Xem mẫu

  1. Câu 1: hãy nêu và phân tích nội dung , ý nghĩa vật chất của Lênin TL: Định nghĩa vật chất của Lênin Vật chất là một phạm trù triết học ,dùng để chỉ thực tại khách quan , được đem lại cho con người trong cảm giác , được cảm giác của chúng ta chép lại ,chụp lại phản ánh lại và tồn tại không lệ thộc vào cảm giác . • Nội dung vật chất của lênin “Vật chất là một phạm trù triết học “.Với tính cách là một phạm trù triết học , vật chất không tồn tại cảm tính , nghĩa là nó không đồng nhất với các dạng tồn tại cụ thể ,mà ta thường gọi là vật thể . Vật thể là những cái có hạn , có sinh có diệt và chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác . Còn vật chất là vô cùng , vô tận , vô sinh , vô diệt .Vậy không thể quy vật chất về vật thể và cũng không thểe đồng nhất vật chất với vật thể . Thuộc tính chung nhất của vật chất là “thực tại khách quan “ tồn tại bên ngoài , không lẹ thộc vào cảm giác . Như đã biết vật chất là vô cùng vô hạn , vô tận , nên có vô vàn những thuộc tính , trong đó thuộc tính chung nhất là “thực tại khách quan “ . Nó được xem là tiêu chuẩn để phân biệt giữa vật chất với những cái không phải là vật chất, kể cả trong tự nhiên lẫn trong xã hội. Có nghĩa là, bất cứ cái gì tồn tại khách quan, đều là vật chất và ngược lại, cái gì tồn tại không khách quan thì đều không phải là vật chất. -Vật chất “đem lại cho con người trong cảm giác , được cảm giác chụp lại ,chép lại phản ánh lại “ Vật chất tồn tại khách quan , nhưng không phải tồn tại trìu tượng , mà tồn tại hiện thực qua các sự vật vật cụ thể . Khi tác động vào giác quan , gây nên cảm giác . Được cảm giác của chúng ta ghi lại , chứng tỏ con người nhận thức được thế giới . * Ý nghĩa vật chất của Lênin Nó đã giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường duy vạt biện chứng , khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau , vật chất quyết định ý thức , ý thức phản ánh vật chất . Qua đó , tự nó đã chống lại tất cả những quan điểm duy tâm ,siêu hình , nhị nguyên ,bất khả tri..trong quan điểm vật chất . Định nghĩa này được mở rộng hơn ,nó không chỉ bao gồm vật chất dưới dạng tự nhiên (như đất không khí , lửa ..)mà cả vật chất dưới dạng xã hội (như tồn tại xã hội , lực lượng sản xuất ,quan hệ sản xuất ) Qua đây đã thể hiện sự thống nhất giữ chủ nghĩa duy vật biện chứng với củ nghĩa duy vật lịc sử , bao quát toàn bộ đời sống hiện thực cả tự nhiên lẫn xã hội . Định nghĩa này đã trang bị thế giới quan duy vật , phương pháp luận khoa học , mở đường cho nghành khoa học cụ thể phát triển , đi sâu vào thế giới , tìm thêm những dạng mới của vật chất , đem lại niềm tin cho con người trong việc nhận thúc thế giới và cải tạo thế giới.
  2. Câu 3 : Hãy phân tích những nội dung và ý nghĩa quy luật về những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại TL: Những nội dung cơ bản của quy luật Chất: là tổng hợp những thuộc tính khách quan, vốn có của nó : nói lên nó là cái gì , - để phân biệt nó với cái khác . VD + Chủ nghĩa xã hội khác về chất so với chủ nghĩa tư bản :chủ nghĩa xã hội không duy trì chế đọ sở hữu tư bản , không có tình trạn người bóc lột người + Chất của đồng là điểm nóng chảy ở 1083độ C để phân biệt với nguyên tố khác Đặc tính của chất :Chất của sự vật mang tính khách quan ,tương đối ổn định , biểu hiện thông qua những thuộc tính • Sự phân biệt chất và thuộc tính có tính tương đối . Vì trong quan hệ này nó được coi là chất còn trong quan hệ khác nó được coi là thuộc tính . Một chất bao gồm nhiều thuộc tính , mỗi thuộc tính có thể coi là một chất . Lượng : là khái niệm biểu thị những con số của các yếu tố , các thuộc tính cấu thành - nó ở độ lớn , quy mô trình độ ,tốc độ màu sắc … Đặc điểm :Lượng là cái khách quan vốn có của sự vật , lượng có khi xác định bằng những con số cụ thể có khi xác định bằng tính trừu tượng hoá • Có khi nó là yếu tố quy định bên trong sự vật , có khi nó chỉ biểu hiện bên ngoài của sự vật . Sự phân biệt lượng chất chỉ là tương đối VD Trong dãy số tự nhiên số 9 là lượng Trong bài kiểm tra số 9 là chất (loại xuất sắc) + Chất và lượng thống nhất với nhau trong 1 giới hạn nhất định gọi là “độ ” • Độ là giới hạn mà ở đó có sự biến đổi về lượng nhưng chưa có sự biến đổi về chất VD Nước từ 1-99 độC ở thể lỏng • Sự phát triển của sự vật hiện tượng được biến đổi dần dần về lượng vượt qua giới hạn “độ” thì chất biến đổi , sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời VD Nước ở 100 độ C ở thể lỏng Vượt qua “độ”(trên 100độ C )nó bay hơi (khí ) Chất mới ra đời : hơi (khí) Chất cũ mất đi : nước • Sự biến đổi về chất gọi là về chất gọi là “bước nhảy “ –“nhảy vọt” tại thời điểm xảy ra “ nhảy vọt” gọi lả điểm “nút” • Chất mới ra đời đòi hỏi lượng mới . Đây là chiều ngược lại của quy luật Kết luận :Những biến đổi về lượng chuyển hoá thành biến đổi về chất và ngượclại lặp đi lặp lại mãi chỉ ra cách thức vận động , phát triển sự vật Ý nghĩa Trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn khắc phục cả 2 khuynh hướng : tả khuynh và hữu khuynh • Tả khuynh : là tư tưởng ngại khó , sợ sệt trì trệ , phòng thủ né tránh , không giám thực hiện những bước nhảy • Phải thường xuyên có sự tích luỹ về lượng . Trong đời sống phải chú ý cả điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan để chớp lấy thời cơ giành thắng lợi . TÓM LẠI : Sự chuyển hoá về lượng và vhất là biểu hiện cách thức của sự phát triển . Phát triển là sự chuyển hoá biện chứng giưa sự chuyển hoá về lượng thành sự biến đổi về chất và ngược lại .Mọi sự vật đều có 2 mặt về chất và lượng , sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn
  3. của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước chuyển , chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với sự thay đổi của lượng . Qúa trình đó diễn ra liên tục là cho sự vật không ngừng thay đổi và phát triển Câu 4 : Hãy nêu và phân tích khái niệm hàng hoá và thuộc tính của hàng hoá ? Tại sao nói quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hoá TL : Khái niệm hàng hoá Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán • Thuộc tính của hàng hoá : giá trị sử dụng và giá trị + Gía trị sử dụng là công dụng của vật phẩm , có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người + Gía trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá Trong quá trình sản xuất hàng hoá , do có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật , điều kiện sản xuất , công cụ lao động …nên hao phí lao động để sản xuất ra hàng hoá của từng người rất khác nhau . Do vậy giá trị cá biệt của hàng hoá của mỗi người không giống nhau . Nhưng trên thị trường , cùng 1 loại hàng hoá có chất lượng như nhau nhưng đều phải bán theo giá chung giá cả thị trường. Đó là giá trị xã hội của hàng hoá. Gía trị xã hội này được quyết định bởi thời gian lao động và xã hội cần thiết. Thời gian lao động cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một thời gian lao độngthành thạo trung bình va một cường đọ lao động trung bình của xã hội. Gía trị của hàng hoá là quan hệ xã hội. Nó là một khái niệm trừa tượng, không thể nhìn thấy được. Nó chỉ bộc lộ ra trong quá trình trao đổi. Trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, người ta trao đổi trực tiếp từ vật này lấy một vật khác. Trải qua quá trình lâu dài của sản xuất và lưa thông hàng hoá dần dần người ta láy vàng và bạc làm vật ngang giá chung, từ đó tiền tệ ra đời. Vậy tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt được tách t ra làm vật ngang giá chung cho các hàng hoá khác. Nó thể hiện lao dộng xã hộivà biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá Bản chất của tiền tệ thể hiện ở 5 chức năng : thước đo giá trị , phương tiện lưu thông , phương tiện cất trữ , phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới . • Quy luật giá trị là quy luật linh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hoá Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá là quy luật giá trị. Quy luật này đòi hỏi việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết . Quy luật giá trị có những tác dụng sau + Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá + Kích thích việc cải tiến kỹ thuật , phát triển lưc lượng sản xuất + Phân hoá người ản xuất thành người giàu người nghèo Sự tác động của quy luật giá trị dần dần làm xuất hiện các điều kiện để chủ nghĩa tư bản ra đời . Tuy nhiên , sự tác động này rất chậm chạp . Trong lịch sử có một biện pháp khác làm cho chủ nghĩa tư bản nhanh hơn đó là biện pháp tich luỹ nguyên thuỷ của tư bản Thựcchất của tích luỹ nguyên thuỷ tư bản là dùng bạo lực rất tàn khốc , dã man để tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời nhanh hơn . Những biện pháp điển hình của tích luỹ nguyên thuỷ tư bản là tước đoạt những người sản xuất nhỏ , nhất là nông dân , buôn bán nô lệ , bóc lột thuộc địa , cươp bóc…
