Xem mẫu

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG – HÀM Ý CHO VIỆT NAM #Ths. Nguyễn Hoàng Phương Thanh Trường Đại học Đại Nam Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập báo cáo tài chính (BCTC) theo Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) ngày càng nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ trong cả phạm vi khu vực và quốc tế, IFRS càng trở thành đề tài nóng và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN niêm yết trên sàn chứng khoán - những DN đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS theo khung lộ trình áp dụng IFRS của Bộ Tài chính đến năm 2020. Bài viết làm rõ những lợi ích của việc áp dụng IFRS và hàm ý cho Việt Nam. Lợi ích của áp dụng IFRS IFRS tạo sự minh bạch, đồng thời, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty. Ngoài ra, IFRS giúp các DN và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ chuẩn mực có phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế. IFRS cũng hỗ trợ giảm thiểu chi phí về vốn và chi phí báo cáo. Theo khảo sát của IASB đánh giá toàn diện của hơn 100 nghiên cứu chuyên ngành về lợi ích của IFRS cho thấy: Hầu hết, các nghiên cứu đều đưa ra các bằng chứng là, IFRS đã giúp tăng cường hiệu quả hoạt động thị trường vốn và thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên biên giới. Ngoài ra, đánh giá của cộng đồng châu Âu (EU) sau 10 năm áp dụng IFRS cũng khẳng định IFRS đã thành công, trong việc tạo ra một ngôn ngữ kế toán chung cho thị trường vốn. Chính các nhà đầu tư và các DN đã hỗ trợ IFRS trong việc cải thiện tính minh bạch và tính so sánh của BCTC. Một số nghiên cứu trên thế giới, cũng góp phần bổ sung và khẳng định những lợi ích của việc áp dụng IFRS. Thực tế triển khai IFRS ở nhiều quốc gia đã cho chỉ ra rằng áp dụng IFRS, thì mức độ tin cậy về thông tin của các công ty niêm yết, cũng như thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng ở các nước đó được giới đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Điều này không chỉ giúp các thị trường này cải thiện khả năng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, mà còn giúp cho nền kinh tế và DN giảm đáng kể chi phí phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn, do định mức tín nhiệm tăng cao. Hàm ý cho Việt Nam khi áp dụng IFRS Với một nền kinh tế đang phát triển nhanh như hiện nay, Việt Nam cần phải có dòng vốn đổ vào thị trường tài chính, để có thể duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững. BCTC dựa trên IFRS của các DN Việt Nam sẽ cung cấp thông tin nhất quán, chất lượng và có tính so sánh cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việc áp dụng IFRS cũng sẽ cho thấy, khung pháp lý về DN của Việt Nam đạt các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất trên các diễn 100
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam đàn kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, ngày càng có nhiều DN Việt Nam tìm cách gia tăng xuất khẩu và thiết lập hoạt động ở nước ngoài. Do đó, họ sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và yêu cầu phải lập BCTC theo IFRS. Như vậy, việc tuân thủ và áp dụng IFRS trong quá trình lập BCTC trở thành một xu hướng tất yếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình tuân thủ và áp dụng IFRS tại Việt Nam, các DN cần lường trước những khó khăn sau: Thứ nhất, cơ chế chính sách còn chưa hoàn thiện, do vậy một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS còn chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện, ví dụ việc ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế toán các công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro, việc ghi nhận giá trị hợp lý của một số tài sản tài chính, bất động sản đầu tư hoặc tài sản sinh học đều chưa được hướng dẫn. Mặt khác, kỹ thuật để thực hiện một số đánh giá là tương đối phức tạp như việc xác định tổn thất LTTM, đánh giá giá trị thu hồi của tài sản, giá trị nội tại, lãi suất hiệu lực,... còn rất nhiều khó khăn. Thứ hai, hệ thống kết nối thông tin trong nội bộ và phần mềm kế toán của DN chưa đủ mạnh, để có thể cập nhật các thông tin tài chính kịp thời và đầy đủ. Thứ ba, việc áp dụng IFRS đòi hỏi DN cần có một đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực vì IFRS được coi là rất phức tạp, ngay ở các những nước có nền kinh tế phát triển. Vì vậy, với thực tế nguồn nhân lực trong nước hiện nay, rất khó khăn cho các DN có thể tiếp cận, tuân thủ và áp dụng IFRS trong quá trình lập BCTC. Thứ tư, việc đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế để áp dụng IFRS ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hiện nay, mới