Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HUYỆN CẦN ĐƯỚC Lê Thanh Điền Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cần Đước - Chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2015 – 2017. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cần Đước - Chi nhánh tỉnh Long An thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã: (i) Hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tín dụng và hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam; (ii) Phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cần Đước - Chi nhánh tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó trong công tác cho vay chính sách tại Ngân hàng; và (iii) Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cần Đước - Chi nhánh tỉnh Long An thời gian tới. Từ khóa: Tín dụng, tín dụng chính sách, chất lượng tín dụng. SUMMARY This study has been conducted to analyze the status of credit quality at the Social Policy Bank transaction Department of Can Duoc District - Long An Province Branch in the period of 2015 - 2017. Thereby, it offers some solutions to improve the credit quality at the Social Policy Bank transaction Department of Can Duoc District - Long An Province Branch in the coming time. The research results have: (i) concretely systematized the basic theoretical issues related to credit and credit activities at the Vietnamese Social Policy Bank; (ii) analyzed and assessed in details the current situation of credit quality at the Social Policy Bank transaction Department of Can Duoc District - Long An Province Branch. On that basis, the author has presented the achievements, limitations and causes of that restriction in policy lending work at the Bank; and (iii) offered some solutions and recommendations to improve credit quality at the Social Policy Bank transaction Department of Can Duoc District - Long An Province Branch in the coming time. Key words: Credit, policy credit, credit quality. 1. Đặt vấn đề Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn xác định chương trình giải quyết việc làm giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế - xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài. Để giải quyết được vấn đề đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của NHCSXH không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cải thiện cuộc sống góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định cuốc sống. Với phương thức cho vay ủy thác qua bốn tổ chức chính trị xã hội (CTXH) gồm: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Việc cho vay phải căn cứ vào kết quả bình xét tại Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) hộ vay vốn không phải thế chấp tài sản. Đối với tỉnh Long An, nghị quyết Đảng bộ lần thứ VII, lần thứ VIII, nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa VII xác định chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo là một trong bốn chương trình trọng điểm của tỉnh; đến nghị quyết đại hội tỉnh lần thứ IX ban hành chương trình phát triển đồng bộ nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó với nhiệm vụ được giao qua 15 năm trực tiếp thực hiện, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức CTXH, sự vào cuộc của các ngành, các cấp và toàn xã hội, cùng với sự phấn đấu nổ lực của toàn tập thể cán bộ người lao động NHCSXH tỉnh Long An 24
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 nói chung và Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cần Đước nói riêng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện tốt những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra tập trung nguồn nhân lực, tạo bước đột phá trong công tác giải quyết việc làm - giảm nghèo, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào sự nghiệp giải quyết việc làm - giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Công tác tuyên truyền về các chủ trương tín dụng chính sách còn hạn chế dẫn đến người vay sử dụng vốn sai mục đích, trả lãi, trả nợ chưa đúng theo thời hạn thỏa thuận; việc bình xét cho vay chưa đảm bảo đầy đủ thành phần; công tác kiểm tra giám sát chưa cao còn chậm. 2. Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng (người gửi và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là Ngân hàng và khách hàng. Bởi vậy, chất lượng hoạt động của Ngân hàng không những phụ thuộc vào bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân người vay vốn. Chất lượng tín dụng được thể hiện: - Đối với khách hàng: tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất kỳ hạn nợ hợp lý, thủ tục đơn giản, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng. - Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế. - Đối với Ngân hàng: phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân Ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường và với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. 