Biểu đồ 5.1. Đóng góp của các tỉnh vào giá trị thủy sản khu vực Tây Bắc 363 Biều đồ 5.2. Cơ cấu sản lượng thủy sản của các tỉnh Tây Bắc 363 Hình 5.1. Mô hình chung chuỗi cung ứng các sản phẩm thủy sản các tỉnh khu vực Tây Bắc 371 Hình 5.2. Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc 393 20
nguon tai.lieu . vn