Xem mẫu

  1. Trường THPT Lê Hồng Phong BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN VẬT LÝ - LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN I. Phần câu hỏi : Câu 1. Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào A . tốc độ dài của vật . B . tốc độ góc của vật . C . hợp lực tác dụng lên vật . D . khối lượng của vật Câu 2.Có một vật rắn quay đều quanh một trục (  ) cố định .Trong chuyển động này có hai chất điể m M và N nằm yên . Trục (  ) là đường thẳng nào kể sau ? A . Đường thẳng MN. B . Một đường thẳng song song với MN C . Một đường thẳng vuông góc với MN D . Một đường thẳng không liên hệ gì với MN. Câu 3.Chọn biểu thức vi ết đúng     p=mv2 ∆ p = F . ∆t A. B. C. p=m V D. p = mV
  2. Câu 4. Điều nào sau đây là SAI khi nói về đặc điểm của chuyển động quay đều quanh trục cố định của vật rắn ? A . quỹ đạo của mọi điểm không thể là đường thẳng . B . không có đoạn thẳng nào nối hai điểm của vật song song với chính nó. C . Có những điể m cùng tốc độ dài với nhau . D . Có những điểm cùng gia tốc hướng tâm. Câu 5.Chuyển động nào của vật nào sau đây không phải là chuyển động tịnh tiến thẳng ? A . Chuyển động của ngăn kéo bàn . B . Chuyển động của bàn đạp khi người đang đạp xe . C . Vật đang trượt trên mặt phẳng ngang . D . Chuyển động của pittông trong xilanh . Câu 6. Đại lượng đặc trưng cho chuyển động quay của một vật rắn là A . tốc độ góc . B . tốc độ dài C . tốc độ trung bình D . gia tốc hướng tâm Câu 7.Trong trường hợp người làm xiếc đi trên dây giăng ngang giữa hai toà nhà cao ốc ,trạng thái của người làm xiếc là A . Cân bằng bền.
  3. B . Cân bằng không bền . C . Cân bằng phiếm định . D . không cân bằng . Câu 8. Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động bằng phản lực ? Chuyển động của tên lửa A. Chuyển động của con mực B. Chuyển động của khinh khí cầu C. Chuyển động giật của súng khi bắn . D. Câu 9.Xác định đông lượng của viên đạn có khối lượng 10g bay với vận tốc 200m/s . A .2kgm/s B . 4kgm/s C . 3kgm/s D. 1kgm/s . Câu 10. Một vật có khối lượng m =200g , bắt đầu trượt không ma sát trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực có phương nằm ngang và độ lớn F = 1N . Gia tốc của vật là : A . 0,5 m/s2 B . 0,005m/s2 C . 5m/s2 D. -5m/s2 I. Phần đáp án :
  4. Câu 1. D Câu 2. A Câu 3. D Câu 4. B Câu 5. B Câu 6. A Câu 7. B Câu 8. C Câu 9. A Câu 10. C
nguon tai.lieu . vn