Xem mẫu

  1. CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng ThS.NCS. Trịnh Quốc Tuy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Ngày 20/1/2017, lễ nhậm chức của Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ - D. Trump được chính thức diễn ra. Đây là thời điểm mang tính khởi đầu đánh dấu một giai đoạn mới của nước Mỹ trong một thế giới biến động khó lường cho nên xuất hiện nhiều đánh giá khác nhau cả từ trong nước, quốc tế, cả giới chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, doanh nghiệp và công chúng quốc tế. Điều này một mặt, cho thấy tầm ảnh hưởng toàn cầu của nước Mỹ mà trực tiếp là người đứng đầu, vẫn đang hiện hữu mặc dù có ý kiến chỉ ra nước Mỹ đang suy yếu đáng kể so với thập kỷ trước; mặt khác, chứng minh sự trỗi dậy của các trung tâm và nước lớn khác đến thời điểm hiện tại, chưa đủ khả năng để thay thế hoàn toàn, thậm chí vượt Mỹ hay tạo lòng tin lớn trên toàn cầu như Mỹ đã xây dựng khoảng 70 năm qua. Những phản ứng đối nội và đối ngoại đối với những chính sách ban đầu của Tổng thống D. Trump là căn cứ để đưa ra dự báo. Tính đến 20/2/2017, vừa tròn một tháng Tổng thống Mỹ chính thức điều hành nước Mỹ, có nhiều cách tiếp cận mới của Chính quyền Mỹ và đang định hình dần phương thức điều hành cường quốc cả đối nội và đối ngoại nhằm thực hiện mục tiêu bao trùm và cốt lõi là “Xây dựng nước Mỹ vĩ đại trở lại - Make America Great Again (MAGA)”. Việc đánh giá đúng đường hướng điều hành đất nước của Chính quyền Mỹ dưới thời D. Trump tạo điều kiện để có phản ứng phù hợp đặc biệt đối với quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhằm không chỉ làm sâu sắc thêm quan hệ giữa hai nước trong điều kiện mới mà còn để thực hiện hiệu quả mục tiêu đặt ra trong chính sách đối ngoại chủ động và tích cực của Việt Nam với mục tiêu “lợi ích dân tộc là cao nhất”. Bài viết đưa mô hình “đĩa bay” khắc họa mô hình chính sách tổng quát của Trump như là nghiên cứu ban đầu về chính sách này. Từ khóa: Nhận định, chính quyển Tổng thống Donald Trump, kinh tế, thương mại, Việt Nam. 381
  2. Giới thiệu Việc dự báo chính sách kinh tế, thương mại của Chính quyền Tổng thống Mỹ D. Trump có tác động đến Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc định hình cách ứng xử của phần còn lại của thế giới trong đó có Việt Nam do vị thế quan trọng của Mỹ trong nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại chủ động và tích cực. Việc đánh giá đúng định hướng chính sách của D. Trump (dưới đây gọi ngắn là Trump) sẽ tạo điều kiện để nhanh chóng đón đầu cơ hội và vượt qua thách thức phù hợp. Nhiều quốc gia đang tiến hành những dự báo này do ảnh hưởng sâu rộng, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau cao độ và bản chất toàn cầu hóa của các quan hệ trong điều kiện thế giới kết nối đặc biệt chặt chẽ. Các nền kinh tế thế giới có sự “thẩm thấu và đan xen, dây mơ rễ má” chặt chẽ vào nhau cho nên bất kỳ một sự thay đổi của nước này đều có thể ảnh hưởng, ở những mức độ khác nhau, đến sự phát triển của các nước khác. Tuy nhiên, Mỹ là một nước có quy mô lớn nhất thế giới và phạm vi ảnh hưởng toàn cầu cũng như chiến lược phát triển của thế giới cho nên là lực lượng quyết định chiến lược phát triển toàn cầu. Sau khi nhậm chức, Tổng thổng Trump kịp thời đưa ra những quyết sách quan trọng để hướng tới mục tiêu làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Những quyết sách được ban hành, có hiệu lực ngay, có tác dụng nhất định cũng như gây ra những phản ứng thậm chí phản ứng dữ dội, ở những mức độ khác nhau, có ảnh hưởng không nhỏ đến cả công chúng trong nước và phần còn lại của thế giới, các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và phân tích quốc tế. Với những phản ứng đó cũng với các điều chỉnh khác đang định hình chính sách đối nội và đối ngoại của Trump thì đây cũng là thời điểm để nhận thức đầy đủ bản chất chính sách của Trump, là cơ sở để dự báo chính sách sắp tới để điều chỉnh, thích nghi và thậm chí đón đầu hợp lý nhất. Việt Nam và Hoa Kỳ có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và những lợi ích cơ bản của hai quốc gia về cơ bản là tương đồng nhau. Hoa Kỳ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là một trong 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Các quan hệ giữa hai nước ngày càng được mở rộng ra nhiều lĩnh vực dựa trên sự tin cậy lẫn nhau tăng lên. Kể cả trong trường hợp Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được ký kết, quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia tăng liên tục, và với đà phát triển đều đặn như thế, quan hệ 382
  3. giữa hai quốc gia sẽ được đặt lên một tầm cao mới. Việc Tổng thống Trump đặt mục tiêu đàm phán lại hiệp định đã ký kết của Mỹ và coi trọng hơn các thỏa thuận song phương có thể làm thay đổi đáng kể các quan hệ quốc tế. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có dự báo có tính hệ thống về chính sách của chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống Trump. Có thể do thời gian chính thức điều hành của Trump chưa đủ dài và nhiều chính sách thậm chí quyết sách đang trong quá trình thử nghiệm. Các nghiên cứu ban đầu chủ yếu tập trung vào những nhận định ban đầu về các quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia khác hoặc có quan điểm cho Trump đang điều hành nước Mỹ đi ngược lại với xu hướng tự do hóa thương mại, đề cao bảo hộ mậu dịch như chính thức tuyên bố rút khỏi TPP và tiến hành đàm phán lại các thỏa thuận thương mại tự do khác trong đó có Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (N FT ), dự định đánh thuế nhập khẩu vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Mê-hi-cô, kêu gọi rút đầu tư từ nước ngoài để bảo đảm việc làm trong nước. Cũng có ý kiến khẳng định Trump đang thực hiện chính sách đối ngoại thực dụng1, đề cao lợi ích của Mỹ so với phần còn lại của thế giới. Để giải quyết vấn đề đặt ra, bài viết sử dụng phương pháp ngoại suy và phân tích, so sánh giữa tuyên bố trong quá trình tranh cử, các quyết định đưa ra ban đầu của Trump đối chiếu giữa các phản ứng của các đồng minh, láng giềng