Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN Credit quality at Commercial Bank for Development and Investment of Vietnam Long An branch 1 Lê Trung Tín 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam letrungtin150792@gmail.com Tóm tắt — Trong nội dung bài viết này, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Long An giai đoạn 2018 - 2020. Qua đó, tác giả nêu lên những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Tác giả đã đề ra một số giải pháp bao gồm: Giảm chỉ tiêu nợ xấu, tăng hiệu suất sử dụng vốn và tuân thủ các bước trong quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Long An. Abstract — In the content of this article, the author has analyzed and assessed the current situation of credit quality at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, Long An branch in the period of 2018 - 2020. Thereby, the author presents the obtained results, as well as limitations of credit quality at the branch. The author has proposed a number of solutions including: Reducing bad debt, increase capital efficiency and follow the steps in the credit granting process at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, Long An branch. Từ khóa — Chất lượng tín dụng, nợ xấu, credit quality, bad debts. 1. Giới thiệu Tín dụng là hoạt động chủ yếu và là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại (NHTM). Trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay cũng như trong thời gian tới, nguồn vốn tín dụng NHTM rất quan trọng, đóng vai trò chủ lực với các doanh nghiệp, cá nhân và của toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng (CLTD) sẽ làm giảm thiểu rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, an toàn của hệ thống NHTM và thậm chí đối với cả nền kinh tế. Trong tình hình chung đó, việc nâng cao CLTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Long An rất được chú trọng. Để tồn tại và tiếp tục phát triển bền vững vươn lên trong sự canh tranh trong thị trường thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp BIDV chi nhánh Long An phát triển của trong tương lai. Đây là nhiệm vụ ưu tiên của BIDV chi nhánh Long An nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng. 2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Long An 2.1. Chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn Bảng 1 cho thấy trong 3 năm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của BIDV chi nhánh Long An đều đạt ở mức thấp và có xu hướng giảm mạnh từ 3,15% năm 2018 xuống chỉ còn 0,43% trong năm 2020. Mặc khác, tổng dư nợ tăng mạnh từ 4.083.192 triệu đồng năm 2018 lên 5.761.341 triệu đồng vào năm 2020 và nợ quá hạn giảm sâu từ 128,459 triệu đồng năm 2018 xuống còn 25,020 triệu đồng năm 2020. Số liệu bảng 1 cho thấy BIDV chi nhánh Long An đã có các chính sách quản lý nợ quá hạn tốt hơn vừa kiểm soát được nợ quá hạn phát sinh vừa thu hồi được nợ quá hạn. 125
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 Bảng 1. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ĐVT: Triệu đồng, % Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2018 - 2019 2019 - 2020 Nợ quá hạn 128,459 102,646 25,020 (25.813) (77.625) Tổng dư nợ 4,083,192 4,769,250 5,761,341 686.057 992.091 Tỷ lệ nợ quá hạn 3,15% 2,15% 0,43% (1%) (1,72%) Nguồn: BIDV chi nhánh Long An Nợ quá hạn vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do các yếu tố về thiên tai, dịch bệnh, được mùa nhưng mất giá ở một số khách hàng vay vốn chăn nuôi cũng gây không ít các khó khăn trong việc trả nợ của khách hàng, làm tăng rủi ro tín dụng. Đây là điều mà BIDV chi nhánh Long An cần phải chú ý để tìm ra các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ qua các năm luôn ở mức dưới 1% cho thấy BIDV chi nhánh