Xem mẫu

CẤU TRÚC CỦA CỐT TRUYỆN TRONG
BIÊN NIÊN KÝ CHIM VẶN DÂY CÓT CỦA HARUKI MURAKAMI
NGUYỄN ANH DÂN
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Bằng việc xây dựng những cốt truyện đa dạng, phối kết trong một
cấu trúc cốt truyện đặc sắc, Haruki Murakami đã thuyết phục được hàng
triệu độc giả thế giới yêu thích Biên niên ký chim vặn dây cót. Sức lôi cuốn
của thiên tiểu thuyết này là tổng hợp của nhiều yếu tố nghệ thuật, và có thể
xem việc tổ chức cốt truyện là một trong những xuất phát điểm cho thành
công của Biên niên ký chim vặn dây cót.

Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ
thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động
của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [01, 88]. Thành phần cơ bản nhất
của cốt truyện chính là sự kiện và tình tiết (Iu.M. Lotman trong “Cấu trúc văn bản nghệ
thuật” xem là “biến cố”). Tổ chức của các thành phần này trong tác phẩm văn xuôi tạo
thành cốt truyện. Cốt truyện phát triển do tính biến đổi liên tục của hệ thống các sự kiện,
tình tiết và đó cũng chính là sự phát triển của tất cả các yếu tố thuộc về trần thuật trong
tác phẩm tự sự.
Nhìn chung, Biên niên ký chim vặn dây cót có hai kiểu cốt truyện như sau:
1. CỐT TRUYỆN ĐA TUYẾN TRUYỆN
Biên niên ký chim vặn dây cót không đơn thuần kể một câu chuyện của một cá nhân
mà đó là tập hợp của nhiều câu chuyện, nhiều số phận. Haruki Murakami những
muốn tạo ra trong tiểu thuyết của mình vô số những câu chuyện, mỗi câu chuyện là mỗi
mảnh đời đại diện cho cái xã hội Nhật Bản cuồng quay ấy. Và ông đã thành công trong
việc xây dựng một thế giới truyện kể đa dạng, một mạng lưới truyện kể phức tạp, đó
chính là kiểu cốt truyện đa tuyến truyện trong thiên tiểu thuyết này.
Biên niên ký chim vặn dây cót có rất nhiều câu chuyện được kể nhưng tựu trung lại có
câu chuyện trung tâm và những câu chuyện mang tính chất phụ trợ. Những câu
chuyện của nhà Miyawaki, tuổi thơ của hai anh em nhà Kumiko, giấc mơ của cậu bé
trong đêm… đều để làm sáng tỏ thêm cho câu chuyện cuộc sống của Toru Okada. Bên
cạnh câu chuyện trung tâm của nhân vật trần thuật chính còn có những câu chuyện của
Kasahara May, Kano Creta, Mamiya và Akasaka Nhục Đậu Khấu... Mỗi một câu
chuyện của một nhân vật đều có thể xây dựng thành một cốt truyện riêng lẻ đặt trong
cốt truyện lớn hơn là câu chuyện của toàn bộ tiểu thuyết Biên niên ký chim vặn dây cót.
Do sự chi phối của hình thức “tiểu thuyết trong tiểu thuyết” nên cốt truyện của Biên
niên ký chim vặn dây cót có hình thức của “cốt truyện trong cốt truyện”. Những cốt
truyện ấy không hề đứng yên mà luôn vận động, phát triển theo cốt truyện lớn, bởi vậy
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 87-92

