Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN TÂN TRỤ CHI NHÁNH TỈNH LONG AN Loans for job creation at Vietnam Bank for Social Policies, Tan Tru District Transaction Office, Long An Province branch 1 Nguyễn Ngọc Huyền 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam nguyenngochuyen1209@gmail.com Tóm tắt — Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Tân Trụ giai đoạn 2017 - 2020. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay giải quyết việc làm, phân tích thực trạng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Trụ giai đoạn 2017 - 2020. Tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Phòng giao dịch huyện Tân Trụ chi nhánh tỉnh Long An. Abstract — The study was carried out on the basis of studying relevant documents, analyzing and evaluating the actual situation of effectiveness of loan activities for job creation at the Bank for Social Policies of Tan Tru district in the period of 2017 - 2020. The author has systematized the theoretical basis of employment loans, analyzing the current situation of job creation loans at the Bank for Social Policies in Tan Tru district in the period of 2017 - 2020. The author proposes solutions to improve the efficiency of job creation loans at the Bank for Social Policies, transaction office of Tan Tru district, Long An province branch. Từ khóa — Tín dụng chính sách, cho vay giải quyết việc làm, policy credit, loan for job creation. 1. Đặt vấn đề Cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Phòng giao dịch huyện Tân Trụ Chi nhánh tỉnh Long An đã đạt được những kết quả nhất định. Trong giai đoạn 2017 - 2020, tổng số hộ đã được vay vốn là 651 hộ và số lao động đã giải quyết việc làm là 847 người, xu hướng số hộ được vay và số người có việc làm tăng đều các qua năm. Tuy nhiên, cho vay giải quyết việc làm vẫn còn một vài hạn chế như: Nhiều lao động có nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm nhưng chưa được vay, nguồn vốn từ Trung ương cấp không tăng, nguồn vốn của địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2020, nguồn vốn Trung ương là 52%, địa phương là 31% và vốn huy động là 17%. Việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Phòng giao dịch huyện Tân Trụ Chi nhánh tỉnh Long An nhằm thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội của Chính phủ xây dựng một chương trình vừa có giá trị thực tiễn, vừa có ý nghĩa nhân văn để giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. 2. Cơ sở lý thuyết Có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng chính sách, tùy theo góc độ nhìn nhận và tùy theo từng quốc gia. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ thì khái niệm tín dụng chính sách có thể được hiểu như sau: “Tín dụng chính sách cho các đối tượng chính sách là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động, cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với các ưu đãi so với tín dụng thông thường, để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội”. 87
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 Theo Ngân hàng Nhà nước (2016), cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Theo Luật các tổ chức tín dụng (2010), cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Cho vay giải quyết việc làm là hình thức cấp tín dụng cho các đối tượng vay vốn để giải quyết việc làm nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân (Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm). 