chỉ có một số các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA Australia, ICAEW có chương trình đào tạo IFRS cho một số học viên tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Một số công ty kiểm toán như Big 4, cũng mới chỉ đào tạo chủ yếu cho nhân viên công ty. Tuy nhiên, đại bộ phận kế toán viên tại các DN là những người trực tiếp lập BCTC đều chưa được đào tạo và tiếp cận IFRS. Hầu như các trường đại học chưa triển khai việc đào tạo IFRS cho sinh viên, dẫn đến sinh viên khi ra trường chưa có hiểu biết về IFRS. Thứ năm, hạn chế về năng lực của cán bộ cơ quan Thuế tại Việt Nam. Bản thân những cán bộ thuế này cũng chưa thể nắm rõ về các chuẩn mực của IFRS nên khi làm theo IFRS thì chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế thu nhập DN và lợi nhuận kế toán sẽ ngày càng khác biệt. Do vậy, vẫn còn xảy ra những tranh luận giữa cơ quan thuế và DN khi các cơ quan này nhận được bộ BCTC theo IFRS từ phía các DN. Tuy phải đối diện với những khó khăn thách thức đó nhưng việc tuân thủ và áp dụng IFRS, trong việc lập BCTC ở Việt Nam không phải là không thể làm được. Nhưng việc áp dụng này cần có lộ trình và vận dụng hết sức linh hoạt vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi. Trên thực tế, Việt Nam đã và đang có những bước đi tích cực, để sẵn sàng tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, công cụ kế toán và kiểm toán của Việt Nam đã được cải cách và hoàn thiện phù hợp, trong đó đặc biệt là việc áp dụng IAS, IAS đã được luật hóa. Tại Việt Nam, VAS bao gồm 26 Chuẩn mực, được xây dựng dựa trên các IAS theo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và tình hình các DN tại Việt Nam. Đến nay, lập BCTC theo 101
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam IFRS đang trở nên ngày càng phổ biến hơn theo yêu cầu của các tập đoàn mẹ, các bên cho vay cũng như phát sinh từ sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn vào thị trường vốn quốc tế. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang trong quá trình ban hành chuẩn mực mới tiếp cận gần hơn với IFRS. Năm 2014, với việc ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC, về chế độ kế toán DN thay thế Quyết định số 15/2006, ngày 20/03/2006 và đặc biệt là Thông tư 202/2014/TT- BTC về hướng dẫn lập BCTC hợp nhất, đã đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS. Theo đó, Thông tư 202/2014/TT-BTC đã căn cứ trên chuẩn mực IAS 27/ IFRS 10 trong việc hạch toán những thay đổi về tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ tại công ty con nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát. Có thể thấy rằng, việc áp dụng các IFRS trong lập BCTC giúp nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của DN, đặc biệt là các DN niêm yết. Mặt khác, “Chiến lược phát triển kế toán - kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030” cũng đã khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS trong quá trình lập BCTC. Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ 1/1/2017, đã bổ sung “nguyên tắc giá trị hợp lý”. Đây là những bước chuẩn bị chủ động, cần thiết, để tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS tại Việt Nam. Tóm lại, để nâng cao tính công khai, minh bạch và bền vững của thị trường thì việc áp dụng và thực hiện theo IFRS trở thành 1 tất yếu đối với các DN Việt Nam, đặc biệt là các DN đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, việc áp dụng này là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường. Để làm được điều này, đòi hỏi sự nỗ lực không nhỏ từ Bộ Tài chính, các cơ quan ban ngành, DN và những người làm công tác tài chính kế toán ở Việt Nam. --------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Mohammadrezaei, Fakhroddin; Mohd-saleh, Norman; Banimahd, Bahman (2015), The effects of mandatory IFRS adoption: A review of evidence based on accounting standard setting criteria, International Journal of Disclosure and Governance 12.1 (Feb 2015): 29-77. 2. Li, S. (2010). Does Mandatory Adoption of International Financial Reporting Standards in the European Union Reduce the Cost of Equity Capital. The Accounting Review. 85 (2): 607-36. 3. Daske, H., Hail, L., Leuz, C. & Verdi, S. (2008). Mandatory IFRS Reporting Around the World: Early Evidence on the Economic Consequences. Journal of Accounting Research, 46 (5): 1085-1142 4. https://en.wikipedia.org/wiki/International_Financial_Reporting_Standards 5. Tạp chí chứng khoán số 213 (2016), Hướng tới IFRS 6. Trần Mạnh Dũng & Nguyễn Thúy Hồng (2015), IFRS: 10 năm áp dụng và bình luận, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 143: 27-29. 102
nguon tai.lieu . vn