Xem mẫu

  1. Câu chuyện “con cò” Nhận diện cò Trong cái thế giới sinh vật muôn hình muôn vẻ, cò góp mặt với dăm bảy loài. Còn trong những cái “ao tù, vũng đục” của sinh hoạt xã hội, cò mồi cũng đủ loại: từ cò bự đến cò con, cò khôn – cò dại, lại có cả cò sang – cò hèn (!). Người ta quen gọi: cò giấy phép, cò dự án, cò lao động xuất khẩu, cò vé (tàu xe), cò nhà đất, cò chức vị,… và nay còn mới nghe “cò báo chí”. Các đồng nghiệp hay xông pha vào vùng (đề tài) “nóng”, cụng đầu với nhiều vấn nạn xã hội, như tham nhũng, buôn lậu, tội
  2. phạm xã hội đen,… từng xé toạc từng mảng mặt nạ đẹp đẽ để công chúng thấy vẻ nhơ nhuốc sau nó; đâm thủng những tấm che chắn, để công chúng thấy những ung nhọt trong nó. Nhưng, chúng ta đều biết, không phải bùn đen nào cũng dễ dàng được đem ra ánh sáng, không phải ánh sáng nào, cũng soi rọi hết ngõ ngách của bùn đen. Ấy phần nào cũng “nhờ” vào cánh cò. Phải là cò bự, cò “ăn” theo “đàn” mới đủ sức che chắn cả mặt trời công lý. Những Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh, Hai Chi, vì đâu mà đến khi cái ung nhọt đã lở ra, mới thấy ánh sáng công lý rọi tới? Ấy là nhờ họ đã biết nuôi cò, dùng cò, thả cò vào các ngõ ngách có cắm biển “Trách nhiệm” để bịt lối, để tha hồ tung tác. Đám cò nhỏ thì đông hơn, nhưng vì không có sải cánh rộng,
  3. không đủ sức vươn tới “bóng cả”, thì dễ bị nhận diện hơn, dễ bị tóm hơn. Thiển cận, người ta lại trút giận lên đám yếu hèn này, trong khi vẫn thường cung kính, trọng vọng với đám cò bự - ngay cả biết biết chúng là cò. Vẫn thấy, dăm bảy cò vé (phe vé) bị bắt, nhưng không thể xoá tình trạng vé chợ đen; vài cò xuất khẩu lao động lộ diện, nhưng người lao động vẫn bị lừa. Không truy ra cái gốc của ung nhọt, thì mãi mang tật, chỉ lo chăm sóc vết thương cũng đủ mệt, cũng đủ nhức nhối. Con cò khôn là con cò biết luồn lách, biết chui qua lưới luật pháp, biết đi đường vòng. Con cò dại thì có khi là do “lực bất tòng tâm” mà chịu mang thiệt. Cò sang là cò có cái lốt mà người đời thường trọng vọng, nó là con cò lớn, cò khôn. Chúng ta đã được biết, bàn tay pháp luật đã sờ tới cả cò cha – cò con tại một cơ quan xét
  4. duyệt “cô-ta” (quota). Nuôi cò, cò mổ mắt Ai nuôi cò? Chính chúng ta. Chúng ta nuôi cò, để rồi chúng ta phải than vãn về nó, phải tìm bắt nó. Tại một phòng công chứng nọ, đối diện với một trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội, đám cò ngang nhiên khấy nước kiếm ăn. Bởi vì, ai cũng có lý do để cho rằng mình vội, mình cần được công chứng trước, nên cò mới là “nhịp cầu” mà “phí qua cầu” thì khỏi cần mặc cả. Người ta sỉ vả cò, rồi lại nhờ đến cò, sau lại coi như mình là nạn nhân (?!).
  5. Chúng ta có cái ước mơ làm giàu nhanh chóng tại một phương trời xa quê mẹ nào đó, và muốn cánh cò đưa qua “vũ môn”, dù đã được cảnh báo là chưa chắc cò đã hạ cánh cho ta xuống cứu cánh trông đợi. Và rồi nhiều người ra đi tay trắng, khi về… trắng tay, nhưng trên lưng có thêm món nợ chất đầy có khi đến hai, ba thế hệ. Chúng ta vỗ béo cho cò, để được nhận vào, hay leo lên một vị trí công việc, vị thế xã hội nào đó. Và rồi từ đó, chúng ta đánh bạn với cò, hoặc coi cò là ân nhân, hay thậm chí tự biến mình thành cò bao giờ không hay. Cò vẫn tồn tại, sinh trường, như một logic tất yếu với người bạn vong niên của nó, là cái “ao tù, vũng đục”. Đó là do cả một cơ
  6. chế, cả một nếp nghĩ, cả một thói quen, mà khó có thể thay đổi trong sớm chiều. Mặt nước thì trong, nhưng đáy nước thì vẩn. Vấn đề là, trong khi chưa thể nạo vét hết những thứ cặn bã, thì ít nhất phải làm sao để đừng khuấy cho nó thêm đục./.
nguon tai.lieu . vn