2.1 Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế - Nâng cao chất lượng tín dụng để đưa hoạt động tín dụng thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường. - Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để Ngân hàng làm tốt chức năng trung tâm thanh toán, vì khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng. Nó tạo điều kiện cho Ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế. - Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông. Nó góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Đồng thời, thông qua các công trình đầu tư vốn phát huy tác dụng, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế. Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm tăng vòng quay vốn, huy động tới mức tối đa tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Nâng cao chất lượng tín dụng tạo điều kiện áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng theo xu hướng của thế giới, phương thức sản xuất áp dụng những thành tựu của nền công nghệ cao như: công nghệ sinh học, thông tin, vật liệu, năng lượng mới để nhanh chóng nâng cao chất lượng tín dụng thúc đẩy sản xuất trong nước và hội nhập với hệ thống tiền tệ quốc gia. - Nâng cao chất lượng tín dụng để có khả năng hợp tác cạnh tranh. Khi sản xuất càng phát triển, nhu cầu vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội rất lớn mà mỗi Ngân hàng riêng lẻ không 25
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 thể đáp ứng được, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các Ngân hàng trong việc tài trợ cho khách hàng (đồng tài trợ hay tín dụng hợp vốn). 2.2 Chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các Ngân hàng do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về thương hiệu và uy tín của Ngân hàng cùng với sự trung thành của khách hàng. Chất lượng tín dụng làm gia tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó cải thiện được tình hình tài chính của Ngân hàng, tạo thế mạnh cho Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh. Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của Ngân hàng, bởi vì chất lượng tín dụng tốt sẽ làm cho khách hàng tin tưởng vào Ngân hàng, Ngân hàng ngày càng có nhiều khách hàng trung thành hơn và các khoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư. Chất lượng tín dụng củng cố mối quan hệ xã hội của Ngân hàng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng. Với những lợi ích mà chất lượng tín dụng mang lại thì việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng là rất cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. 3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội 3.1 Các chỉ tiêu định tính Cho vay vốn đúng đối tượng thụ hưởng: đối tượng được thụ hưởng tín dụng chính sách là những khách hàng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ định theo từng chương trình tín dụng, được quy định trong Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách bao gồm: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn,... Đây là những khách hàng không có hoặc không đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng và cần sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng. Như vậy, trong khi các Ngân hàng thương mại được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay vốn thì Ngân hàng Chính sách Xã hội phục vụ những khách hàng theo chỉ định của Chính phủ, không được cho vay các đối tượng ngoài quy định của Chính phủ. Bởi vậy, việc cho vay đúng đối tượng thụ hưởng được xem là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Về uy tín thì Ngân hàng Chính sách Xã hội là một định chế tài chính ổn định, phát triển bền vững, là một công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong công cuộc giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mức độ tác động đến nền kinh tế nói chung và tác động đến việc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nói riêng: tác động như một đòn bẩy kinh tế Nhà nước, kích thích hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên làm quen dần với nền sản xuất hàng hoá, tập lo toan tính toán làm ăn, tạo nguồn thu cải thiện đời sống gia đình để xóa đói giảm nghèo; tích cực chống tệ nạn cho vay nặng lãi trong xã hội, cải thiện thị trường tài chính khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 3.2 Các chỉ tiêu định lượng Doanh số cho vay (DSCV) là tiêu chí phản ánh tất cả các khoản cho vay mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định, bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. Đây là chỉ tiêu nói lên quy mô hoạt động của Ngân hàng trong nghiệp vụ cho vay của 26
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 mình, tuy không thể nhìn vào đây đánh giá hết quy mô hoạt động của mình, nhưng nguồn thu chính của Ngân hàng hầu như đều thu từ doanh số cho vay này. DSCV = DSCVquý I + DSCVquý II + DSCVquýIII + DSCVquý IV Doanh số thu nợ (DSTN) là tổng số tiền được hoàn trả trong một thời kì nhất định hay là tổng số tiền phát sinh bên có của tài khoản cho vay trong một thời kì nhất định. Chỉ tiêu này thể hiện năng lực làm việc của cán bộ tín dụng thông qua việc thu hồi nợ. Ngoài ra nó còn thể hiện chất lượng thẩm định xét duyệt của cán bộ tín dụng, đồng thời thể hiện khả năng về chuyên môn nghiệp vụ của họ. DSTN = DSTNquý I + DSTNquý II +DSTNquý III + DSTNquý IV Dư nợ (DN) là tổng số tiền còn lại sau khi lấy DSCV trừ đi số tiền mà khách hàng đã trả cho Ngân hàng. Dư nợ phản ánh lượng vốn Ngân hàng đã được giải ngân tại một thời điểm cụ thể. Không thể đánh giá chất lượng tín dụng của cho vay tiêu dùng cao hay thấp dựa vào chỉ tiêu này mà phải xem xét mức độ an toàn và tính lành mạnh của nó. Dư nợ bình quân (DNBQ): là số dư bình quân trên tài khoản tiền vay của khách hàng vào một khoảng thời gian nào đó. DN1 = DN0 + DSCV1 – DSTN1 DNBQ = (DN1 + DN0)/2 Trong đó: DN1: Dư nợ cuối kỳ. DN0: Dư nợ đầu kỳ. DSCV1: Doanh số cho vay trong kỳ. DSTN1: Doanh số thu nợ trong kỳ. Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Do đặc thù hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội và vốn của Ngân hàng là vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau nên nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của Ngân hàng Chính sách Xã hội, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả, và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo. Tùy theo tiêu thức phân loại mà các loại nợ quá hạn được gọi với những tên khác nhau, để có thể đánh giá tổng thể, người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau: Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ Hệ số thu nợ đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng, nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định. Chỉ tiêu này càng cao được đánh giá càng tốt, nó đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong 1 thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay 27
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 4. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cần Đước giai đoạn 2015 - 2017 4.1 Dư nợ tín dụng theo chương trình vay Trong các năm qua, tuy tình hình kinh tế có nhiều biến động có ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân nhưng Phòng giao dịch (PGD) đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến tín dụng Hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, triển khai và thực hiện kịp thời chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, huyện và Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện về các quy định của ngành. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn, rà soát nợ xấu, cùng với sự quyết tâm vượt khó của tập thể cán bộ nhân viên PGD và các tổ chức chính trị xã hội các cấp ngày càng nâng cao năng lực trong việc thực hiện một số công việc trong hợp đồng ủy thác đã ký, phối hợp tốt trong việc thực hiện các tín dụng chính sách đến đúng đối tượng và mang lại hiệu quả, đặc biệt là việc phối hợp tốt trong đối chiếu nợ, tiết kiệm, triển khai đến hộ vay các quy định mới và phối hợp giải quyết tốt các trường hợp xâm tiêu, chiếm dụng trong thời gian qua, sự phối hợp tốt giữa Ngân hàng với các tổ chức chính trị xã hội có biện pháp xử lý thu nợ đến hạn kịp thời để cho vay quay vòng cho nhiều đối tượng chính sách được thụ hưởng, định kỳ hạn nợ tạo điều kiện cho hộ nghèo có cơ hội sử dụng vốn phù hợp và hiệu quả nên chất lượng tín dụng đạt tốt đảm bảo, dư nợ cho vay năm sau đều cao hơn năm trước. Cụ thể: Bảng 1. Dư nợ các chương trình cho vay của PGD NHCSXH huyện Cần Đước ĐVT: Triệu đồng,% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chương trình cho vay Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Hộ nghèo 28.520 15.50 15.515 8.02 4.807 2.35 Hộ cận nghèo 27.059 14.71 21.903 11.32 9.301 4.54 Hộ mới thoát nghèo 2.860 1.55 30.721 15.88 58.430 28.53 Học sinh, sinh viên 69.200 37.62 64.252 33.20 63.015 30.77 Hỗ trợ tạo việc làm 7.164 3.89 7.166 3.70 7.160 3.50 Nước sạch và vệ sinh môi 41.976 22.82 47.176 24.38 55.845 27.27 trường nông thôn Hộ nghèo nhà ở 7.166 3.90 6.708 3.47 6.220 3.04 Tổng cộng 183.944 100 193.505 100 204.779 100 Nguồn: PGD NHCSXH huyện Cần Đước Trong các hoạt động của NHCSXH hiện nay thì hoạt động tín dụng được xem là nghiệp vụ chính của Ngân hàng. Trong những năm qua thì hoạt động tín dụng PGD NHCSXH huyện Cần Đước có sự tăng trưởng cao. Cụ thể từ 3 chương trình nhận bàn giao năm 2003 là chương trình cho vay hộ nghèo nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chương trình cho vay trực tiếp HSSV có hoàn cảnh khó khăn nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thương, chương trình cho vay giải quyết việc làm (GQVL) nhận bàn giao từ kho bạc. Dư nợ tín dụng năm 2015 là 183.944 triệu đồng, đến cuối năm 2017 là 204.779 triệu đồng. PGD NHCSXH huyện Cần Đước đã tổ chức triển khai thực hiện được 7 chương trình tín dụng: chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay GQVL, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) nông thôn, cho vay hộ nghèo về nhà ở. Trong đó chương trình cho vay học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn được Chính phủ chỉ định theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg tháng 10/2007 rất được PGD chú trọng. Trong 7 chương trình cho vay hiện nay, chương trình cho vay hộ nghèo (15.5% năm 2015 và giảm còn 2.35% năm 2017), cho vay hộ cận nghèo (14.71% năm 2015 và giảm còn 4.54% năm 2017), cho vay hộ mới thoát nghèo (1.53% năm 2015 và tăng lên 28.53% năm 2017), cho 28
