Xem mẫu

  1. CHÍNH SÁCH THUẾ VỚI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TỪ GÓC NHÌN THẾ GIỚI Lê Vũ Thanh Tâm* 1 TÓM TẮT: Làn sóng khởi nghiệp sáng tạo đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, môi trường và các điều kiện cho khởi nghiệp, gồm hệ thống khung pháp luật, các chính sách hỗ trợ, quỹ đầu tư mạo hiểm… giúp bảo đảm tính ổn định và độ sẵn sàng vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Hoàn thiện các điều kiện cho khởi nghiệp, trong đó chú trọng chính sách thuế với vai trò “bệ đỡ” là yêu cầu bức thiết nhất, giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam vươn lên và phát triển mạnh mẽ. Và để xây dựng hệ thống chính sách thuế thân thiện với cộng đống khởi nghiệp sáng tạo, Việt Nam cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc xây dựng và áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Từ khóa: Chính sách thuế, khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, kinh nghiệm 1. BÀI VIẾT CHÍNH Dẫn luận Sự chuyển đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất của doanh nghiệp trên toàn thế giới cùng với sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo nên sức hút mạnh mẽ và là khởi nguồn cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên toàn cầu. Khởi nghiệp sáng tạo góp phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế thông qua sự ra đời và ứng dụng vào thực tiễn của các sản phẩm và dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó duy trì khả năng sáng tạo, phát triển một cách hiệu quả. Chính bởi lẽ đó, Chính phủ các quốc gia trên thế giới nhận ra tầm quan trọng của khởi nghiệp sáng tạo, theo đó ban hành nhiều chính sách, trong đó phải kể đến chính sách thuế nhằm khuyến khích hoạt động này. 1. TỔNG QUAN KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ VỚI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO 1.1. Khởi nghiệp sáng tạo Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khởi nghiệp sáng tạo (Startup) song tựu chung lại đều ám chỉ đến những doanh nghiệp mới thành lập hoạt động kinh doanh dịch vụ sản phẩm sáng tạo hoặc chưa thành lập nhưng đang nghiên cứu, triển khai và có kế hoạch kinh doanh ý tưởng sáng tạo mới với nền tảng hoạt động là công nghệ mới. Với nền tảng công nghệ và sản phẩm, dịch vụ độc đáo, vượt trội, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khác doanh nghiệp thông thường ở tính đột phá, sáng tạo, tính tăng trưởng đột phá, đặc biệt là từ giai đoạn Tăng trưởng nhanh, và tính rủi ro cao xuất phát từ ý tưởng kinh doanh đột phá cùng với những hạn chế liên quan thị trường và trình độ quản trị, nhân lực. * Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính, 162 Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội, 10045, Việt Nam
  2. 1166 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA 1.2. Vai trò của chính sách thuế với khởi nghiệp Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, khởi nghiệp là giai đoạn đầu tiên của một doanh nghiệp được thành lập với đặc trưng cơ bản là quy mô hoạt động kinh doanh còn hạn chế, mới dừng lại ở thăm dò thị trường và kiểm nghiệm, và phải mất nhiều thời gian để đưa doanh nghiệp vào giai đoạn có lãi; bởi vậy mà các cá nhân, tổ chức thường chưa quan tâm ưu đãu thuế khi quyết định khởi nghiệp. Song phải nói rằng, mặc dù chưa có lợi nhuận để tính thuế trong giai đoạn khởi nghiệp tuy nhiên cũng nhiều trường hợp doanh nghiệp thành công rất nhanh và đến giai đoạn mở rộng và tăng trưởng nhanh với khoảng thời gian kéo dài. Mặt khác, thuế thu nhập là nghĩa vụ mà bất cứ doanh nghiệp nào khi hoạt động sẽ phải đối mặt bởi vậy nên những khuyến khích về thuế luôn là mục tiêu mà các nhà đầu tư thiên thần cũng như những ai có ý định khởi nghiệp theo đuổi khi nhắm đến một thị trường nào đó. Như vậy, việc thực hiện chính sách miễn giảm thuế có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhằm giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm bớt phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, tiết kiệm được chi phí kinh doanh, từ đó giảm giá thành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư. 2. