Xem mẫu

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CAPITAL MOBILIZATION POLICY FOR SMALL AND MEDIUM ENTERRPRISES IN VIETNAM ThS. Nguyễn Thu Hà Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh ng.tha@hcmca.edu.vn Tóm tắt Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cả nước đã đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn về phát triển kinh tế, phát triển xã hội cân bằng, ổn định và vấn đề bảo vệ môi trường. Trong đó, việc thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng đổi mới, sáng tạo chính là động lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của cả nước. Thời gian qua Nhà nước đã xây dựng nhiều chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng đã khẳng định: Khuyến khích đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp kinh doanh; Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, thực trạng thực thi các chính sách hỗ trợ trong đó có chính sách tài chính còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận các nguồn vốn vay…. Bài viết dưới đây, sẽ đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tài chính thời gian qua từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Từ khóa: Chính sách tài chính; huy động vốn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; khởi nghiệp, hỗ trợ. Abstract Over the past years, the process of urbanization and socio-economic development across the country has made great achievements in economic development, balanced, stable and problematic social development. environmental Protection. In particular, the promotion of continuous innovation and innovation by small and medium-sized enterprises is the driving force contributing to the country’s economic growth and budget revenue. Recently, the State has built many policies to support and promote the development of small and medium-sized enterprises, the Resolution of the XII Congress of the Party affirmed: Encouraging to promote business start- up process; Having policies to promote the development of Vietnamese enterprises in both quantity and quality, truly becoming the core force, at the forefront of the industrialization and modernization. However, the implementation of supporting policies, including financial policies, still faces many difficulties, small and medium enterprises have difficulty in accessing loans…. The following article, will evaluate the current financial policy implementation, then propose 121
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 some solutions to build an innovative, innovative startup ecosystem that facilitates small and medium-sized businesses. development contributes to improving the country’s competitiveness and economic growth. Keywords: Financial policy, capital mobilization; SMEs, start-ups, support. 1. Đặt vấn đề Theo luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Hiện nay, ở nước ta DNNVV chiếm 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 45% vào GDP, 30 % giá trị hàng hóa xuất khẩu; 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút khoảng 50% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên, trong tổng số khoảng 700.000 DNNVV của Việt Nam, số doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,6%, còn lại là doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Tổng số vốn đăng ký của các DNNVV đạt xấp xỉ 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp [1]. Như vậy, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Ở Việt Nam hiện nay, phát triển DNNVV đang là vấn đề được Nhà nước quan tâm đặc biệt. Sự thành đạt của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và đối với các DNNVV nói riêng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Năm 2016 được chọn là năm “Quốc gia khởi nghiệp”, điều này cho thấy vấn đề khởi nghiệp đang được nhà nước và xã hội dành sự quan tâm đặc biệt và một trong những vấn đề cấp thiết để giúp các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo phát triển nhanh và mạnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng còn thấp xuất phát từ một số thực trạng sau đây: Thứ nhất, phần lớn các DNNVV đều rất hạn chế về vốn tự có, nên nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh là rất lớn. Tuy nhiên, việc vay vốn từ các ngân hàng hay các quỹ tín dụng đối với DNNVV còn khó khăn. Ngoài những khó khăn như vốn ít, kinh nghiệm quản lý còn yếu và công nghệ sản xuất lạc hậu, thì trên thực tế các quy định của pháp luật về thủ tục cầm cố, thế chấp, về xử lý tài sản đảm bảo đối với các doanh nghiệp chưa rõ ràng, đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng và doanh nghiệp tìm được điểm chung Thứ hai, các DNNVV thường gặp nhiều khó khăn từ việc tiếp cận thông tin, lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy, trụ sở, cửa hàng cũng như việc tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng thông qua cơ chế thoả thuận cho đến thực hiện các thủ tục để có mặt bằng sản xuất - kinh doanh. Thứ ba, thực tế cho thấy, việc tiếp cận thông tin về thị trường sản phẩm và các nguồn vốn vay tín dụng thường hạn chế, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV còn kém hiệu quả, khó khăn trong tiếp cận đất đai…vì vậy,việc tạo điều kiện về cơ chế, thủ tục để DNNVV tiếp cận được các nguồn vốn vay chính là yêu cầu cấp bách hiện nay để thúc đẩy các DNNVV phát triển bền vững. 122