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn (37.62% năm 2015 và giảm còn 30.77% năm 2017), cho vay GQVL theo Nghị định 61/NĐ-CP (3.89% năm 2015 và giảm còn 3.5% năm 2017), cho vay NS&VSMT nông thôn theo Quyết định 62 (22.82% năm 2015 và tăng lên 27.27% năm 2017), cho vay hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167 (3.9% năm 2015 và giảm còn 3.04% năm 2017). Đối với chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, ngay sau khi có quyết định số 157/2007/QĐ-TTg tháng 10/2007 thì chương trình này chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ dư nợ 69.200 triệu đồng năm 2015 giảm còn 63.015 triệu đồng năm 2017. Cần Đước vốn có truyền thống cần cù hiếu học, với hơn 70% hộ dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư cho con cái học hành. Đặc biệt là những em thuộc các hộ gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn có học lực tốt đã thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp nhưng vì điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không thể đến trường, thậm chí có những em theo học được giữa chừng phải nghỉ học. Việc mở rộng đối tượng cho vay theo Quyết định số 157 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, giảm tỷ lệ bỏ học vì gia đình không có khả năng trang trải chi phí học tập trong cả nước nói chung và đối với Cần Đước nói riêng, được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao và nhân dân đồng tình ủng hộ. 4.2 Dư nợ tín dụng theo thời gian vay Bảng 2. Dư nợ theo thời gian vay tại PGD NHCSXH huyện Cần Đước ĐVT: Triệu đồng, % Dư nợ 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.833 929 246 (1.904) -67.21 (683) -73.54 Trung - dài hạn 181.111 192.576 204.533 11.465 6.33 11.957 6.21 Tổng 183.944 193.505 204.779 9.561 5.20 11.274 5.83 Nguồn: PGD NHCSXH huyện Cần Đước Tỷ trọng dư nợ theo thời gian của PGD các năm về sau càng lệch về cho vay trung và dài hạn, điều này giúp cho hộ vay yên tâm hơn trong việc đầu tư vào các mục đích sử dụng vốn giúp cho hộ vay có việc làm, có thu nhập ổn định, có điều kiện thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, đây cũng là thử thách đối với PGD trong việc đảm bảo an toàn nguồn vốn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội với chính quyền địa phương, với các tổ chức chính trị xã hội trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, việc hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ kịp thời về tin tức, phương hướng, kỹ thuật,… cho hộ vay. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2015 là 98.46%/tổng dư nợ, năm 2016 là 99.52%/tổng dư nợ, tăng 1.06%, tương ứng tăng là 9.284 triệu đồng. năm 2017 là 99.88%/tổng dư nợ, tăng 0.36%, tương ứng tăng 6.920 triệu đồng. 4.3 Tăng trưởng dư nợ tín dụng Bảng 3. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng tại NHCSXH huyện Cần Đước ĐVT: Triệu đồng, hộ, lần STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Doanh số cho vay 56.072 66.107 76.374 2 Doanh số thu nợ 42.928 56.546 65.068 3 Tổng dư nợ 183.944 193.505 204.779 4 Số hộ còn dư nợ 14.711 13.672 12.600 5 Dư nợ bình quân 1 hộ 12.50 14.15 16.25 6 Tốc độ tăng trưởng 7.69 5.19 5.78 Nguồn: NHCSXH huyện Cần Đước 29
  7. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Kết quả phân tích cho thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ tại NHCSXH huyện Cần Đước có xu hướng tăng trong giai đoạn 2015 – 2017. Doanh số thu nợ năm 2015 là 42.928 triệu đồng năm 2015 tăng lên 65.068 triệu đồng năm 2017 (tăng 51.57%); Doanh số cho vay từ 56.072 triệu đồng năm 2015 tăng lên 76.374 triệu đồng năm 2017 (tăng 36.21%). Tốc độ tăng trưởng tín dụng biến động qua các năm nhưng nhìn chung có xu hướng giảm từ 7.69% năm 2015 xuống còn 5.78% năm 2017, giảm 1.91% so với năm 2015. Tuy nhiên dư nợ tín dụng bình quân một hộ lại có xu hướng tăng qua các năm, từ 12.5 triệu đồng/hộ năm 2015 tăng lên 16.25 triệu đồng/hộ năm 2017. 4.4 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ năm 2017 đạt 65,068 triệu đồng, tăng 22.140 triệu đồng so với năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng là 52%, tăng chủ yếu từ các chương trình như: cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay GQVL, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ nghèo về nhà ở. Cụ thể như sau: 4.4.1 Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo: Hoạt động chủ yếu của PGD là cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo nên doanh số thu nợ của PGD đối với các chương trình cho vay này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2015 là 15.665 triệu đồng, năm 2016 là 27.661 triệu đồng, tăng 11.996 triệu đồng, tương ứng tăng 76% so với năm 2015; năm 2017 là 31.042 triệu đồng, tăng 3.381triệu đồng, tương ứng tăng 12% so với năm 2016. Trong năm 2017, tình hình kinh tế xã hội của huyện đạt được nhiều kết quả tốt. Kinh tế nông nghiệp nông thôn có những chuyển biến tích cực như sản xuất lúa gạo, cây rau, con tôm, cây ăn quả (khóm, thanh long...) trúng mùa, giá lại tăng cao, người dân sử dụng vốn vay đúng mục đích, biết cách chọn cây giống vật nuôi nên người nông dân làm ăn có lãi mặc dù có lúc ảnh hưởng dịch bệnh nên giá cả có giảm nhưng các hộ vay đều trả gốc và lãi đúng hạn. Một số hộ do làm ăn thua lỗ bỏ địa phương đi nơi khác sinh sống nên không trả được nợ dẫn đến nợ quá hạn (NQH) nhưng tỉ lệ này rất ít, cán bộ tín dụng đã làm thủ tục xử lý theo quy định. Có