Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ KỲ VỌNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thuỳ Dung Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội Email: dungntt89@utc.edu.vn; Tel: 0989908997 Tóm tắt. Báo cáo sử dụng dữ liệu từ các công ty xây dựng công trình giao thông niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2015-2019. Báo cáo tập trung vào phân tích Chính sách cổ tức (CSCT) và Kì vọng thị trường đối với nhóm DN này cũng như mối quan hệ giữa hai tiêu chí này để xác định mức độ ảnh hưởng của các quyết định về CSCT của DN tới Nhận định của các NĐT. Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp thống kê so sánh, khảo sát để phân tích và sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định các giả thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ cổ tức của nhóm DN được nghiên cứu có thể coi là thấp và CSCT của các DN này có tác động thuận chiều tới kì vọng thị trường của các cổ phiếu. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị tới các bên liên quan. Từ khóa: Chính sách cổ tức , kì vọng thị trường, DN XDCTGT ở VN ĐẶT VẤN ĐỀ Chính sách cổ tức là một trong ba quyết định tài chính quan trọng của doanh nghiệp và là một trong những căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư, việc đông đảo nhà đầu tư tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp có thể coi như là giá trị doanh nghiệp đang tăng và ngược lại. Có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành trên các thị trường khác nhau đối với các nhóm doanh nghiệp khác nhau cho thấy nhiều kết quả khác biệt về sự ảnh hưởng của chính sách cổ tức tới kì vọng thị trường. Ở những thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam, nhà đầu tư được đánh giá là đa phần có chiến lược đầu tư ngắn hạn thì chính sách cổ tức hàng năm, chính sách có gắn trực tiếp với quyền lợi của các nhà đầu tư, được nhiều nghiên cứu cho rằng sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lí đầu tư, cũng chính là ảnh hưởng lớn tới kì vọng thị trường. Trong nền kinh tế, mỗi nhóm doanh nghiệp lại có tình hình kinh doanh đặc thù và kì vọng thị trường khác nhau, cần các chiến lược về chính sách cổ tức khác nhau. Nhóm các doanh nghiệp XDCTGT vốn được xếp vào nhóm doanh nghiệp có sự phát triển trong dài hạn do quy mô tài sản lớn và thời gian thu hồi vốn dài. Hiện tại, chưa hề có nghiên cứu nào trên thị trường Việt Nam về chính sách cổ tức của nhóm doanh nghiệp này cũng như ảnh hưởng của chính sách cổ tức tới kì vọng thị trường của các doanh nghiệp này. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi: Thực trạng CSCT và Kì vọng thị trường của nhóm DN này như thế nào? CSCT có ảnh hưởng tới Kì vọng thị trường của các DN XDCTGT niêm yết được nghiên cứu hay không? Kiến nghị nào cần được đưa ra? CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU a. Cơ sở lý thuyết -840-
  2. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Nghiên cứu của Talat Afza và Samya Tahir (2012), quan sát của nghiên cứu là 25 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Pakistan giai đoạn từ 2005- 2009. Nghiên cứu cho thấy, chỉ có 4 yếu tố tác động đến P/E có ý nghĩa thống kê trong đó có Tỷ lệ chi trả cổ tức và biến Tỷ lệ chi trả cổ tức tác động cùng chiều với chỉ số P/E có mức ý nghĩa từ 1%-5%. [1] Jitmaneeroj, Boonlert (2017) đã kiểm tra mối quan hệ có điều kiện và phi tuyến giữa tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) và Tỷ lệ cổ tức. Một phát hiện chung của các nghiên cứu trước đây khi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính là tỷ lệ P/E có quan hệ thuận chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu kiểm tra điều kiện mà mối quan hệ thuận chiều tồn tại. Bài báo sử dụng mô hình hiệu ứng cố định để điều tra mối quan hệ có điều kiện và phi tuyến tính giữa tỷ lệ P/E và Tỷ lệ cổ tức. Với việc đưa vào các yếu tố cơ bản và tâm lý nhà đầu tư, mô hình này cho phép mối quan hệ phi tuyến được điều kiện hóa dựa trên tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu. Kết quả: Dựa trên dữ liệu hàng năm của các ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1998-2014, bài báo này đưa ra bằng chứng mới chỉ ra rằng khi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu lớn hơn (nhỏ hơn) so với tỷ suất sinh lợi yêu cầu, thì tỷ lệ P/E và tỷ lệ chi trả cổ tức thể hiện mối quan hệ ngược chiều (cùng chiều). Ý nghĩa thực tiễn: Do mối quan hệ biến động giữa tỷ số P / E và tỷ lệ chi trả, các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tư cổ phiếu nên quan tâm nhiều hơn đến việc giảm tỷ lệ cổ tức hơn, và cũng nên quan tâm hơn tới các công ty có tỷ lệ chi trả thấp. [2] Krishnan, Cnv; Chen, Yifei(2017đã sử dụng cơ sở dữ liệu của tất cả các công ty thuộc chỉ số S&P 1500 trong suốt 88 quý từ năm 1995 đến năm 2016, nghiên cứu ghi nhận rằng tỷ lệ chi trả cổ tức giai đoạn hiện tại có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan là đáng kể với tỷ lệ giá trên thu nhập (PER) của giai đoạn tiếp theo đối với các công ty có vốn hóa thị trường cao và các công ty sản xuất. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi trả cổ tức có tương quan nghịch chiều và ảnh hưởng đáng kể tới các công ty có tỷ lệ Giá trị sổ sách với thị trường cao. Vốn hóa thị trường (quy mô doanh nghiệp), tỷ lệ giữa giá trị Sổ sách với Giá cổ phiếu trên thị trường (đại diện cho nhận định của thị trường về tiềm năng tăng trưởng) và vấn đề ngành để xác định mức PER như một hàm của mức chi trả. Tuy nhiên, một khi các mức PER đã được xác định thì sự thay đổi trong hệ số chi trả cổ tức trong kỳ hiện tại có ảnh hưởng đáng kể và ngược chiều với sự thay đổi PER của kỳ tiếp theo. Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng ủng hộ lập luận rằng sự gia tăng trong giai đoạn hiện tại báo hiệu giảm cơ hội đầu tư và tăng rủi ro và sẽ làm giảm tỷ lệ PER trong tương lai. [3] b. Phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê lịch sử: Phương pháp này sử dụng để phân tích thực trạng Tỷ lệ cổ tức và Kỳ vọng thị trường của nhóm DN XDCTGT niêm yết ở Việt nam. - Phương pháp Khảo sát nhà đầu tư : phương pháp này sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ cổ tức tới kỳ vọng thị trường theo nhận định chủ quan của các nhà đầu tư. - Phương pháp Hồi qui mô hình : Phương pháp này để đánh giá sự ảnh hưởng của tỷ lệ cổ tức tới kỳ vọng thị trường dựa trên số liệu thực tế của các công ty trên -841-
  3. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải thị trường chứng khoán Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là Tỷ lệ cổ tức và Kì vọng thị trường đối với nhóm Doanh nghiệp XDCTGT niêm yết ở Việt Nam thoả mãn những điều kiện sau: - Doanh thu của doanh nghiệp đến chủ yếu từ hoạt động xây dựng công trình giao thông - Các doanh nghiệp đã thực hiện việc niêm yết và có khả năng chi trả cổ tức ít nhất 4 trong 5 năm từ 2015-2019 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN c. Kết quả nghiên cứu Thực trạng tỷ lệ cổ tức và kì vọng thị trường Khái quát về tỷ lệ cổ tức của nhóm doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông niêm yết ở Việt Nam Tỷ lệ cổ tức được tính theo công thức (1) sau đây: (1) Trong đó: - D.Y là Dividend Yield là Lợi tức trên mỗi cổ phần - Dividend là Cổ tức tiền mặt trên mỗi cổ phần - 10.000 VNĐ là mệnh giá tiêu chuẩn trên thị trường chứng khoán Việt nam,được quy định làm căn cứ xác định tỷ lệ cổ tức công bố trên các SCK ở VN Tỷ lệ cổ tức trung bình 5 năm của nhóm doanh nghiệp trong mẫu được thể hiện trong sơ đồ sau: Đồ thị 1. Tỷ lệ cổ tức trung bình 5 năm Như vậy ta có thể thấy, năm 2016 có thể coi là năm tốt nhất đối với mẫu quan sát và năm 2019 là năm mà