Xem mẫu

  1. CFO TRONG KỶ NGUYÊN MỚI: CẦN BIẾT CÁCH  XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Giám đốc tài chính, hay còn gọi là CFO, luôn được biết đến là những người chịu trách nhiệm  chính trong việc quản lý và kiểm soát rủi ro tài chính, lên kế  hoạch tài chính và báo cáo lên  các cấp quản lý cao hơn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên mới này, vai trò của  CFO không còn giới hạn trong những công việc kể trên nữa. Theo một nghiên cứu gần đây của Accenture, có 70% mối tương quan giữa một công ty có  hiệu suất hoạt động cao với một công ty có đội ngũ Tài chính hoạt động với hiệu suất cao.   Điều này có nghĩa là trách nhiệm của CFO đã thay đổi sang một trang mới. Những nghiên   cứu khác cũng chỉ  ra rằng vai trò của CFO đã thay đổi từ  việc cung cấp góc nhìn “gương  phản chiếu” sang vai trò của một nhà tư  vấn chiến lược, lèo lái doanh nghiệp vượt qua   những thời khắc khó khăn và định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp. Hay cung tim hiêu ̃ ̀ ̀ ̉   ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ̀ ̉ môt sô công viêc ma môt CFO cân phai lam trong ky nguyên m ̀ ới ngay sau đây.
  2. Thực thi chiến lược Thực thi chiến lược là cách thức mà một công ty tạo ra các sắp đặt có tính tổ chức cho phép  công ty theo đuổi chiến lược của mình một cách hữu hiệu nhất. Thực thi chiến lược đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị chiến lược, đây chính  là giai đoạn quyết định để  biến những phương án chiến lược thành hiện thực. Trong giai   đoạn này, nhà quản trị chiến lược phải đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ cơ bản   sau: –      Chiến lược phải được phổ biến đến tất cả các nhân viên mà nó có tác động. –      Phải kêu gọi được sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của nhân viên. –      Phải đảm bảo đầy đủ  nguồn lực cho quá trình thực thi, bao gồm về  nguồn vốn, nhân  lực, kỹ thuật và thời gian.
  3. –      Phải xây dựng kế hoạch thực thi bằng cách đề  ra các chỉ  tiêu và ghi chép, theo dõi quá   trình thực thi. ̉ ạch ra con đường tương lai cho công ty để tăng cường hiệu suất kinh doanh và giá   CFO phai v trị cho cổ đông, đồng thời cung cấp góc nhìn tài chính để đột phá và gia tăng lợi nhuận. Xây văn hoá công ty Văn hóa công ty giống như tính cách và đời sống tinh thần của con người, ảnh hưởng đến lối   sống, hành vi của người đó. Xây dựng văn hóa công ty quyết định sự thành bại và tồn tại lâu  dài của mỗi doanh nghiệp. CFO cần biết rằng văn hóa công ty rất quan trọng và nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của   tổ  chức, nhưng đa phần ít ai hiểu hết giá trị  cốt lõi đó. Hoặc nếu có nhưng cũng không cải   thiện mấy bởi việc làm nên văn hóa công ty là cả  vấn đề, nó có thể  “tạo môi trường làm  việc tích cực hơn”, cải thiện năng suất lao động của nhân viên, hay thậm chí nó có thể  tạo   nên chiến lược hoạt động cho công ty. Với vai trò là một lãnh đạo công ty, hay tìm hi ̃ ểu rõ mục tiêu cũng như hướng đi cần ưu tiên   nhất là gì? Bởi theo nghiên cứu để có nền văn hóa đủ mạnh đi kèm với hiệu suất cao thì cần   có tầm nhìn, chiến lược và thái độ  của nhân viên. Đây được xem là 3 yếu tố  cấu thành nên   một tổ  chức vững bền. Nếu doanh nghiệp thiếu bất kỳ yếu tố nên cần xem xét và bổ  sung   ngay càng sớm càng tốt. Ngoài ra, văn hóa  ưu tiên “thực học” của Starbucks – hang café nôi tiêng thê gi ̃ ̉ ́ ́ ới luôn được  các lãnh đạo thế giới noi theo. Họ mạnh dạn đầu tư đào tạo nhân viên bao gồm các khóa học   ngắn hạn và dài hạn. Chính cựu chủ  tịch công ty Howard Behar tin rằng khi doanh nghiệp   quan tâm nhân viên thế nào thì chính người nhân viên ấy sẽ quan tâm đến khách hàng y như  vậy.
  4. Huy động vốn Tiền bạc chính là huyết mạch của công ty bạn,mặc dù tất cả  chúng ta nên bước vào kinh   doanh với niềm khao khát được làm những việc mình thích và tạo ra sự khác biệt cho những   người mà chúng ta phục vụ thì tiền bạc vẫn là thứ không thể bỏ  qua đây là vấn đề  chúng ta   luôn cần phải quản lý và quan tâm thích đáng để  đạt được thành công. Robert Kiosaki đã  nhấn mạnh như  vậy rất nhiều lần trong cuốn sách nổi tiếng “dạy con làm giàu tập 1” về  tầm quan trọng của thông minh tài chính trong quá trình làm giàu. CFO giờ sống trong thị trường vốn. Phải chịu trách nhiệm chính các đợt huy động vốn lớn và  ra quyết định M&A. Quan tri hiêu qua ̉ ̣ ̣ ̉ Theo James Stoner: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những  hoạt động của các thành viên trong tổ  chức và sử  dụng tất cả  các nguồn lực khác của tổ  chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. Nếu nha lanh đao qu ̀ ̃ ̣ ản tri doanh nghi ̣ ệp không tốt có  
  5. thể  gây nghi ngờ  về độ  tin cậy, tính vẹn toàn và nghĩa vụ  của công ty đối với các cổ  đông,   dễ tác động tới tình trạng sức khỏe tài chính doanh nghiệp của công ty. Các công ty không hợp tác với kiểm toán viên hoặc không lựa chọn kiểm toán viên đủ  tiêu   chuẩn sẽ  có thể  công bố  kết quả  tài chính sai lệch và không phù hợp. Ngược lại, quản trị  doanh nghiệp tốt sẽ giúp tạo ra một bộ quy tắc và kiểm soát tính minh bạch, nhất là đối với   các cổ đông, giám đốc và các quản lý trong doanh nghiệp. Hầu hết các công ty đều cố  gắng thực hiện việc quản trị  doanh nghiệp một cách tốt nhất.  Việc quản trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần nhằm tạo ra lợi nhuận mà còn thể hiện văn   hóa công ty, các giá trị đạo đức nghề nghiệp. Nắm được các kỹ năng quản trị doanh nghiệp có thể đảm bảo sự phát triển vững mạnh của  công ty.
nguon tai.lieu . vn