được kết quả như vậy là do cán bộ tín dụng luôn sâu sát địa bàn mình phụ trách, đồng thời phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thường xuyên theo dõi nhắc nhở, đôn đốc các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đến hạn; tổ chức bình xét, lập hồ sơ vay vốn kịp thời giúp bà con không bị gián đoạn chu kỳ sản xuất chăn nuôi nên ý thức trả nợ của khách hàng được nâng cao đã góp phần giúp cho công tác thu nợ của ngân hàng đạt được kết quả cao. Bảng 4. Doanh số thu nợ theo chương trình tại NHCSXH huyện Cần Đước Chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: Triệu đồng, % Doanh số thu nợ So sánh năm So sánh năm STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 Số tiền % Số tiền % 1 HN 3.421 12.745 13.543 9.324 3.73 798 1.06 2 HCN 12.234 13.321 14.245 1.087 1.09 924 1.07 3 HMTN 0 1.545 3.254 1.545 100 1.709 2.11 4 HSSV 11.618 12.156 15.789 538 1.09 3.633 1.30 5 GQVL 3.395 3.582 3.786 187 1.06 204 1.06 6 NS & VSMT 11.802 12.709 13.929 907 1.08 1.220 1.10 7 HN nhà ở 458 488 522 30 1.07 34 1.07 Tổng cộng 42.928 56.546 65.068 13.618 1.32 8.522 1.15 Nguồn: NHCSXH huyện Cần Đước 30
  8. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 4.4.2 Cho vay học sinh sinh viên: Doanh số thu nợ của chương trình cho vay Học sinh sinh viên là chương trình có tỷ lệ tăng nhiều nhất do các sinh viên vay trong những năm qua nay đã đến hạn trả nợ. Ngân hàng đã phối hợp cùng các đoàn thể xã đôn đốc thu hồi nên các hộ này trả nợ đúng hạn theo phân kỳ cam kết. Năm 2015 là 11.618 triệu đồng, năm 2016 là 12.156 triệu đồng, tăng 538 triệu đồng, tương ứng tăng 1.05% so với năm 2015; năm 2017 là 15.789 triệu đồng, tăng 3.633 triệu đồng, tương ứng tăng 1.30% so với năm 2016. 4.4.3 Cho vay giải quyết việc làm: PGD cho vay chương trình này chủ yếu là các nhóm hộ đầu tư chăn nuôi bò, làm nghề truyền thống như dệt chiếu, trồng rau, nuôi tôm, gà, trồng thanh long… Tuy nhiên, do các Hội đoàn thể xét duyệt còn dàn trải, nhiều hộ với số tiền vay thấp không đủ đầu tư nên làm ăn không hiệu quả dẫn đến việc thu hồi nợ gặp khó khăn. Ngân hàng Chính sách Xã hội đã từng bước khắc phục tình trạng này bằng cách khi các dự án đến hạn giảm bớt số hộ vay để nâng mức vay lên đủ đầu tư sản xuất kinh doanh, chăn nuôi đem lại hiệu quả hơn. Do đó, doanh số thu nợ năm 2017 có tăng so với năm 2016. Năm 2015 là 3.395 triệu đồng, năm 2016 là 3.528 triệu đồng, tăng 187 triệu đồng, tương ứng tăng 1.06% so với năm 2015; năm 2017 là 3.786 triệu đồng, tăng 204 triệu đồng, tương ứng tăng 1.06% so với năm 2016. 4.4.4 Cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường: Chương trình này bắt đầu cho vay từ năm 2006 với thời hạn 5 năm, sau 06 tháng mới bắt đầu trả dần gốc và lãi theo phân kỳ. Cán bộ tín dụng cùng các Hội đoàn thể nhận ủy thác thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở các hộ trả nợ đúng hạn. Do đó, doanh số thu nợ tăng dần qua các năm. Năm 2015 là 11.802 triệu đồng, năm 2016 là 12.709 triệu đồng, tăng 907 triệu đồng, tương ứng tăng 1.08% so với năm 2015; năm 2017 là 13.929 triệu đồng, tăng 1.220 triệu đồng, tương ứng tăng 1.10% so với năm 2016. 4.4.5 Cho vay nhà ở: Chương trình được triển khai thực hiện từ năm 2009 và được ân hạn 5 năm, do đó đến năm 2015 hộ vay mới phải trả nợ. Do đó, doanh số thu nợ trong các năm 2015, 2016 và 2017 có nhiều biến động theo tình hình kinh tế của hộ vay. Năm 2015 là 458 triệu đồng, năm 2016 là 488 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng, tương ứng tăng 1.07% so với năm 2015; năm 2017 là 522 triệu đồng, tăng 34 triệu đồng, tương ứng tăng 1.05% so với năm 2016. 4.5 Mạng lưới giao dịch, hoạt động ủy thác - Mạng lưới các điểm giao dịch đặt tại UBND các xã: Tín dụng chính sách gồm những món nhỏ lẻ, khách hàng là những người nghèo, sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, giao thông rất khó khăn. Để giúp người nghèo tiếp cận vốn của NHCSXH mà không tốn chi phí đi lại, đồng thời để tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Nhà nước về các chương trình tín dụng ưu đãi, ngay từ những năm mới nhận bàn giao chi nhánh đã tổ chức triển khai các tổ giao dịch lưu động đến giao dịch tại trụ sở UBND các xã. Với sự hỗ trợ giúp đỡ tận tình của lãnh đạo chính quyền và nhân dân các xã, đến nay chi nhánh đã tổ chức được 191 điểm giao dịch xã (đạt 100%). Tại các điểm giao dịch xã, NHCSXH niêm yết công khai các chính sách của Chính phủ về các chương trình tín dụng ưu đãi, các qui trình thủ tục cho vay, đối tượng thụ hưởng, mức lãi suất, mức cho vay, hồ sơ vay, sao kê danh sách hộ vay, danh sách hộ gửi tiền tiết kiệm Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV),...để mọi người dân 31