tỷ lệ cổ tức thấp nhất. Tỷ lệ cổ tức trung bình của năm 2016 là khoảng 9% và năm 2019 là khoảng 4%. Để có thể thấy rõ hơn tỷ lệ cổ tức của nhóm doanh nghiệp quan sát, ta chia tỷ lệ cổ tức thành các nhóm. Ta sử dụng tỷ lệ lạm phát trung bình 5 năm, sức sinh lời trung bình ngành xây dựng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm trên thị trường làm căn cứ để chia nhóm. Ta có: Lạm phát trung bình 5 năm qua là 3,05% (số liệu theo thống kê của Tổng cục thống kê); Tỷ lệ lợi tức cổ tức trung bình ngành 5 năm qua là 4,3% (số liệu theo thống kê của investing.com); Lãi suất trái phiếu trung bình trên thị trường là 6,7% (số liệu theo Viện chiến lược và chính sách tài chính) Từ đó có thể chia nhóm: Nhóm 1: dưới 3%; Nhóm 2: 3% - dưới 4,3%; Nhóm 3: 4.3% - dưới 6,7%; Nhóm 4: trên 6,7%. Ta có đồ thị sau: -842-
  4. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Đồ thị 2. Tỷ lệ cổ tức phân theo nhóm Khi phân chia các doanh nghiệp theo nhóm dựa theo tỷ lệ cổ tức ta thấy có 2 nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong mẫu đó là những doanh nghiệp có tỷ lệ cổ tức thấp nhất và tỷ lệ cổ tức cao nhất, và nhóm có tỷ lệ cô tức thấp hơn mức lạm phát là lớn nhất. Điều đó cho thấy tình hình cổ tức của các doanh nghiệp trong mẫu có sự phân hoá rõ rệt và tỷ lệ cổ tức trung bình của thị trường không cao nhưng nhóm doanh nghiệp có tỷ lệ cao cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Tỷ lệ cổ tức trung bình của nhóm cỏ tỷ lệ cổ tức cao là 12,45%, tỷ lệ cao nhất là 30% và thấp nhất là 7%. Điều đó cho thấy, riêng với nhóm chi trả tỷ lệ cổ tức cao của mẫu nghiên cứu thì các doanh nghiệp vẫn có sức cạnh tranh nhất định trên thị trường khi đặt cùng các doanh nghiệp còn lại trong ngành và các doanh nghiệp khác trên thị trường. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, số quan sát có tỷ lệ cổ tức thấp hơn cả lạm phát trung bình là nhiều nhất, điều đó đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp trong mẫu không mang lại lợi ích đáng kể cổ đông nếu chỉ xét theo tỷ lệ cổ tức. Khái quát về kì vọng thị trường của nhóm doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông niêm yết ở Việt Nam Kì vọng thị trường được tính toán bằng cách lấy giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu. Công thức (2) : (2) P Trong đó: - PER là Tỷ lệ Giá trên Lợi nhuận mỗi cổ phần - Price per Share là Giá bán mỗi cổ phần - Earing per Share là Lợi nhuận mỗi cổ phần Lý do để hệ số này tăng là do Giá bán tăng (do nhà đầu tư kì vọng về sự tăng trưởng tốt hơn của công ty) hoặc giá bán giữ nguyên mà lợi nhuận mỗi cổ phần lại giảm (lợi nhuận giảm nhưng nhà đầu tư vẫn có niềm tin vào doanh nghiệp và thị trường vẫn giữ được sự thay đổi không đáng kể của giá bán). Để làm rõ hơn về mức độ kì vọng thị trường đối với nhóm doanh nghiệp này, ta có đồ thị thể hiện PER của các doanh nghiệp, được phân tích theo 110 quan sát như sau. Tác giả không sử dụng cách phân tích theo số trung bình vì trong mẫu có một số quan sát có hệ số PER tăng đột biến (do lợi nhuận sụt giảm mạnh chứ không phải do doanh nghiệp gây dựng được kì vọng thì trường tốt), PER lớn này sẽ kéo PER trung bình của doanh nghiệp lên rất cao, -843-
  5. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải nhưng lại không phán ảnh được là DN đang làm ăn tốt và có kì vọng thị trường tốt. Đồ thị 3. PER của 110 quan sát của 22 doanh nghiệp Theo đồ thị, PER trung bình của các doanh nghiệp trong 5 năm phân bố nhiều ở mức thấp nhấp (dưới 10 lần), điều đó hàm ý rằng nhóm doanh nghiệp này không phải là nhóm cổ phiếu có kì vọng thị trường cao. Quan sát trên bộ số liệu chi tiết ta có, mức kì vọng cao phân bố đều ở cả những công ty có lợi nhuận thấp hay lợi nhuận cao. Tuy nhiên, mức kì vọng thị trường chỉ đo xem giá bán cổ phiếu gấp bao nhiêu lần lợi nhuận doanh nghiệp thực