  4. Câu 7:Hãy trình bày những chủ trương phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay và nêu giải pháp phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay TL * Chủ trương các thành phần kinh tế ở nước ta : -Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần + Thực hiện nhất quán lâu dài , chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất , đoọng viên tối đa mọi nguồn lực , nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội ,cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu . + Chủ trương đổi mới , phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước , kinh tế hợp tác, làm cho kinh tế nhà nước đóng vai trò là chư đạo , cùng với kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng . + Xác lập củng cố và nâng cao địa vị của người lao động , thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn . + Thựchiện nhiều hình thức phân phối theo lao động và hiệuquả kin tếlà chủ yếu , đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác và kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội . + Phân phối và pân phối lại hợp lí , khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo . + Tăng cường hiệu lực quản lí vĩ mô của nhà nước , phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường . Không phân biệt thành phần kinh tế + Gĩư vững độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia , đọc lập trong quan hệ kinh tế và nước ngoài • Giải pháp phát triển các thành phần kinh tế - Kinh tế nhà nước : Tiếp tục đổi mới , phát triển và nâng cao hiệu quả . +Hoàn thiện cơ chế ,chính sách tạo môi trường mang tính cạnh tranh , công khai minh bạch nâng cao hiệu quả kinh tế + Đẩy mạnh việc sắp xếp , đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế doanh nghiệp nhà nước , trọng tâm là cổ phần hoá . + Thúc đẩy một số tập đoàn kinh tế mạnh , tầm cỡ khu vực , trong đó nhà nước giữ cổ phần chi phối . rfcxKinh tế tập thể : Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể . - + Tổng kết thực tế sớm có chính sách , cơ chế cụ thể khuyến khích phát triển và nâng cao hiệu quả các hoạt động loại hình kinh tế tập thể + Khuyến khích việc tăng vốn góp và các nguồn vốn lưu động từ các thành viên + Hợp tác xã và các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyên dân chủ ,bình đẳng công khai, tự chủ , tự chịu travhs nhiệm và cùng có lợi hợp tác và phát triển cộng đồng Kinh tế tự nhiên - + Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại doan nghiệp của tư nhân + Mọi công dân có quyền tham gia vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh + Tạo tâm lí xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển
  5. Kinh tế tư bản nhà nước - + Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh và liên kết + Thực hiện rộng rãi lâu dài các hình thức kinh tế tư bản nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nức ngoài - + Thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài . Cải thiện môi trường pháp lí và kinh tế, đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài Câu 8: Hãy nêu nội dung của công nghiệp hoá- hiện đại hoá? Và nêu nội dung của công nghi ệp hoá-hiện đại hoá từ nay đến năm 2012 TL: Nội dung của sông nghiệp hoá-hiện đại hoá * Aps dụng cách mạng khoa học công nghệ hiện đại nhằm phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. - Chúng ta phải làm tốt các nhiệm vụ sau: +kết hợp phát triển tuần tự với nhảy vọt. Thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá sản xuất, trước hết là cơ khí hoá một cách phổ biến + Chú trọng xây dựng, phát triển công nghiệp, trong đó ngành then chốt là công nghiệp chế tạo tư liệu sản xuất nhằm đảm bảo cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cách mạng khoa học công nghệ ở nuowcs ta gồm 2 nội dung: - + Xây dựng thành công cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân. + Tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin, phổ biến ứng dụng thành tựu mới của khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, đời sông theo những cách thức phù hợp * Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí kết hợp với phân công lao động xã hội - Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá lao động, tức là sự chuyên môn hoá sản xuất giũă các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân. + Tác dụng: thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung, tăng nhanh, năng suất lao động, tạo nhhiều việc làm, cải thiện đời sống ổn định chính trị, kinh tế, xã hội Cơ cấu kinh tế; là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỉ trọng và quan - hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân + Có các loại cơ cấu kinh tế chủ yếu sau: cơ cấu kinh tế ngành, vùng, tp kinh tế. Nội dung của công nghiệp hoá -hiện đại hoá từ nay đến năm 2012 Thứ nhất: đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. - Thứ hai: phát triển nhanh hơn công nghiệp xây dựng. - Thứ ba: xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nâng cấop - cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế Thứ tư: tạo bước phảttiển vượt bậc của các ngành dịch vụ. - Thứ năm: phát triển hợp lí kinh tế vùng và kinh tế biển - Thứ sáu: bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quc gia, cải thiện môi trường tự - nhiên Thứ bảy: đẩy mạnh và nâng cao hiệ quả kinh tế đối ngoại. -
