Xem mẫu

  1. Cascardeur Từ độ cao gần 28m từ tầng thượng của một khách sạn 8 tầng, một người đàn ông bay như trogn phim “siêu nhân” và hạ cánh cái rầm xuống một chồng thùng các-tông dày 3m. Mọi người đứng tim, các thanh niên còn lại lao vào, nháo nhào vứt các thùng các- tông để tìm ra siêu nhân. Phù…!!! May quá, anh chàng vẫn bình yên vô sự! Từ độ cao gần 28m từ tầng thượng của một khách sạn 8 tầng, một người đàn ông bay như trogn phim “siêu nhân” và hạ cánh cái rầm xuống một chồng thùng các-tông dày 3m. Mọi người đứng tim, các thanh niên còn lại lao vào, nháo nhào vứt các thùng các- tông để tìm ra siêu nhân. Phù…!!! May quá, anh chàng vẫn bình yên vô sự!
  2. Cuộc chơi của những người ưa mạo hiểm Cascadeur ra đời và phát triển từ rất lâu cùng với bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Đây là nghề hiện được xem là “hot”, đem lại sự nổi tiếng và thu nhập cao. Mặc dù không được trực tiếp hiện diện trong phim, nhưng cascadeur là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của nhiều bộ phim. Đặc biệt với những bộ phim hành động có pha nguy hiểm như: đua xe, ngã, đánh lộn... thì không thể vắng bóng cascadeur. Để cống hiến cho khán giả những pha mạo hiểm như thật, cascadeur (diễn viên đóng thế) phải lăn, ngã “như thật”, vì vậy tỷ lệ rủi ro từ nghề khá cao. Chuyện ngã tét đầu, gãy chân, bị phỏng, giãn dây chằng thì hầu như cascadeur nào cũng trải qua, còn chuyện trặc tay, trặc chân, sai khớp thì như... cơm bữa. Chưa kể những tình huống không lường trước được hoặc chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến tình mạng. Nữ võ sĩ Thu Vân lần đóng vai nhân vật cách mạng Lê Thị Riêng bị đốt cháy hai cánh tay đã bị lửa đốt trụi lông mày, lông mi vì không lường trước được tình huống... gió bất ngờ đổi chiều. Anh Võ Văn Phúc từng bị dây cáp quấn ngang cổ đến nghẹt thở và rơi thẳng xuống vách đá khi thực hiện một cảnh đu dây tử thần. Còn nữ cascadeur Lưu Kim Loan đến bây giờ dù đã chữa trị gần 1 năm trời nhưng cô vẫn còn phải đi khập khiễng vì bị sai khớp chân lúc tập dượt cho cảnh cháy nổ trong bộ phim Người Mỹ trầm lặng. Bởi vậy, với nghề “rủi nhiều may ít này”, các cascadeur phải nhanh, có cảm giác tốt, biết võ thuật, thích mạo hiểm và có lòng đam mê, đó là những điều kiện gần như bắt buộc. Anh hùng giấu mặt Là những người góp phần không nhỏ tạo lên thành công
  3. cho bộ phim nhưng với khán giả họ chỉ là “nền”, lặng lẽ sau ánh hào quang của điện ảnh. Xem một pha hành động đẹp trên phim, khán giả thường xuýt xoa khen ngợi diễn viên chính, hoặc trầm trồ thán phục đạo diễn chỉ đạo cảnh quay đó, mấy ai biết đến những diễn viên cascadeur thực hiện những cảnh nguy hiểm, bởi dù thế nào thì họ vẫn chỉ là “diễn viên đóng thế”. L. một cascadeur lâu năm tâm sự: “thực ra nghề cascadeur bạc như chính tên gọi của nó vậy: diễn viên đóng thế, rủi ro mình gánh chịu còn thành công thì người khác hưởng nhưng vì lòng đam mê võ thuật, điện ảnh nên mới dấn thân vào, chứ rất ít ai đến với nghề này vì thu nhập”. Hầu hết những người đeo đuổi nghề này chịu rất nhiều thiệt thòi nhưng họ vẫn song hành cùng nghệ thuật thứ 7 với tất cả sự nhiệt huyết. Có thể nói không ngoa rằng cascadeur là những “người hùng” giấu mặt trên màn ảnh. Âu đó cũng là cái nghiệp và họ, những cascadeur vẫn lặng lẽ góp phần làm nên thành công của nhiều bộ phim, dù rằng không biết mặt, biết tên. Cascadeur Việt bao giờ chuyên nghiệp?