Long An đạt được kế hoạch. Điều này cũng phản ánh chất lượng cho vay, thẩm định tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng đã được cải thiện và nâng cao. 2.2. Chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu nợ xấu Bảng 2. Nợ xấu trên tổng dư nợ ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2018 - 2019 2019 - 2020 Nợ xấu 11,852 11,054 59,380 (798) 48,326 Tổng dư nợ 4,083,192 4,769,250 5,761,341 686,057 992,091 Tỷ lệ nợ xấu/tổng 0,29% 0,23% 1,03% (0,06)% 0,80% dư nợ (%) Nguồn: BIDV chi nhánh Long An Số liệu phân tích tại bảng 2 cho thấy tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) trên tổng dư nợ có xu hướng tăng vào năm 2020 khi đạt mức 1,03 %, mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2018 – 2020. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có tăng nhưng luôn ở mức dưới qui định 3% cho thấy BIDV chi nhánh Long An luôn nổ lực phấn đấu đạt tăng trưởng dư nợ nhưng cũng đồng thời đảm bảo mức an toàn trong hoạt động cho vay. 2.3. Chất lượng tín dụng thông qua trích lập dự phòng và xử lý rủi ro Bảng 3. Số liệu trích lập dự phòng và xử lý rủi ro ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2018 - 2019 2019 - 2020 Dự phòng phải trích lập 49,133 10,768 84,439 (38,366) 73,671 trong năm Dự phòng rủi ro thực 49,133 13,726 92,938 (35,408) 79,212 trích lập trong năm Dự phòng chung 0 0 0 0 0 Dự phòng cụ thể 49,133 13,726 92,938 (35,408) 79,212 Nguồn: BIDV chi nhánh Long An Bảng 3 cho thấy, bình quân hàng năm BIDV chi nhánh Long An phải sử dụng 49,133 triệu đồng vào năm 2018; 13,726 triệu đồng năm 2019 và 92,938 triệu đồng vào 2020 để bổ sung vào quỹ dự phòng rủi ro và được ghi nhận vào chi phí, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của chi nhánh. Do vậy nên việc quan tâm giải quyết các khoản nợ xấu với các giải pháp tích cực là hết sức cần thiết để giảm tổn thất về tài chính cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hàng năm, BIDV chi nhánh Long An đều giao kế hoạch để thu hồi nợ đối với 126
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 các khoảng dư có rủi ro. Bên cạnh đó việc thu hồi những khoản nợ này là nhiệm vụ vô cùng khó khăn mà chi nhánh phải thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025. 2.4. Chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng, tuy nhiên lợi nhuận luôn gắn với rủi ro tiềm ẩn. Với nguồn vốn huy động đã có, sử dụng vốn sao cho hiệu quả cao nhất là công việc phức tạp. Hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng luôn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, do đó, dư nợ tín dụng quá cao mà không được kiểm soát tốt có thể đưa đến tình trạng không thu hồi được hết nợ và làm giảm hiệu quả sinh lời của BIDV chi nhánh Long An dẫn đến những khoản nợ không thu hồi được khi đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn, nợ xấu. Bảng 4. Hiệu suất sử dụng vốn của BIDV chi nhánh Long An giai đoạn 2018 - 2020 ĐVT: Triệu đồng Tiêu chí Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng vốn huy động (1) 4,293,301 4,557,173 4,800,924 Dư nợ tín dụng (2) 4,083,192 4,769,250 5,761,341 Hiệu suất sử dụng vốn (2/1) 95,11% 104,65% 120% Nguồn: BIDV chi nhánh Long An Qua bảng 4, tác giả nhận thấy hiệu suất sử dụng vốn tại chi nhánh liên tục tăng từ năm 2018 (95,11%) đến năm 2019 (104,65%) và đặc biệt vào năm 2020 đạt vượt mức 120%. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn gia tăng trong giai đoạn 2018 - 2020 chứng tỏ BIDV chi nhánh Long An không những sử dụng hết nguồn vốn huy động để cho vay mà còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu tín dụng tại chi nhánh. Do tính đặc thù của địa bàn là huy động được nguồn vốn nhàn rỗi và thuận tiện trong việc cho vay nên hiệu suất sử dụng vốn tốt. 3. Những kết quả đạt được và một số hạn chế trong hoạt động tín dụng 3.1. Những kết quả đạt được Kết quả thực hiện giúp tăng trưởng dư nợ tín dụng, có thể thấy chi nhánh có nhiều cố gắng trong việc phát triển khách hàng vay vốn. Cụ thể trong giai đoạn 2018 - 2020, theo chỉ đạo của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và căn cứ tình hình thị trường, BIDV chi nhánh Long An đã điều chỉnh hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đảm bảo an toàn hiệu quả, thực hiện chủ trương kích cầu, mở rộng tín dụng có hiệu quả góp phần ngăn chặn suy thoái kinh tế, chi nhánh đã thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu tới tín dụng tiêu dùng cá nhân và kịp thời đưa ra những chính sách phù hợp. Từ đó cho thấy tín dụng năm 2020 tăng hơn so với các năm trước là nhờ BIDV chi nhánh Long An đã phát triển nhiều dịch vụ cung cấp đa dạng các loại hình tín dụng phù hợp cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực ngành nghề trong chiến lược phát triển của mình. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của BIDV chi nhánh Long An không ngừng gia tăng, tỷ trọng lơi nhuận tín dụng trong tổng lợi nhuận cho vay của chi nhánh trong ba năm qua luôn đạt trên 25%. Lợi nhuận cũng là một trong nhưng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, tín dụng là một hoạt động có rủi ro nhưng lại có thể đem lại lợi nhuận cao cho chi nhánh. Vì vậy mở rộng tín dụng là một chiến lược đúng đắn đối với BIDV chi nhánh Long An trong giai đoạn hiện nay. Chất lượng của các khoản tín dụng cho vay dần được cải thiện, hoạt động cho vay với các đối tượng vay nhỏ lẻ, chủ yếu có tài sản thuế chấp. Đối với nhu cầu vay vốn để mua sắm, sửa chữa nhà ở thì tài sản đảm bảo chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Do đó, các khoản nợ quá hạn của khách hàng có khả năng thu hồi được. Năm 2020 là một năm thành công của BIDV chi nhánh Long An trong công việc giảm đáng kể tỷ lệ nợ quá hạn khi mà số liệu nợ quá hạn thấp nhất trong giai đoạn 2018 – 2020. Điều đó chứng tỏ được sự cố gắng của 127
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 toàn thể nhân viên trong BIDV chi nhánh Long An nhằm góp phần hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro, thực hiện có hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ quá hạn. Vòng quay vốn tín dụng năm 2020 vẫn được duy trì ở mức khá cao mặc dù có hơi giảm nhẹ so với năm 2019. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đồng thời khẳng định thương hiệu, hình ảnh của BIDV chi nhánh Long An trong nền kinh tế với xu hướng đa dạng hóa trong việc cung cấp các dịch vụ về tài chính, tín dụng. BIDV chi nhánh Long An đã nỗ lực tối đa đưa các sản phẩm ngân hàng đến gần hơn với công chúng. Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm tín dụng vốn là dịch vụ truyền thống của ngân hàng mà còn chú trọng phát triển các mảng dịch vụ liên quan đến Internet banking, dịch vụ về thẻ. Nhận định hoạt động của chi nhánh về nhu cầu của khách hàng trong tỉnh Long An và các tỉnh lân cận đối với các sản phẩm tài chính mang tính công nghệ cao còn rất tiềm năng. Do đó ngân hàng cần phải chú trọng đầu tư, phát huy hơn nữa những mặt mạnh, đồng thời khác phục những hạn chế để thương hiệu BIDV chi nhánh Long An ngày càng vững mạnh. 3.2. Một số hạn chế Quy trình nghiệp vụ cho vay của chi nhánh nói riêng và của BIDV nói chung còn chưa được chặt chẽ, mọi quyết định liên quan đến khoản vay đều chủ yếu do cán bộ tín dụng (CBTD) đảm nhiệm (từ khâu tiếp cận khách hàng cho đến khi tất toán khoản vay). Vì vậy luôn tiềm ẩn rủi ro như CBTD không thể chuyên sâu hết tất cả các nghiệp vụ, không đảm bảo tính khách quan độc lập trong khi quyết định cho vay, CBTD có thể lợi dụng làm