  6. Câu9 : Hãy nêu và phân tích nội dung tư tưởng HCMvề đạo đức cách mạng TL : Theo quan điểm HCM đạo đức là gốc của người cách mạng . Ngườicm không có đạo đức cũng như cây không có gốc , suối không có nguồn . Cây không có gốc thì cây héo, suối không có nguồn thì suối cạn “ Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng,mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Đảng phải là dạo đức, là văn minh mới vừa là người lãnh đạovừa là người đầy tớ của nhân dân . Đạo đức HCM là đạo đúc hành động , đạo đức được đánh giá qua hiệu quả đóng góp cho xã hội chứ không dừng lại ở tu thân , ở những lời giáo huấn hay cầu nguyện . Đạo đức là phải gắn liền với tài năng . Ngưòi hay nói đến đạo đức và tài, hồng và chuyên để chỉ quan hệ khăng khít giữa rèn luyện đạo đức và tài năng . Có đạo đức mà không có tài năng chẳng khác gì ông bụt ngồi chùa . Có tài năng mà không có đạo đức sẽ gây hại cho xã hội và tập thể . Vì vậy phải vừa có tài năng vừa có đạo đức mới thành người cán bộ chân chính . Đạo dức tồn tại, thể hiện tất cả các lĩnh vực của đời sống , từ sinh hoạt hàng ngày đến đến những công việc lớn lao của cách mạng như chính trị , kinh tế văn hoá từ quan hệ xã hội , đoàn thể đến quan hệ và gia đình và thái độ với bản thân . HCM nói nhiều về tính phổ biến và tính quan trọng của đạo đức . Đạo đức cách mạng phải qua rèn luyện , đấu tranh gian khổ với bản thân mới đạt được , cũng như ngọc càng mài càng sáng,vàng càng luyện càng tinh Nội dung đạo đức cách mạng HCM nêu thành 4 vấn đề cơ bản Trung với nước hiếu với dân : Phẩm chất cao quý nhất của người viêt nam là chung - thành với tổ quốc , hy sinh vì tổ quốc , cống hiến suốt đời vì lợi ích của tổ quốc ,của nhân dân. Hiếu với dan là biết quý trọng nhân dân ,học hỏi nhân dân , là đầy tớ của nhân dân là người chủ cảu đát nước . Dân là chủ, dân lạm chủ đát nước nên dân và nước là một . Trung với hiếu đều phải lấy dân làm gốc , đều vì lợi ích của nhân dân .Trung và hiếu không chỉ để trong lòng mà phải hành dộng hết mình. Trung với nước hiếu với dân , suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc , vì chủ nghĩa xã hội , niệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua, kể thù nào cũng vượt qua , kẻ thù nào cũng đánh thắng là thực chất của trung với hiếu . Yêu thương con người :Thương người như thể thương thân là truyền thống đạo đức - của dân tộc , tinh thần nhân văn của nhân loại , thực chất chủ nghĩa nhân đạo đã đạt được . Trước hết là yêu thương người lao động bị bóc lột . Tình yêu đó phải trở thành động lực tình cảm và trí tuệ đấu tranh cho sự giải phóng triệt để người lao động . Yêu thương con ngươi còn có yêu thương ngưòi thân , bạn bè đồng chí , những người sống gần gũi với mình . Đó là sự chăm sóc quan tâm , giúp đỡ hàng ngày : là tôn trọng học hỏi phát huy cái tốt, ngăn ngừa cái xấu : “ không dĩ hoà vi quý “ nhưng cũng không đáu tranh thái quá , cần tạo điều kiệnk cho mọi phát triển tiến bộ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư : Đ ó là lao động cần cù sáng tạo , là tiết kiệm - sức lao động , thì giờ và tiền của là giữ mình trước những cám dỗ về vật chất và tinh thần chung thực , thẳng thắn không nịnh bợ người trên , ức hiếp người dưới , là hết mình vì lợi ích chung , không vun vén vì lợi ích riêng tư. Những yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau , thiếu một yếu tố nào cũng thành ngươiì không có đạo đức
  7. Tinh thần quốc tế trong sáng Cách mạng việt nam luôn phải có quan hệ quốc tế . Đó - là tinh thần quốc tế trên tinh thần độc lập tự chủ cùng lợi ích . Không ỷ lại và cũng không lợi dụng lòng tốt của bạn bè thế giới Những nội dung trên là đạo đức truyền thống của dân tộc kết hợp với hiện đại tạo nên đạo đức cách mạng của việt nam . nhận thức đã khó thực hiện được những điều đó còn khó hơn . Vì vậy HCM đã nêu 3 nguyên tắc để rèn luyện + Nói đi đôi với làm , nêu gương bằng những hoạt động thực tế .