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 2. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và khung lý thuyết Bài viết dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển DNNVV ở nước ta. Đồng thời sử dụng một số tư liệu và kết quả nghiên cứu, điều tra có liên quan đã được công bố trong thực hiện chính sách tài chính hỗ trợ DNNVV được thu thập từ niên giám thống kê, từ các báo cáo kết quả thực hiện chính sách của các cơ quan Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại, số liệu của Tổng cục thống kê… Các thông tin mới về tình hình thực hiện chính sách được thu thập được. Cụ thể: nhóm phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: Phương pháp tổng hợp: sử dụng nhằm kế thừa những lý luận liên quan đến đề tài từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho bài viết; Phương pháp thống kê, so sánh: thông qua thu thập thông tin, số liệu thứ cấp, tiến hành xử lý để so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu; Phương pháp phân tích: từ thông tin, số liệu tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam. Nghiên cứu các khó khăn, vướng mắc của DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn vay…từ đó dự báo giúp Nhà nước hoạch định ra những chính sách tốt. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững Với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, trong những năm qua, Quốc Hội, Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như: hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; chính sách về hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp, sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp, các hỗ trợ liên quan đến thủ tục pháp lý, mặt bằng sản xuất, văn phòng làm việc, công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo lãnh tín dụng,...trong đó có chính sách hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo động lực và hướng đi mới cho doanh nghiệp trong quá trình khởi nghiệp Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào ngày 1/1/2018 với nhiều quy định ưu đãi, hỗ trợ DNNVV trong việc sản xuất, kinh doanh. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để các thành phần của nền kinh tế chung tay hỗ trợ cho sự phát triển mạnh mẽ của DNNVV. Ngoài ra, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định các điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhận hỗ trợ, nhằm tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp phát triển trong tiếp cận nguồn vốn vay. Triển khai Luật này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện như: Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính Phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo Nghị quyết, đến năm 2020, cả nước có ít nhất một triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Tiếp đó, tháng 3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV. Trên tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, Bộ Tư pháp đã có kế hoạch triển khai hoạt động mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (Quyết định số 565/QĐ-585 ngày 03/04/2018) 123
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 nhằm hướng tới việc hỗ trợ trực tiếp, thiết thực nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho DN, hỗ trợ DN tiếp cận, thực hiện các cam kết trong hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, Thực hiện chỉ đạo và chủ trương của Chính phủ, thời gian qua, ngành Ngân hàng đã có nhiều giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận vốn tín dụng. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay có bảo lãnh của Quỹ Bảo lãnh tín dụng, tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận vay vốn. Cùng với việc ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn, Ngân hàng Nhà nước còn tổ chức các chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại nhiều địa phương nhằm thúc đẩy nguồn vốn tín dụng hỗ trợ DNNVV phát triển sản xuất kinh doanh. Triển khai cơ chế chính sách, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, hình thức cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng ngày càng đa dạng, thủ tục hành chính cũng được rút gọn hơn và quan trọng là các chương trình ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao giá trị gia tăng đã được các tổ chức tín dụng đẩy mạnh. Ngoài ra, một số địa phương tiêu biểu như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng đã ban hành đưa ra các định hướng, mục tiêu và giải pháp cơ bản về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như: tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 2953/QĐ-UBND ngày 07/6/2016 về việc thực hiện Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 4181/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 về việc thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020. Quyết định số 2954/QĐ-UBND ngày 7/6/2016 về việc thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020. Có thể nói thời gian qua Chính phủ đang quyết tâm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, góp phần phát triển kinh tế cả nước và giúp các DNNVV “vươn mình ra biển lớn”. Cả nước đã và đang sục sôi khí thế khởi nghiệp biến Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp. 3.2. Đánh giá thực trạng vấn đề tiếp cận nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Có thể nói thời gian qua DNNVV đã thể hiện được vai trò to lớn của mình vào những đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng tạo của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách tài chính vẫn còn những hạn chế nhất định, làm ảnh hướng đến sự phát triển của DNNVV cụ thể: Thứ nhất, việc tiếp cận các chính sách tín dụng của các doanh nghiệp khởi nghiệp còn hạn chế, cơ hội tiếp cận đối với những nguồn vốn tín dụng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Theo báo cáo của Bộ tài chính từ năm 2017 đến nay có đến 77,78% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá các chính sách về tiếp cận tài chính cho khởi nghiệp góp phần nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của họ. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho rằng các chính sách về tiếp cận tài chính hiện nay của Nhà nước chưa chú trọng vào việc tài trợ đổi mới công nghệ (35,36%), chưa hỗ trợ quá trình đào tạo tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp (43,94%). Đáng chú ý, các chính sách về nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính được các doanh nghiệp khởi nghiệp đánh giá cao, có đến 56,57% doanh nghiệp chấp nhận được các chính sách này. 124
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chủ yếu là nhỏ và vừa là doanh nghiệp mới thành lập, chủ doanh nghiệp là các nhóm cá nhân hoặc cá nhân thực hiện các ý tưởng khai thác trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, nguồn vốn nội sinh ít, tài sản để thế chấp vay ngân hàng hầu như không có. Bên cạnh đó, bản chất của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao nên các kênh huy động vốn truyền thống qua các ngân hàng thương mại rất khó khăn. Thứ hai, chưa có sự phân định rõ ràng giữa các DNNVV trong từng lĩnh vực nên sự hỗ trợ về tài chính vẫn còn mang tính dàn trải, đồng đều. Các doanh nghiệp khởi nghiệp khó tiếp cận với chính sách và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước nguyên nhân các chính sách này có phạm vi đối tượng rộng, dàn trải với đối tượng được hỗ trợ là gần như toàn bộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chưa có sự định hướng riêng cho nhóm đối tượng đặc thù, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Có thể đề cập đến một số khó khăn như: Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết về việc đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhưng cũng chưa có quy định cụ thể về nghĩa vụ của các nhà đầu tư; Chính sách thuế chưa có sự phân biệt theo hướng dành ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cụ thể, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện vẫn áp dụng mức thuế suất 20% như các doanh nghiệp khác. Việc ưu đãi thuế suất 10% hay miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ các hoạt động thuộc một số ngành nghề, lĩnh vực được ưu đãi cũng giống như các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư mới; Chưa có quy định chính sách thuế phân biệt đối với nhà đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp khi chuyển nhượng vốn. Chính sách thuế hiện hành quy định theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp theo địa bàn, lĩnh vực nên bất kỳ doanh nghiệp nào đáp ứng được các điều kiện ưu đãi thì sẽ được hưởng các ưu đãi tương ứng. Do đó, nếu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không thực hiện kinh doanh tại các địa bàn ưu đãi thuế, không đáp ứng được các tiêu chuẩn trong các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hiện hành thì cũng không được hỗ trợ về thuế. Thứ ba, vay vốn tại ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục, tiêu tốn thời gian, công sức, chi phí và thậm chí vượt quá năng lực của DNNVV. Thủ tục hành chính đôi lúc còn phức tạp, gây phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh như: Thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng, bảo hiểm xã hội, đăng ký kinh doanh, hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ kinh phí cho hoạt động khởi nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước chưa được ban hành cụ thể, vì vậy các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp từ các quỹ có nguồn gốc ngân sách gần như chưa thể triển khai sâu rộng. Thứ tư, yêu cầu tài sản thế chấp cho các khoản vay của doanh nghệp nhằm đảm bảo an toàn, các tổ chức tín dụng thường đưa ra các yêu cầu thế chấp chặt chẽ, trong khi các DNNVV lại hạn chế về tài sản thế chấp. Nhiều DNNVV có tài sản nhưng không có đủ giấy tờ hợp pháp, hợp lệ để làm các thủ tục thế chấp như: doanh nghiệp được giao đất sử dụng nhưng chưa được cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất, hay doanh nghiệp có hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm nhưng lại không được thế chấp đất đai để vay vốn ngân hàng. Một số tài sản vô hình của doanh nghiệp chưa có cơ chế hướng dẫn cụ thể cho phép được sử dụng làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng như: Nhãn hiệu doanh nghiệp, tài sản sở hữu trí tuệ... Thứ năm, năng lực của các DNNVV còn hạn chế, hoạt động kém hiệu quả; nhiều DNNVV không chịu công khai thông tin, tình hình tài chính công ty, không minh bạch, thiếu 125