của Mỹ, dư luận quốc tế, công chúng, đảng đối lập, phản ứng của các chính phủ cũng như các hành vi mang tính động thái chính trị khác. Đồng thời, bài viết sử dụng phương pháp quan sát thực tiễn và phân tích quan hệ kinh tế - chính trị2, quan hệ “trung tâm - ngoại vi” nghĩa là từ các vấn đề mang tính cốt lõi, phản ánh ưu tiên cao nhất và sát nhất với bản chất của quan điểm và chính sách của Trump để đưa ra các nhận định đến các vấn đề liên quan, từ các quan hệ liên quan đến các nước đồng minh, thân thiện, mức độ tương đồng cao về trình độ phát triển hay các nước thuộc “vòng trong”, “vòng nước lớn”, tiếp đến là các đối tác chiến lược hay “vòng đối tác chiến lược”, sau đó, các nước có trình độ phát triển thấp hơn hay các nước thuộc “vòng ngoài”, “vòng xa” và “vòng đối thủ”, “vòng kẻ thù”. Các dữ liệu ban đầu sử dụng được coi là có độ tin cậy cao nhất các tuyên bố 1 Có thể nói cách tiếp cận này, Mỹ đang thực hiện một chính sách không chỉ thực dụng mà còn có tính ích kỷ cao thậm chí ích kỷ đến cực đoan. Đây cũng là cách thức thắt chặt chi tiêu sau một thời gian nới lỏng quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế. 2 Quan điểm này sẽ nhìn nhận các vấn đề kinh tế như thương mại, đầu tư, tài chính đều bị chi phối bởi quan điểm chính trị. 383
  4. để vận động tranh cử của Trump như là lời hứa danh dự và cao cả nhất của Tổng thống3, các sắc lệnh được ban bố, mà như đã thấy trong tiền lệ bầu cử ở Mỹ, ít có tổng thống nào thất hứa hầu hết các lời hứa với cử tri nhất là các cử tri có ý thức chính trị rất cao và thể chế chính trị đa đảng đối lập như ở Mỹ. Việc xây dựng Nội các Trump, cũng như các phản ứng của các chính phủ và chính sách của các nước khi thực hiện các quyết định của Trump, phản ứng của công chúng trong nước và quốc tế cũng là những dấu hiệu cho thấy định dạng ban đầu của chính sách của Trump cả đối nội và đối ngoại. Ngoài ra, bài viết sử dụng phương pháp phân tích đối thủ của Mỹ trong tranh giành vị trí lãnh đạo thế giới là Trung Quốc để phân tích xu hướng chính sách của Mỹ trên cơ sở chính sách của Trung Quốc cũng như phản ứng chính sách của Trung Quốc trước các chính sách của Trump. Mức độ phản ứng của đối thủ cạnh tranh như không phản ứng hay “bình chân như vại”, phản ứng vừa phải, gay gắt hay kịch liệt và mức cao nhất là sự đối đầu, trực tiếp là cách phản ứng hiện tại của Trung Quốc là phương cách để hiểu rõ hơn và giải mã đầy đủ hơn chính sách của Trump. Chính sách của Trung Quốc chưa có những thay đổi đáng kể sau 1 tháng cầm quyền của Trump cho thấy tính chất quan trọng, tính cẩn thận trong thăm dò, những toan tính thầm lặng, bất ngờ mang nặng “kiểu Trung Quốc” cho thấy Trung Quốc cũng đang theo dõi “nhất cử nhất động”, trông chờ vào những động thái mới của chính sách của Mỹ để hình thành chuỗi sự kiện theo thời gian (time series of events) nhằm đưa ra các đoán định cần thiết. Đây là phương pháp đặc thù có thể vận dụng trong tình huống cụ thể của chính quyền Trump. Ngoài ra, việc cố gắng giải mã tư duy của Trump thông qua các quyển sách do Trump làm chủ biên đã được xuất bản tại Mỹ, trên thế giới và được dịch ra tiếng Việt, cách phát ngôn và phương thức đối đáp, hội thoại cũng là một căn cứ để đưa ra các nhận định chính sách của chính quyền Mỹ dưới thời Trump. Hơn nữa, khía cạnh bao trùm trong phân tích chính sách của Trump là mối quan hệ tác động trở lại của thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin mà cụ thể là triển khai tư tưởng của Trump hay những giá trị của nguyện vọng của nhân dân Mỹ và nước Mỹ được hình thành trong điều kiện mới vào thực tế. 3 Những lời hứa của Tổng thống là sự thể hiện cam kết với công chúng Mỹ cũng như chịu sự giám sát và chứng kiến của dư luận trong nước và quốc tế. Do đó, chúng là sự thể hiện cam kết và cũng là trách nhiệm của Tổng thống trước toàn nước Mỹ và thế giới cho nên chúng càng không bao giờ là một lời nói suông. 384
  5. 1. Bối cảnh tình hình chung 1.1.Thuận lợi, khó khăn của chính quyền Mỹ trong triển khai chính sách kinh tế 1.1.1. Thuận lợi Việc triển khai chính sách kinh tế của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Trump có những thuận lợi nhất định như nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi (Bảng 1) sau khủng hoảng kinh tế và suy giảm kinh tế toàn cầu kể từ khủng hoảng cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ từ năm 2008. Nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng ở mức 1.9-2.2% trong các năm từ 2017- 2019. Các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây đối với Nga đạt được những kết quả là làm suy yếu Nga (tăng trưởng âm trong năm 2015 và 2016) vì Nga đã hành động không phù hợp theo những giá trị của Mỹ. Điều này khẳng định năng lực thực sự của Mỹ trong việc đưa ra các biện pháp gây ảnh hưởng đến các nước khác kể cả nước lớn. Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang trên đà bị tiêu diệt bởi liên quân Nga - Mỹ,… Mỹ trở thành nước thu hút đầu tư trực tiếp lớn nhất thế giới trong năm 2016 với tổng số 385 tỷ đô-la Mỹ. Bảng 1: Tình hình tăng trƣởng thực tế GDP của thế giới và một số nƣớc, khu vực giai đoạn 2014-2019 Đơn vị tính: % Thế giới và một số nƣớc, 2014 2015 2016 2017 2018 2019 khu vực Thế giới 2.7 2.7 2.3 2.7 2.9 2.9 Mỹ 2.4 2.6 1.6 2.2 2.1 1.9 Khu vực EURO 1.2 2.0 1.5 1.5 1.4 1.4 Nhật Bản 0.3 1.2 1.0 0.9 0.8 0.4 Nga 0.7 -3.7 -0.6 1.5 1.7 1.8 Trung Quốc 7.3 6.9 6.7 6.5 6.3 6.3 Nguồn: WB (2017) Mỹ đã nhận thức đầy đủ, đánh giá đúng và toàn diện thực trạng nền kinh tế về việc làm trong nước đang bị “cướp đi”, nợ công tăng cao thể hiện Tổng thống 385