+ Xây đi đôi với chống : trong đó xây là yếu tố quan trọng nhất. + Phải tu dưỡng suốt đời , phải bền bỉ và có quyết tâm cao Kẻ thù nguy hiểm nhất của đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân . chủ nghĩa cá nhân sinh ra trăm thứ bệnh nguy hiểm . Vì vậy phải luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng đi liền với chủ nghiã cá nhân Câu 10 : Hãy trình bày những nét chính về nguồn gốc và quá trình hình thành phát tri ển t ư tưởng HCM TL: • Nguồn gốc Chủ nghĩa yêu nước, văn hoá truyền thống Việt Nam được hun đúc qua mấy nghìn - năm dựng nướcvà giữ nước : + Truyền thống yêu nước và ý chí kiên cường bất khuất đấu tranh bảo vệ đất nước + Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng và tinh thần tương thân tương ái + Tinh thần lạc quan yêu đời + Sự cần cù thông minh sáng tạo, dũng cảm của người việt nam Tinh hoa văn hoá nhân loại - + Tư tưởng nho giáo phương đông, nho giáo, phật giáo + Tư tưởng văn hoá phương tây :cách mạng pháp 1789, tuyên ngôn độc lập của mĩ 1776. Chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tuởng giai cấp công nhân,lý luận cách mạng tiên thiến nhất - của thời đại. +là việc tiếo thu, vận động sự sáng tao và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. + Là hệ thống lý luận cách mạng tiên thiến, nhân đạo nhất đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng HCM Nhân cách HCM: tư duy nhạy bén, lòng yêu thương con người nghị lực phi thường. - Ba yếu tố trong nhân cách HCM gắn liền với tinh thần ham học, khiêm tốn, giản dị, luôn lạc + quan trong mọi tình thế. Tất cả kết hợp, hoà quyện vào với nhau tạo thành nguồn gốc tư tưởng HCM. * Qúa trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM - Giai đoạn 1( 1890-1911) Đây là giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nươcứ và trí hướng cách mạng những vấn đề xung quanh thân thế sự nghiệp. Đây là giai đoạn Nguyễn Sinh Cung tiếp nhận truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc, hấp thụ vốn văn hoá quốc học, hán học và bước đầu tiếp xúc với văn hoá phương tây. - Giai doan 2: ( 1911-1920). Đây là giai đoạntìm tòi, khảo nghiệm về con đường cứa nước, kể về thời gian ban đầu bác Hồ ơ phương tây. Năm 1920 tiếp xúc với luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Sự kiến đó đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Aí Quốc từ người yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước đến người cộng sản Giai đoạn 3: ( 1921-1930). -
  8. Đây là giai đoạn hình thànhg cơ bản tư tưởng về con đường CNVN. Người hoàn toàn đi theo chủ nghĩa Lênin và phong trào yêu nước VN để thanh lập ĐCSVN vào 3-2-1930 Giai đoạm 4: (1930-1941). - Đây là giai đoạn HCM vượt qua thử thách kiên trì con dường đã xác định chi CM.Quốc tế công sản chỉ trích và phê phán NAQ.Thủ tiêu chánh cương vắn tắt và sách lược, đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương chính vì vậy tiểu tư sản và phát xít nắm lấy mà chống phá CM Giai đoạn 5: (1941-1969). - Đây là giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng HCM. Đầu năm 1941 lãnh đạo xây dựng CNXH ở miền bắc vừa chống chủ nghĩa dân mới của đế quốc Mĩ để giải phóng miền nam thống nhất đất nước. NGÀU 2-9-1969 HCM qua đời, HCM qua đời, người để kại bản di chúc thiêng liêng Câu 11: Dân chủ là gì? Vì sao nói dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. TL: • Ban đầu chủ nghĩa quyền kực thuộc về dân Mác: theo tiếng đức dân chủ là chính quyền của dân. Lênin: dân chủ là một hình thái của nhà nước, ngghĩa là có nhà nước dân chủ, có nhà nước không dân c hủ . Bác Hồ: Dân chủ là dân chủ Dân chủ làm dân là chủ Dân chủ là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Như vậy: + Theo nghĩa hẹp: dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. + Theo nghĩa rộng: dân chủ là chế độ chính trị, chế độ nhà nước. Kết luận: dân chủ là bản chất chế độ mới, trong đó nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, là người chủ đất nước, tất cả quyền lực thuộc về nhândân . • Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa Bản chất dân chủ của chế độ XHCN được thể hiện: Chế độ ta là chế độ do nhân dân làm chủ,tất cả quyền lực thuộc về nhân dân - Quyền làm chủ của nhân dân cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được đảm bảo - hoàn thiện nâng cao bằng hiến pháp,pháp luật chính sách cơ chế, điều kiện thực hiện và ngày càng nâng cao phát triểncon người về trí tuệ, đạo đức thể chất và năng lực hoạt động Xã hội tạo điều kiện và cơ chế đảm bảo cho nhân dân lao động tham gia và giải - quyết những công việc trọng đại của đất nước, đảm bảo cho nhân dân có quyền phat5s triển tự do dân chủ. Quyền con người đựoc tôn trọng và đảm bảo - Mọi hành vi xâm phạm đến chủ quỳen quốc gia, lợi ích quốc gia ,lợi ích của mỗi - công dân đều bị nghiêm trị