3. Thực trạng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Phòng giao dịch huyện Tân Trụ chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2020 3.1. Dư nợ theo đối tượng thụ hưởng Kết quả chương trình cho vay giải quyết việc làm theo đối tượng thụ hưởng của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) phòng giao dịch huyện Tân trụ trong giai đoạn từ 2017 - 2020. Bảng 1. Dư nợ cho vay giải quyết việc làm theo đối tượng thụ hưởng Đơn vị tính: Triệu đồng Đối tượng Dư nợ So sánh thụ hưởng 2017 2018 2019 2020 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 Hộ nghèo 0 0 0 0 0 Hộ gia 5.187 6.306 7.190 5.885 1.119 884 (1.305) đình khác Người 10 10 0 0 (10) khuyết tật Doanh nghiệp nhỏ 300 và vừa Đối tượng 603 660 340 120 57 (320) (220) khác Hộ kinh 150 150 150 150 0 0 0 doanh Người lao 1.742 6.989 5.247 động Tổng 5.940 7.126 9.432 13.444 1.186 2.306 4.012 Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội Năm 2017 đối tượng thụ hưởng của chương trình cho vay giải quyết việc làm (GQVL) gồm hộ nghèo, hộ gia đình khác, đối tượng khác, hộ kinh doanh. Năm 2018 đối tượng thụ hưởng của chương trình cho vay giải quyết việc làm có thêm đối tượng là người khuyết tật, năm 2019 đối tượng thụ hưởng của chương trình cho vay giải quyết việc làm có thêm đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, người lao động. Trong đó, dư nợ cho vay giải quyết việc làm đối tượng khác chiếm tỷ trọng cao, năm 2017 chiếm 87,32%, năm 2018 chiếm 88,50%, năm 2019 chiếm 76,23%, năm 2020 chiếm 43,77%. Đến năm 2019 có thêm đối tượng người lao động có dư nợ tín dụng khá cao chiếm 18,50% và năm 2020 chiếm 51,99% (bảng 1). Dư nợ cho vay giải quyết việc làm tăng qua các năm, cụ thể năm 2017 là 5.940 triệu đồng; năm 2018 là 5.940 triệu đồng (tăng 1.186 triệu đồng so với năm 2017); năm 2019 là 9.432 triệu 88
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 đồng (tăng 2.306 triệu đồng so với năm 2018); năm 2020 là 13.444 triệu đồng (tăng 4.012 triệu đồng so với năm 2019). 3.2. Dư nợ cho vay giải quyết việc làm theo địa bàn xã Dư nợ cho vay giải quyết việc làm theo địa bàn qua các năm: Thị trấn Tân Trụ (năm 2017 là 783 triệu đồng chiếm 13,08%; năm 2018 là 869 triệu đồng chiếm 12,19%; năm 2019 là 1.016 triệu đồng chiếm 10,77%; năm 2020 là 1.587 triệu đồng chiếm 11,80%), Lạc Tấn (năm 2017 là 228 triệu đồng chiếm 3,84%; năm 2018 là 268 triệu đồng chiếm 3,76%; năm 2019 là 608 triệu đồng chiếm 6,45%; năm 2020 là 688 triệu đồng chiếm 5,12%). Bảng 2. Dư nợ cho vay giải quyết việc làm theo địa bàn xã Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tỷ Năm Tỷ Năm Tỷ Năm Tỷ Địa bàn xã 2017 trọng 2018 trọng 2019 trọng 2020 trọng (%) (%) (%) (%) Tổng dư nợ 5.940 100 7.126 100 9.432 100 13.444 100 Thị trấn 783 13,18 869 12,19 1.016 10,77 1.587 11,80 Tân Trụ Lạc Tấn 228 3,84 268 3,76 608 6,45 688 5,12 Bình Lãng 1.202 20,24 1.182 16,59 1.321 14,01 1.595 11,86 Mỹ Bình 537 9,04 637 8,94 587 6,22 Tân Bình 541 9,11 731 10,26 761 8,07 1.393 10,36 Tân Phước 561 9,44 621 8,71 731 7,75 2.041 15,18 Tây Đức Tân 614 10,34 944 13,25 1.744 18,49 2.305 17,15 Bình Trinh 255 4,29 255 3,58 605 6,41 804 5,98 Đông Nhựt Ninh 734 12,36 884 12,41 1.294 13,72 1.876 13,95 Bình Tịnh 357 6,01 407 5,71 457 4,85 777 5,78 Quê Mỹ 128 2,15 328 4,60 308 3,27 378 2,81 Thạnh Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội Tổng dư nợ giải quyết việc làm năm sau cao hơn năm trước, năm 2017 dư nợ đạt 5.940 triệu đồng, năm 2018 đạt 7.126 triệu đồng, năm 2019 là 9.432 triệu đồng và năm 2020 là 13.444 triệu đồng. Bảng 2 cho thấy, số tiền giải ngân chi cho công tác hỗ trợ cho vay giải quyết việc làm tăng giúp tạo việc làm mới