sai quy trình để trục lợi cho bản thân. Hơn nữa, với quy trình một cửa như vậy đối với CBTD là không phù hợp, bởi vòng đời của một khoản vay khá dài, thông thường ít nhất là 1 năm, trong khi số lượng hồ sơ vay CBTD quản lý cũng khá nhiều. Khối lượng công việc nhiều dẫn đến họ không thể quản lý tốt tất cả các khoản vay, điều này rất dễ dẫn đến những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của CBTD. BIDV chi nhánh Long An chủ yếu khai thác thông tin trong CIC ít chú trọng đến các thông tin khác như bạn hàng, đối tác làm ăn với doanh nghiệp. Những thông tin trong CIC chỉ ghi nhận lại lịch sử vay của khách hàng trước đây nên tính cập nhật còn chậm, không cập nhật đầy đủ thông tin của khách hàng. Đội ngũ nhân viên tại BIDV chi nhánh Long An đa phần là các cán bộ trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm làm việc chưa nhiều. Bên cạnh đó các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng nhiều và đa dạng, đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải luôn nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện tốt công việc của mình. Mặc dù chi nhánh đã đầu tư nhiều ở việc phát triển công nghệ số trong ngân hàng, tuy nhiên ở một số thời điểm, tình trạng nghẽn mạng, mất kết nối làm chậm tiến độ giao dịch gây sự phiền hà cho khách hàng. 4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 4.1. Giảm chỉ tiêu nợ xấu BIDV chi nhánh Long An nên thường xuyên đánh giá sự tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như năng lực của bản thân khách hàng để từ đó có thể định hình trước chính sách ứng phó khi xảy ra rủi ro tín dụng. 4.2. Tăng hiệu suất sử dụng vốn BIDV chi nhánh Long An nên từng bước cân đối lại tổng vốn huy động được so với dư nợ tín dụng, trong đó lưu ý tổng vốn huy động được phải phục vụ nhu cầu cho vay lại của doanh nghiệp hộ gia đình đảm bảo hiệu suất sử dụng vốn phải được tối ưu. Ngoài ra phải rà soát lại 128
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 các khoảng dư nợ tín dụng có khả năng khó đòi để có phương án phù hợp thu hồi nợ khi phát sinh. 4.3. Tuân thủ các bước trong quy trình cấp tín dụng Tuyệt đối tuân thủ các bước trong quy trình cấp tín dụng, nếu như trước đây tài sản thế chấp được xem như yếu tố quan trọng hàng đầu trong điều kiện cấp tín dụng thì hiện nay ngân hàng thường quan tâm đến phương án, dự án sản xuất kinh doanh, dòng tiền dự án, khả năng tài chính của khách khách hàng, các yếu tố này quan trọng hơn rất nhiều so với tài sản thế chấp. BIDV chi nhánh Long An cần tránh trường hợp chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến phương án, dự án, khả năng tài chính của khách hàng vì điều này dễ gây ra nợ xấu sẽ tăng cao lúc đó chất lượng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] BIDV chi nhánh Long An (2020). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2018 - 2020. [2] BIDV Việt Nam (2019). Quy định số 426/QyĐ- BIDV của Tổng Giám đốc về việc ban hành quy định cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ. [3] BIDV Việt Nam (2017). Công văn 9546/BIDV- QLTD về việc hướng dẫn triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. [4] Ngân hàng Nhà nước (2005). Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. [5] Ngân hàng Nhà nước (2016). Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. [6] Ngân hàng Nhà nước (2017). Thông tư 02/2017/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [7] Quốc hội (2010). Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. [8] Quốc hội (2018). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2018/QH14. [9] Quốc hội (2018). Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng số 42/2018/QH14. Ngày nhận: 12/11/2021 Ngày duyệt đăng: 18/12/2021 129
nguon tai.lieu . vn