  6. Mỹ B. Obama có thời điểm không đủ tiền để sang dự hội nghị tại In đô nê xi a. Việc nâng trần nợ công đã được thực hiện mặc dù chỉ mang tính tình thế cho thấy khả năng phản ứng nhanh của Mỹ trước những vấn đề mang tính cấp bách. Đặc biệt, vị thế của một nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ vẫn được giữ vững. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Mỹ được cải thiện từ vị trí số 7 (2012-2013), lên vị trí số 5 (2013-2014) đến vị trí số 3 liên tục từ năm 2015 - 2017. (Hình 1) Nguồn: WEF (2017) Hình 1: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Mỹ 2012-2016 (WEF) 1.1.2. Khó khăn Về đối nội, nước Mỹ rơi vào tình trạng việc làm của người lao động Mỹ càng ngày càng bấp bênh. Chẳng hạn, trong năm 2016, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Mỹ đạt con số kỷ lục là 50 tỷ đô-la Mỹ và kèm theo đó, Trung Quốc đã đưa sang Mỹ 100 ngàn lao động. Số lao động này của Trung Quốc chắc chắn sẽ làm giảm việc làm của lao động Mỹ nếu chưa nói có một số lượng lớn lao động nhập cư từ Mê-hi-cô sang Mỹ càng làm giảm đáng kể việc làm của người Mỹ. Việc tự do hóa thị trường ngày càng triệt để và tính minh bạch cao trong nền kinh tế Hoa Kỳ thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ làm tăng khả năng thu hẹp các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu trong nước, làm giảm việc làm như hàng nông sản, thủy sản, dệt may. Lượng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc tràn ngập ở Mỹ có thể xem như là tình trạng “Tsumani” (sóng thần) hàng hóa từ Trung Quốc tràn ngập ở Mỹ kể từ thời điểm Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ năm 1994 (khoảng ¼ thế kỷ) đã làm thay thế đáng kể hàng hóa sản xuất của Mỹ. Nhiều doanh nghiệp của Mỹ bị đóng cửa. Năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ so với Trung Quốc đạt con số 347 tỷ đô-la Mỹ4 trong tổng 4 Với con số này, nếu Hoa Kỳ đánh thuế nhập khẩu 35% vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, giả sử với kim ngạch nhập khẩu 462,8 tỷ đô la Mỹ của năm 2016, có thể thu được khoản tiền thuế 132,2 tỷ đô la Mỹ. Việc trả đũa của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ để đạt một khoản tiền tương xứng với khoản tiền này rất khó vì xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc đạt con số 115,8 tỷ đô la Mỹ năm 2016 (chưa đến 1/3 của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ). Nếu Trung Quốc đánh thuế trả đũa 35% thì Mỹ cũng chí phải mất đi khoảng 40 tỷ đô la Mỹ, chỉ bằng gần 1/3 khoản chi thuế nhập khẩu của Trung Quốc (xem Mô hình thuế nhập khẩu ở Phụ lục). 386
  7. thâm hụt thương mại với tất cả các đối tác 502,3 tỷ đô-la Mỹ. Bên cạnh đó, do cạnh tranh gay gắt trên thị trường Mỹ kể cả cạnh tranh các sản phẩm công nghệ mới và công nghệ cao làm thu hẹp thị trường bán hàng của doanh nghiệp Hoa Kỳ làm giảm khả năng mở rộng thị trường việc làm như cạnh tranh giữa tập đoàn pple (Mỹ) và Samsung (Hàn Quốc) trong đưa ra các sản phẩm công nghệ mới. Lợi nhuận độc quyền từ độc quyền sáng chế cũng bị bình quân hóa, khía cạnh siêu ngạch của lợi nhuận để tạo vị thế vượt trội của Hoa Kỳ hầu như rất ít có khả năng xảy ra. Hơn nữa, nếu xem xét số liệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), năm 2015, Hoa Kỳ tụt hạng đáng kể về số sáng chế, nhãn hàng, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích đăng ký tại WIPO (Bảng 2) như là dấu hiệu cho thấy vị thế kinh tế đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới của Mỹ đãng mất đi trông thấy và vị trí này đang được thay thế bởi Trung Quốc. Bảng 2: Số lƣợng đối tƣợng sở hữu trí tuệ năm 2014 và 2015 Đối tƣợng sở hữu trí tuệ 2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng (%) Sáng chế Thế giới 2.689.900 2.888.800 7,8 Trung Quốc 928.177 1.100.874 18,7 Hoa Kỳ 578.802 583.410 1,8 Nhật Bản 325.989 318.721 -2,2 Nhãn hiệu hàng hóa Thế giới 7.426.900 8.445.300 13,7 Trung Quốc 2.220.663 2.828.287 27,4 Hoa Kỳ 472.016 517.297 9,66 EU 336.204 366.383 9,0 Kiểu dáng công nghiệp Thế giới 1.137.500 1.144.800 0,6 Trung Quốc 564.555 569.059 0,8 EU 98.273 96.162 -0,1 Hàn Quốc 68.441 72.458 5,9 Giải pháp hữu ích Thế giới 948.900 1.200.300 2 Trung Quốc 868.511 1.127.577 29,8 Đức 14.741 14.274 -3,2 Nga 13.952 11.906 -14 Giống cây trồng Thế giới 15.600 15.240 -2,3 Châu Âu 3.625 3.111 -14,2 Trung Quốc 2.025 2.342 15,6 Mỹ 1.567 1.634 4,3 Nguồn: WIPO (2016) Ngoài ra, tình trạng giảm việc làm của Mỹ còn do các nhà đầu tư nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia của Mỹ đầu tư ra nước ngoài trong khi doanh nghiệp trong nước thiếu vốn nếu chưa nói các tập đoàn này sản xuất hàng hóa ở nước ngoài giảm rẻ theo cách tiếp cận chuỗi và chuyển hàng hóa vào Mỹ để cạnh tranh càng làm giảm việc làm ở Mỹ. Theo cánh nhìn nhận này Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ rất lớn nhưng phần sở hữu của người nước ngoài tại Mỹ không nhỏ cho nên Tổng sản phẩm quốc dân (GNI) có thể bị thu hẹp đáng kể. Phần sở hữu của người nước ngoài trên lãnh thổ Mỹ lớn hơn rất nhiều phần sở 387
  8. hữu của người Mỹ nằm ngoài lãnh thổ của Mỹ. Đây là cách thức làm giảm từng bước vị thế kinh tế thực sự của Mỹ trong nền kinh tế thế giới trong dài hạn. Một vấn đề khó khăn tiếp theo của nền kinh tế Mỹ là tình trạng nợ công rất cao khoảng 19 nghìn tỷ và đã vượt GDP. Điều này được coi là nút thắt rất lớn của nền kinh tế Mỹ (Bảng 3) và trở thành một trong những chỗ dựa để Trump kêu gọi sự ủng hộ của cử tri Mỹ thông qua tuyên bố “Trump sẽ giải quyết được 19 nghìn tỷ đô-la nợ công của Mỹ nếu đảm nhiệm vị trí Tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ”. Trong vòng 10 năm, nợ công của Mỹ tăng lên hơn gấp đôi. Tuyên bố này cho thấy chính quyền Tổng thống tiền nhiệm B. Obama hoàn toàn bất lực trong giải quyết vấn đề nợ công nếu chưa nói là làm tăng thêm đáng kể nợ công. Thực tế cho thấy kịch bản bi quan thậm chí “bi đát” đã diễn ra. Năng lực cải thiện và gia tăng nguồn thu chưa được điều chỉnh đáng kể như là một mối nguy khổng lồ trong nền kinh tế Mỹ. Khía cạnh này như là tiền đề để đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc vượt lên dựa trên những ưu thế nội tại nếu cuộc cạnh tranh diễn ra thực sự. Bảng 3: Các kịch bản nợ chính phủ Mỹ đến năm 2035 (% so với GDP) 2005 2010 2015 2020 2035 Kịch bản lạc quan 43 65 86 97 155 Kịch bản cơ bản 43 65 86 99 213 Kịch bản bi quan 43 65 86 99 302 Nguồn: Viện Kinh tế quốc tế Peterson (2010) Ngoài ra, có những vấn đề liên quan đến an ninh nội địa, tình trạng thiếu an toàn đối với người dân Mỹ với nguy cơ bị các nhóm Hồi giáo cực đoan tấn công ngay trong lòng nước Mỹ, Bắc Triều Tiên lấy mục tiêu lãnh thổ nước Mỹ để thử các loại vũ khí chiến lược, Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp các đảo tự nhiên trên Biển Đông đe dọa tự do hàng hải,… Cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng vẫn chưa kết thúc và chi phí cho cuộc chiến này chắc không nhỏ. Việc bảo vệ đồng minh của Mỹ ở châu u, châu Á, Trung Đông,… đòi hỏi không nhỏ các khoản chi trong tình trạng nợ công đang tăng cao. 388