88

NGUYỄN ANH DÂN

chúng luôn đi theo một tuyến nhất định. Tuyến truyện chung của các cốt truyện phát
triển theo chiều đi lên, phụ theo sự tiến triển của cốt truyện trung tâm (cốt truyện
gắn liền với sự vận động, phát triển của nhân vật chính Toru Okada), để đi đến kết quả
cuối cùng là giải mã những bí ẩn của từng câu chuyện.
Bước vào thế giới của Biên niên ký chim vặn dây cót, người đọc dễ bị “nhiễu” bởi
nhiều câu chuyện được tung ra, người đọc phải tự lần mò trong hàng loạt các câu
chuyện ấy để tìm thấy sợi dây móc nối giữa các câu chuyện lại với nhau. Khi các tuyến
truyện xung quanh được khép lại thì cũng là lúc đoạn kết của cốt truyện trung tâm được
mở ra. Những bí ẩn của số phận, cuộc đời nhân vật được giải mã. Biên niên ký chim
vặn dây cót không hề dễ đọc đối với những ai vội vàng phần nào là do tính chất “rối
loạn” của cốt truyện đa tuyến truyện.
Đa tuyến truyện cũng đồng nghĩa với nhiều cuộc đời, nhiều số phận. Vậy nên hệ thống
cốt truyện của Biên niên ký chim vặn dây cót đa trị là như vậy. Bước sang hoàn cảnh
hậu hiện đại, mọi số phận đều bị đưa lên bàn cân của cuộc đời, tất cả xoay tròn trong
những mối quan hệ đa phương. Giữa họ - các nhân vật của Murakami - có nhiều mối
liên hệ, có thể từ tiền kiếp như Toru Okada và cha của Nhục Đậu Khấu (thông qua dấu
hiệu là vết nám trên mặt, cây gậy bóng chày); có thể là hiện tại: giữa Toru Okada và
May, Creta, Nhục Đậu Khấu, Quế… Các cốt truyện hầu hết xoay quanh các mối liên hệ
đó, đôi khi tác giả dịch chuyển các đầu nối, vậy là một cốt truyện mới lại xuất hiện. Và
với mỗi một cốt truyện mới như vậy, người đọc lại khám phá ra được nhiều bất ngờ như
tính chất của cuộc sống là luôn chứa đựng nhiều bất ngờ vậy.
2. CỐT TRUYỆN PHÂN MẢNH, LẮP GHÉP
Hiện thực xã hội Nhật Bản thời kì hậu hiện đại được Murakami thể hiện một cách sắc
lạnh vào tác phẩm bằng cảm quan “mảnh vỡ” về thế giới. Thế giới đang đổ vỡ thành
trăm ngàn mảnh khác nhau mặc cho con người đang vẫy vùng quằn quại dưới sức nặng
của thời đại và số phận của cá nhân.
Các câu chuyện trong Biên niên ký chim vặn dây cót không tồn tại một cách trình
tự, lớp lang mà tồn tại theo ý đồ sắp xếp “ngẫu nhiên” của Murakami. Tác giả tạo ra
cảm giác dường như đó chỉ là những câu chuyện lượm lặt trong cuộc sống một cách tình
cờ. Mặt khác, hệ thống các câu chuyện trong tác phẩm không mang nội dung trọn vẹn
mà luôn bị xé nhỏ thành nhiều “mảnh”, cung cấp một cách “nhỏ giọt” cho người đọc.
Bằng thao tác đó, Murakami đã buộc người đọc phải gia nhập vào hệ thống cốt truyện
để đi tìm câu trả lời cho chính mình.
Hầu hết các câu chuyện của các nhân vật trần thuật chính đều bị phân mảnh để kể, kết
thúc tác phẩm cũng là thời điểm tấm màn bí ẩn của từng câu chuyện được vén lên. Độc
giả của Biên niên ký chim vặn dây cót bất ngờ ở hồi kết tác phẩm khi biết được đoạn
cuối những năm tháng khổ sai của Mamiya ở Siberia, người đàn bà gọi điện thoại và
Kumiko dường như là một hay những bức thư của May không đến được tay Toru…
Sự phân mảnh cốt truyện của Murakami có tác dụng gián đoạn nội dung câu
chuyện bằng sự gián cách của người kể chuyện. Biên niên ký chim vặn dây cót là tập

CẤU TRÚC CỦA CỐT TRUYỆN TRONG BIÊN NIÊN KÝ CHIM VẶN DÂY CÓT...

