Xem mẫu

  1. A. Tổng quan về thị trường chứng khoán: Câu 1: Rủi ro và những rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam?.........3 Câu 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam?.....................................6 Câu 3: Thực trạng tái cấu trúc thị trường chứng khoán?..................................12 Câu 4: Thực trạng thị trường sơ cấp?..................................................................14 Câu 5: Thực trạng thị trường thứ cấp?................................................................16 Câu 6: Thu nhập trong đầu tư chứng khoán và phương pháp xác định?........16 Câu 7: Thị trường trái phiếu Việt Nam và những thành tựu?..........................17 Câu 8: Những nhân tố ảnh hưởng đến thị giá, giá trị của trái phiếu, cổ phiếu?..21 Câu 9: Điều kiện phát triển của thị trường chứng khoán?...................................24 Câu 10: Bình luận quan điểm giá cổ phiếu niêm yết mới đều tăng?....................25 Câu 11: Bình luận thị trường chứng khoán Việt Nam như 1 sòng bạc?..............27 Câu 12: Bình luận về hoạt động của NHTM trên thị trường chứng khoán Việt Nam?..29 Câu 13: Vai trò của thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay?...............................31 Câu 14: So sánh quỹ đại chúng và quỹ thành viên?..........................................................32 Câu 15: So sánh cổ phiếu thường và chứng chỉ quỹ đầu tư?............................................34 Câu 16: Bình luận phát hành trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính ph ủ ở Việt Nam hiện nay?...............................................................................................................................35 Câu 17: Bình luận phát hành cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay?.........................................38 Câu 18: Các phương thức phát hành cổ phiếu ở Việt Nam?...........................................40 Câu 19: Các phương thức phát hành trái phiếu ở Việt Nam?.........................................44 B. Giao dịch chứng khoán: Câu 1: Bình luận về việc sử dụng các lệnh trên HOSE hiện nay?..................................50 Câu 2: Bình luận quan điểm các nhà tạo lập thị trường chưa mặn mà với chức năng tạo lập thị trường?...........................................................................................................................51 C. Sở giao dịch chứng khoán: Câu 1: Bình luận về sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh hiện nay?..............53 Câu 2: Diễn biến giá HNX-index trong năm 2012?.......................................................55 Câu 3: Bình luận về trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội hiện nay?...................56 D. Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) Câu 1: Bình luận phát triển thị trường OTC là giải pháp tốt để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam?.................................................................................................................57 Câu 2: Bình luận sự phát triển của thị trường OTC?....................................................58 Câu 3: Bình luận thị trường OTC là thị trường cổ phiếu công nghệ, thị trường cổ phiếu doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường cổ phiếu tăng trưởng?.........................................70 Câu 4: Bình luận thị trường OTC là thị trường cổ phiếu tăng trưởng?........................71 E. Công ty chứng khoán: Câu 1: Bình luận các hoạt động môi giới, tư vấn, tự doanh và bảo lãnh phát hành?......73
  2. Câu 2: Bình luận quan điểm các công ty cổ phần Việt Nam vẫn chưa tận dụng được lợi thế phát hành cổ phiếu?.................................................................................................................75
  3. A. Tổng quan về thị trường chứng khoán: Câu 1: Rủi ro:  Rủi ro là một biến cố không chắc chắn, là khả năng xảy ra những biến cố không lường trước đc. Khi xảy ra, các biến cố sẽ làm cho thu nhập tế khác sai so với thu nhập kì vọng  Hoạt động đầu tư chính là sự hi sinh tiêu dùng hiện tại với hy vọng thu lợi trong tương lai, do đó, có rủi ro cao. Do đặc điểm của chứng khoán, hoạt động đầu tư chứng khoán có rủi ro cao hơn đầu tư vào các tài sản thực  Căn cứ vào phạm vi tác động của các biến cố, chia làm loại  Rủi ro hệ thống: tác độn đến tất cả các tài sản  Rủi ro phi hệ thống: tác động tới 1 tài sản hoặc 1 nhóm tài sản, có thể loại trừ bằng cách đa dạng hóa đầu tư theo phương châm “ko nên để tất cả số trứng vào 1 giỏ”  Rủi ro hệ thống:  Rủi ro thị trường: - Là sự biến động giá chứng khoán do tấm lý của ác nhà đầu tư - Nguyên nhân: phụ thuộc chủ yếu vào các nhìn nhận của nhà đầu tư về thị trường nói chung và một nhóm cổ phiếu nói riêng - Đk xuất hiện: khi có những phản ứng của nhà đầu tư trước các sự kiện có thể là hữu hình hoặc vô hình như sự kiện kinh tế, chính tri, xã hội. Các sự kiện vô hình nảy sinh do tâm lí của các nhà đầu tư, làm cho thị trường phản ứng với mức độ vượt quá tác động của các sự kiện hữu hình. Phản ứng dây chuyền hay tâm lí bầy dàn làm cho thị trường luôn biến động, thiếu ổn định - Mức độ rủi ro: khác nhau ở các thị trường: +Thị trường phát triển: có các nhà đầu tư lớn, có tổ chức=> Thận trọng trong việc ra quyết định đầu tư, biết sử dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro +Thị trường mới nổi và đang phát triển: chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân với quy môn vốn nhỏ, thiếu kiến thức và bản lĩnh đầu tư => tâm lí ăn theo lớn làm => rủi ro thị trường rất cao - (Việt Nam)  Rủi ro lãi suất: - Là sự biến động giá chứng khoán do sự thay đổi củ lãi suất gây ra - Tác động: +Khi lãi suất tăng, nếu đã đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập ổn đinh, cơ hội đầu tư vào các tài sản có mức lợi tức cao hơn sẽ mất đi, giá của tài sản đã đầu tư sẽ giảm và các nhà đầu tư sẽ bị thiệt vè giá khi bán các tài sản đó + Khi đã huy động vốn với lãi suất cao, nếu lãi suất thị trường giảm sẽ khiến nhà đầu tư bị tổn thất khi phải đầu tư vào các tài sản có mức sinh lời thấp hơn +Lãi suất thay đổi làm cho chi phí và doanh thu của doanh nghiệp thay đổi, phụ thuộc vào cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Rủi ro lãi suất tác động tới thu nhập của họ trên cả giác độ người đi vay và trên giác độ đầu tư