tế đạt được, chỉ số này sẽ phản ánh được chênh lệch về kì vọng của các công ty một cách rõ nét nếu các công ty trong mẫu có mức lợi nhuận tương đồng nhau. Nếu so sánh một công ty làm ăn kém, EPS rất thấp, giá bán cổ phiếu cũng thấp nhưng tỷ lệ giữa giá bán và EPS rất cao với một công ty làm ăn tốt, EPS cao và giá bán chỉ lớn hơn vài lần so với EPS thì không thể nói công ty thứ nhất được đề cập đang làm ăn tốt hơn và đạt được ủng hộ của thị trường tốt hơn. Khi các công ty trong toàn mẫu có sự chênh lệch lợi nhuận như mẫu quan sát thì việc công ty nhỏ có hệ số PER cao hơn một doanh nghiệp lớn không thực sự mang nhiều ý nghĩa so sánh. Bên cạnh đó, chỉ có một số ít doanh nghiệp duy trì được hệ số PER ổn định qua các năm. Đa phần các doanh nghiệp đều đối mặt với thực tế là kì vọng thị trường tăng giảm rất bất thường. • Kết luận chung về kì vọng thị trường + Kì vọng thị trường đối với nhóm doanh nghiệp được xem xét nhìn chung đa phần ở mức thấp so với các nhóm ngành các ở Việt Nam trong 5 năm vừa qua. + Kì vọng thị trường đối với nhóm doanh nghiệp đang được xem xét rất dễ thay đổi, thiếu ổn định. + Nhóm các doanh nghiệp có lợi nhuận rất thấp hoặc lợi nhuận rất cao đối mặt với sự biến động PER nhiều hơn. Tuy nhiên, đa phần những sự thay đổi này là do thay đổi về EPS hơn là thay đổi về giá cổ phiếu. Kết quả khảo sát nhà đầu tư Giới thiệu về cuộc khảo sát Tác giả khảo sát 150 nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có nắm giữ mã cổ phiếu của ít nhất một doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nội dung khảo sát: Đánh giá của các nhà đầu tư về tác động của Tỷ lệ cổ tức tới Kì vọng thị trường của chính họ đối với cổ phiểu của nhóm này theo 3 mức: Tác động rất mạnh, tác động bình thường, tác động không đáng kể -844-
  6. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Kết quả khảo sát Tỷ lệ phản hồi là 123/150 nhà đầu tư ( chiếm 82 %) Kết quả khảo sát được thể hiện trong đồ thị sau: Đồ thị 4. Tác động của D.Y tới PER Như vậy có thể thấy rất rõ rằng các nhà đầu tư đều cho rằng thay đổi Tỷ lệ cổ tức có tác động tới kì vọng thị trường và đa phần (khoảng 64% số NĐT được khảo sát) cho rằng mức độ tác động là rất mạnh. Chỉ có 11% số nhà đầu tư cho rằng mức độ này là không đáng kể. Kết quả sử dụng mô hình Để đo lường tác động đến chính sách cổ tức của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả sẽ tiến hành phương pháp hồi quy lần lượt 2 mô hình: FEM (Mô hình tác động cố định), REM (Mô hình tác động ngẫu nhiên). Sau đó, nhóm tác giả sẽ sử dụng các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp. Mô hình tổng quát: Yit= α+ βk Xkit+ uit Trong đó: + Yit Giá trị của biến phụ thuộc ứng với DN i vào thời gian t (Kì vọng thị trường PER) + Xit Giá trị của biến độc lập đại diện cho nhân tố tác động tới biến phụ thuộc (Tỷ lệ cổ tức tiền mặt) + uit Sai số ngẫu nhiên của DN i vào thời gian t. + Cách xác định được mô hình phù hợp: Để đánh giá được mô hình nào là phù hợp để nghiên cứu, tác giả sử dụng kiểm định Hausman-test để lựa chọn FEM hay (REM). Kết quả Kết quả hồi quy của cả hai mô hình đều thống nhất rằng chính sách cổ tức tiền mặt có tác động lợi kì vọng thị trường của doanh nghiệp. Kết quả kiểm định Hausman Test cho thấy, vì p-value = 0,1040 > 0.05, tức là chúng ta không đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho với mức ý nghĩa 5%, kết luận là không có sự khác biệt giữa FEM và REM một cách có ý nghĩa thống kê, vì vậy, chúng ta sử dụng mô hình REM sẽ phù hợp hơn. Kết quả ước lượng mô hình được REM như sau: PERit = 20.91253 + 1.82791 DYit Căn cứ vào kết quả ước lượng theo mô hình REM ta thấy: -845-