89

hợp của nhiều người kể chuyện nhưng không phải cứ xuất hiện là nhân vật đó sẽ kể hết
chuyện của mình rồi “nhường sân” cho nhân vật khác kể tiếp. Hẳn đó là một sự nhàm
chán không mong đợi. Để tránh khỏi sự khô cứng của hình thức kể chuyện như đã nói,
Murakami buộc phải tạo ra các khoảng cách kể chuyện giữa những người kể chuyện
khác nhau. Việc kể chuyện không liên tục khiến cho kiểu cốt truyện phân mảnh là một
kết quả tất yếu.
Nhưng nếu phân mảnh mà không có sự đan cài, móc nối thì người đọc sẽ rơi vào một
“trận đồ” truyện kể không rõ ràng, khó nắm bắt, điều đó cũng đồng nghĩa với giá trị của
tác phẩm nằm dưới vạch số không. Bởi vậy, Murakami đã xây dựng kiểu cốt truyện lắp
ghép để xâu chuỗi những “mảnh vỡ” cốt truyện trong tác phẩm thành một chỉnh thể cốt
truyện duy nhất. Nếu không có thao tác lắp ghép các cốt truyện lại với nhau thì tác
phẩm sẽ không có được tính chỉnh thể, nó chỉ là những bộ khung lung lay, sẽ đổ vỡ như
chính các mảnh vỡ cốt truyện vậy.
Nhìn vào bề mặt tổ chức các chương trong Biên niên ký chim vặn dây cót, người đọc
có thể nhận ra đó là một sự kết hợp có vẻ rời rạc, đôi khi không rõ ràng. Chẳng hạn,
trong quyển Ba, chương II đang kể về cuộc gặp của Toru với Nhục Đậu Khấu thì
chuyển sang chương III tác giả lại kể về câu chuyện chú bé trong đêm. Thoạt đầu người
đọc sẽ rất khó hiểu với câu chuyện này, vì nó có vẻ chẳng liên quan gì với những
chuyện đã kể trước đó. Nhưng đó chỉ là cảm giác do sự phân mảnh cốt truyện đem lại vì
đến những chương sau người đọc mới phát hiện ra cậu bé trong đêm chính là Akasaka
Quế. Như vậy, ẩn sâu trong lớp bố cục bề mặt có vẻ rời rạc ấy là một cấu trúc chặt chẽ
và chắc chắn của hệ thống cốt truyện.
3. Cấu trúc cốt truyện của Biên niên ký chim vặn dây cót là sự tác hợp hài hòa giữa hai
dạng tổ chức cốt truyện thực và ảo. Tất nhiên, sự phân định thực - ảo này chỉ có ý
nghĩa tương đối vì luôn tồn tại một lớp màng giao thoa giữa hai phạm trù ấy trong hệ
thống cốt truyện của thiên tiểu thuyết này.
Cốt truyện thực là những câu chuyện được kể có tính chất hiện thực, không bao chứa
các chi tiết, sự kiện hoang đường, mơ hồ. Những câu chuyện của Toru về cuộc sống vợ
chồng, về ông già Honda… hay những câu chuyện hồi nhỏ của Nhục Đậu Khấu thuộc
dạng như vậy. Còn cốt truyện ảo lại là những câu chuyện được khoác màu huyền ảo như
những gì diễn ra trong khách sạn mơ, dưới giếng cạn ở Nội Mông, giếng cạn ở Tokyo…
Trong tác phẩm này, bao giờ cũng diễn ra quá trình tương tác giữa hai dạng cốt truyện,
tuy nhiên cốt truyện ảo mới chính là điểm nhấn cấu trúc cốt truyện của Biên niên ký
chim vặn dây cót. Kiểu tổ chức cốt truyện này có mối quan hệ mật thiết với phương
thức huyền ảo - một trong những kĩ thuật xử lý cốt truyện có nhiều dấu ấn của
Murakami.
Phương thức huyền ảo được Haruki Murakami sử dụng như một hằng số trong đặc
trưng nghệ thuật biểu hiện tiểu thuyết của mình. Biên niên ký chim vặn dây cót được
bao trùm trong một bầu không khí đẫm chất kì ảo, phi lý của những tưởng tượng không