  4. Ngoài 2 rủi ro trên, trong rủi ro hệ thống các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách cũng quan tâm và tính toán đến 2 loại rủi ro còn lại là: - rủi ro sức mua là sự thay đôi giá trị thực của chứng khoán do sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Rủi ro này phát sinh khi lạm phát thực tế khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến - Rủi ro chính trị: là sự bất ổn giá chứng khoán do sự thay đổi về môi trường chinhstrij xã hội như chiến tranh, bãi công, biểu tình, sự thay đổi thể chế, chính sách  Rủi ro phi hệ thống:  Rủi ro kinh doanh: - Sự biến động giá chứng khoán do những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Biểu hiện: Sự thay đổi của thu nhập thực tế so cới thu nhập dự kiến của doanh nghiệp - Nguyên nhân : yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh • Yếu tố nội sinh: Phát sinh trong quá trình vận hành của doanh nghiệp:yếu tố quản lí, cơ cấu, chết lượng tài sản +Ví dụ: nồi hơi nhiệt điện Phả Lại +Những doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh doanh đa ngành sẽ có rủi ro kinh doanh thấp hơn các doanh nghiệp quy mô nhỏ do lợi thế quy mô, lợi thế chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lí • Yếu tố ngoại sinh: nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp , phụ thuộc vào môi trường hoạt động của doanh nghiệp +NHững doanh nghiệm có yếu tố nội sinh tốt sẽ dễ chống đỡ trước những thay đổi của môi trường bên ngoài, ngược lại, những doanh nghiệp có yếu rố nội sinh kém sẽ dễ bị chi phối bởi yêu tố bên ngoài  Rủi ro tài chính - Liên quan đến việc sử dụng nợ - đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, rủi ro này tiềm ẩn trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp - Việc sử dụng nợ sẽ làm tăng nghĩa vụ tài chính đối với doanh nghiệp do phải trả vốn +lãi . Rủi ro tài chính có thể tránh được do các nhà quản trị doanh nghiệp hoàn toàn có thể quyết định có sử dụng nợ hay không - Tuy nhiên doanh nghiệp lại thích sử dụng nợ vay vì sử dụng nợ chính là “lá chắn thuế” hữu hiệu cho doanh nghiệp, có chi phí thấp hơn các nguồn vốn khác, hơn nữa, doanh nghiệp sẽ ko bị mất quyền kiểm soát . Vì vậy rủi ro tài chính luôn là nhân tố quan trọng cần phải phân tích khi thực hiện phân tích tài chính công ty Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác của môi trường tác động lên giá chứng khoán của doanh nghiệp, đó là: - Rủi ro tỉ giá: là khả năng biến động giá chứng khoán khi tỷ giá thay đổi - Rủi ro thanh khoản: là sự bất ổn của giá chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi - Rủi ro phá sản: là khả năng tổn thất có thể xảy ra với nhà đầu tư khi các chứng khoán ko được thanh toán đầy đủ hoặc đúng hạn hoặc khi cổ phiếu doanh nghiệp bạn đầu tư bị phá sản Bình luận về rủi ro đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
  5. Trong kinh tế thị trường.dường như ko hoạt động kd nào lại ko có nguy cơ gặp rủi ro. Đầu tư chứng khoán ko nằm ngoài quy luật này, thậm chí ở mức độ sâu đậm và đa diện hơn. TTCK ở việt nam mới nổi, còn non trẻ vì vậy yếu tố rủi ro ở mức cao, thể hiện ở:  Rủi ro thanh khoản của chứng khoán là khá cao  Quy mô niêm yết, giao dịch, số lượng tài khoản còn thấp. Tại một số thời điểm, nhà đầu tư ko thể thực hiện đc các giao dịch và chấp nhận tổn thất lớn do tính thanh khoản kém  Rủi ro thị trường là rất cao  Điều này là do thị trường VN chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân với quy mô vốn nhỏ, kiến thức về kinh tế nói chung và chứn khoán nói riêng còn hạn chế, tâm lý thiếu ổn định, chịu ảnh hưởng lớn của tâm lí bày đàn  Quy mô niêm yết nhỏ, lượng chứng khoán khả mại thấp nên thị trường dễ bị hiện tượng đầu cơ, chi phối và thao túng giá cả các nhà đầu tư lớn, có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề này dễ trở thành nghiêm trọng khi thông tin thị trường thiếu minh bạch, sự quản lí và giám sát yếu kém của các cơ quan quản lí nhà nước và thị trường  Rủi ro kinh doanh là cao  Tiềm ẩn ở chất lượng tài sản kém, thiếu đồng bộ; năng lực quản trị điều hành kém; thông tin thiếu minh bạch và chuẩn xác; hiện tượng tham nhũng, trốn thuế, gian lận thượng mại phổ biến làm tăng chi phí và thông tin sai lệch, thiếu chuẩn xác…  Rủi ro kinh tế cao  DO : - cơ cấu kinh tế thiếu vững chắc, ảnh hưởng lớn bởi kinh tế nông nghiệp - áp lực về vốn đầu tư lớn; bội chi ngân sách cao; lãi suất cao - tăng trưởng nóng và tiềm ẩn nguy cơ lạm phát - cải cách hành chính còn thiếu triệt để làm tăng chi phí và gây mất ổn định cho doanh nghiệp; hệ thống luật chưa tiếp cận thông lệ quốc tế và thiếu ổn định ko hiệu quả Câu 2: Trong năm 2009, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ nh ờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất, miễn giảm và hoãn thuế thu nhập. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009 một mặt góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng góp phần giúp TTCK tăng mạnh trở lại. Ngoài ra, lạm phát giảm bớt trong năm này cũng tạo thêm lòng tin về ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2010 do áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao, nhập siêu cao, trong khi đó tăng trưởng tín dụng, cung tiền giảm so với năm 2009 nên chỉ số VNIndex đã giảm 2,04%. Mặc dù vậy, TTCK Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả rất tích cực trên các mặt quan trọng: giá trị vốn hóa đạt 39% GDP, tăng 17,1% so với năm 2009; huy động vốn thực tế đạt 98,7 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2009; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.480 tỷ đồng; dòng vốn nước ngoài vào thuần trên 1 tỷ USD; số lượng tài khoản các nhà đầu tư tăng 38%... Trong những tháng đầu năm 2011, TTCK có xu hướng sụt giảm. Cho đến hết tháng 4, chỉ số VNIndex giảm 4,58 điểm, tương đương 0,9% nhưng riêng tháng 5 có sự sụt giảm mạnh, giảm 58,71 điểm tương đương 12,2% do lo ngại về vấn đề giải chấp nhằm đáp ứng yêu cầu về giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất của Ngân hàng Nhà nước xuống 22% vào cuối tháng 6.
  6. Trong tháng 6, chỉ số có sự phục hồi so với tháng 5, VNIndex tăng 5,2% do áp lực giải chấp đã được giải tỏa phần nào. Tuy nhiên, tính từ đầu năm cho tới cuối tháng 6, VNIndex giảm 10,5% so với cuối năm 2010. Giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mỗi phiên trong trong 6 tháng đầu năm là 1.164,6 tỷ đồng, bằng 47% so với mức bình quân năm 2010. Mức vốn hóa cuối tháng 6 đạt 686 nghìn tỷ đồng, giảm 40 nghìn tỷ đồng, tương đương trên 5,5% so với cuối năm 2010; mức vốn hóa so với GDP giảm xuống 36% từ mức 39% cuối 2010. Huy động vốn qua TTCK cũng gặp khó khăn do TTCK giảm sút và mặt bằng lãi suất cao. Tính chung 6 tháng, vốn huy động qua trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh đạt 35,1 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2010, chiếm gần 90% tổng vốn huy động qua TTCK từ đầu năm. Tuy nhiên, vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu chỉ đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 16% và vốn huy động qua đấu giá cổ phần hóa đạt 0,56 nghìn tỷ đồng, bằng 68% so với cùng kỳ năm trước. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng sụt gi ảm. Cho đến cuối tháng 6, có khoảng 46% các công ty niêm yết có giá thị trường thấp hơn mệnh giá và 74% các công ty niêm yết có giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách; có 45% các công ty niêm yết có hệ số P/E thấp hơn 5. Do giá chứng khoán và khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh nên nhiều công ty chứng khoán thua lỗ; hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới cũng không hiệu quả do thu không đủ bù chi; hoạt động tư vấn đầu tư, phát hành, niêm yết, bảo lãnh cũng bị thu hẹp. Thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2012: Giới đầu tư đánh giá, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận mà chứng khoán mang lại vẫn cao h ơn so với các kênh đầu tư khác như USD, vàng, bất động sản… Có thời điểm, ch ứng khoán đã kh ởi sắc, mang lại nhiều hy vọng cho các nhà đầu tư. Mức tăng trưởng cao Trong 6 tháng đầu năm 2012, VN-Index từng có thời điểm đ ạt m ức tăng tr ưởng t ới 44,94%; HNX-Index có mức tăng trưởng tới 51,60%. Trên sàn UPCoM cũng có m ức tăng tr ưởng 9,55%. Có thể nói, trong khi nhiều kênh đầu tư sụt giảm và hầu như không có lợi nhuận, th ị tr ường chứng khoán 6 tháng đầu năm đã có sự bứt phá, nhi ều c ổ phiếu có m ức tăng tr ưởng 50- 70, thậm chí 100%, khá ấn tượng, bước đầu củng cố niềm tin. Thêm vào đó, động thái mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài khi họ mua ròng tới hơn 195,376 tỷ đồng trên TTCK Việt Nam cho thấy mức kỳ vọng của lợi nhuận là không nhỏ. Tính thanh kho ản đã cao h ơn khi trong 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư đặt lệnh mua 24,568 tỷ cổ phiếu và đặt lệnh bán 23,524 tỷ cổ phiếu trên cả 3 sàn chứng khoán. Bình quân, mỗi tháng nhà đầu tư đặt mua 1,364 t ỷ c ổ phi ếu và đặt bán 1,306 tỷ cổ phiếu, gấp hơn 2 lần so với bình quân năm 2011. T ổng giá tr ị giao d ịch bình quân mỗi phiên trên TTCK Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 1.817 tỷ đồng, tăng 74% so với con số 1.044 tỷ đồng bình quân cả năm 2011. Cho dù còn nhiều điều phải quan tâm nhưng tổng giá trị vốn hóa c ủa TTCK Vi ệt Nam tính đến ngày 26- 6 là 799.783 tỷ đồng. Trong đó, sàn Hà Nội hiện có 398 c ổ phiếu, tổng giá tr ị vốn hóa đạt hơn 104.618 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, có 302 cổ phiếu và 5 ch ứng ch ỉ qu ỹ niêm yết, tổng giá trị vốn hóa đạt hơn 671.386 tỷ đồng. Trên sàn UPCoM, tổng giá tr ị v ốn hóa c ủa 129 công ty đăng ký giao dịch là 23.779 tỷ đồng.Tổng vốn điều lệ của 700 doanh nghi ệp niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán Việt Nam là 344.546 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong bối cảnh khó khăn, vẫn có 7 doanh nghi ệp niêm yết m ới trên HNX là AMC, KHL, LAS, ASA, CTX, DHL, VPC với tổng số cổ phi ếu l ưu hành là 102.868.543 đ ơn v ị, t ổng vốn điều lệ đạt 1.068,788 tỷ đồng (chiếm khoảng 1,2% vốn điều lệ toàn thị trường). Có 4
  7. doanh nghiệp niêm yết mới trên HOSE là TCO, SVI, DRL, GAS với tổng s ố c ổ phi ếu niêm yết là 1.926.288.990 đơn vị (chiếm khoảng 8,02% vốn điều lệ toàn thị trường). Theo số liệu của UBCKNN, trong 6 tháng đầu năm 2012, UBCKNN c ấp gi ấy ch ứng nh ận chào bán cổ phiếu cho 16 tổ chức phát hành với tổng mức chào bán ra công chúng kho ảng 580 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 5.468 tỷ đồng. Tổng mức huy động v ốn trên TTCK thông qua phát hành cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phi ếu Chính phủ đạt 84.000 t ỷ đồng (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2011).Như vậy, TTCK vẫn là m ột kênh dẫn v ốn quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, thị trường chưa thật sự vững chắc khi sang tháng 6 và nhất là những ngày cuối tháng 6 liên tục có những phiên giảm điểm, giảm cả thanh khoản. Mặc dù giá nhiều cổ phiếu còn cao hơn 50-70% so với đáy tháng 12 năm ngoái, nhưng thị trường đang chứng kiến thanh khoản trở về mức èo uột (dưới 1.000 tỷ đồng/phiên cả hai sàn) và sự đứng ngoài quan sát của cả nhà đầu tư tổ chức lẫn cá nhân. Tháng 8: Thị trường chứng khoán niêm yết: Trong tháng 8, diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể chia thành hai giai đoạn chính: Từ 1/8 đến 20/8, thị trường trong trạng thái tích lũy và tăng đi ểm m ột cách từ từ của các chỉ số.Tính thanh khoản trên cả hai sàn đã có những cải thiện đáng kể.Trong giai đoạn này, thị trường đón nhận một số thông tin khá tích cực. Tình hình của doanh nghiệp được cải thiện hơn với số tiền miễn gi ảm và gia hạn thuế trong tháng 7 là gần 10,7 nghìn tỷ đồng. Hoạt động tín dụng đã dần tăng trở lại và lãi suất cho vay tiếp tục xu hướng giảm xuống. Lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp đối với kỳ hạn ngắn. Nhiều ngân hàng thương mại dư thừa thanh khoản ngắn hạn và được NHNN chấp thuận cho nâng h ạn mức tăng trưởng tín dụng. Thêm vào đó, thông tin NHNN chấp thuận thương v ụ sáp nhập HBB vào SHB cũng được giới đầu tư đón nhận khá tích cực.Ngoài ra, sự sôi động trong giao dịch các cổ phiếu có vốn hóa lớn cũng giúp cho VN-index có 3 tuần tăng đi ểm
  8. ấn tượng. Từ 21/8 đến 31/8, tác động tiêu cực của sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên - cựu phó chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB bị bắt ngày 21/8 đã khi ến cả hai ch ỉ số VN-Index và HNX-Index sụt giảm mạnh trong ba phiên liên ti ếp. Tâm lý bất an bao trùm thị trường. Các nhà đầu tư trở nên hoảng loạn. Tình trạng bán tháo xuất hiện từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và lan rộng sang các nhóm ngành khác. Bước sang tuần giao dịch cuối cùng của tháng 8, tâm lý th ận tr ọng l ại quay tr ở l ại với các nhà đầu tư trong bối cảnh thiếu vắng trầm trọng các thông tin hỗ trợ từ vĩ mô. Thêm vào đó, mức tăng cao hơn kỳ vọng của chỉ số CPI tháng 8 đã tạo tâm lý hoài nghi về rủi ro lạm phát cao có thể quay trở lại. Lực cầu suy yếu và kèm theođó là sự sụt giảm mạnh về thanh khoản so với các tuần trước đó. Kết thúc tháng 8/2012, VN-Index đóng cửa ở m ức 396 điểm 414,48 điểm; giảm 4,46% so với cuối tháng trước. KLGD bình quân đạt 41,61 tri ệu đơn vị, giảm 1% so với tháng trước. GTGD bình quân đạt 677,02 tỷ đồng, tăng 6,8% so với tháng trước. HNX-Index kết thúc tháng 8 tại mức 61,4 đi ểm; giảm 11,26% so với cuối tháng trước. KLGD bình quân là 37,94 triệu đơn vị; tăng 0,16% so với tháng trước. GTGD bình quân đạt 392,9 tỷ đồng; tăng 11,95% so với tháng trước. Hoạt động giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 8 vừa qua tỏ ra sôi động trên cả hai sàn. Tại HOSE, NĐTNN mua ròng 20,06 triệu cổ phiếu với giá trị mua ròng là 596,34 tỷ đồng. Trên HNX, NĐTNN tiến hành bán ròng 676,2 nghìn cổ phiếu, tuy nhiên giá trị giao dịch lại thể hiện trạng thái mua ròng với giá trị đạt 25,42 tỷ đồng. Thị trường UPCoM và OTC:
  9. Do ảnh hưởng của thị trường niêm yết, trong tháng 8 vừa qua, hoạt động giao dịch trên thị trường UPCoM khá trầm lắng. Chỉ số UPCoM Index đóng cửa phiên cuối tháng ở mức 38,2 điểm; tăng 1 đi ểm so với cuối tháng trước.Tính thanh khoản trên thị trường sụt giảm khá mạnh. KLGD bình quân mỗi phiên trong tháng đạt 345.220 đơn vị, giảm 28,25% so với tháng trước. GTGD bình quân đạt mức 2,76 tỷ đồng, giảm 10,7% so với tháng trước. NĐTNN ti ến hành mua ròng 95,8 nghìn cổ phiếu với giá trị mua ròng là 1,2 tỷ đồng. Diễn bi ến trên thị trường OTC trong thời gian qua khá ảm đạm.Tình trạng sụt giảm về giá diễn ra ở hầu hết các mã cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng, bất đ ộng sản, công nghiệp nhẹ và công nghệ. Thị trường sơ cấp: Trong tháng 8 vừa qua, trên HNX diễn ra 1 cuộc đấu giá cổ phần thành công của Công ty TNHH MTV Giao nhận kho vận ngoại thương. Tổng số cổ phần đưa ra đấu giá là 5.253.500 cổ phần, tổng số cổ phần bán được là 54.500 cổ phần (chiếm tỷ lệ 1,04%), tổng lượng tiền thu được là 557,55 triệu đồng. Đối với thị trường trái phiếu, trong tháng 8 diễn ra 13 phiên đấu giá trái phiếu chính phủ cho các kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm. T ổng lượng tiền gọi thầu cho cả 4 kỳ hạn là 22,5 nghìn tỷ đồng, tổng lượng tiền đăng ký thầu là 35,944 nghìn tỷ đồng, tổng lượng tiền huy động được là 15,65 8,75 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 43,54% so với tổng lượng tiền đăng ký thầu và chiếm 69,55% so với tổng lượng tiền gọi thầu. Lượng vốn huy động được trong tháng 8 tăng gần gấp đôi so với lượng vốn huy động được trong tháng trước.Lãi suất đặt thầu và lãi suất trúng thầu có xu hướng giảm nhẹ so với tháng 7. Tháng 9:
  10. Thị trường chứng khoán niêm yết: Trong tháng 9, diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam khá ảm đạm.Cả hai chỉ số chứng khoán chính tiếp t ục xu hướng giảm điểm.Tính thanh khoản trên thị trường giảm sút đáng kể so với các tháng trước cho thấy tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư và dòng tiền yếu. Việc thiếu vắng các thông tin vĩ mô tích cực đã khiến thị trường rơi vào trạng thái thiếu động lực để hồi phục. Hàng loạt số liệu kinh tế được công bố cho thấy nền kinh tế vĩ mô chưa thực sự chuyển biến tích cực và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ số PMI sản xuất của Việt Nam m ặc dù được cải thiện trong tháng 8 lên mức 47,9 điểm nh ưng con s ố này v ẫn ở d ưới ngưỡng 50 điểm cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục bị thu hẹp mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do lượng đơn đặt hàng mới thấp. Bên cạnh đó, các chi phí đầu vào cho sản xu ất như giá nguyên li ệu c ơ bản, điện nước và đặc biệt là xăng dầu tăng cao đang gây trở ngại lớn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng vẫn còn thấp. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ ở mức trung bình và khó có thể có đột biến.Ngoài ra, diễn biến lạm phát cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất thường. CPI tháng 9 c ả nước tăng đột biến với con số 2,2% cho thấy nguy cơ lạm phát cao quay trở lại trong những tháng cuối năm. Ngoài những thông tin không mấy khả quan trên, một yếu tố khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán chính là sự sôi động của thị trường vàng. Cùng với đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước gần đây tăng mạnh, trở thành kênh đầu tư thu hút một lượng tiền lớn rút kh ỏi th ị trường chứng khoán hiện đang không có nhiều cơ hội kiếm lời. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài tăng lên tại các ngân hàng thương mại trong thời gian qua cũng gây không ít trở ngại cho dòng vốn đổ vào TTCK. Bên cạnh đó, thị trường còn phải đón nh ận những tin xấu đến từ
  11. chính các DNNY.Sự kiện các vị trí chủ chốt của HĐQT Ngân hàng ACB lần lượt xin từ nhiệm cũng tác động tiêu cực đến TTCK, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Kết thúc tháng 9/2012, VN-Index đóng cửa ở mức 392,57 điểm; giảm 3,43 điểm so với cuối tháng trước. KLGD bình quân đạt 40,52 triệu đơn vị, giảm 3% so với tháng trước. GTGD bình quân đạt 665,66 tỷ đồng, giảm 4% so với tháng trước. HNX-Index kết thúc tháng 9 tại mức 55,47; giảm 5,93 điểm so với cuối tháng trước. KLGD bình quân là 27,36 triệu đơn vị; giảm 28% so với tháng trước. GTGD bình quân đạt 226,98 tỷ đồng; giảm 42% so với tháng trước. Hoạt động giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 9 vừa qua tỏ ra sôi động trên cả hai sàn. Tại HOSE, NĐTNN bán ròng 4,05 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên GTGD thể hiện trạng thái mua ròng với 116 tỷ đồng. Trên HNX, NĐTNN tiến hành mua ròng 11,13 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng đạt 129,3 tỷ đồng. Thị trường UPCoM và OTC: Do ảnh hưởng của thị trường niêm yết, trong tháng 9 v ừa qua, hoạt động giao dịch trên thị trường UPCoM tiếp tục ảm đạm. Chỉ số UPCoM Index đóng cửa phiên cuối tháng ở mức 39,01 điểm; tăng 0,81 điểm so với cuối tháng trước. Tuy nhiên, tính thanh khoản trên thị trường lại sụt giảm mạnh. KLGD bình quân mỗi phiên trong tháng đạt 215.944 đơn vị, giảm 37% so với tháng trước. GTGD bình quân chỉ đạt mức 1,64 tỷ đồng, giảm 41% so với tháng tr ước. NĐTNN tiến hành mua ròng 57,7 nghìn cổ phi ếu với giá trị mua ròng là 828,6 triệu đồng. Diễn biến tương tự trên thị trường OTC, tình trạng sụt giảm về giá diễn ra ở hầu hết các mã cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng, bất động sản, công nghiệp nhẹ và công nghệ. Thị trường sơ cấp:
  12. Trong tháng 9 vừa qua, trên HNX diễn ra 1 cuộc đấu giá cổ phần thành công của Công ty TNHH MTV Đông Trường Sơn. Tổng số cổ phần đưa ra đấu giá là 2.562.520 cổ phần, tổng số cổ phần bán được là 2.562.520 cổ phần (tỷ lệ thành công 100%), tổng lượng tiền thu được là 29,585 tỷ đồng. Đối với thị trường trái phiếu, trong tháng 9 diễn ra 8 phiên đấu giá trái phiếu chính phủ cho các kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm. Tổng lượng tiền gọi thầu cho cả 4 kỳ hạn là 9,5 nghìn tỷ đồng, tổng lượng tiền đăng ký thầu là 10,21 nghìn tỷ đồng, tổng lượng tiền huy động được là 4,66 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 45,64% so với tổng lượng tiền đăng ký thầu và chiếm 49,05% so với t ổng lượng tiền gọi thầu. Lượng vốn huy động được trong tháng 9 giảm sút đến 70% so với lượng vốn huy động được trong tháng trước. Lãi suất đặt thầu và lãi suất trúng thầu có xu hướng tăng lên so với tháng 8 phản ánh tâm lý lo ngại lạm phát cao quay trở lại của giới đầu tư. Câu 3: Không có đơn vị đo lường tổng rủi ro, không xác định số lũy kế thực, hai điểm tựa phân nhóm là vốn khả dụng trên tổng rủi ro và lỗ lũy kế/vốn điều lệ trong đề án tái cấu trúc sẽ không bao giờ chính xác. Không có đơn vị đo lường chính xác được tổng rủi ro, không xác định được những số lũy kế thực, hai điểm tựa phân nhóm là vốn khả dụng trên tổng rủi ro và lỗ lũy kế/vốn điều lệ trong đề án tái cấu trúc sẽ không bao giờ chính xác. Hệ quả là, công cụ này của Bộ Tài chính dễ dàng bị các công ty chứng khoán vô hiệu hóa. Một trong những mục tiêu chính của đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán là từng bước thu hẹp số lượng các công ty chứng khoán trên cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro của các công ty chứng khoán. Cơ sở để thực hiện mục tiêu này là Thông tư 226/2010/TT-BTC. Tuy nhiên, theo chuyên gia chứng khoán Thông tư chưa đủ gánh vác vai trò này. Khoản 4, Điều 14 của Thông tư quy định thời hạn kiểm soát đặc biệt tối đa 6 tháng, nếu công ty chứng khoán không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và có lỗ gộp vượt 50% vốn điều lệ thì bị đình chỉ hoạt động. Nhưng những giải pháp khắc phục mà Thông tư đưa ra cho các công ty bị kiểm soát đặc biệt, theo các chuyên gia, chỉ dành cho các công ty chứng khoán mới gặp khó khăn. Bởi nếu có thể bán được tài sản, thu hồi nợ, cắt giảm chi phí, thu hẹp phạm vi hoạt động có lẽ họ thực hiện từ trước, chẳng để đến ngày rơi vào “danh sách đen”. Các giải pháp khác như tăng vốn điều lệ, hợp nhất, sáp nhập với các công ty chứng khoán khác cũng khó khả thi, nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Các công ty kinh doanh có lãi còn khó hút vốn, nói gì đến những công ty chứng khoán thua lỗ, bị kiểm soát đặc biệt. Chưa kể Thông tư chưa lường trước được những kịch bản có thể xảy ra trong thực tế, khiến các công ty chứng khoán vẫn có thể kéo dài thời gian “tự cứu”. Ví như với những công ty