  7. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải + Mô hình lựa chọn có hệ số xác định bội là 0,6574 nghĩa là mô hình giải thích được 65,74% sự biến động của PER do DY gây ra; + DY có tác động cùng chiều tới PER, khi tỷ lệ cổ tức (tính trên 100) tăng 1 đơn vị thì PER tăng 1.82791 đơn vị và ngược lại. Hay là khi Số tiền chi trả cổ tức tăng 100 đồng thì tỷ lệ PER tăng thêm 1.82791. d. Thảo luận kết quả nghiên cứu Theo kết quả mô hình thì Có mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và kì vọng thị trường. Mối quan hệ được nghiên cứu là thuận chiều đồng nghĩa với việc khi chính sách cổ tức tăng, tiền cổ tức tăng thì kì vọng thị trường tăng và khi chính sách cổ tức giảm thì kì vọng thì trường cũng giảm. • Trong trường hợp cổ tức giảm Khi cổ tức giảm mà lợi nhuận của doanh nghiệp đang ổn định thì giá cổ phiếu giảm nhanh khiến cho PER giảm Nếu cổ tức giảm trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp giảm thì giá cổ phiếu sụt giảm rất nhiều khiến PER giảm mạnh. Khi cổ tức giảm trong khi lợi nhuận tăng thì giá bán cũng có tăng nhẹ, tuy nhiên lại tăng với tốc độ thấp hoặc không tăng, khiến cho kì vọng thị trường vẫn giảm • Trong trường hợp cổ tức tăng Cứ khi cổ tức tăng bất kể tình trạng lợi nhuận đang cao hay thấp thì giá CP tăng đủ nhiều để khiến cho tỷ lệ PER tăng, Từ đó ta có thể nói, tâm lí nhà đầu tư VN đối với nhóm cổ phiếu của các công ty XDCTGT chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự tăng giá hay giảm giá cổ phiếu KIẾN NGHỊ • Đối với nhà đầu tư: Hiện tại, cứ khi nào hệ số cổ tức giảm thì kì vọng thị trường đối với cổ phiếu giảm, các nhà đầu tư cần phân biệt rõ ràng mục đích của việc cắt giảm cổ tức để đưa ra quyết định đầu tư hợp lí, sẽ có những tình huống mà việc cắt giảm cổ tức lại mang lại lợi ích lớn hơn cho nhà đầu tư. Lí do là vì các doanh nghiệp XDCTGT là nhóm doanh nghiệp có tài sản lớn và sự phát triển dài hạn do sản phẩm là các công trình giao thông cần lượng vốn lớn nhưng lại thu lại dần dần nên thời gian thu hồi vốn lâu, có thể lên tới cả chục năm và vài chục năm đối với các công trình lớn. Nếu doanh nghiệp đang có các chiến lược kinh doanh tốt mà muốn dành đa phần lợi nhuận giữ lại, thậm chí toàn bộ số lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư thay vì chi trả cổ tức thì các cổ phiếu này có tiềm năng mang lại nguồn lợi rất lớn cho các doanh nghiệp trong tương lai. Các nhà đầu tư nên cân nhắc đưa các doanh nghiệp như vậy vào danh mục đầu tư, khi nhiều nhà đầu tư cũng hướng tới việc phát triển dài hạn của doanh nghiệp như vậy thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn và thực sự mang lại lợi ích lớn trong dài hạn cho nhà đầu tư. • Đối với DN: DNXDCTGT có thể lợi dụng tâm lí thích cổ tức của nhà đầu tư trước những thời điểm doanh nghiệp cần có nguồn vốn lớn phục vụ cho các dự án có khả năng sinh lời cao một cách tương đối chắc chắn. Việc thực hiện chi trả cổ tức cao ở một năm sẽ khiến hình ảnh của công ty trở nên tốt hơn, kì vọng thị trường cao hơn, việc phát hành cổ phiếu mới, vay vốn ngân hàng hay kí các hợp đồng về nguyên vật liệu hay nhân công -846-
  8. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải với các đối tác cũng có thể dễ dàng hơn khi mà cổ phiếu của doanh nghiệp được đánh giá cao trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Talat Afza và Samya Tahir (2012),Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ số P/E: trường hợp các doanh nghiệp ở Pakistan, International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 2012, vol 2, trang 331 - 334 [2]. Jitmaneeroj, Boonlert (2017), “ Tác động của chính sách cổ tức lên tỷ số Giá trên thu nhập P/E”, đăng trên tạp chí Review of Accounting and Finance, 2017, số 16, trang 101-108. [3]. Krishnan, Cnv; Chen, Yifei(2017), “Mối quan hệ giữa hệ số chi trả cổ tức và hệ số Giá trên thu nhập”, (December 9, 2019). Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=3016040 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3016040 -847-
nguon tai.lieu . vn