  9. 1.2. Tình hình quan hệ kinh tế Việt - Mỹ Cả hai nền kinh tế có sự bổ sung lẫn nhau rất lớn trong đó Hoa Kỳ là quốc gia có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, quản lý và nhân lực trình độ cao còn Việt Nam là quốc gia giàu lao động giản đơn, trình độ phát triển thấp, chủ yếu sản xuất hàng hóa đơn giản hoặc tiến hành gia công các công đoạn có giá trị gia tăng thấp,… Do đó, sức hút tiềm tàng của hai nền kinh tế sẽ rất lớn. Khi có chất xúc tác đủ mạnh hay các yếu tố thúc đẩy phù hợp, các quan hệ kinh tế mà trực tiếp là các giao dịch giữa hai quốc gia sẽ tăng lên đáng kể. Quan hệ kinh tế Việt - Mỹ có những bước phát triển quan trọng kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ, đặc biệt kể từ khi ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BT ) nhất là từ sau thời điểm Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 11/1/2007. Tính đến đầu năm 2017, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là 169,7 triệu đô-la Mỹ và đến năm 2016, con số này đã lên tới 38,464 tỷ đô la Mỹ (tăng trên 200 lần) (Hình 2). Việt Nam xuất siêu lớn nhất sang Hoa Kỳ. Trong những tháng đầu năm 2017, đây là thời điểm Trump trở thành tổng thống Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt con số 3,012 tỷ đô la Mỹ tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2016. Nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ đạt 679 triệu đô-la Mỹ tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2016. Nghĩa là cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng lên.Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt 2,342 tỷ đô-la Mỹ. Việt Nam trung bình mỗi năm nhập khẩu khoảng 5-6 tỷ đô - la Mỹ từ Hoa Kỳ. Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2016 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan 389
  10. Về đầu tư, tính đến ngày 20/12/2016, Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam 823 dự án với tổng số vốn đăng ký là 10,148 tỷ đô la Mỹ chiếm tỷ trọng 3,5% tổng số vốn đầu tư trực tiếp đăng ký tại Việt Nam. Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn thứ 9 ở Việt Nam. Việt Nam là thị trường đầu tư hấp dẫn của Hoa Kỳ và ở chiều ngược lại, nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư sang Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một trong những thị trường đầu tư lớn của Việt Nam. Các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch được phát triển. Ngoài ra, các lĩnh vực khác cũng được hai quốc gia phát triển như lĩnh vực giáo dục, trao đổi học giả và nhiều quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã được triển khai. Nhiều doanh nhân của Hoa Kỳ đã đến Việt Nam để tìm cơ hội hợp tác. Hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ đã có tác dụng nhất định đối với sự phát triển cộng đồng ở các địa phương Việt Nam. Cả hai nền kinh tế có xu hướng mở rộng sự kết nối, quan hệ toàn diện mà có thể nói, Hiệp định TPP là một chất xúc tác rất mạnh cho mối quan hệ này. Tuy nhiên, Hoa Kỳ chính thức rút khỏi hiệp định này có thể gây mất đà hay mất yếu tố gia tốc nhằm tiếp sức cho quan hệ thương mại, đầu tư và các lĩnh vực của hai nước đáng trên đà “bứt phá” song sự vận động tiệm tiến giữa hai nền kinh tế vẫn diễn ra do những tác động khách quan của quan hệ hai nước đã được xây dựng và không ngững nỗ lực phát triển liên tục trong 22 năm. Vấn đề là cường độ, mật độ và khối lượng giao dịch, mức độ tương tác giữa hai nền kinh tế có thể không đạt đến cấp độ cao nhất hay đạt kỷ lục mới như kỳ vọng so với trước nếu có tác động sâu rộng, toàn diện và triệt để khi TPP có hiệu lực. Nói cách khác, quan hệ kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển đúng với xu hướng phát triển kinh tế chung của hai nước. Cả hai nước đã tuyến bố quan hệ của hai nước là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. 1.3. Những thuận lợi và khó khăn cho chính sách của Trump Nhận dạng chính sách Có thể nhận dạng chính sách của Trump thông qua các tuyên bố của Trump trong quá trình tranh cử và cuộc ganh đua về ý tưởng phục vụ nhân dân Mỹ của Trump so với Hilary Clinton bao gồm các tuyên bố mang tính bước ngoặt của một thời kỳ phát triển mới của nước Mỹ: 390
  11. 1. Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại (M G ) và thông điệp bao trùm này muốn nhấn mạnh đến vị thế ngày càng yếu đi của nước Mỹ và mức độ vĩ đại đang đi xuống, cần phải làm đảo ngược tình thế. 2. Đặt lợi ích của người Mỹ và nước Mỹ lên trên hết. 3. Rút khỏi Hiệp định TPP và điều này được chính thức tuyên bố trong Sắc lệnh do Trump ký vào ngày 27/1/2017 nghĩa là sau khi lên nhậm chức được 7 ngày. Đặt ra vấn đề đàm phán lại các hiệp định đa phương trong đó có Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (N FT ) và nhấn mạnh đến các cuộc đàm phán song phương để thuận lợi trong bảo vệ lợi ích của Mỹ. 4. Xử lý được khoản nợ công khổng lồ 19 nghìn tỷ đô-la nếu đảm nhiệm vị trí Tổng thống trong hai nhiệm kỳ tổng thống để đối trọng với tuyên bố của Hilary khi quả quyết sẽ bắt được Trung Quốc quỳ gối trước Hoa Kỳ. 5. Bảo đảm an toàn cho người dân Mỹ và kiên quyết loại trừ Nhà nước Hồi giáo tự xưng, bảo đảm sự an toàn của nước Mỹ và người Mỹ. 6. Bảo đảm việc làm cho người dân Mỹ thông qua ngăn chặn dòng người di cư trái phép từ các nước trong đó, đối với người nhập cư từ Mê-hi-cô sang Mỹ sẽ xây một bức tường ngăn và Mê-hi-cô sẽ phải trả tiền cho việc xây bức tường đó4. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho việc xây bức tường này khoảng 10 tỷ đô-la Mỹ và dự kiến Mỹ sẽ đánh thuế hàng nhập khẩu 20% hàng nhập khẩu từ Mê-hi-cô để lấy đủ số tiền cho việc xây dựng này. Đồng thời, kêu gọi các tập đoàn của Mỹ đầu tư để tạo việc làm trong nước, thậm chí rút vốn từ nước ngoài về như trường hợp Hãng ô-tô Ford dừng dự án đầu tư trên 1 tỷ đô-la Mỹ ở Mê-hi-cô sau lời kêu gọi của Tổng thống D. Trump gây bất ổn đồng Pêsô của nước này. 4 Có thể xem việc xây bức tường này như là một dạng tường bao tương tự như kiểu “vạn lý trường thành” của Trung Quốc xây dựng khoảng 2500 năm trước công nguyên. Nếu xây dựng đẹp về kiến trúc nó có thể là một điểm thu hút khách du lịch đến tham quan phát triển mạnh các dịch vụ bổ sung cùng với việc chống lại tình trạng lao động Mê-hi-cô ồ ạt nhập cư trái phép vào Mỹ. Việc xây dựng bức tường này dự kiến triển khai đấu thầu thiết kế vào tháng 3/2017 và triển khai sau đó. Rõ ràng việc xây dựng này tạo một khối lượng việc làm khổng lồ cho ngành xây dựng của Mỹ và có thể thấy quy mô đầu tư này lớn gấp khoảng 6 lần quy mô đầu tư nhà máy thủy điện Lai Châu (1,7 tỷ đô- la Mỹ) vừa khánh thành của Việt Nam năm 2016 - nhà máy thủy điện lớn thứ 3 Đông Nam Á. Mới nghe qua có thể thấy việc buộc Mê-hi-cô trả tiền cho xây bức tường này là không phù hợp nhưng nếu phân tích kỹ có thể thấy khoản tiền đố tương đương với khoản tiên nuôi sống một mượng Mê-hi-cô di cư bất hợp pháp và định cư tại Mỹ. Suy cho cùng, điều đó cũng phù hợp với đạo lý “có ăn, có trả”. Đây cũng là cách thức cho thấy Trump là một người “sòng phẳng” mặc dù Tổng thống Mê-hi-cô phản ứng sẽ đánh thuế vào hàng nhập khẩu của Mỹ vào Mê-hi-cô để trả đũa. 391
  12. 7. Xem xét lại quan hệ với các nước đồng minh trên nguyên tắc tăng phần đóng góp của đồng minh và giảm gánh nặng chi phí đối với Mỹ thông qua xem xét và xây dựng lại quan hệ giữa Mỹ với Tổ chức Hiệp ước xuyên Đại Tây Dương (N TO). Để nhận được sự bảo đảm an ninh của Mỹ, các nước đồng minh này phải chịu chi phí hay Mỹ sẽ làm dịch vụ công về an ninh cho các thành viên N TO và các thành viên phải trả phí dịch vụ này5. Có thể xác định nguyên tắc quan hệ này là “no free lunch”- “không có bữa trưa nào miễn phí cả” hay “đừng hòng ăn không”. 8. Bảo vệ nền thương mại công bằng kể cả sử dụng các biện pháp bảo hộ doanh nghiệp trong nước trước các đối tác thương mại không ứng xử trên nguyên tắc công bằng21. Do đó, sẽ có các vòng đàm phán lại, vòng đàm phán mới cũng như xây dựng nguyên tắc đàm phán song phương do Mỹ chủ động và tích cực đưa ra để đạt mục tiêu theo cách tiếp cận mới. 9. Sau khi ban bố sắc lệnh cấm nhập cảnh cho người nhập cư từ 7 nước có số người Hồi giáo đông nhất thế giới vì lý do an ninh, Trump đã gặp phải sự phản kháng và những cáo buộc về pháp lý, do đó, đã có dự định ban bố một sắc lệnh mới để thay thế sắc lệnh cũ nhằm tránh những rắc rối về pháp lý sau này. 10. Quan hệ mềm dẻo với Nga và dường như Trump đang có chiến lược bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Nga thông qua những biểu hiện thái độ không quá thù địch thậm chí đang trung tính dần quan hệ với Nga để tiến tới một trạng thái quan hệ dễ gần hơn. Ngoài ra, còn có các cam kết khác do Trump chính thức đưa ra trong Diễn văn nhậm chức. (Hộp 1) 5 Theo dự kiến, các nước thành viên NATO sẽ phải đóng góp ít nhất 2% GDP vào các khoản chi phí quân sự này. 21 Theo quan niệm của P.Krugman, thương mại dựa trên lao động rẻ là thương mại không công bằng vì lợi ích thu được dựa trên bóc lột lao động. Những quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng hóa dựa trên lao động rẻ thường là các nước bị cáo buộc là nền kinh tế chưa phải là nền kinh tế thị trường do lao động chưa vận hành trong một thị trường thống nhất mang tính toàn cầu. 392
  13. Hộp 1: Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Mỹ D. Trump ngày 20/1/2017 (trích) …Chúng ta tập hợp ở đây hôm nay để dõng dạc đưa ra một sắc lệnh sẽ vang vọng ở mọi thành phố, mọi thủ đô nước ngoài và mỗi trụ sở quyền lực. Từ ngày này về sau, một tầm nhìn mới sẽ dẫn dắt đất nước. Từ nay về sau sẽ chỉ có nước Mỹ trước tiên, lợi ích nước Mỹ được đặt lên hàng đầu. Mọi quyết định về thương mại, thuế, xuất nhập cảnh và đối ngoại sẽ đều nhằm mang lại lợi ích cho người lao động Mỹ và gia đình Mỹ. Chúng ta phải bảo vệ biên giới khỏi sự tàn phá từ những nước sản xuất sản phẩm của chúng ta, ăn cắp công ty của chúng ta và hủy hoại công việc của chúng ta. Việc bảo hộ hàng nội địa sẽ dẫn đến thịnh vượng và sức mạnh. Vì các bạn, tôi sẽ chiến đấu không ngừng nghỉ. Và tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ làm các bạn thất vọng. Nước Mỹ sẽ lại chiến thắng và chiến thắng vang dội chưa từng thấy. Chúng ta sẽ mang việc làm, biên giới, thịnh vượng và những giấc mơ trở lại. Chúng ta sẽ xây dựng những con đường, những cây cầu, sân bay, đường hầm và đường sắt mới trên khắp đất nước tuyệt vời của chúng ta. Chúng ta sẽ giúp nhiều người không còn phải sống nhờ trợ cấp và đưa họ trở lại làm việc để xây dựng đất nước bằng chính bàn tay và sức lao động của Mỹ. Chúng ta sẽ thực hiện theo hai quy tắc đơn giản - mua hàng Mỹ và thuê người Mỹ. Chúng ta sẽ thúc đẩy tình bạn và thiện chí với các quốc gia trên thế giới, nhưng chúng ta làm vậy với sự thấu hiểu rằng tất cả quốc gia đương nhiên phải đặt lợi ích của chính mình lên trước. Chúng ta không tìm cách áp đặt cách sống của mình vào bất cứ ai mà để nó tỏa sáng như một tấm gương. Chúng ta sẽ tỏa sáng cho mọi người noi theo. Chúng ta sẽ củng cố những liên minh cũ và tạo nên những liên minh mới. Và đoàn kết thế giới văn minh chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, thứ sẽ bị chúng ta xóa bỏ hoàn toàn khỏi thế giới… Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/toan-van-phat-bieu- nham-chuc-cua-donald-trump-3531141.html Những thuận lợi trong chính sách của Trump thể hiện ở việc Trump đưa ra nhiều ý tưởng và cách tiếp cận được cử tri và đại cử tri Mỹ ủng hộ, các mục tiêu chính sách rất rõ ràng và thể hiện tham vọng lớn của Tổng thống. Các điều kiện thực hiện chính sách này cũng đã được tạo dựng khá đầy đủ do thể chế và trình độ phát triển cao của nền kinh tế Mỹ. Chính sách của Trump thể hiện sự khác biệt, thậm chí vượt trội so với chính sách của người tiền nhiệm. Đặc biệt, khẩu hiệu thu hút lực lượng rất rõ ràng trong khi khẩu hiệu kêu gọi cử tri Mỹ của ứng cử viên Đảng Dân chủ - Hilary Clinton không rõ ràng nếu chưa nói là không có. Những khó khăn trong chính sách bộc lộ ở việc Trump chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạch định và điều hành hệ thống chính trị nếu chỉ sử dụng kiểu tư duy và cách hành xử của một nhà kinh doanh mang tính chất vụ việc vào xử lý đồng bộ nhiều mối quan hệ để không gây ra các tác động bất ngờ hay gây sốc đối 393