  13. chứng khoán nằm trong dạng kiểm soát có thời hạn để “sửa mình” không chỉ tối đa là 1 năm, trong trường hợp xét thấy cần thiết, theo đề nghị của công ty chứng khoán, Ủy ban chứng khoán Nhà nước kéo dài thời hạn kiểm soát thêm 6 tháng. Dự thảo sửa đổi Thông tư 226 cũng giữ nguyên quy định này. Ngay cả thời hạn kiểm soát đặc biệt tối đa 6 tháng dù được dự thảo sửa đổi Thông tư 226 đề nghị là 3 tháng, tuy nhiên, theo các chuyên gia, thời hạn như vậy vẫn quá dài. Và điều gì sẽ xảy ra khi các công ty chứng khoán kéo dài sự sống bằng việc thoát khỏi nhóm kiểm soát đặc biệt, lên nhóm kiểm soát rồi lại quay lại kiểm soát đặc biệt. Chuyên gia Phạm Kinh Luân cho rằng, các công ty chứng khoán không đáp ứng được tiêu chí về tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro và lỗ lũy kế trên vốn điều lệ theo tiêu chuẩn nên bỏ vào cùng một “rổ”. Thời hạn kiểm soát không nên kéo quá dài thậm chí còn gia hạn như với nhóm kiểm soát hiện nay.Ông cho rằng quá thời hạn bị kiểm soát mà các công ty chứng khoán vẫn không thể thăng hạng thì nên “bắn bỏ”. Chưa kể, việc chấm dứt một công ty chứng khoán nói thì dễ song hệ lụy của nó rất phức tạp.Rút giấy phép kinh doanh đồng nghĩa với việc chấm dứt tư cách pháp nhân của công ty chứng khoán.Điều này rất dễ dẫn đến khiếu kiện của các chủ nợ với công ty chứng khoán bị xóa sổ.Bởi các công ty chứng khoán thường có mối quan hệ nợ nần phức tạp với các ngân hàng, đối tác, khách hàng.Nếu không giải quyết được dứt điểm việc này trước khi xóa sổ, chẳng khác nào giải thoát nghĩa vụ trả nợ của các công ty chứng khoán. Theo đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán của Bộ Tài chính, năm nay mới chỉ là giai đoạn phân nhóm và áp dụng các biện pháp theo nhóm, chặng đường tái cấu trúc các công ty chứng khoán còn chờ đến năm 2013 với việc tăng cường năng lực quản trị, và hoạt động dựa trên 3 trụ cột chính: quy định về mức độ đủ vốn; quy định về hướng dẫn thông lệ khuôn khổ pháp lý quản trị rủi ro, đánh giá xếp hạng các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo thông lệ quốc tế từ đó phân loại và giám sát các tổ chức này. Tuy nhiên, đích đến này còn xa khi những bất cập về chế độ tài chính thời gian qua mang tính hệ thống.Chuyên gia Phạm Kinh Luân phân giải, chỉ nói riêng về việc trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động đầu tư tài chính mỗi công ty chứng khoán một khác. Nếu như đối với chứng khoán niêm yết, người ta có thể xác định được giá trị giao dịch chính xác từng ngày thì với cổ phiếu trên thị trường tự do (OTC) việc không có đơn vị trung gian đứng ra làm cơ sở cung cấp các dữ liệu tổng hợp về thông tin giao dịch cổ phiếu OTC, khiến trong thời gian qua nhiều công ty chứng khoán sử dụng khoản đầu tư OTC như một công cụ “xào nấu” báo cáo tài chính của mình. Hay như với hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán (margin).Nếu hệ thống ngân hàng có một quy chuẩn về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho từng khoản mục, thì với các công ty chứng khoán tất cả đều phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ban điều hành.Có công ty chứng khoán thích trích nhiều để trốn thuế, song lại có những công ty trích lấy lệ hoặc không trích để làm đẹp báo cáo tài chính. Đây cũng chính là lý do nhiều nhà đầu tư (nhà đầu tư) bỗng té ngửa khi công ty chứng khoán công bố lỗ vì phải trích lập khoản đầu tư này khoản đầu tư nọ. Trong khi đó, tỷ lệ trích lập dự phòng càng thấp càng cho thấy rủi ro phát sinh thêm các khoản lỗ càng cao. Hay như những khoản thu khác, và khoản nợ ngoại bảng, việc chưa có những quy định kế toán cụ thể về việc hạch toán, trích lập dự phòng rủi ro khiến cho các công ty chứng khoán đánh lận con đen, che giấu Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch, nhà đầu tư. Không có đơn vị đo lường chính xác được tổng rủi ro, không xác định được những số lũy kế thực, hai điểm tựa phân nhóm là vốn khả dụng trên tổng rủi ro và lỗ lũy kế/vốn điều lệ trong
  14. đề án tái cấu trúc sẽ không bao giờ chính xác. Hệ quả là, công cụ này của Bộ Tài chính dễ dàng bị các công ty chứng khoán vô hiệu hóa. Chưa kể những chế tài xử lý chưa mạnh khiến các công ty chứng khoán nhờn mặt, sẵn sàng nộp phạt để không nộp những báo cáo tài chính theo quy định. Đơn cử như ngày 15/8 vừa qua được coi là thời điểm quan trọng trong quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán nhưng vẫn có công ty chứng khoán nộp muộn. Danh sách các công ty chứng khoán bị đưa vào tầm ngắm vẫn gần như không thay đổi. Đây chính là lý do nhiều nhà đầu tư tin rằng có một bức tranh khác về năng lực các công ty chứng khoán. Số thực của những công ty chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt thực chất sẽ còn nhiều hơn con số 7 như đã công bố. Chưa kể, trong những công ty chứng khoán bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước rút giấy phép nghiệp vụ môi giới, ẩn sau đó có phải là câu chuyện của những doanh nghiệp không còn an toàn tài chính. Giảm bao nhiêu công ty chứng khoán và bao nhiêu là đủ, câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và năng lực thực của các công ty chứng khoán.Tuy nhiên để làm được điều đó chuyên gia Phạm Kinh Luân cho rằng, cần phải sớm đưa ra bộ tiêu chuẩn về kế toán cho các công ty chứng khoán. Đây sẽ là mắt lưới sàng lọc từ đó có những biện pháp hỗ trợ và tái cấu trúc. Câu 4: Trái phiếu Chính phủ Trong năm 2011, tổng lƣợng trái phiếu Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành trên thị trường sơ cấp đã đạt gân 104.581 nghìn tỷ đồng, thấp hơn khoảng 5,5 nghìn tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó, tổng giá trị trái phiếu của Kho bạc Nhà nƣớc phát hành là 60.309 tỷ đồng (chưa kể lượng phát hành cho Bảo hiểm xã hội và phát hành trực tiếp của NHNN gần 10.000 tỷ đồng), của Ngân hàng phát triển Việt nam và Ngân hàng chính sách xã hội lần lƣợt là 34.975 tỷ và 9.297 tỷ đồng. Nhƣ vậy, Kho bạc nhà nƣớc đã phát hành đƣợc khoảng 87,5% kế hoạch phát hành đề ra (đƣợc điều chỉnh từ mức 90.000 tỷ đồng xuống 80.000 tỷ đồng) còn Ngân hàng phát triển Việt Nam đã phát hành đƣợc 100% kế hoạch đề ra (đƣợc điều chỉnh từ 45.000 tỷ đồng xuống 35.000 tỷ đồng). Trong