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRONG BAN HÀNH CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ VỚI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Với vị trí quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói riêng cũng như toàn nền kinh tế nói chung, chính sách ưu đãi về thuế luôn được các quốc gia coi trọng và được thực hiện theo hai hình thức cơ bản là i) miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp; và ii) ưu đãi thuế thặng dư vốn đầu tư. Cụ thể: 2.1. Miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp 2.1.1. Các nước thuộc OECD (Economic Co-operation and Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế): Chính sách ưu đãi hoặc giảm thuế thu nhập được các nước thuộc OECD áp dụng trên 3 cấp độ: các doanh nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các nhà đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào hệ thống thuế và dóng góp bắt buộc. Trong đó: - Doanh nhân sẽ được giảm thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập thông cao mở rộng các khoản trợ cấp hoặc giảm các khoản đóng góp an sinh xã hội. - Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được chính phủ ban nhiều ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, bên cạnh đó là thuế giá trị gia tăng hoặc các quy định về khấu hao, lao động trong các doanh nghiệp này được miễn một số khoản đóng góp an sinh xã hội. - Các nhà đầu tư tại một số nước như Hà Lan được giảm thuế thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản lương, thưởng nhận được từ việc nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. 2.1.2. Singapore: Nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và mở rộng kinh doanh tại Singapore, chính phủ Singapore cung cấp nhiều chương trình trợ giúp kinh doanh cho các doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Theo đó, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng theo thời gian hưởng với điều kiện: i) công ty dù do người Singapore hay người nước ngoài thành lập tại Singapore đều phải nằm dưới sự kiểm soát của Cơ quan Quản lý Thuế Singapore cho năm đánh giá đó; ii) công ty không được có hơn 20 cổ đông trong suốt năm đánh giá đó, trong đó tất cả các cổ đông là những cá nhân “có lợi và trực tiếp” nắm giữ cổ
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1167 phần bằng tên riêng của họ; hoặc là ít nhất một cổ đông là một cá nhân “có lợi và trực tiếp” nắm giữ ít nhất 10% số cổ phần phổ thông phát hành của công ty. Trong 3 năm đầu, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có doanh thu dưới 100.000 đô la Sing sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; doanh thu từ 100.000 - 300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 8,5%; doanh thu trên 300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 17%. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo từ năm thứ 4 trở đi có doanh thu dưới 300.000 sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 8,5%; doanh thu trên 300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 17%. Nhờ chính sách ưu đãi thuế cùng với các hỗ trợ khác về mặt kỹ thuật, tài chính của Chính phủ, số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Singapore tăng lên nhanh chóng từ 22,000 năm 2003 lên 48,000 năm 2015 và sẽ còn mở rộng hơn nữa trong tương lai. Singapore hứa hẹn là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. 2.1.3. Ấn Độ: Chính phủ Ấn Độ đang xây dựng và ban hành Chương trình hành động Khởi nghiệp Ấn Độ cùng với Chế độ thuế thân thiện với doanh nhân nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc gia này. Theo đó, những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua đổi mới sáng tạo, đáp ứng các điều kiện là một Startup trong Chương trình hành động của Ấn Độ sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm (đối với các Startup thành lập sau ngày 1/4/2016 và trước 1/4/2021). Điều kiện mà chương trình đưa ra để Startup hưởng ưu đãi thuế bao gồm: - Là DN khởi nghiệp với hình thức tổ chức pháp lý Công ty TNHH hoặc hợp danh thành lập trong khoảng thời gian 01/04/2016 - 01/04/2021 - Hoạt động chưa tới 7 năm kể từ ngày thành lập (không