  9. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 tham gia giám sát. Định kỳ hàng tháng tổ chức giao dịch tại xã để cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm, giao ban với các HĐT nhận ủy thác, với Tổ TK&VV, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn báo cáo tình hình còn tồn đọng và bàn giải pháp để giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phổ biến các quy định vay vốn còn chưa được các tổ chức HĐT nhận ủy thác quan tâm thực hiện tốt nên còn tình trạng một số hộ vay chưa biết được điểm giao dịch tại xã, lịch giao dịch cố định hàng tháng của ngân hàng tại UBND xã nên còn đến trụ sở ngân hàng để trả nợ hoặc thắc mắc các vấn đề vay vốn. - Mạng lưới các đơn vị nhận ủy thác và các Tổ TK&VV: Để chuyển tải đồng vốn tín dụng chính sách đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng khi biên chế có hạn, NHCSXH đã chọn phương thức quản lý thông qua hình thức ủy thác bán phần cho các tổ chức chính trị xã hội (CTXH). NHCSXH thực hiện việc giải ngân, thu nợ trực tiếp đến từng hộ vay tại điểm giao dịch xã hàng tháng, còn việc bình xét đối tượng vay, số tiền vay, thời hạn cho vay, kiểm tra quản lý trước, trong và sau cho vay, thu lãi hàng tháng giao Tổ TK&VV và các tổ chức hội cấp xã đảm nhận thông qua hợp đồng ủy thác và hợp đồng ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm. Phương thức này tận dụng các tổ chức CTXH sẵn có, chi nhánh đã tổ chức được mạng lưới hoạt động rộng khắp đến các xã, phường trên toàn tỉnh. Có thể nói các tổ chức CTXH nhận ủy thác đã thực sự trở thành những cánh tay vươn xa vươn dài của NHCSXH, giúp cho mạng lưới hoạt động của NHCSXH lan tỏa đến được hầu hết những nơi xa xôi hẻo lánh và những vùng khó khăn nhất. Bảng 5. Tình hình dư nợ cho vay ủy thác qua các tổ chức CTXH ĐVT: Triệu đồng, tổ, hộ Tổ chức Năm 2015 Năm 2017 So sánh CTXH Số tổ Số hộ Dư nợ Số tổ Số hộ Dư nợ Số tổ Số hộ Dư nợ HND 132 5.333 63.541 124 4.433 66.932 (8) (900) 3.391 HPN 163 6.755 86.819 155 5.923 100.309 (8) (823) 13.490 HCCB 50 1.649 21.237 47 1.451 23.544 (3) (198) 2.307 ĐTN 25 954 11.001 25 793 13.828 11.001 25 793 Tổng 370 14.691 182.598 351 12.600 204.613 182.598 351 12.600 Nguồn: PGD NHCSXH huyện Cần Đước Qua 15 năm thực hiện, dư nợ ủy thác qua các tổ chức CTXH đến cuối năm 2017 đạt 204.779 triệu đồng với 12.600 hộ vay chiếm trên 99% tổng dư nợ cho vay. Trong 7 chương trình PGD NHCSXH Cần Đước đang cho vay thì hết 7 chương trình ngân hàng thực hiện ủy thác bán phần cho các tổ chức HĐT. So với năm 2015 dư nợ ủy thác tăng 22.015 triệu đồng, giảm 19 tổ TK&VV và giảm 2.091 hộ vay. Toàn huyện có 132 cán bộ từ cấp huyện đến xã, phường, thị trấn và 351 Tổ TK&VV đang thực hiện dịch vụ ủy thác cho PGD NHCSXH huyện Cần Đước tại 100% xã phường, ấp và khu phố. Hằng tháng, PGD NHCSXH huyện Cần Đước thực hiện trả phí ủy thác cho các Hội, đoàn thể các cấp theo hợp đồng đã ký kết, đồng thời chi trả tiền hoa hồng cho tổ trưởng Tổ TK&VV trên lãi thực thu được theo hợp đồng ủy nhiệm thu lãi. 4.6 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Cần Đước Chất lượng tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn đạt ở mức thấp, tỷ lệ thu lãi hằng năm đạt ở mức cao. Cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn từ 2015 cho đến nay đã chuyển biến giảm rõ rệt nhưng vẫn giữ nguyên 152 triệu đồng nhưng tỷ lệ có xu hướng giảm từ 0.08% năm 2015 tổng dư nợ xuống còn 0.07% tổng dư nợ năm 2017. Những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2016 thực hiện theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong đó có việc rà soát đánh giá phân loại nợ để có biện pháp cụ thể cho từng trường hợp. Kiên quyết thu hồi vốn những hộ thoát nghèo nhưng chay ỳ không chịu trả để tái đầu tư cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo có trong danh sách. Mặt khác việc bình xét cho vay đa số được thực hiện bài bản, công khai hơn nên tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích thấp, tỷ lệ nợ quá hạn tương đối ổn định luôn đạt mức dưới 1%. Tỷ lệ thu lãi đạt được từ 96% trở lên. Doanh số thu nợ bình 32
  10. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 quân hằng năm luôn chiếm hơn 60% doanh số cho vay. Khả năng thu hồi vốn được đảm bảo. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng có nâng lên, hiệu quả tín dụng được nâng cao. Bảng 6. Chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Cần Đước ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Nợ quá hạn 152 146 152 2 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.08 0.08 0.07 3 Nợ phân kỳ đã thu 13.734 22.353 18.497 4 Nợ phân kỳ phải thu 49.052 67.738 61.653 5 Tỷ lệ thu nợ phân kỳ 28 33 30 6 Lãi đã thu 14.644 14.798 15.998 7 Lãi phải thu 15.254 15.414 16.324 8 Tỷ lệ thu lãi 96 96 98 Số hộ vay sử dụng 9 733 607 305 vốn sai mục đích 10 Số hộ vay 14.711 13.672 12.600 Tỷ lệ sử dụng 11 4.99 4.40 2.42 vốn sai mục đích Nguồn: NHCSXH huyện Cần Đước Tuy nhiên, tỷ lệ nợ phân kỳ chưa thu được những năm gần đây lại có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2015, tỷ lệ thu nợ phân kỳ đạt 28% đến năm 2016 tăng lên 33%, và năm 2017 là 30%. Điều này một phần do nguyên nhân chủ quan như: - Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn mức cho vay tối đa chỉ có 4 triệu đồng/công trình và phải phân kỳ trả làm 10 kỳ, mỗi kỳ 400 ngàn đồng nên hộ vay để dồn nhiều kỳ trả luôn một lần; một số hộ phải đi làm ăn xa nên không trả nợ phân kỳ được đúng hạn, mặt khác do nợ phân kỳ không trả được ngân hàng không chuyển nợ quá hạn mà chuyển vào kỳ kế tiếp nên hộ vay có tâm lý chưa muốn trả do nguồn vốn vay lãi suất thấp. - Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay chưa đạt hiệu quả cao, chưa