năm, tổng lƣợng trái phiếu phát hành lớn nhất là ở quý I với giá trị lên tới 41 nghìn tỷ đồng, còn quý IV có tổng giá trị trái phiếu phát hành thấp nhất, bằng khoảng 32% tổng giá trị phát hành trong quý I. Về lãi suất trái phiếu Kho bạc, trái ngƣợc với năm 2010 khi lãi suất ở các kỳ hạn có xu hƣớng giảm dần thì lãi suất trái phiếu trong suốt năm 2011 có xu hƣớng ổn định và luôn cao hơn lãi suất so với cùng kỳ năm 2010. Trong khi đó, lãi suất của những trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh duy trì một mức chênh lệch cao hơn từ 1-3% so với lãi suất trái phiếu Kho bạc cùng kì hạn. Với chính sách tiện tệ và tài khóa đƣợc thắt chặt, đầu tƣ công đƣợc cắt giảm, việc huy động và giải ngân vốn, theo chủ trƣơng của Chính phủ, đƣợc tiến hành rà soát và giảm tốc, chỉ ƣu tiên cho các dự án thiết yếu, có thể nhận thấy lãi suất trúng thầu trái phiếu đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ điều chỉnh kì vọng của nhà đầu tƣ về một mặt bằng lãi suất thị trƣờng giảm dần. Kế hoạch huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ cho năm 2012 chƣa đƣợc công bố, tuy nhiên, trong quý I/2012, Kho bạc Nhà nƣớc đang dự kiến phát hành 25.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 01/NQ-CP ban hành ngày 3/1/2012 với mục tiêu tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao hiệu quả… thì kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ đƣợc kỳ vọng tƣơng ứng với mức mục tiêu của
  15. năm 2011. Theo đó, Chính phủ sẽ vẫn tiếp tục rà soát các dự án đầu tƣ, các dự án, công trình nhằm tăng cƣờng hiệu quả đầu tƣ của nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Trái phiếu doanh nghiệp Năm 2011, tổng khối lƣợng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt trên 6.000 tỷ đồng, bằng 10% tổng giá trị phát hành của năm 2010. Phần lớn tổ chức phát hành là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng trái phiếu nhƣ sản phẩm thay thế cho khoản vay và ngƣời mua là tổ chức tín dụng, không chào bán ra thị trƣờng. Về lãi suất, các trái phiếu của những doanh nghiệp lớn nhƣ EVN, Vinacomin, Viettinbank, Tổng thép Việt Nam, Hoang Anh Gia Lai Group đƣợc giao dịch trên thị trƣờng với mức lợi suất từ 16% - 18% cho trái phiếu lãi suất cố định kỳ hạn 2 hoặc 3 năm; còn các trái phiếu có lãi suất thả nổi, mức lợi suất giao dịch bình quân vào khoảng 19% - 21%. Hoạt động trầm lắng của thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2011 là do chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa đƣợc chính phủ áp dụng trong năm vừa qua đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và từ đó hạn chế khả năng phát hành trái phiếu. Hơn thế nữa, trong năm vừa qua hàng loạt quy định mới nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt đông phát hành trái phiêu doanh nghiệp đƣợc đƣa ra cũng là yếu tố làm suy giảm lƣợng trái phiếu doanh nghiệp phát hành. Ví dụ, Luật Tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/1/2011 quy định mức dƣ nợ cấp tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại bao gồm cả tổng mức đầu tƣ vào trái phiếu do khách hàng phát hành, Nghị định 90./2011/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/12/2011 quy định cụ thể về điều kiện phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp, Thông tƣ số 28/2011-TT-NHNN có hiệu lực từ 20/10/2011 quy định điều kiện của các tổ chức tín dụng khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, chúng tôi nhận định tình hình phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp trong năm 2012 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khan hạn chế cho đến khi kinh tế vĩ mô trở nên ổn định hơn và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khởi sắc trở lại.
  16. Câu 5: Trong năm 2011, tổng khối lƣợng giao dịch trái phiếu đạt 702,2 triệu trái phiếu và giá trị giao dịch đạt khoảng 61.649 nghìn tỷ đồng, lần lƣợt bằng 83,39% tổng khối lƣợng và 69,9% tổng giá trị trái phiếu giao dịch trên thị trƣờng thứ cấp năm 2010. Khối lƣợng và giá trị giao dịch tăng dần theo từng quý, và quý IV có khối lƣợng cũng nhƣ giá trị giao dịch lớn nhất, chiếm khoảng 50% tổng khối lƣợng và giá trị giao dịch trong năm 2011. Tình hình giao dịch của trái phiếu trong năm đã phản ánh rõ nét diễn biến lãi suất trên thị trƣờng. Chủ trƣơng hạ mặt bằng lãi suất chung của Chính phủ đã khiến giá trị giao dịch trái phiếu đã tăng đột biến trong tháng 6 và tháng 7. Cụ thể, 95 triệu đơn vị trái phiếu đã đƣợc chuyển nhƣợng trong tháng 6, tƣơng ứng với 14.699 tỷ đồng, chiếm gần 24% tổng giá trị giao dịch của cả 3 quý; các con số tƣơng ứng của tháng 7 là 111 triệu đơn vị trái phiếu, 11.415 tỷ đồng và 18,5%. Trong khi đó, vào hai tháng cuối năm với hoạt động kém sôi động trên thị trƣờng thứ cấp do mức lãi suất trần đƣợc đƣa ra ở mức thấp hơn mong đợi, tổng khối lƣợng và giá trị giao dịch trên thị trƣờng thứ cấp cũng tăng cao, ở trên mức 105 triệu đơn vị trái phiếu và trên 10.500 tỷ đồng. Trong năm 2012, với mức lãi suất trong hệ thống ngân hàng vẫn đƣợc duy trì ở mức ổn định và mức lãi suất trên thị trƣờng trái phiếu sơ cấp có xu hƣớng giảm, và khi lƣợng trái phiếu đáo hạn trong năm 2012 lên tới 72.379 tỷ đồng và có tới 43% trong số này sẽ đáo hạn trong quý I/2012, chúng tôi nhận định rằng hoạt động của thị trƣờng trái phiếu thứ cấp sẽ khá sôi động trong quý I/2012 và giao dịch sẽ có nhiều cải thiện đối với trái phiếu có kỳ hạn dài. Câu 6: - Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí  Lợi nhuận tuyệt đối và lợi nhuận tương đối  Lợi nhuận tuyệt đối: - Chỉ tiêu rất quan trọng, cho biết thu nhập của nhà đầu tư trong một thời gian nhất định, tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ mang tính danh nghĩa - Thu nhập trong đầu tư chứng khoán chia làm 2 loai: • Thu nhập thường xuyên (Tree): cổ tức và lợi tức + Đối tượng của thuế thu nhập • Lãi vốn (Gain): có được khi nhà đầu tư bán chứng khoán, bằng doanhthu từ tiền bán trừ chi phí đầu tư (giá vốn ban đầu, chi phí giao dịch) +Áp dụng khấu trừ thuế tại nguồn và cho phép nhà đầu tư tự tính, tự kê khai thuế với nhiều lựa chọn khác nhau  Lợi nhuận tương đối: - Phản ánh quan hệ giữa kết quả thu được với một đại lượng nào đó, đặc trưng là ROE (1 đồng vốn đầu tư của CSH sẽ cho bao đồng lợi nhuận), ROA - hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp (1 đồng đầu tư tài sản tạo bap đồng lợi nhuận),...  Lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kì vọng  Lợi nhuận thực tế: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện  Lợi nhuận kì vọng: cho biết mong muốn của nhà đầu tư về lợi nhuận trong tương lai • Là yếu tố không chắc chắn, phụ thuộc váo rất nhiều khả năng xảy ra các biến cố khác nhau