  14. với công chúng, chính phủ các nước và cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các giải pháp để thực hiện mục tiêu bao trùm chưa được xây dựng có chiều sâu cũng như các điều kiện để giải pháp đó triển khai thực hiện triệt để và chưa được công bố hoặc đưa ra trao đổi, thảo luận rộng rãi trước công chúng. Chẳng hạn, giải pháp giải quyết khối nợ công khổng lồ của Mỹ là gì và chúng được triển khai theo lộ trình nào, cơ quan nào thực hiện và mức độ thành công ra sao,… hầu như không rõ ràng. Bên cạnh đó, khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng hữu quan ở nước ngoài ủng hộ và thực hiện chính sách của Trump. Sắc lệnh cấm cho phép nhập cư người Hồi giáo đến từ 7 quốc gia có đông người Hồi Giáo như I-ran, I-rắc, Xê-ri, Xô-ma-li,… đã vấp phải sự phản đối của chính phủ các nước có liên quan, công chúng trong nước, các công ty ở Mỹ có tuyển người từ các nước này, giới bảo vệ pháp luật cũng như sự phản đối của công chúng trong nước, thậm chí biện pháp trả đũa cực đoan của chính phủ các nước này như sẵn sàng trục xuất người Mỹ ở các nước này. Nhiều cuộc biểu tình phản đối sắc lệnh này diễn ra và đòi hỏi Trump chuẩn bị ban hành sắc lệnh khác để thay thế trong thời gian chỉ hơn 1 tháng sau khi nhậm chức Tổng thống. Ngày 6/3/2017, Trump ký sắc lệnh nhập cư mới thay thế sắc lênh nhập cư cũ loại bỏ I-rắc ra khỏi danh sách các nước cấm nhập cư từ các nước có tỷ lệ người Hồi giáo cao nhất22. Phản đối của các nước đồng minh của Mỹ trong N TO khi Mỹ đưa ra yêu cầu các nước này phải đóng góp để mua sự bảo vệ hay che chở của Mỹ. Phát ngôn thiếu cân nhắc kỹ lưỡng của Trump đối với Thụy Điển cho thấy Trump gặp không ít khó khăn khi triển khai các mục tiêu trong chính sách của mình và kỹ năng giao tiếp đối ngoại thiếu dạn dày có thể gây trở ngại ở mức độ nhất định. Có thể nói, những kỹ năng “mềm” này ảnh hưởng không đáng kể đến mục tiêu chiến lược được đặt ra. Các mục tiêu đặt ra trong chính sách của Trump có thể xem xét dưới góc độ các cấp độ hay các “vòng” có tính xoắn ốc khác nhau theo mô hình “đĩa bay”. Ưu tiên cao nhất cũng như độ nặng lớn nhất là lợi ích của người dân, an ninh của nước Mỹ và an toàn của người dân Mỹ. Vụ khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 11/9, các cuộc khủng bố gần đây tại Bernadino, Boston cho thấy bên cạnh bảo đảm việc làm và vấn đề an sinh xã hội là vấn đề an toàn trước các mối đe dọa trong đó có mối đe dọa khủng bố đang là mối quan ngại lớn nhất. Vấn đề việc làm và bảo đảm an ninh trở thành “hạt nhân” hay điểm xuất phát của các mối 22 Sắc lệnh này cũng vẫn bị phản đối từ công chúng Mỹ và Đảng Dân chủ chỉ ra đây chỉ là phiên bản mới của chính sách nhập cư trước đó. 394
  15. quan hệ tiếp theo, là tiêu điểm của các quan hệ phái sinh. Tiếp theo là quan hệ với các nước láng giềng trước hết là Mê-hi-cô để lợi ích của người Mỹ không bị người dân các nước láng giềng, do chính sách nhập cư dễ dãi, “cướp mất”. Quan hệ tiếp theo là quan hệ đồng minh như với N TO, Nhật Bản,… sẽ được thực hiện theo hướng tăng sức tự đề kháng của đồng minh để giảm gánh nặng đối với Mỹ. Quan hệ tiếp theo là quan hệ đối tác chiến lược cả nước lớn và nhỏ có tính thân cận cao như Philippin, Úc, Ả rập-xê-út, Ixraen sẽ duy trì theo nguyên tắc cùng có lợi. Đồng thời, quan hệ với các đối thủ cạnh tranh mang tính sống còn đối với vị trí lãnh đạo của Mỹ như Trung Quốc và Nga sẽ được giải quyết theo hướng liên kết với một bên để khống chế bên còn lại. Ngoài ra là các nước thù địch với Mỹ như Bắc Triều Tiên23 hoặc lực lượng khủng bố có khả năng gây ra sự mất an toàn trước mắt và tiềm tàng đối với nền an ninh của Mỹ, đòi hỏi đối sách cứng rắn đến cùng của Mỹ, và cuối cùng là các đối tác bị coi là có có khả năng thực hiện quan hệ thương mại không công bằng với Mỹ như Trung Quốc24, Ấn Độ, kể cả Việt Nam,… và các nước thuộc phần còn lại của thế giới. Rõ ràng, thứ tự ưu tiên của Trump trong các vấn đề phải giải quyết và đối tác quan hệ được xem xét, phân tích và xây dựng quan hệ theo cách tiếp cận M G và lợi ích của Mỹ là cao nhất. Nếu vẽ mô phỏng, có thể xem đây là mô hình “đĩa bay” trong chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump (Hình 4). Nguồn: Tác giả Hình 4: Mô hình “đĩa bay” phản ánh thứ tự ƣu tiên trong chính sách của Trump 23 Những thành công trong việc phát triển vũ khí hạt nhân và vũ khí giết người hàng loạt của Bắc Triều Tiên đặc biệt vụ thử tên lửa nhân dịp Tổng thống Trump thăm Nhật Bản làm cho Trump nhận thấy Mỹ bị lạc hậu về vũ khí hạt nhân và chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân được Trump đưa ra ngày 26/2/2017 như là một phát pháo hiệu của một cuộc chạy đua ngấm ngầm về vũ khí hạt nhân thế hệ mới của nhân loại. Nguy cơ đe dọa chiến tranh hạt nhân và chiến tranh lạnh kiểu mới có khả năng xuất hiện. 24 Trung Quốc chưa bộc lộ các phản ứng với các quyết định của Trump có lẽ do Trung Quốc cũng đoán định được vòng ảnh hưởng của Trump chưa đến. Trump chưa có chiến lược hữu hiệu với tình trạng Trung Quốc tiếp tục bồi đắp các đảo nhân tạo trên Biển Đông vì điều này ít có tác động đến an ninh nội địa của Mỹ mà chủ yếu đến vấn đề tự do hàng hải. Theo mô hình “đĩa bay”, Trung Quốc có thể được Mỹ đặt trong một hệ thống hay một loạt các mối quan hệ kết nối khác. 395