90

NGUYỄN ANH DÂN

biên giới trong cảm thức nghệ thuật phức hợp của Murakami. Và từ đó, đời sống đa
diện của xã hội Nhật Bản hiện đại dần dần được lộ diện.
Sự trăn trở về thân phận, hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống, nỗi băn
khoăn trước hiện thực nổi chìm của xã hội luôn là những dấu ấn đậm nét trong tiểu
thuyết của Murakami. Xã hội Nhật Bản thời kì hậu công nghiệp đã ám ảnh hầu hết các
trang tiểu thuyết của nhà văn xứ sở Phù Tang này. Những vấn đề về bản thể, nhân văn
không chỉ là địa hạt của một con người nữa mà nó đã bao trùm cả ý thức hệ của xã hội
hiện đại. Biên niên ký chim vặn dây cót chính là tấm gương phản chiếu đầy suy
nghiệm của Murakami về xã hội Nhật Bản hiện đại nói riêng và nhân loại nói
chung.
4. Tất cả các kiểu loại cốt truyện trong Biên niên ký chim vặn dây cót đã tạo thành một
hệ thống cốt truyện đa dạng, phong phú và hết sức độc đáo. Chúng được tổ chức và
dẫn dắt thông qua nghệ thuật dẫn chuyện tài tình, hấp dẫn của Haruki Murakami. Tiểu
thuyết gia người Nhật này đã đưa người đọc đi vào một mạch truyện gián cách có chủ ý,
thường xuyên đặt người đọc vào trạng huống buộc phải khám phá.
Cấu trúc nổi bật của cốt truyện trong Biên niên ký chim vặn dây cót là cấu trúc
ziczac. Mỗi một kiểu loại cốt truyện của Biên niên ký chim vặn dây cót được xem là
một tiêu điểm trong cái mê cung hỗn loạn của thế giới ảo giác và tiến trình vận động cốt
truyện là hành trình xâu chuỗi các điểm đã đánh dấu. Nhưng con đường đi của cốt
truyện không hề tuân theo một đường thẳng mà nó đi theo những lối vòng của mê cung,
tạo nên một kiểu cấu trúc ziczac hết sức độc đáo của cốt truyện.
Murakami không kể chuyện theo một trình tự mà luôn đồng hiện một cách tối đa câu
chuyện của mình, ở đó hầu như tính biên niên bị mờ hóa mà thay vào đó là kiểu di
chuyển tình tiết một cách hỗn độn, lắt léo. Người đọc bị hút vào thế giới thẳm sâu của
những tâm hồn đang bị đày đọa bởi cảm giác của chính mình, và trong thế giới ấy, mọi
sự việc không diễn biến theo một chương trình lên sẵn dây cót mà nó được vận hành
theo những con đường gấp khúc, quanh co.
Haruki Murakami đã không lựa chọn kiểu vận động cốt truyện tuyến thẳng hay vòng
tròn khép kín mà lựa chọn kiểu cấu trúc không điểm chung; điểm đầu và điểm cuối
của sự kiện, tình tiết không gặp nhau tại điểm kết thúc của tác phẩm. Kiểu cấu trúc
này không đem đến một thế giới hoàn kết của cảm giác mà luôn mở ra cho người đọc
những thế giới vô cùng tận của trí tưởng tượng. Hơn nữa, kiểu cấu trúc này khiến người
đọc phải xâu chuỗi các tình tiết và sự kiện để hiểu tác phẩm chứ không phải là kiểu
“chờ sẵn” để nhận kết quả như tiểu thuyết truyền thống.
5. Sử dụng kiểu cấu trúc ziczac của cốt truyện khiến cho Biên niên ký chim vặn dây
cót có được một kết thúc bất ngờ, khó đoán định. Kiểu kết thúc mà Murakami
thường lựa chọn là kết thúc mở, khó có thể đoán trước được mà luôn có tính gợi mở
trong đó. Điểm kết thúc của tác phẩm cũng là điểm cuối cùng mà cấu trúc ziczac của
cốt truyện đạt đến nhưng với hình thức gợi mở của tác giả, nó sẽ là một điểm khởi đầu

GIỌNG ĐIỆU

ĐIỂM NHÌN

Khách quan, lạnh lùng

Điểm nhìn bên trong

CẤU TRÚC CỦA CỐT TRUYỆN TRONG BIÊN NIÊN KÝ CHIM VẶN DÂY CÓT...
Quan hệ
chặt chẽ

Triết lý

91

Điểm nhìn bên ngoài

cho một cấu trúc ziczac mới. Điều đó cũng như bản chất của cuộc sống là mê cung, là
ziczac không có điểm dừng.

Ám ảnh

Mỉa mai, châm biếm

TG NHÂN VẬT

CỐT TRUYỆN

KNV dị dạng, méo mó

Đa tuyến truyện

KNV chiêm nghiệm

Phân mảnh, lắp ghép
Cấu trúc trần thuật qua
giọng điệu, điểm nhìn, cốt truyện và thế
giới nhân vật

KNV ám ảnh
KNV cô độc

Hình 1. Mối quan hệ giữa cấu trúc của cốt truyện trong cấu trúc trần thuật
của Biên niên ký chim vặn dây cót

6. KẾT LUẬN
Xét trong tương quan chỉnh thể, cấu trúc của cốt truyện nằm trong hệ thống cấu trúc
trần thuật của Biên niên ký chim vặn dây cót. Cùng với cấu trúc giọng điệu, điểm
nhìn và cấu trúc thế giới nhân vật, cấu trúc của cốt truyện đã góp phần soi sáng nhiều
tầng nghĩa trong tác phẩm. Thông qua nó, người đọc thấy được tính chất “đổ vỡ” của xã
hội đương đại để từ đó tìm kiếm cho mình những chân giá trị về lòng thương yêu, đồng
cảm và sẻ chia. Phải chăng đó cũng chính là đích đến mà Biên niên ký chim vặn dây
cót muốn chinh phục?

nguon tai.lieu . vn