  9. Câu 12 : Hãy trình bày mục tiêu và phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ TL: • Mục tiêu Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là “ xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội , với kiến trúc thượng tầng về chính trị tư tưởng , văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh” Mục tiêu chung là xây dựng “ một xã hội dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh” do nhân dân làm chủ có nền kinh tế phát triển cao , dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hẹ sản xuất và phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có nền văn hoá tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc, con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ám no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện, các dân tộc trong cộng đồng việt nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp dỡ nhau cùng tiến bộ : có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân , vì dân dưới sự lãnh đạocủa đảng cộng sản : có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới • Phương hướng cơ bản Để đạt được mục tiêu nói trên, Đảng ta đã xác định phương hướng cơ bản : Để đi lên chủ nghĩa chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá : Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội : Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa , thực hiện đại đoàn kết dân tộc , xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân, vì dân, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế . Mục tiêu và phương hướng nêu trên lần đầu tiên được trình bày cụ thể ở cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội (1991) . Đại hội 10 của đảng vừa khái quát vừa bổ sung thêm. Đảng ta còn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển để làm nền tảng chính trị , tư tuưởng cho mọi hoạt động của đảng, nhà nước và nhân dân ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
  10. Câu 13 Vì sao nói Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng việt nam TL • Sự khủng hoảng đường lối cứu nước tỷứơc khi đảng ra đời - Năm 1858 pháp xâm lược việt nam biến nước ta thành một nước thuộc địa nửa phong kiến . - Xã hội việt nam kể từ khi pháp xâm lược đã xuất hiện nhiều giai cấp có thái độ chính trị và vai trò lịch sử không giống nhau : địa chủ phong kiến tay sai , giai cấp công nhân , tầng lớp tiểu tư sản thành thị, giai cấp tư sản viẹt nam và giai cấp công nhân việt nam. Với sự tồn tại của các giai cấp và tầng lớp này đã dẫn đến 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội việt nam : Mâu thuẫn giữa dân tộc việt nam với thực dân pháp , giữa nông dân việt nam với dịa chủ phong kiến . Cuộc cách mạng của chúng ta đòi hỏi phải giải quyết 2 mâu thuẫn này . - Từ khi thực dân pháp xâm lượcu đã diễn ra nhiều phong trào yêu nước ở việt nam + Phong trào yêu nước của các sĩ phu yêu nước • Khởi nghĩa yên thế • Phong trào cần vương + Đầu thế kỉ 20 xuất hiện phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản • Phong trào đông du do Phan Bội Châu lãnh đạo với chủ trương dựa vào Nhật đánh đuổi pháp (1906-1908) • Phong trào duy tân do Phan Chu Trinh , Trần Quý Cáp khởi xướng • Phong trào đông kinh nghĩa thục do Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Quyền lãnh đạo (1907) • Khởi nghĩa yên bái do Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Thái Học đứng đầu + Ngoài ra trong thời kì 1920-1930 còn xuất hiện phong trào yêu nước trong tầng lớp tiểu tư sản thành thị nhưng hoạtu động yếu ớt sớm bị đàn áp Nhận xét : tất cả các phong trào trên đều bị thất bại vì chưa có đường lối chính trị rõ ràng, đúng đắn, tổ chức lỏng lẻo, không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng
  11. + Có sự xuất hiện và phát triển của phong trào công nhân ở các thành phố lớn , Hà nội , Sài gòn, Quảng ninh, Nam định. Tuy nhiên nó đều mang tính tự phát, liên quan đến lợi ích kinh tế như đập phá máy móc biểu tình đòi tăng lương giảm giờ làm Tóm lại : các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp, đều đi đến thất bại • Hồ Chí Minh –người sáng lập và rèn luyện đảng cộng sản việt nam Nguyễn Aí Quốc tìm đường cứu nước và thành lập đảng cộng sản việt nam - Trong lúc các phong trào cách mạng việt nam đang bế tắc về đường lối lãnh đạo thì người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước + Từ năm 1911-1917 Người đã đi nhiều nơi , làm rất nhiều công việc , thâm nhập vào đời sống của công nhân, người dân lao động , tìm hiểu về các cuộc cách mạng thế giới . Sau 1 thời gian bôn ba người dã đưa ra được những kết luận rất quan trọng về bản chất của chế độ thực dân , về sự cần thiết phải đoàn kết giai cấp vô sản các nước +1919 Bác viết bản yêu sách gồm 8 điều gửi đến hội nghị vecxây đòi chính phủ pháp