đôn đốc thu nợ phân kỳ kịp thời, dẫn đến nợ tồn đọng cao vào kỳ cuối gây khó khăn cho người vay trong việc trả nợ, phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ như giản nợ, gia hạn nợ thậm chí phải chuyển sang nợ quá hạn. - Cán bộ tổ chức CTXH nhận ủy thác tuy chịu trách nhiệm chính trong kiểm tra giám sát, đối chiếu nợ sau cho vay nhưng do phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác và nhân sự thường xuyên thay đổi nên chưa kịp thời trong vấn đề kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV. Nhiều nơi, các HĐT nhận ủy thác còn giao khoán cho tổ trưởng nên vấn đề kiểm tra thường chỉ mang tính hình thức. Bên cạnh đó, theo hợp đồng ủy thác thì phí dịch vụ ủy thác được tính trên lãi thực thu nên bên nhận ủy thác chỉ quan tâm đến việc thu lãi mà bỏ qua vấn đề kiểm tra. - Mặt khác việc phát sinh nợ quá hạn cũng chỉ dừng lại ở mức độ thông báo trong các cuộc họp hay trừ vào bớt tiền phí dịch vụ ủy thác được hưởng chứ chưa có qui định rõ các biện pháp chế tài về trách nhiệm cho bên nhận ủy thác như thế nào. 5. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Cần Đước trong thời gian tới 5.1 Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng Tổ chức thực hiện nghiêm túc quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng của Tổng giám đốc, chấp hành định mức quỹ an toàn chi trả, nâng cao hệ số sử dụng vốn, phân bổ chỉ tiêu vốn, đôn đốc các đơn vị cơ sở giải ngân vốn nhanh chóng, kịp thời, không để tồn đọng, gây lãng phí. Tích cực thu hồi nợ đến hạn để cho vay quay vòng với chỉ đạo giải ngân nhanh chóng kịp thời chỉ tiêu vốn mới, đảm bảo hoàn thành sớm các chỉ tiêu kế hoạch được giao, qua đó tạo 33
  11. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 nguồn thu để cải thiện tình hình tài chính ngay từ đầu năm. Căn cứ định hướng phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, đơn vị tham mưu kịp thời cho ban đại diện Hội đồng Quản trị phân bổ vốn đến UBND các xã, thị trấn. Tích cực huy động nguồn vốn từ cộng đồng dân cư, Tổ TK&VV cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn để tạo lập nguồn vốn cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa việc tham mưu cho Hội đồng Nhân dân các cấp dành phần vốn ủy thác từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, chuyển cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đề nghị với Chính phủ và Ngân hàng cấp trên tiếp tục xem xét giảm lãi suất đối và tăng mức vay vốn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác sao cho linh hoạt và phù hợp, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ vay. Tích cực rà soát các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn để kịp thời làm hồ sơ giải ngân đến đúng đối tượng. 5.2 Công tác điều hành Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nhận thức và quan điểm phục vụ đối với cán bộ trong toàn Ngân hàng. Rà soát, phân công cán bộ phù hợp với trình độ, năng lực sở trường của từng cán bộ, đáp ứng được yêu cầu công việc của toàn Ngân hàng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thường xuyên đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng và các cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác, ban quản lý Tổ TK&VV để nâng cao được ý thức trách nhiệm, năng lực của họ nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc. Tiếp tục nâng cao vai trò quản lý chỉ đạo, kiểm tra giám sát của thành viên Ban đại diện Hội đồng Quản trị huyện, đặc biệt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn là thành viên Ban đại diện Hội đồng Quản trị huyện chủ trì cuộc họp giao ban hàng tháng tại Điểm giao dịch xã để chỉ đạo tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. 5.3 Tổ chức thực hiện các quy định, quy trình về nghiệp vụ tín dụng Tiếp tục rà soát lại chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV trung bình, yếu kém để tiến hành phân tích, làm rõ nguyên nhân và làm căn cứ để thực hiện việc củng cố, kiện toàn lại tổ, thực hiện tốt bình xét cho vay và đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi theo đúng quy định. Để nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo hoạt động của tổ TK&VV hiệu quả, các chi nhánh cần chỉ đạo cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn thường xuyên phối hợp với tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác để kiểm tra, rà soát hoạt động của tổ, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong hoạt động tổ, kịp thời củng cố, kiện toàn các tổ yếu kém, gắn trách nhiệm cán bộ theo dõi địa bàn với chất lượng hoạt động của tổ tại địa bàn được phân công theo dõi. Việc củng cố kiện toàn các tổ phải được xác định là việc làm thường xuyên tại các xã. Xây dựng kế hoạch kiểm tra kiểm soát nội bộ, phối hợp với các tổ chức hội đoàn thể kiểm tra 100% Tổ TK&VV. Tập trung làm tốt việc quản lý tín dụng tại địa bàn xã, làm tốt việc giúp cho UBND xã phân giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách từng chương trình đến cấp thôn, ấp để UBND xã ký duyệt trên cơ sở kế hoạch và chương trình giảm nghèo của xã. Đề nghị UBND xã chỉ đạo trưởng thôn đại diện cho chính quyền cơ sở tham gia giám sát ngay từ khi bình xét cho vay tại các tổ TK&VV. Rà soát, bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo chính xác, kịp thời để tạo thuận lợi cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay, giám sát hoạt động của Tổ, giám sát việc thực hiện ủy thác của các Hội đoàn thể trên địa bàn thôn và tham gia đôn đốc, xử lý thu hồi nợ của hộ vay. 34