chấp nhận chia tách, sáp nhập từ các doanh nghiệp khác) - Doanh thu không vượt quá 25 crores Rupees - Các hoạt động phải là sáng tạo hoặc các dịch vụ hay sản phẩm có liên quan tới công nghệ, sáng tạo - Được Ban xác nhận liên ngành - Bộ Công thương cấp chứng nhận dủ điều kiện ưu đãi thuế 2.1.4. Thái Lan: Chính phủ Thái Lan ưu đãi không đánh thuế thu nhập cá nhân trong vòng 10 năm đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào 10 lĩnh vực công nghiệp chủ chốt về công nghệ và sáng tạo gồm: ô tô thế hệ kế tiếp, điện tử thông minh, du lịch trải nghiệm đa dạng phong phú và du lịch chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp và công nghệ sinh học, thực phẩm, rô-bốt công nghiệp, vận chuyển và hàng không, chất đốt sinh học... Ngoài ra, các công ty đầu tư mạo hiểm cũng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm đầu. 2.1.5. Trung Quốc: Nhằm đảm bảo các chính sách thuế không quá khắc nghiệt đối với các doanh nghiệp nhỏ từ đó tạo động cơ giảm thu nhập từ thuế của họ, tăng lợi nhuận ròng và khuyến khích đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, Chính phủ Trung Quốc cắt giảm các khoản thuế và phí “không cần thiết” đồng thời chấm dứt đánh giá thuế toàn diện đối với các doanh nghiệp khửi nghiệp sáng tạo. Tùy loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp mà Trung Quốc áp dụng mức ưu đãi thuế khác nhau, cụ thể:
  4. 1168 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA - Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo do sinh viên tốt nghiệp làm chủ trong lĩnh vực tư vấn, thông tin, dịch vụ kỹ thuật, sau khi được cơ quan thuế phê chuẩn thì được miễn thu thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm; - Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực giao thông vận tải, thông tấn điện tử được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên, năm thứ 2 giảm một nửa thuế thu nhập doanh nghiệp; - Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực sự nghiệp công cộng, thương nghiệp, vật tư, thương mại quốc tế, du lịch, kho bãi, dịch vụ lưu trú, ăn uống, sự nghiệp văn hóa giáo dục, vệ sinh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 1 năm. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư hoặc các công ty đầu tư nhận cổ phần trong công ty khởi nghiệp công nghệ ở giai đoạn hạt giống hoặc giai đoạn đầu và ở lại đầu tư trong hai năm hoặc nhiều hơn sẽ có thể khấu trừ 70 phần trăm đầu tư khởi động từ thu nhập chịu thuế của họ. Động cơ. 2.2. Ưu đãi thuế thặng dư vốn đầu tư 2.2.1. Các nước thuộc OECD (Economic Co-operation and Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế): Chính sách ưu đãi hoặc giảm thuế thặng dư vốn đầu tư được các nước thuộc OECD áp dụng với các nhà đầu tư thông qua miễn thuế một phần lợi nhuận từ các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, cho phép bù lỗ đối với các khoản lỗ phát sinh từ việc đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. 2.2.2. Ấn Độ: Theo Chương trình hành động của Khởi nghiệp Ấn Độ, các doanh nghiệp khởi nghiệp Ấn Độ có quy mô nhỏ và vừa mới được thành lập và đang có ý định mở rộng hoạt động được miễn thuế đối với thặng dư vốn đầu tư vào các quỹ được chính phủ công nhận với điều kiện khoản đầu tư tring hai năm tài chính liên tiếp không vượt quá 50 tỷ Rupee . Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ tiến hành miễn thuế đối với các khoản đầu tư cao hơn giá trị thị trường. 2.2.3. Australia: Để khuyến khích đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Chính phủ Australia đã ban hành các chính sách ưu đãi thuế đối với nhà đầu tư như miễn thuế đối với thặng dư vốn đầu tư trong vòng 10 năm đối với những khoản vốn đã đầu tư được ít nhất 12 tháng và cho phép bù trừ thuế không hoàn lại bằng 20% tổng vốn đầu tư, tối đa lên đến 200.000 Đô la trong một năm. Các ưu đãi này áp dụng đối với nhà đầu tư thỏa mãn 02 điều kiện: đầu tư vào doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu thành lập; và doanh nghiệp phải có liên quan đến sự đổi mới sáng tạo được đánh giá dựa vào 02 bài kiểm tra của Chính phủ hoặc được xác nhận bởi cơ quan thuế Australia. 