thực hiện quỳen tự do ân chủ và bình đẳng ở việt nam đã gây một tiếng vang lớn trên trường quốc tế . Cũng tropng năm này Người ra nhập Đảng xã hội pháp + 1920 Nguyễn Aí Quốc đọc bản sơ thảo về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin . Từ đó Người đã tìm thấy câu trả lời cho con đường giải phóng dân tộc việt nam . + 1921 Người kết hợp với những nhà cách mạng pháp thành lập tờ báo” người cùng khổ” để thực hiện việc tuyên truyền , giáo dục quần chúng. Cũng trong khoảng thới gian này Người viết tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân pháp” + 1923 Nguyễn Aí Quốc bắt đầu dời pháp sang liên xô bắt đầu con đường trở về nước + 1924 Người cùng 1 số nhà cách mạng ở trung quốc, ấn độ,triều tiên , thái lan…thành lập “hội dân tộc bị áp bức” ở á đông +1925 Nguyễn Aí Quốc thành lập hội “ việt nam cachmạng thanh niên” +1927 với việc xuất bản cuốn sách “Đường cách mệnh” Người đã đề cập phát triển những tư tưởng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng việt nam Như vậy sau gần 20 năm bôn ba học tập bằng ý trí , sự lao động và ý tưởng cao đẹp chủ tịch Hồ Chí Minh đã định ra những tiền đề, về lí luận tư tưởng cũng như tổ chức cho việc thành lập 1 chính đảng vô sản ở việt nam - Đến đầu năm 1929 ptrào cm nước ta phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu . Hội việt nam cách mạng thanh niên không còn đủ sức đảm dương nổi trách nhiệm trọng trách là một tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng vậy đặt ra một yêu cầu tất yếu là phải có một tổ chức cộng sản , hơn nữa trong giai đoạn này những tiêu đề về tư tưởng , chính trij tổ chức đã có đủ cho việc thành lập đảng . - Từ tháng 6/1929 dến thang1/1930 ba tổ chức cộng sản ở việt nam được thành lâp : Đông dương cộng sản đảng(6/1929), An nam cộng sản đảng(10/1929), Đông dương cộng sản liên đoàn(1/1930) . Sự tồn tại của3 tổ chu7ức đảng có cùng bản chất đã thúc đẩy phong trào cách mạng nhưng hoạt động riêng biệt nên có khả năng chia rẽ . Yêu cầu khách quan bức thiết lúc này của cách mạng việt nam là phải có 1 đảng cộng sản thống nhất trong cả nước . - Khi nhận thấy rõ tình hình ở việt nam cũng như ở đông dương nói chung quốc tếd cộng sản nhận định phải hợp nhất và thành lập một đảng duy nhất ở đông dương . Vì thế quốc tế cộng sản đã uỷ nhiệm cho Nguyễn Aí Quốc thực hiện việc hợp nhất này
  12. Đầu năm 1930 khi đã chuẩn bị xong các điều kiện NAQ đã triệu tập hội nghịhợp - nhất đảng cộng sản ở Cửu long- Hương cảng-Trung quốc . Đó là ngày 3/2/1930 • Chủ tịch HCM- Người rèn luyện đảng cô9ngj sản việt nam Từ khi thành lập đang thì chủ tịch HCM luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đội - ngũ đảng viên, rèn luyện họ để trở thành những thành phần ưu tú nhất, xứng đáng với sự nghiệp lao động cách mạng Người nêu những chẩn mực , những nguyên tắc đạo đức đối với mỗi cán bộ - đảng viên. Đó là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” phải gắn bó mật thiết với nhân dân , phải coi trọng nhan dân . Đảng phải luôn chỉnh đốn, xây dựng lực lượng cũng như tổ chức để đảm bảo - trong sạch vững mạnh Đảng phải chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng đời sau - Câu 14 : Vai trò của đảng cộg sản việt nam được thể hiện như thế nào trong toàn bộ tiến trình cách mạng xã hội chủ nhgĩa ở nước ta TL : Đảng cộng sản việt nam đội tiên phong của giai cấp công nhân việt nam , đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của các dân tộc việt nam . Để làm tròn nhệm vụ đội tiên phong của giai cấp công nhân việt nam, Đảng cần tiếp tục củng cố , chỉnh đốn, xây dựng đảng vững mạnh về mọi mặt + Đảng cộng sản việt nam ra đời ngày 3/2/1930 là tất yếu lịch sử, phản ánh đúng xu thế khách quan của thời đại và điều kiện cách mạng chín muồi của cách mạng việt nam -Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin tư tưởng HCM phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, tinh hoa thế giới để đề ra đường lối lãnh đạo đúng - Đnảg là đội tiên phong có tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý trí và hành động lấy nguyên tắc tập chung dân chủ làm nguyên tắc tập chung cơ bản , thực hiện tập thể lãnh đạo , cá nhân phụ trách, có kỷ luật tự giác và nghiêm minh, nêu cao tự phê bình và phê bình - Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân , góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình , độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới -Đảng cộng sản việt nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên đổi mới , tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên , sức chiến đấu và lãnh đạo của đảng . * Đảng cộng sản việt nam là người đại diện trung thành lợi ích của giai cấp công nhân , của nhân dân lao động và của các dân tộc