  17. • Là lợi nhuận bình quân của các lợi nhuận thực tế có thể nhận được trong tương lai • Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là tỉ suất lợi nhuận đủ bù đắp hay ngang bằng với những rủi ro của tài sản đầu tư R=RFR +BR + FR + MR + LR + CR + OR RFR: tỷ suất lợi nhuân phi rủi ro BR: Phần bù rủi ro kinh doanh FR: Phần bù rủi ro tài chính MR: Phần bù rủi ro thị trường LR: phần bù rủi ro thanh khoản CR: phần bù rủi ro chính trị OR: Phần bù rủi ro khác Câu 7: Bức tranh thị trường trái phiếu năm 2011 Mục tiêu của Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 – 2020 là tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán; Phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa trị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP vào năm 2020; Đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế; Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn và đào tạo nhà đầu tư cá nhân. Nhiệm vụ phát triển thị trường trái phiếu, đặc biệt là thị trường trái phiếu chính phủ được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong của Chiến lược. Năm 2011, kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức từ cả những yếu tố bên ngoài (khủng hoảng nợ công, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao…) lẫn các yếu tố nội tại của nền kinh tế (lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao; hệ thống tài chính bộc lộ nhiều vấn đề phải giải quyết; sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) rất khó khăn; hoạt động đầu tư toàn xã hội bị thu hẹp do ưu tiên trong chính sách điều hành kinh tế là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh đó, TTCK Việt Nam cũng đã trải qua nhiều biến động. Trong năm 2011, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX), chỉ số VN – Index để mất 27,66% so với mức 485.97 điểm vào đầu năm, đóng cửa ngày 30/12/2011 ở mức 351,55 điểm. Khối lượng giao dịch bình quân trong năm 2011 đạt 33,7 triệu chứng khoán, giá trị giao dịch bình quân vào khoảng 650 tỷ đồng, giảm 29% về khối lượng và 57,3% về giá trị so với năm 2010 với hơn 50% mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết có thị giá thấp hơn mệnh giá. Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), chỉ số HNX-Index cũng giảm 48,58% so với cuối năm 2010 và dừng lại ở ngưỡng 58,74 điểm vào ngày 31/12/2011. Khối lượng và giá trị giao dịch đều giảm lần lượt là 9,27% và 60,34% so với năm 2010. Thị trường trái phiếu DN trong năm 2011 cũng khá ảm đạm khi môi trường kinh tế cả trong và ngoài nước bất ổn, khiến việc phát hành trái phiếu DN hết sức khó khăn. Nhiều DN phải hoãn hoặc hủy kế hoạch phát hành trái phiếu như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoãn phát hành 500 triệu USD trái phiếu. Một loạt các DN trên sàn niêm yết như Địa ốc Hoàng Quân (HQC), NHTMCP Sài Gòn (SCB); Khoáng sản Na Rì (KSS) cũng ở trong tình trạng tương tự. Rủi ro tín dụng tăng cao dẫn tới nhiều trái phiếu mặc dù được chào với lãi suất rất cao từ 21- 23%/năm vẫn không thể bán được, đặc biệt là trái phiếu bất động sản. Bức tranh thị trường thứ cấp cũng không sáng sủa hơn, thanh khoản rất ít và chỉ tập trung ở một số trái phiếu của
  18. DN lớn như EVN, Lilama, BIDV, FPT… Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), năm 2011 ước tính có khoảng 27 đợt phát hành trái phiếu với khối lượng giao dịch khoảng 7.000 tỷ đồng, chỉ bằng 12,5% so với năm 2010. Ngược lại, thị trường sơ cấp trái phiếu chính phủ lại rất sôi động.Năm 2011 có thể coi là năm thành công nhất từ trước đến nay trong huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ tại HNX.Lượng vốn huy động được lớn nhất và tỷ lệ huy động thành công/kế hoạch huy động cao nhất. Qua 130 phiên đấu thầu đã huy động được 81.715,8 tỷ đồng (gấp gần 3 lần khối lượng trúng thầu năm 2010), trong đó huy động trái phiếu kho bạc đạt 62.153,8 tỷ đồng, đạt khoảng 80% kế hoạch huy động. Lãi suất phát hành tuy ở một mặt bằng mới cao hơn năm trước, song vẫn thấp hơn khoảng 2% so với lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng. Toàn bộ trái phiếu Chính phủ phát hành qua kênh đấu thầu và bảo lãnh đều được thực hiện niêm yết trên thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt theo quy định. Trên thị trường thứ cấp, từ cuối năm 2010 sang năm 2011, lãi suất trái phiếu Chính phủ đã ồ ạt tăng mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Lãi suất đạt đỉnh vào thời điểm đầu tháng 6/2011, với lãi suất kỳ hạn 1 năm, 3 năm và 10 năm tương ứng là 13,532%, 13,234% và 12,385%. Sau khi đạt đỉnh này, lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm dần, tuy vậy kết thúc năm 2011 vẫn đứng ở mức cao. Có thể phân chia thành 3 giai đoạn thay đổi lãi suất trái phiếu Chính phủ trong năm 2011 gồm: - Giai đoạn I (từ đầu năm đến tháng 5/2011): lãi suất trái phiếu Chính phủ liên tục tăng, đặc biệt với kỳ hạn 1 năm khi đạt đỉnh ở mức 13,532% vào ngày 26/5/2011. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát tăng rất mạnh trong những tháng này (chỉ số CPI tăng bình quân 2,1%/tháng). - Giai đoạn II (từ tháng 6/2011 đến đầu tháng 10/2011): lãi suất giảm nhanh trong giai đoạn tháng 6, 7 và giảm chậm dần trong tháng 8, 9/2011. Nguyên nhân là do lạm phát phi mã lập đỉnh vào tháng 6 sau đó giảm dần các tháng tiếp theo cùng với nó là việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt trần lãi suất 14%, đặt mục tiêu hạ lãi suất cho vay xuống 17-19%. - Giai đoạn III (quý IV/2011): lãi suất có xu hướng tăng trở lại do xuất hiện nhiều vụ vỡ nợ tín dụng đen, rủi ro tín dụng trên thị trường tăng lên. Một số ngân hàng thương mại bắt buộc phải nhận hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước.Kết thúc năm 2011, tình hình vẫn chưa có thay đổi khi lãi suất ngắn hạn vẫn cao hơn dài hạn. Đây là chỉ báo rõ ràng chứng tỏ thị trường vẫn chưa quay trở lại với trạng thái thông thường, nguy cơ khủng hoảng thanh khoản đang còn hiện hữu. Hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt đã được vận hành ổn định, an toàn với quy mô giao dịch 90.221 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 364 tỷ đồng/phiên. Có những tín hiệu cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại giao dịch khá tích cực trên thị trường trái phiếu Chính phủ với giá trị giao dịch hai chiều đạt xấp xỉ 55.000 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2010 và đấu thầu mua 9.000 tỷ đồng (năm 2010 nhà đầu tư nước ngoài không thực hiện mua qua đấu thầu). Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn dưới 1 năm và từ 1 đến 3 năm, các kỳ hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Về hệ thống thành viên, trên thị trường sơ cấp, các thành viên đấu thầu hoạt động trên một thị trường đấu thầu có tính cạnh tranh, minh bạch với chất lượng tham gia ngày càng tăng. Tính cuối năm 2011, có 87 thành viên đấu thầu, trong đó bao gồm 30 công ty chứng khoán, 39 ngân hàng thương mại trong nước, 8 ngân hàng thương mại nước ngoài và 10 tổ chức tài chính khác. Đối tượng nhà đầu tư được mở rộng hơn với sự tham gia của các quỹ nước ngoài, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng nước ngoài uy tín như: HSBC, Deutsche, Standardered Charted Bank, ANZ chi nhánh Hà Nội, BNP Paribas… Thị trường trái phiếu thứ