  4. Ở nước ta, cascadeur vẫn là nghề mới mẻ, rất ít người biết đến. Nếu như các cascadeur nước ngoài được sự hỗ trợ của kỹ xảo, các phương tiện trang thiết bị bảo hộ hiện đại thì cascadeur VN hoàn toàn “tự thân vận động”. Cascadeur là nghề nguy hiểm nhất thế giới, nhưng ở nước ta tiền bồi dưỡng cho các cascadeur hoàn toàn, không tương xứng với công sức của họ. Thù lao trung bình cho một cascadeur trong các phim gần đây như Người Bình Xuyên, Lục Vân Tiên... khoảng 200.000 đồng. Những pha phức tạp, nguy hiểm hơn như té ngựa (phim Sương gió biên thùy), té lộn ngược đầu từ ngọn cây dừa cao 15 m (phim Thơm râu rồng) thù lao từ 350.000 đồng đến 500.000 đồng. Tham gia video clip ca nhạc hoặc những bộ phim nước ngoài thì khá hơn, chẳng hạn Người Mỹ trầm lặng: 100 USD/người/ngày nhưng đó vẫn là một cái giá quá khiêm tốn so với áp lực và rủi ro mà cascadeur phải đối mặt. Johnny Trí Nguyễn, chàng diễn viên Việt kiều từng nổi tiếng với vai trò cascadeur cho khá nhiều bộ phim nổi tiếng ở Hollywood (nổi bật nhất là Spider Man) nói: “Chỉ riêng Spider Man 1, tôi được nhận thù lao 100.000 USD, ở Spider Man 2, số tiền chưa tổng kết được nhưng cũng cao hơn rất nhiều. Ở Hollywood, sau khi đóng một phim, Hiệp hội diễn viên đóng thế tự động theo dõi việc công chiếu các phim tôi đóng và cộng thu nhập cho tôi mỗi lần tái chiếu”. Trong khi đó, cascadeur Việt không chỉ hạn chế ở mức catxe mà hầu như không có một chế độ bảo hiểm, đãi ngộ nào từ Nhà nước, đoàn làm phim hay các tổ chức điện ảnh…Giữa nhà làm phim với Cascadeur cũng không hề có hợp đồng ràng buộc nhất định. Mọi hợp đồng đều được “ký” qua miệng và dựa trên mối quan hệ thân quen giữa nhà làm phim với các cascadeur. Thế nên hầu hết các cascadeur Việt Nam đều xem đây chỉ là “nghề tay trái” bên cạnh công việc hàng ngày như: chiến sĩ công an, huấn luyện viên võ thuật, nhân viên bảo vệ...Với những cascadeur không có “nghề tay trái”, thì cuộc sống khó khăn vô vàn, khác hẳn những khoảnh khắc hóa thân trên màn ảnh.
  5. Muốn phát triển điện ảnh Việt Nam nhất thiết không thể thiếu đội ngũ cascadeur. Có thể nói không ngoa rằng cascadeur là những “người hùng” giấu mặt trên màn ảnh. Vì vậy, hướng tới sự chuyên nghiệp, đào tạo bài bản cũng như chế độ đại ngộ xứng đáng, ghi nhận đóng góp bằng những giải thưởng chuyên nghiệp là điều cần thiết trong tương lai gần.
nguon tai.lieu . vn