Xem mẫu

  1. Chất lượng phóng viên trẻ: Thấp! Nguyên nhân đến từ cả ba phía: các cơ sở đào tạo, các cơ quan báo chí và bản thân các sinh viên mới ra trường. Trước hết phải khẳng định rằng làng báo Việt Nam hiện có những phóng viên trẻ khá năng động, nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp ngay sau khi rời ghế nhà trường và trở thành những cây viết vững vàng, những biên tập viên thực sự “có nghề” và đang vươn lên khá vững chắc, không thua kém các bậc đàn anh, thậm chí ở một số khía cạnh nào đó họ còn có ưu thế vượt trội.
  2. Nhưng nếu xét về tổng thể, đội ngũ các nhà báo trẻ đang gây nhiều lo ngại về một khoảng trống. Lý do: nhiều người hổng về kiến thức chung, không nắm được về ngành - lĩnh vực mình phụ trách, mơ hồ về kỹ năng báo chí và gần như không quan tâm mấy đến vấn đề đạo đức nghề báo. Nghiêm trọng hơn là một số người thuộc thế hệ trẻ đó đang có suy nghĩ lệch lạc về nghề nghiệp của họ. Làm báo cho… oai Khoảng 5 - 7 năm trước, ở Việt Nam rộ lên phong trào học đại học báo chí. Nhưng không ít bậc phụ huynh cũng như bản thân các em học sinh phổ thông trung học đang đứng trước sự lựa chọn nghề nghiệp quan trọng đã đăng ký vào khoa báo chí chỉ
  3. với suy nghĩ rất đơn giản rằng “làm báo thì... oai và kiếm nhiều tiền.” Họ nhìn vào những tấm gương ảo ảnh nào đó về những nhà báo có tiếng nói đầy quyền lực, những phóng viên được trọng vọng tại các cuộc họp báo, được các công ty mời mọc, nuông chiều. Những phóng viên trẻ trong tình trạng chông chênh như thế thực ra rất nhiều – nhưng có thể bản thân họ không biết, hoặc
  4. Nhiều người rõ ràng không hiểu mấy về biết nhưng chẳng nghề báo và rất ít học sinh đặt mục tiêu làm thể thay đổi được, báo là để cống hiến cho xã hội! Việc đào tạo hoặc tự thấy cũng ồ ạt đã dẫn đến một kết quả không tránh chẳng cần phải khỏi: Theo tổng kết của Khoa Báo chí, Đại thay đổi. học Khoa học Xã hội Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, tỷ lệ sinh viên báo chí ra trường tìm được việc đúng ngành nghề chỉ chiếm khoảng 15%. Con số này ở các trường đào tạo báo chí khác cũng không chênh lệch là mấy. Năm nào Thông tấn xã Việt Nam cũng nhận khá nhiều sinh viên báo chí về thực tập. Các em được chia về các ban biên tập để tìm hiểu công việc nghiệp vụ song khoảng thời gian vài tuần gần như chỉ để “rèn kỷ luật công chức.” Ngoài yếu tố thiếu chủ động
  5. hỗ trợ của đơn vị tiếp nhận các em do bận rộn công việc, năng lực của sinh viên rõ ràng chưa đáp ứng được. Nếu phân công sinh viên về các ban biên tập tin Thế giới hay Đối ngoại thì khả năng ngoại ngữ không đủ để dịch tin, nhưng dù thử làm việc tại các ban biên tập tin bằng tiếng Việt thì cũng rất khó để các em viết được một tin bài hoàn chỉnh theo đúng tiêu chuẩn của báo chí hiện đại. Lý do là các em thiếu những kỹ năng báo chí tuy cũng đã học rất nhiều trên ghế nhà trường (tôi chưa xem kỹ hết các loại giáo trình nên không dám kết luận lý do là cách soạn giáo trình hay do sinh viên). Nếu các sinh viên này được nhận vào Thông tấn xã Việt Nam, họ phải trải qua một khóa đào tạo 6 tháng gần như từ những nguyên tắc báo chí đơn giản nhất. Và để tác nghiệp độc
  6. lập được, các phóng viên trẻ thường phải mất 2-3 năm nữa. Chông chênh phóng viên trẻ Tuy nhiên, khi tuyển dụng thì câu chuyện lại hoàn toàn khác – và đây là một trong những nguyên nhân khiến các nhà tuyển dụng trở nên ngày càng dễ dãi với trình độ của phóng viên trẻ, các trường đại học không thấy được thực chất của cả quá trình đào tạo, còn bản thân các sinh viên thì trở nên ngộ nhận với nghề nghiệp cũng như khả năng của chính mình. Ở Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo thuộc mọi loại hình với hơn 15.000 nhà báo, và đương nhiên hoạt động báo chí đặc biệt sôi nổi và cạnh tranh quyết liệt ở các đô thị lớn. Việc mở rộng quy
  7. mô của các tờ báo lớn, sự ra đời của các tờ báo điện tử, trang thông tin điện tử cũng như sự xuất hiện của hàng loạt công ty truyền thông và quan hệ công chúng (P.R.) đã khiến nghề báo tiếp tục “nóng.” Trong khi một số cơ quan báo chí lớn có đủ sức hấp dẫn để tổ chức những cuộc thi chọn đầu vào thật gắt gao mà vẫn thu hút nhiều người nộp đơn, tại những tờ báo nhỏ hơn đang xảy ra tình trạng tranh giành phóng viên trẻ, đẩy lương bổng lên tới mức quá xa so với khả năng thực sự của họ và trong so sánh với các nghề khác. Những phóng viên có khoảng 2-3 năm kinh nghiệm đã có thể đưa ra những mức lương "choáng váng," nhất là tại những địa bàn cạnh tranh quyết liệt như, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
  8. Gần đây, một phóng viên trẻ khoe với tôi rằng bài của bạn liên tục được đưa lên trang nhất và cho tôi xem một số bài như vậy. Nhưng chính phóng viên trẻ đó nói rằng có những bài bản thân bạn cũng không cảm thấy hài lòng. Còn ngay cả những bài mà bạn tự thấy là "xứng đáng" thì sau một lúc trao đổi nghiệp vụ, bạn cũng thừa nhận rằng nó chẳng nhằm vào mục đích gì ngoài tính câu khách để tờ báo bán thêm được vài ngàn số. “Công việc khiến cho em không còn thời gian để tự học,” anh phóng viên trẻ nói, “có lúc em cảm thấy mất phương hướng.” Những phóng viên trẻ trong tình trạng chông chênh như thế thực ra rất nhiều – nhưng có thể bản thân họ không biết, hoặc biết nhưng chẳng thể thay đổi được, hoặc tự thấy cũng chẳng cần phải thay đổi. Trình độ còn hạn chế nhưng nhu cầu lại cao, công
  9. việc thúc bách nên cũng không có thời gian trau dồi để nâng trình độ lên – cái vòng luẩn quẩn này nếu cứ tiếp diễn thì sự trông đợi của các cơ quan báo chí về thế hệ nhà báo trẻ chuyên nghiệp hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào may rủi và nhiệt tình của các cá nhân chứ rõ ràng không hề có một chiến lược dài hạn nào để tạo ra một thế hệ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin hiện nay. Và trên các trang báo Việt Nam, sẽ tiếp tục có đầy những cái tin mà chính người viết cũng không biết nhằm mục đích gì.
nguon tai.lieu . vn