  19. cấp có 45 thành viên, trong đó 17 thành viên ngân hàng thương mại và 28 thành viên công ty chứng khoán. Trong số này, có 38 thành viên cũng là thành viên đấu thầu trên thị trường sơ cấp. Tỷ trọng tham gia giao dịch của khối ngân hàng thương mại vẫn giữ ổn định, đạt khoảng hơn 45,84% giá trị giao dịch của thị trường, công ty chứng khoán tiếp tục duy trì hình thức môi giới giao dịch là chủ yếu (chiếm hơn 50,1%). Như vậy, ngân hàng thương mại vẫn có vai trò là chủ thể giao dịch chính với đặc điểm có khối lượng giao dịch rất cao; các ngân hàng thương mại chưa phải là thành viên thứ cấp cũng là những khách hàng giao dịch chính của các công ty chứng khoán thành viên. Đánh giá những thành tựu và hạn chế Nhìn lại hơn hai năm sau khi thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt đi vào hoạt động, có thể nói chúng ta đã đạt được những thành tựu: - Đối với thị trường sơ cấp: + Đã hình thành rõ một thị trường đấu thầu trái phiếu chính phủ có xu hướng cạnh tranh, minh bạch về giá, lãi suất phát hành có mặt bằng thấp hơn lãi suất huy động trên hệ thống ngân hàng. + Cải tiến quy trình phát hành, rút ngắn thời gian từ đấu thầu lên niêm yết và giao dịch, đồng thời cũng để kết nối thị trường sơ cấp với thị trường thứ cấp. Đáng lưu ý là bất chấp yếu tố vĩ mô không thuận lợi nhưng thị trường trái phiếu vẫn thu hút được nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường. + Nhằm tạo hành lang pháp lý cho thị trường trái phiếu, ngay đầu năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 5/1/2011 về “Phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương”, Nghị định quy định thêm về hoán đổi trái phiếu, đưa ra khái niệm về nhà tạo lập thị trường. Tiếp theo, Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu DN có hiệu lực đã tạo điều kiện nhằm khơi thông nguồn vốn trên thị trường trái phiếu DN, mở rộng phạm vi điều chỉnh, nâng cao tiêu chuẩn, quy định thêm phương thức phát hành… - Đối với thị trường thứ cấp: + Hình thành cấu trúc với các quy định pháp lý cơ bản của một thị trường giao dịch theo các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống giao dịch, thông tin, thanh toán bù trừ và đang ngày càng được hoàn thiện phù hợp với điều kiện thị trường cũng như tăng tính thanh khoản, tạo sự sôi động cho các giao dịch trái phiếu. + Sự kết nối giữa thị trường thứ cấp và sơ cấp trái phiếu ngày càng được củng cố chặt chẽ thông qua sự gắn kết về lãi suất giữa hai thị trường và quy trình phát hành – niêm yết được rút ngắn từ 11 ngày xuống 6 ngày làm việc, đẩy nhanh quá trình tạo hàng trên thị trường thứ cấp và cơ hội đầu tư cho thành viên. + Hệ thống thành viên với vai trò của ngân hàng thương mại trên thị trường thứ cấp và sơ cấp tiếp tục được giữ vững, tạo tiền đề xây dựng mô hình nhà tạo lập thị trường cho thị trường trái phiếu. Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với xu thế phát triển chung của Việt Nam và thế giới đó là: + Về cơ cấu kì hạn: nếu tiếp tục thực hiện phát hành và niêm yết với xu hướng tập trung tại các kỳ hạn ngắn trong nhiều năm sẽ tạo áp lực trả nợ trong ngắn hạn rất lớn. Thêm vào đó, các tổ chức phát hành có tình trạng phát hành cùng kỳ hạn nên vô hình chung tạo sự cạnh tranh nguồn tiếp cận vốn trên thị trường trong cùng thời điểm.
  20. + Sản phẩm gốc trên thị trường phát hành còn đơn điệu, vẫn chỉ hạn chế ở các trái phiếu trả lãi định kỳ, chưa có những sản phẩm phát hành liên kết gắn trách nhiệm, quyền lợi giữa Nhà nước và chủ đầu tư trái phiếu. + Về thành viên: số lượng thành viên nhiều nhưng mức độ tham gia còn ít, không đồng đều, tập trung vào một số thành viên lớn, chủ yếu là các ngân hàng thương mại lớn. + Hệ thống giao dịch và thông tin vẫn còn nhiều tồn tại, đặc biệt chưa hỗ trợ thành viên trong việc điều chỉnh linh hoạt kỳ hạn repo, phòng ngừa rủi ro, chưa thực sự giúp các thành viên tìm kiếm đối tác dễ dàng khi có nhu cầu. + Thanh khoản trên thị trường trái phiếu thứ cấp kém sôi động khi những người chơi chính là các ngân hàng rơi vào tình trạng khan hiếm tiền mặt, đặc biệt ở nửa đầu năm khi chỉ số CPI liên tục tăng mạnh kéo kỳ vọng lãi suất lên cao, thanh khoản chỉ đạt 0,24 trong khi mức thanh khoản trung bình của các nước trong khu vực 6 tháng đầu năm 2011 vào khoảng 0,32 đến 1,15, cá biệt thị trường Hồng Kông là 72,75 – 72,16. Thị trường trái phiếu Việt Nam bước sang năm 2012 được hầu hết các chuyên gia trong ngành dự báo sẽ tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công và tình hình kinh tế vĩ mô không mấy khả quan. Tuy nhiên, với những biện pháp mới mà các cơ quan quản lý đưa ra như: Hoàn chỉnh hạ tầng công nghệ đồng bộ để hỗ trợ cho tất cả các loại hình phát hành, giao dịch và thông tin sơ cấp, thứ cấp trên thị trường nợ; Xây dựng hệ thống thông tin bao gồm cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về thị trường trái phiếu gồm các thông tin phát hành – giao dịch và thử nghiệm tích hợp các công cụ dự báo như đường cong lãi suất, chỉ số trái phiếu bond – index…; Đa dạng hóa sản phẩm giao dịch như trái phiếu có nguồn thu từ dự án, trái phiếu gắn với chỉ số lạm phát, các công cụ giao dịch trái phiếu cho nhà đầu tư ngay từ khi có kế hoạch phát hành trái phiếu… thị trường trái phiếu có hy vọng sẽ tăng trưởng bền vững và ổn định hơn. Câu 8: a. Nhân tố ảnh hưởng đến thị giá • Thị giá cổ phiếu - Về mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và ho ạt động s ản xuất kinh doanh c ủa công ty : Giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động hoạt động kinh doanh, đôi khi x ảy ra sau. Th ời gian xảy ra và mức độ biến động này có sự chênh lệch đáng kể qua theo dõi tình hình. Qua một thời gian dài, nhiều người cho rằng giá c ổ phi ếu ph ổ thông thay đ ổi tr ước ho ạt đ ộng kinh doanh. Ví dụ : giá cổ phiếu của các công ty th ường thay đ ổi r ất nhi ều ở th ời đi ểm tr ước và sau báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý hàng năm của mỗi công ty. - Thu nhập công ty: những người theo trường phái này cho rằng, thu nhập hay lợi nhuận của công ty được coi là nhân tố quan trọng nhất tác động t ới giá c ổ phi ếu. Nh ững nhà kinh doanh và nhà đầu tư mua và bán c ổ phi ếu chủ yếu d ựa trên c ơ s ở d ự đoán v ề m ức thu nhập. Tuy nhiên, giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng có mối quan hệ chặt chẽ với thu nhập. Có những thời điểm, giá cổ phiếu tăng nhanh hơn thu nhập; vào những thời điểm khác, nó b ị tụt lại đằng sau thu nhập. Đôi khi trên thực tế, nó lại biến động theo chi ều h ướng ngược l ại với thu nhập. Do vậy, dù một người theo dõi rất sát thị trường đã dự đoán đúng xu hướng thay đổi của thu nhập, nhưng không có gì bảo đảm rằng anh ta có thể dự đoán chính xác xu h ướng biến đổi của giá cổ phiếu. chúng ta nên quan tâm đến thu nhập c ủa công ty trong m ột th ời gian dài khoảng 2 đến 5 năm trong quá khứ. - Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh t ế khu v ực và th ế gi ới: Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát tri ển (và có xu h ướng gi ảm khi
nguon tai.lieu . vn