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 trung thực trong quản lý tài chính gây khó khăn cho ngân hàng khi thẩm định, đánh giá năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... đối với các doanh nghiệp nói chung thì đa số DNNVV không có đủ tài sản đảm bảo đáp ứng tiêu chí thanh khoản và giá trị đảm bảo tốt theo quy định. Như vậy, so với các doanh nghiệp thông thường, ngân hàng gặp rủi ro lớn hơn khi thực hiện cho vay đối với DNNVV, khó quản lý dòng tiền để thu hồi nợ. 3.3. Một số giải pháp thực hiện chính sách tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới Một là, cải cách thể chế trong việc ban hành các văn bản, chính sách liên quan đến DNNVV của doanh nghiệp; tháo gỡ, giảm thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng tự hoàn thiện cơ chế quản lý, năng lực quản trị kinh doanh, quản lý tài chính theo hướng minh bạch, rõ ràng, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Hai là, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về các điều kiện vay vốn, thời gian, thủ tục vay vốn của các tổ chức cho vay tới từng doanh nghiệp. Trợ giúp doanh nghiệp trong các khâu: lập dự án kinh doanh, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Xây dựng các chính sách cho vay ưu đãi hơn đối với các DNNVV, ví dụ như: giảm lãi suất, cơ chế thế chấp, tín chấp thuận tiện hơn… Ba là, đa dạng hóa các kênh tiếp cận vốn cho DNNVV. Trên thực tế DNNVV tiếp cận vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhưng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng vẫn là kênh chính và quan trọng đối với DNNVV. Do vậy, để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ việc cung cấp thông tin, tình hình hoạt động và khả năng chi trả của doanh nghiệp, từ đó, khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết tạo nên một hệ thống dữ liệu về DNNVV, cũng như minh bạch các tiêu chí cần thiết về tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích đối với các tổ chức tín dụng thực hiện hiệu quả hỗ trợ tín dụng cho DNNVV; hình thành mạng lưới liên kết giữa doanh nghiệp lớn với DNNVV. Bốn là, về phía DNNVV phải đổi mới năng lực quản trị của doanh nghệp, quản trị rủi ro và quản lý tài chính, nhằm tập trung vào các mảng sản xuất, kinh doanh chủ chốt, có thế mạnh, có khả năng tạo ra dòng tiền ổn định để tăng khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng. Mặt khác, các DNNVV phải có trách nhiệm và ý thức trong việc hợp tác, phối hợp với tổ chức tín dụng trong cơ cấu lại nợ, thanh toán nợ và xây dựng phương án kinh doanh phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người của doanh nghiệp mình. Cuối cùng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn tài chính, tín dụng các cơ quan, tổ chức cần tích cực triển khai các giải pháp công nghệ mới nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của chương trình. Cần nghiên cứu và tạo điều kiện cho sự phát triển của những loại hình định chế tài chính trung gian mới như: Ngân hàng đầu tư, Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ đầu tư DNNVV…Việc phát triển các loại hình định chế tài chính trung gian nêu trên sẽ tạo điều kiện kết nối trực tiếp những ý tưởng kinh doanh mới của các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư trên thị trường tài chính, từ đó giải quyết bài toán vốn cho các doanh nghiệp. Như vậy, để DNNVV phát triển, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ, từ các văn bản quy định của Nhà nước, hệ thống thể chế thực thi cơ chế chính sách đến các giải pháp hỗ trợ, tư vấn trong sản xuất, trong công tác 126
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 tìm kiếm thị trường, đến việc tận dụng các chương trình hỗ trợ DNNVV của các tổ chức quốc tế mới có thể thúc đẩy các DNNVV phát triển ổn định và bền vững. 4. Kết luận Nhận thức rõ về vai trò quan trọng của DNNVV trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong thời gian vừa qua, nhiều chính sách tài chính hỗ trợ DNNVV đã được ban hành và triển khai thực hiện. Một số chính sách bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam. Tuy nhiên, những kết quả đó còn nhỏ bé so với mục tiêu phát triển doanh nghiệp đến năm 2025 và 2030 của Đảng và Chính phủ. Trong thời gian sắp tới với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những tác động sâu sắc tới mọi mặt của nền kinh tế và hoạt động của DNNVV. Vì vậy, hoàn thiện thể chế và những quy định về chính sách tài chính sẽ là đòn bẩy quan trọng trong việc thúc đẩy các DNNVV tháo gỡ được những khó khăn về vốn, công nghệ, chi phí...Đặc biệt trong việc giảm thiểu rủi ro, các rào cản cản từ phía cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh thực sự mở, bình đẳng, thuận lợi, rõ ràng, minh bạch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là tiền đề để cho các DNNVV đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước trong thời gian tới./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Bảo Hà (2015), Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp; vai trò của chính sách Chính Phủ, Cục Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 3. Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” 4. Ninh Thị Minh Tâm, Lê Ngự Bình (2017), Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 5. Phùng Thế Đông: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Công Thương, Số 6, Tháng 4/2019, tr.197-204; 6. Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp ở Việt Nam 2017/2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI. 7. Phạm Tiến Đạt (2018), Nguyên tắc xây dựng chính sách tài chính đặc thù cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội; 8. Vũ Văn Ninh, Phạm Thị Thanh Hòa (2018), Chính sách tín dụng dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội; 9. Phùng Thanh Loan (2016), “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Tài chính, (kỳ 02), tháng 09/2016, tr.17-19. 7. 10. Phùng Thanh Loan (2017), “Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - Kinh nghiệm từ Italia”, Tạp chí Thanh tra Tài chính, tháng 05/2017, tr.53-54. 127
nguon tai.lieu . vn