  12. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Tổ chức thực hiện hiệu quả việc thu nợ đến hạn, kể cả thu nợ theo phân kỳ trả nợ; thực hiện việc xử lý nợ bị rủi ro kịp thời. Để góp phần thực hiện việc thu hồi nợ xấu đạt hiệu quả, các chi nhánh cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên làm tốt việc phân tích, đánh giá từng khoản nợ xấu để có giải pháp xử lý phù hợp và xử lý dứt điểm. Tiếp tục củng cố chất lượng giao dịch của tổ giao dịch xã. PGD cần quán triệt đến toàn thể cán bộ về việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cán bộ khi tham gia tổ giao dịch xã từ khâu chuẩn bị đến khâu giao dịch và kết thúc giao dịch. Vận hành tốt các cơ chế nghiệp vụ cũng như xử lý các nghiệp vụ phát sinh nhanh nhạy, kịp thời; thường xuyên bám sát các tổ chức hội đoàn thể và tranh thủ sự phối hợp của chính quyền địa phương để thực hiện nhiệmvụ. 5.4 Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng Phòng giao dịch cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tốt về đạo đức nghề nghiệp. Đối với cán bộ tín dụng, bên cạnh việc bố trí tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc và bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ do trung tâm đào tạo tổ chức, cần chủ động tổ chức tập huấn chuyên sâu mỗi khi có chủ trương, chính sách, văn bản nghiệp vụ mới. Phân công cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và sở trường, đặc biệt cán bộ tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng. Xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng phù hợp với mô hình hoạt động đặc thù của NHCSXH. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, chủ động xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập, thống nhất về tổ chức và hoạt động. Tăng cường sự giám sát của nhân viên Ngân hàng, tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương trong việc sử dụng vốn vay, việc bình xét vay vốn đảm bảo vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả. 5.5 Thực hiện phương án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng Xây dựng đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các xã có nợ quá hạn trên 1% hoặc tỉ lệ nợ quá hạn dưới 2% nhưng có xu hướng nợ xấu phát sinh tăng, Phòng giao dịch cần xây dựng phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng riêng cho từng xã. PGD rà soát, đánh giá kết quả thực hiện đề án củng cố nâng cao chất lượng hoạt động hằng năm và có kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu theo đề án đến các năm tiếp theo. Tiếp tục tham mưu, báo cáo kịp thời cho UBND, ban đại diện Hội đồng Quản trị huyện trong việc chỉ đạo các tổ chức Hội, đoàn thể, cấp Ủy, chính quyền các cấp trong việc phối hợp với NHCSXH thực hiện đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. 5.6 Chú trọng công tác tuyên truyền các chính sách tín dụng Phối hợp chính quyền cấp xã, tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ trưởng Tổ TK&VV thực hiện tuyên truyền, quán triệt cho người dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của mình trước, trong và sau khi vay vốn, để họ không còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, thực hành tiết kiệm và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay đúng thời hạn, trả lãi theo định kỳ hằng tháng. Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức: tổ trưởng, cấp hội đoàn thể tuyên truyền trong các cuộc họp sinh hoạt Tổ TK&VV, sinh hoạt hội đoàn thể; trưởng ấp, khu phố tuyên truyền trong các cuộc họp ấp, khu phố. Phải phổ biến, quán triệt cho các đối tượng thụ hưởng hiểu được vốn NHCSXH là vốn vay, sử dụng trong một kỳ hạn nhất định đến hạn là phải trả. Trước khi xin vay vốn phải suy nghĩ, tính toán xây dựng được phương án sử dụng vốn khả thi và có khả năng quản lý, sử dụng vốn vay mới vay vốn NHCSXH. 35
  13. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Tài liệu tham khảo [1]. Ngân hàng Chính sách Xã hội (2013), Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn. [2]. Nguyễn Minh Tiến (2012), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. [3]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản nợ, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [4]. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Quản trị kinh doanh ngân hàng II, NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. [5]. Nguyễn Đăng Dờn (2017), Tài chính tiền tệ, NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. [6]. Phòng giao dịch Huyện Cần Đước Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, chi nhánh tỉnh Long An (2017), Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn 2015 - 2017. [7]. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng. [8]. Thủ tướng Chính phủ (2012), Nghị Định số 78/2002/NĐ-CP về việc tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. Ngày nhận: 02/01/2018 Ngày duyệt đăng: 07/07/2020 36
nguon tai.lieu . vn