  13. - Đảng cộng sản việt nam xác định mục đích của mình là xây dựng nước việt độc lập, dân chủ, giàu manh, xã hội, công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công CNXH và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. -Đảng cộng sản việt nam là Đảng càm quyền, tôn trọng quyền làm chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân dể xây dựng Đảng, đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tién hành sự nghiệp cách mạng - Đảng lãnh đạo xây dựng phát huy vai trò của nhà nước để nhà nước thực sự là công cụ chủ yếu thực hiện quyền làm chủ của nhân dân *Đảng cộng sản việt nam đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành những thắng lợi vĩ đại, tạo ra những bước phát triển mới của lịch sử dân tộc - Dưới sự lãnh đạo của đảng nhân dân ta đã jành được những thắng lợi lớn đầu tiên trong cách mạng 8\1945 lập nên nước việt nam dân chủ cộng hoà , mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội , thắng lợi tiếp theo là trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mĩ (1945-1975) xoá bỏ chế độ thực dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc , thống nhất đất nước . - Đặc biệt thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới ở nước ta (1986-2006) dưới sự lãnh đạo của đảng đã thay đổi bộ mặt của đất nước , tạo ra thế và lực mới nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế . - Những thành tựu vĩ đại của cách mạng việt nam dưới sự lãnh đạo của đảng đã chứng minh đảng cộng sản viẹt nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng việt nam Câu 15 : Tại sao nói sự lãnh đạo đúng đắn của đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng việt nam TL : Thắng lợi của cách mạng việt nam do nhiều nhân tố tạo nên nhưng quyết định vẫn là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của đảng. Đảng là bộ tham mưu là người lao động và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng việt nam , luôn lấy chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng HCM là nền tảng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình - Vai trò lãnh đạo của đảng được thẻ hiện ở việc Đảng đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn ; biết tập hợp tổ chức , động viên lực lượng cách mạng biết sử dụng những hình thức , phương pháp đấu tranh và hoạt động phong phú , linhy hoạt để thực hiện đường lối thành công - Ngày nay đảng vân là nhân tố hàng đầu đảm bảo thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh - Lịch sử và hiện tại đều chứng minh không lực lượng chính trị nào có thẻ thay thế vai trò lãnh đạo vai trò đúng đắn của đảng cộng sản việt nam . Vì thế chấp nhận cái gọi là đa nguyên đa đảng - Thắng lợi của cách mạng việt nam là do nhiều nhân tố tạo nên , nhân tố hàng đầu có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo của Đảng cộg sản - Đảng lãnh đạo trước hết là xác định đường lối chính trị đúng đắn . Đường lối của đảng là kết quả sự kết hợp chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng HCM vao thực tiễn nước ta một cách đúng đắn và sáng tạo. đây là việc quan trọng nhất và khó khăn nhất của Đảng.
  14. Sau khi có đường lối, Đảng phải chỉ đạo thực hiện đường lối. Chỉ đạo thực hiện đường lối phải có chủ trươn, chính sách, kế hoạc, biện pháp cụ thể phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh nhất định: phải giáo dục động viên, tổ chức quần chúng để tạo ra sức mạnh thực hiện đường lối, khi có chính quyền, Đảng thông qua bộ máy nha nước để tổ chức thực hiện. - Muốn lãnh đạo đúng đắn, Đảng phải trong sạch, vững mạnh . Vì vậy, Đảng phải luôn xây dựng chính trị, tư tưởng và tổ chức theo các nguyên tắc xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưỏng HCM. - - Từ khi thành lập, Đảng đã lãnh đạo cách mạng VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đồng thời cũng là quá trình xây dựng Đảng ngang tầm nhiện vu, Ngày nay, để thự hiện công cuộc đổi mới và chỉnh đốn để đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng. Lịch sử đã chứng min, trước khi Đảng ra đời đã có nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào giải phóng giai cấp vông nhân nhưng đều thất bại, mặc tinh thần đấu tran kiên cường bất khuất, anh hùng và sáng tạo. Đảng cộng sản VN ra đời, với sự lãnh đạo đúng đắn đã lôi kéo được toàn dân đi theo ngọn cờ cáhc mạng của mình. Đảng đã dưa dân tộc ta vượt qua muôn ngàn thử thách để đi đến độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
nguon tai.lieu . vn