Xem mẫu

  1. Chân dung những "nhà báo lừa" Việc trục lợi của họ đã làm ảnh hưởng không ít đến uy tín nghề báo và những người làm báo chân chính. Khổ vì nhà báo lừa Anh T.P, phóng viên một tờ báo chuyên ngành khoa học rất bức xúc khi cuộc họp báo, hội nghị nào anh cũng bị lấy trước hết tài liệu lẫn phong bì.
  2. Còn anh Q.T, phóng viên của một tờ báo kinh tế cũng từng bị nhiều vố. Anh rút kinh nghiệm chẳng bao giờ đưa danh thiếp cho ai, ngoại trừ doanh nghiệp. Q.T kể: Ngày trước anh khá cởi mở, rất thích in danh thiếp tặng bạn bè trong giới làm báo. Nhưng có một dạo, tự dưng có nhân viên PR cứ điện thoại vào máy di động của anh, thậm chí còn đến tận cơ quan hỏi tin, bài đã được đăng chưa. Anh mới ngã ngửa ra vì chưa bao giờ dự những cuộc hội nghị như thế. Tìm hiểu kỹ, anh mới biết khi danh thiếp của mình xuất hiện khắp nơi, nhất là các cuộc họp báo có hơi "tiền". Không chỉ chính các nhà báo là nạn nhân của... nhà báo dỏm, mà
  3. nhiều công ty PR cũng khổ sở không kém. Họ biết khá rõ các nhân vật lừa đảo, nhưng không làm gì được. Họ không muốn bị trả thù và cũng không muốn có rắc rối ngay trong sự kiện mà họ tổ chức. Anh H. - giám đốc một công ty tổ chức sự kiện thở dài: "Khi tổ chức sự kiện, chúng tôi chỉ mời một lượng nhà báo nhất định. Nhưng lại thường xuất hiện thêm những người không mời tự đến. Dĩ nhiên, với những người làm báo thực sự thì chúng tôi luôn luôn hoan nghênh. Nhưng với những nhà báo dỏm thì chúng tôi rất phiền lòng". Chị X., trưởng phòng một công ty PR khác than: "Kinh lắm, họp mà không có phong bì thì họ kỳ kèo đòi, đến khi nào được mới
  4. thôi. Có người còn la lối um sùm ngay tại bàn tiếp tân. Vì dĩ hòa vi quý, chúng tôi đành chịu đựng". Mánh khóe giả danh Căn cứ vào thái độ và tờ báo mà những nhà báo dỏm giới thiêu, có thể nhận ra được chân dung thực sự của họ. Họ thường xưng danh là phóng viên của một tờ báo rất lạ và hầu như cuộc họp báo nào cũng có mặt. Họ chỉ quan tâm tới các cuộc họp báo, hội nghị trong nội thành và có khả năng có phong bì cao. Đối tượng của họ là các công ty tổ chức sự kiện lớn, dễ dãi, hoặc là các công ty mới thành lập.
  5. Chiêu lừa cao cấp hơn của những nhà báo dỏm này là đi lừa quảng cáo của doanh nghiệp. Họ lợi dụng danh nghĩa nhà báo đến doanh nghiệp mời quảng cáo, sau đó ôm tiền lặn mất. Thời gian gần đây còn xuất hiện một số nhà báo dỏm đi lừa đảo đất đai và tài sản của người dân, lợi dụng lúc gia chủ đang gặp khó khăn về các thủ tục, họ giới thiệu về các mối quan hệ trong nghề nghiệp và hứa là sẽ giải quyết nhanh chóng. Nhiều người vì cả tin mà mang họa. Còn hàng trăm, hàng ngàn chiêu lừa của những nhà-báo-không- làm-báo. Cũng có lúc bị lộ tẩy. Khi đó, họ lẩn mất nhanh chóng. Một số tay sừng sỏ thì lợi dụng chính các "chứng cứ" họ có được để bảo vệ mình nên không hề nao núng.
  6. Cơ quan quản lý "bó tay"? Theo lãnh đạo của một số tờa báo ở TP. HCM, chuyện nhà báo lừa chưa có cách nào xử lý. Hết sức phiền phức là kẻ giả danh nhà báo thường sử dụng danh nghĩa của các tờ báo ở phía Bắc. Đó là chưa kể một số tờ báo vì muốn quảng cáo nên quản lý lỏng lẻo, để nhiều người lợi dụng thời cơ đi lừa doanh nghiệp. So với "hàng tá" nhà báo lừa đang hoạt động, những người bị phát hiện chỉ mới trên đầu ngón tay. Đối với trường hợp bị bắt tại trận, nhà báo dỏm thường chỉ bị phạt hành chính. Những kẻ lừa đảo vẫn sống ung dung dưới danh nghĩa của nhà báo, gây phẫn
  7. nộ đối với nhà báo chân chính vì uy tín nghề nghiệp bị ảnh hưởng.
nguon tai.lieu . vn