cho nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 3.3. Nợ quá hạn cho vay giải quyết việc làm theo thời gian Bảng 3. Nợ quá hạn cho vay giải quyết việc làm theo thời gian Đơn vị tính: Triệu đồng; % Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chỉ tiêu So với So với So với Số dư Số dư Số dư Số dư 2017 2018 2019 Tổng dư nợ 156.322 180.028 23.706 197.783 17.755 222.432 24.649 Nợ quá hạn 169 109 (60) 127 18 131 4 Tỷ lệ nợ 0,11 (0,06) 0,05 0,06 0 0,06 0 quá hạn Dư nợ 5.940 7.126 1.186 9.432 2.306 13.444 4.012 cho vay Nợ quá hạn 7 7 0 20 13 20 0 cho vay 89
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,11 0,09 (0,02) 0,21 0,01 0,15 (0,06) cho vay Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội Tình hình nợ quá hạn cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH Phòng giao dịch huyện Tân Trụ trong giai đoạn 2017 – 2020: Năm 2017 nợ quá hạn cho vay GQVL chỉ là 7 triệu đồng (tỉ lệ nợ quá hạn là 0,11%) ; năm 2018 nợ quá hạn cho vay GQVL cũng là 7 triệu đồng (tỉ lệ nợ quá hạn là 0,09%); năm 2019 nợ quá hạn cho vay GQVL là 20 triệu đồng (tỉ lệ nợ quá hạn là 0,21%); năm 2020 nợ quá hạn cho vay GQVL là 20 triệu đồng (tỉ lệ nợ quá hạn là 0,15%). 3.4. Một số hạn chế  Nguồn vốn được cấp từ Trung ương không tăng trong thời gian qua.  Nguồn vốn từ địa phương có quy mô nhỏ so với nhu cầu thực tế.  Quy trình thẩm định cho vay chưa thật sự chặt chẽ. Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các Tổ tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) chưa thật sự đồng bộ. 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Phòng giao dịch huyện Tân Trụ chi nhánh tỉnh Long An 4.1. Tuân thủ quy trình cho vay một cách tuyệt đối Cần thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay, không nên thực hiện lập danh sách hộ vay trình Uỷ ban nhân dân phê duyệt dự án cho vay trong khi hội, đoàn thể chưa thẩm định dự án của hộ vay. NHCSXH cần phải thông báo kết quả phê duyệt cho vay gửi UBND, không nên bỏ qua khâu này vì NHCSXH thường thông báo trực tiếp cho tổ trưởng Tổ TK&VV. Điều này sẽ làm cho Uỷ ban nhân dân không biết hộ nào được vay hay không được vay để chỉ đạo cho hội đoàn thể giám sát, kiểm tra việc vay vốn của các hộ vay. Trên thực tế, các dự án vay vốn giải quyết việc làm được lập rất đơn giản nên NHCSXH cần có sự phối kết hợp với các hội, đoàn thể để hướng dẫn hộ vay lập kế hoạch và phát triển ý tưởng kinh doanh. Nếu tính tối đa thời gian từ khi thẩm định và phê duyệt là 15 ngày, điều này đã làm tốn nhiều thời gian. Trong khi đó hộ gia đình đang cần nguồn vốn gấp để kịp mùa vụ sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ thực trạng đó, NHCSXH cần hỗ trợ như cán bộ tín dụng có thể hỗ trợ hội, đoàn thể trong việc thẩm định và tham mưu cho UBND về việc phê duyệt kế hoạch cho vay. Điều này có thể giúp tiết kiệm được thời gian mà vẫn đảm bảo chặt chẽ về mặt thực hiện đúng theo quy trình cho vay của NHCSXH, giúp hộ vay nhận được tiền vay trong thời gian sớm hơn để có nguồn vốn kịp thời thực hiện sản xuất kinh doanh. 4.2. Nâng cao chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn Cho vay giải quyết việc làm có nhiều khó khăn và phức tạp vì hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng lại phải thực hiện theo những quy chế riêng chặt chẽ. Việc cho vay không chỉ đơn thuần là điều tra xem xét mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, cần có sự xét duyệt công khai từ Tổ TK&VV. Công tác cho vay muốn thực hiện tốt thì ngay từ đầu phải thành lập các Tổ TK&VV, đặc biệt là việc chọn và bầu tổ trưởng phải là người có năng lực, có trách nhiệm, tâm huyết với người nghèo và có uy tín với nhân dân, đồng thời phải tạo được tinh thần trách nhiệm, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tổ. 4.3. Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay Tăng cường kiểm tra sử dụng vốn vay, nắm bắt thông tin về hộ vay đồng thời tiến hành kiểm tra trong công tác cho vay. Phòng giao dịch NHCSXH thành lập đoàn kiểm tra để phát hiện những sai sót và có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm hạn chế rủi ro, giảm nợ quá hạn. Cần đặc biệt chú trọng trong công tác kiểm tra cả trước, trong và sau khi cho vay đảm bảo đúng theo quy trình tín dụng để hạn chế tối đa nhất những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình cho 90
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 vay. Việc kiểm tra sau khi cho vay cần có sự phối hợp với cán bộ tín dụng NHCSXH, tổ chức hội đoàn thể, tổ trưởng Tổ TK&VV. Hội đoàn thể cần thực hiện đúng quy định là sau khi giải ngân tiền vay khoảng 30 ngày thì hội đoàn thể cùng tổ trưởng Tổ TK&VV đi kiểm tra việc sử dụng vốn vay xem hộ vay có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không và sản xuất kinh doanh có hiệu quả không nhằm hạn chế rủi ro, giảm nợ quá hạn. 4.4. Nâng cao kiến thức, tay nghề cho khách hàng vay vốn Hội đoàn thể nhận ủy thác từ huyện, xã phối hợp với các cơ quan chức năng như thú y, khuyến nông, bảo vệ thực vật thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến ngư cho các hộ vay, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, tạo cơ hội làm ăn có hiệu quả, phát triển kinh tế gia đình và giữ được nguồn vốn vay. 4.5. Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương NHCSXH là đơn vị chịu trách nhiệm cho vay và quản lý món vay nhưng hiệu quả cho vay giải quyết việc làm phụ thuộc khá nhiều vào các ban ngành và Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn. Để vốn ưu đãi có thể dễ dàng đến được người cần vay thì chỉ có chính quyền địa phương nắm bắt được đời sống kinh tế của người dân trong khu vực. Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và các hội đoàn thể, ban ngành tốt thì NHCSXH mới có điều kiện tốt nhất về trụ sở làm việc, phương tiện làm việc và khả năng tiếp nhận các thông tin về người lao động cư trú trên địa bàn cho đến việc kết hợp công tác thẩm định dự án vay vốn và ủy thác cho vay giải quyết việc làm. NHCSXH thường xuyên nên có sự phối kết hợp với Uỷ ban nhân dân và hội đoàn thể trong công tác cho vay từ khâu lập dự án, đến khâu thẩm định và ra quyết định cho vay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính phủ (2015). Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. [2] Chính phủ (2019). Nghị định số 74/2019/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. [3] Chính phủ (2002). Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính Phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. [4] Đoàn Thị Hồng (2018). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. [5] Ngân hàng Chính sách Xã hội (2015). Công văn 3798/NHCS-TDSV Ngân hàng Chính sách Xã hội về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay giải quyết việc làm. [6] Ngân hàng Chính sách Xã hội (2020). Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Long An phòng giao dịch huyện Tân Trụ giai đoạn 2017 - 2020. [7] Quốc hội (2010). Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. [8] Ngân hàng Nhà nước (2016). Thông tư số 39/2064/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Ngày nhận: 10/08/2021 Ngày duyệt đăng: 26/03/2022 91
nguon tai.lieu . vn