  16. 1.4. Các thông tin ban đầu về quan điểm của Trump liên quan đến chính sách kinh tế Để giải mã quan điểm của Trump về chính sách kinh tế, có thể và cần phải hiểu rõ kiểu tư duy của Trump từ nguồn gốc xuất thân và “thành phần bản thân” của Trump. Trump là một nhà kinh doanh, có tư chất và tư duy của một doanh nhân thành đạt cho nên thường xuyên tính toán lỗ-lãi, thiệt-hơn, được-thua,… và chữ tín, lòng trung thành với công chúng, sự sòng phẳng về lợi ích sẽ được coi là những chuẩn mực cao nhất. Điều này thể hiện các quyết định của Trump đều gắn với kiểu tư duy này như quyết định không đóng máy bay mới của Tổng thống mà sử dụng chuyên cơ cũ để tiết kiệm chí phí, không nhận tiền lương đầy đủ mà chỉ nhận 1 đô-la tượng trưng nghĩa là Trump không có tính tư túi cá nhân hay tham nhũng, sẵn sàng “toàn tâm, toàn ý” với M G . Khối tài sản của tỷ phú Trump (theo công bố khoảng 3,7 tỷ đô-la Mỹ) đủ để Trump không phải lo lắng vê “cơm áo, gạo tiền” hay tham nhũng vặt vãnh,… theo kiểu Á Đông. Điều này cho thấy Trump đang cố gắng tự thể hiện bản thân không làm tăng nợ công liên bang. Có lẽ cũng vì là nhà kinh doanh nên Trump rất hiểu người lao động, việc làm cho người làm thuê và điều kiện sống của họ, giá trị đặc biệt quan trọng của việc làm đối với cuộc sống, thu nhập và sự an toàn tính mạng, tài sản, gia đình, con cái,… Có lẽ đây cũng là sự thể hiện của lập trường của một lãnh đạo rất hiểu cuộc sống của giai cấp cần lao theo cách nói của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, do thành phần bản thân là tỷ phú cho nên Trump vẫn có cái nhìn của một nhà tư bản, của kẻ giàu có từng sống trong “xa hoa nhung lụa” cho nên Trump không muốn Mỹ là một nước “dân giàu, nước mạnh” lại phải đứng cùng hàng với các nước nghèo hơn. Chính vì thế, M G sẽ tạo đẳng cấp mới hay một bước làm tăng khoảng cách giữa Mỹ và các nước khác mà không một quốc gia nào sánh được. Nếu quan sát động thái xử lý của Trump về các vấn đề kinh tế cơ bản. Vấn đề coi trọng hàng đầu là các vấn đề kinh tế đối nội với hai ưu tiên là giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động Mỹ và thâm hụt ngân sách liên bang, xử lý vấn đề nợ công. Các biện pháp giải quyết việc làm của Trump thể hiện ở việc ký sắc lệnh rút khỏi TPP để tránh làn sóng hàng hóa nhập khẩu ồ ạt làm mất việc làm trong nước, đề xuất xây bức tường trên biên giới với Mê-hi-cô để đóng cửa triệt để với người nhập cư tự do từng ngày, từng giờ làm mất việc làm của người lao động Mỹ, kêu gọi các tập đoàn của Mỹ rút vốn đầu tư từ nước ngoài trở về đầu tư trong nước để tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước. 396
  17. Để giải quyết tình trạng nợ công cũng như thâm hụt ngân sách liên bang, các biện pháp áp dụng là kêu gọi xây dựng chính phủ tinh gọn 25, kêu gọi đồng minh chia sẻ chi phí để từng bước giảm thâm hụt ngân sách liên bang, cắt giảm chương trình chăm sóc y tế của Tổng thống Obama (Obama Care). Những quyết định do Trump đưa ra, mặc dù gây ra nhiều phản ứng trái chiều thậm chí gây sốc rất lớn, nhưng lại là sự thể hiện cao nhất sự trung thành với lời hứa trước công chúng trong tranh cử. Đây là khía cạnh dễ làm hài lòng công chúng Mỹ vì họ hiểu rằng nguyện vọng của họ đã được Tổng thống quan tâm cho dù kết quả chưa thật rõ nét, họ được tôn trọng và nếu nói theo nghĩa thông thường, đó là một lãnh đạo biết đề cao lợi ích công chúng và là “đày tớ” thực hiện nguyện vọng cao cả và chính đáng của họ. 1.5. Yếu tố nhân sự kinh tế của chính quyền Trump tác động đến chính sách kinh tế của Mỹ Để thực hiện thành công M G , có thể xem là một nhiệm vụ chiến lược hay một tầm nhìn mang tính bước ngoặt của nước Mỹ, Trump cần một đội ngũ nhân sự có độ tinh hoa cao nhất về kinh tế để làm thay đổi tiến trình vận hành của cỗ máy kinh tế khổng lồ của Mỹ theo một quán tính mới. Do Trump là một nhà tư bản thực sự cho nên những người giúp việc chắc chắn phải là những ông chủ thực sự như Bộ trưởng Tài chính, Bộ trường Thương mại và có thể Giám đốc Quỹ dự trữ liên bang (FED) mặc dù nhiệm kỳ FED kéo dài hơn nhiệm kỳ Tổng thống. Do đó, các ông chủ tập đoàn tài chính, kinh doanh, công nghệ, bán lẻ, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, xây dựng, viễn thông, nhà kinh tế hàng đầu nước Mỹ,… hoặc là những người đã từng có mối quan hệ nào đó với Trump trước đây hoặc những nhân sự mà Trump đã hiểu là có kiến thức và năng lực, hoặc những người mà Trump đã phải chịu ơn nào đó trong quan hệ kinh doanh trước đây có thể là những người được Trump huy động, lựa chọn và đề cử vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy đang từng bước kiện toàn. Rõ ràng, một tỷ phú làm lãnh đạo sẽ đặt mục tiêu làm giàu cho đất nước và từng người dân như một tố chất tự nhiên và cố gắng để càng giàu càng tốt. Nếu các ông chủ tập đoàn tham gia vào hệ thống chính trị, họ sẽ có khả năng quản lý hiệu quả, giảm thiểu tình trạng lãng phí chi phí và sẽ là đội ngũ hậu thuẫn để Trump thực hiện việc xây dựng một bộ máy điều hành tinh gọn, hiệu quả cũng như thực hiện được mục tiêu đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, nhân sự điều hành nền kinh tế chủ yếu 25 Lời kêu gọi này được Trump đưa ra vào ngày 22/2/2017. 397
  18. là ông chủ của các tập đoàn lớn sẽ làm giảm việc sử dụng các nhà khoa học và quản lý ở tầng lớp trung lưu hay “nghèo hơn” đối với một nền kinh tế đang mang thuộc tính của nền kinh tế sáng tạo với cường độ vận động rất cao. Những “yếu nhân” này hình thành hệ thống trụ cột để tạo ra được những chuyển biến quan trong trong tiến trình M G . Đối với các lĩnh vực mang tính trung tính giữa Đảng Cộng hòa và Dân chủ, có thể vì lợi ích của nước Mỹ và người dân Mỹ, như Bộ trưởng Giáo dục, Công nghệ hay Y tế, Môi trường, có thể nhân sự của Đảng Dân chủ được lựa chọn nếu những nhân sự này thể hiện ưu thế hơn hẳn nhân sự của Đảng Cộng hòa. Cách lựa chọn này góp phần làm giảm mức độ căng thẳng mang tính đối lập và kiềm chế, kình địch găy gắt giữa hai đảng để mục tiêu M G được tiếp cận hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu M G trong các quan hệ kinh tế đối ngoại như thương mại và đầu tư quốc tế cũng như tham gia hiệu quả vào các định chế tài chính, kinh tế và tiền tệ quốc tế, Trump sẽ lựa chọn nhiều nhân sự có cách tiếp cận cứng rắn hay mềm dẻo tùy mục tiêu của quan hệ song phương. Đồng thời, do