2.2.4. Hàn Quốc: Tại Hàn Quốc, để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm hoạt động trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo, Chinh phủ đã áp dụng một số chính sách khấu trừ và miễn thuế với thặng dư vối đầu tư như sau: các khoản đầu tư từ 50 triệu Won trở xuống được khấu trừ ở mức 50% (trước đấy là 30%), khoản đầu tư trên 50 triệu Won được khấu trừ 30%; còn với các khoản đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp niêm yết trên KONEX thì kéo dài chính sách miễn thuế thặng dư vốn. 2.2.5. Malaysia: Thặng dư vốn không bị đánh thuế ở Malaysia, ngoại trừ các khoản lãi thu được từ việc xử lý bất động sản hoặc bán cổ phần trong một công ty bất động sản. Mức thuế suất mà chính phủ Malaysia áp dụng với việc xử lý bất động sản được thực hiện trong vòng ba năm kể từ ngày mua là 30%. Tỷ lệ này là 20% và 15% cho các lần thanh toán trong năm thứ tư và thứ năm sau khi mua lại, và 5% cho các khoản thanh toán trong năm thứ sáu sau khi mua lại và sau đó.
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1169 3. BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM Tính tới 2017, Việt Nam đã có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và dự kiến sẽ tăng nhanh trong những năm tiếp theo (theo Techinasia), tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên đầu người tại Việt Nam là 15 doanh nghiệp/1 triệu dân, nhiều hơn các quốc gia như Indonesia (2.100 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo/260,6 triệu dân); Trung Quốc (2.300 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo/1.378,6 triệu dân) và Ấn Độ (7.500 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo/1.330,6 triệu dân). Tuy nhiên sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do một số yếu tố: Một là, cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thiếu tính đồng bộ và hệ thống, đan xen trong các chính sách chung hoặc chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các quy định liên quan doanh nghiệp khởi nghiệp được lồng ghép vào trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa mà không được đưa vào trong văn bản quy phạm pháp luật riêng về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Hai là, huy động vốn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn khó khăn do khung pháp lý và chính sách cho các nhà đầu tư thiên thần cũng như việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm còn sơ khai. Ba là, đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong những năm qua không ổn định, thiếu bền vững và phụ thuộc vào nguồn tài trợ nước ngoài; khung pháp lý và chính sách cho việc thành lập cũng như cơ chế vận hành của các vườm ươm vẫn còn những bất cập về nguồn tài chính, phương thức quản lý, các dịch vụ tư vấn…. Để tháo gỡ những vướng mắc trên, từ thực tiễn tại Việt Nam cùng với xu hướng của các nước, việc ban hành các chính sách tài chính, trong đó có chính sách thuế là rất ccần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 35 và thực hiện Quyết định số 844/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, trong đó xác định đối tượng hỗ trợ là doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung hay chỉ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới(Invation Startup); doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ (Tech Startup); doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao (high-potential startups – HPSUs). Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong xây dựng và ban hành chính sách thuế với khởi nghiệp sáng tạo, các Bộ, ban, ngành liên quan có thể thiết kế chính sách thuế theo các hướng sau: i) Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được miễn thuế thu nhập tập trung trong giai đoạn đầu hoạt động, tức là khoảng từ 3-5 năm đầu kể từ khi thành lập doanh nghiệp (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đầu tiên), sau đó áp dụng mức thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế suất phổ thông hiện hành đang áp dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc miễn giảm thuế thu nhập cần chú trọng vào các khoản lương, thưởng nhận được từ việc nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhằm tạo động cơ kích thíc nghiên cứu sáng tạo, nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp này. Đặc biệt, trong khối doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, những công ty hoạt động trong các lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm, doanh thu cho nền kinh tế, phát huy tiềm năng khoa học công nghệ cùng với những doanh nghiệp do sinh viên mới tốt nghiệp thành lập cần được hưởng nhiều ưu đãi về thuế hơn các doanh nghiệp khác. Bên cạnh việc miễn giảm thuế thu nhập cho cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo, Tổng cục Thuế cùng các cơ quan liên quan cần đưa ra những điều kiện liên quan khía cạnh pháp lý để được hưởng ưu đãi với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhằm củng cố khu vực doanh nghiệp nội địa,
  6. 1170 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Ngoài ra, Chính phủ cần đưa ra nhiều ưu đãi về thuế giá trị gia tăng cũng như các loại thuế khác liên quan cùng với quy định về khấu hao, lao động trong các doanh nghiệp này được miễn một số khoản đóng góp an sinh xã hội. ii) Đối với nhà đầu tư, tổ chức đầu tư tại các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: Các khoản thu nhập từ thặng dư vốn đầu tư, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn, tại doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư thiên thần trong những lĩnh vực khuyến khích phát triển như công nghệ thông tin, công nghệ nano… mang tính chất động lực chính, dẫn dắt nền kinh tế trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 cần được miễn thuế trong trường hợp đầu tư tại thời điểm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chưa có lợi nhuận tính thuế. KẾT LUẬN Chính sách thuế giữ vị trí quan trọng trong khung bệ đỡ của Chính phủ giúp cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vươn lên mạnh mẽ. Để tạo động lực phát triển vững chắc cho khởi nghiệp sáng tạo, hệ thống thuế cần hướng tới tạo dựng môi trường thân thiện cho các doanh nhân, doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo, qua đó hệ sinh thá khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng được củng cố và phát triển. Và kinh nghiệm các nước trong việc miễn giảm thuế với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo là bài học quý giá cho nước ta trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế thân thiện với khởi nghiệp sáng tạo. 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] AM Corporate Services Pte. Ltd (2017). Corporate Tax in Singapore What Startups Should Know, http://www. amcorp.com.sg. [2] Bussiness Blog (2017). 13 Startup Schemes and Grants in Singapore, http://www.singaporecompanyincorporation. sg › Blog [3] Clear Tax (2016). Tax Benefits & Incentives for Indian Startups & Entrepreneurs, https://cleartax.in /Start & manage a business/Manage business [4] China Briefing (2014). China Extends Tax Breaks for Entrepreneurial Startups, http://www.china-briefing.com/news [5] Denham Sadler (2016). The government’s new startup tax incentives have been revealed, www.smartcompany. com.au/startupsmart/advice/startupsmart-funding [6] Juslaws & Consult (2016), Tax Incentive for New Start Up business in Thailand, https://juslaws.com/news- legal-articles-thailand [7] Lê Vũ Thanh Tâm (2018), Chính sách thuế với khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam - Bài học từ kinh nghiệm các nước, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Chính sách thuế, tài chính đặc thù cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia”, 189-194 [8] TAX4INNO Project 674888 (2016), OECD review of national r&d tax incentives and estimates of r&d tax subsidy rates, 6-19 [9] Wichit Chantanusornsiri (2017), More tax incentives mulled to assist startups, https://www.bangkokpost.com/ business/news/1318511 [10] Reanda Cyprus By Limited (2016), Korea: Increased Tax Benefits for Angel Investors and Startup investments, https://www.world.tax/articles [11] Deloite (2018), International Tax - Malaysia Highlights 2018, https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/ global/Documents/Tax/
nguon tai.lieu . vn