chỉ đề cao các cam kết song phương và giảm nhẹ quan hệ đa phương, tư tưởng bảo hộ thương mại trong điều kiện mới sẽ được hình thành và một giai đoạn phát triển mới của thương mại hay một trang mới của nền thương mại toàn cầu sẽ được viết lên có sức ảnh hưởng tương đương thậm chí còn cao hơn so với sức ảnh hưởng của hiệp định thương mại thế hệ mới - TPP. Chẳng hạn, trong quan hệ với Trung Quốc, các nhân sự phụ trách quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc phải có lập trường cứng rắn để khống chế và đưa ra giải pháp hữu hiệu làm cho nước Mỹ vĩ đại hơn so với Trung Quốc hoặc có giải pháp để bảo đảm một nền thương mại công bằng, loại trừ một nền thương mại giá rẻ dựa trên bóc lột lao động rẻ để cạnh tranh bất công theo quan niệm của Trump. Nhân sự phụ trách quan hệ với Trung Quốc có thể là một nhóm các chuyên gia hiểu sâu sắc các điểm mạnh và điểm yếu của Trung Quốc cũng như có khả năng đề xuất và triển khai các giải pháp hữu hiệu. Trung Quốc có khả năng “giật mình” khi có sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy thuyết phục giữa đề xuất của Trung Quốc xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới giữa Trung Quốc và Mỹ để cả hai “cùng thắng” với việc Trump đang chủ trương đề cao quan hệ song phương trong quan hệ thương mại. Cách tiếp cận của Trung Quốc chủ yếu hình thành trong quan hệ chính trị còn Trump đặt trọng tâm vào quan hệ thương mại và những lợi ích cụ thể thu được từ các giao dịch buôn bán. Nếu xây dựng đội 398
  19. ngũ tư vấn sắc sảo, Trump có thể sử dụng ngay chính quan điểm của Trung Quốc để tạo điểm tựa khống chế Trung Quốc một cách thông minh theo phương châm “gậy ông lại đập lưng ông”26. 2. Dự báo về chính sách kinh tế, thƣơng mại của chính quyền Trump 2.1. Chính sách kinh tế đối nội Như phân tích trên đây, hai nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Mỹ là việc làm đầy đủ và giảm thâm hụt ngân sách, giảm nợ công. Điều này được phản ánh khá rõ nét trong sơ đồ SW N. Có thể xem xét tổng quan định hướng điều chỉnh chính sách của Trump qua sơ đồ SW N dưới đây. Sơ đồ SWAN Giải thích Nền kinh tế có hai trạng thái là cân bằng đối nội (IB) và cân bằng đối ngoại (EB). Có 4 trạng thái như hình bên. Các chính sách sẽ cố gắng giảm thâm hụt và tăng việc làm cho người lao động. Nền kinh tế Mỹ rơi vào trạng thái (3) vừa thất nghiệp vừa thâm hụt cả ngân sách liên bang lẫn cán cân thương mại. Hướng điều chỉnh sẽ là vùng (1). Nguồn: SWAN Hình 5: Sơ đồ SWAN giải thích chính sách của Trump Với sơ đồ SW N, có thể nhận dạng trạng thái của nền kinh tế Mỹ đang ở trạng thái (3) gồm cả thất nghiệp và thâm hụt. Vấn đề là cần khắc phục tình trạng 26 Ngày 28/2/2017, nguyên Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã được Trump mời sang Mỹ để trao đổi về những vấn đề cơ bản của chính sách đối ngoại song phương. Đồng thời Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng được mời thăm Mỹ trong dịp này. Điều này cho thấy Trump đã có sự thay đổi trong chính sách đối ngoại từ cứng rắn sang một trạng thái khác trong khi lại tăng chi phí quốc phòng và có ý định giành thế chủ động trong quản lý các yết hầu quan trọng của tuyến đường hàng hải quốc tế trong đó có an ninh hàng hải trên Biển Đông. Cũng trong ngày này Trump đã có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Mỹ nếu rõ những ưu tiên quan trọng là giải quyết việc làm, chuyển những người nghèo lên tầng lớn trung lưu và đầu tư phát triển lĩnh vực quốc phòng. 399
  20. này với các giải pháp giảm thất nghiệp thông qua điều chỉnh nguồn vốn đầu tư, chính sách hạn chế nhập cư và hạn chế nhập khẩu. Để giảm thiểu thâm hụt và giải quyết nợ công, việc thắt chặt chi tiêu chính phủ và chi tiêu y tế, chi tiêu quốc phòng được thực hiện. Việc xây tường chống nhập cư trái phép từ Mê-hi-cô với đầu tư từ tiền của Mê-hi-cô hoặc tiền thuế thu được từ việc đánh thuế hàng nhập khẩu từ Mê-hi-cô với dự kiến khoảng 20%. Hướng điều chỉnh nền kinh tế sẽ thực hiện từng bước để tiến tới toàn dụng nhưng vẫn thâm hụt trong một thời gian khá dài và tiếp đến trạng thái thặng dư và toàn dụng như dưới thời B. Clinton. Các giải pháp áp dụng phải quyết liệt và đồng bộ mới đạt được mục tiêu, nhưng với phong cách Trump, mục tiêu này có tính khả thi cao. 2.2. Chính sách kinh tế đối ngoại Trump sẽ thực hiện chính sách bảo hộ kiểu mới dựa trên nền tảng bất di bất dịch là lợi ích của Mỹ được ưu tiên hàng đầu hoặc cao nhất. Có thể nói đây không phải là chủ nghĩa bảo hộ mới mà chủ nghĩa tân bảo hộ (neo-protectionism) nghĩa là sự vĩ đại của Mỹ sẽ phải đạt được kể cả chấp nhận tình trạng thua thiệt hay “thất thố” vị thế của nước khác vì quan hệ song phương được đề cao hơn quan hệ đa phương27. Nhiều thỏa thuận song phương mới sẽ được xây dựng và những nguyên tắc thương mại mới sẽ phát huy tác dụng. Nguyên tắc này có thể vẫn lấy các nguyên tắc WTO làm nền tảng nhưng sẽ có thêm các nguyên tắc phụ nhằm bảo đảm tính nghiêm túc của việc loại bỏ các giao dịch thương mại không công bằng thậm chí bất công (unfair play) do Mỹ đưa ra mà trong quan hệ song phương với Mỹ, đối tác phải chấp thuận vì không có quan hệ với Mỹ có thể bị thiệt nhiều hơn so với quan hệ với Mỹ dù ít hay nhiều, đều có thể có lợi ở mức độ nhất định, mặc dù lợi ích đạt được không như quan hệ đa phương. Công thức đạt được lợi ích trong quan hệ song phương với Mỹ có thể được thể hiện ở bất đẳng thức dưới đây. Điểm lưu ý ở đây là Mỹ từ chối quan hệ đa phương cho nên nước đối tác sẽ chỉ còn hoặc là quan hệ song phương với Mỹ để đạt lợi ích lớn hơn hoặc chấp nhận ít lợi ích hơn khi không quan hệ song phương với Mỹ. Người duy lý sẽ theo chủ nghĩa vị lợi và chắc chắn sẽ chọn quan hệ với Mỹ cho dù chỉ là quan hệ song phương và như nhận định của Trump trong bài phát biểu nhậm chức, mỗi dân tộc đều coi trọng hàng đầu lợi ích của dân tộc mình. Thực tế 27 Theo cách tiếp cận về mối quan hệ giữa bảo hộ và đầu tư, mức độ bảo hộ càng cao, khả năng thu hút được vốn đầu tư ngoại càng lớn do làm tăng thặng dư nhà đầu tư vào trong nước (xem mô hình minh họa ở phụ lục). 400
nguon tai.lieu . vn